Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

@  

Có ai còn nhớ CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ của Phùng Gia Lộc cách đây khoảng 25 năm không?
Nguyên Hồng là một người con Hải Phòng hay khóc cho số phận của con người thông qua những nhân vật trong tác phẩm. Nếu ông còn sống đến hôm nay, thấy cảnh nhà Vươn chắc ông khóc dữ lắm nhỉ? Tất cả đi đâu hết rồi? Hu hu... Mỗi lần nghĩ tới lại ứa nước mắt và căm phẫn.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nói và làm

Bài đăng trên báo Thanh Niên Online 03/02/2012 3:22

Hầu hết mọi người đều cho rằng, nói thì dễ, làm mới khó. Nhưng trong quá trình tác nghiệp xung quanh vụ Kinh hoàng công nghệ xăng dỏm do PV Báo Thanh Niên điều tra, chúng tôi nhận ra rằng, nói - cũng không hề đơn giản.

Không đơn giản là bởi có tang chứng, vật chứng đầy đủ nhưng không ít người có trách nhiệm, có thẩm quyền lại lảng tránh, lại cảm thấy "khó nói", thậm chí kiên quyết từ chối trả lời về những vấn đề liên quan vụ việc này. Không đơn giản là bởi cơ chế "người phát ngôn" đã được ban hành nhưng liên tục trong gần 1 tháng kể từ khi vụ rút ruột, pha chế xăng dầu được phanh phui một cách hết sức rõ ràng, trong khi dư luận sốt ruột chờ đợi kết quả điều tra, xử lý thì hầu hết các thông tin liên quan đến vụ việc này lại rơi vào "bí mật". Thế mới biết, "nói" mà chúng ta vẫn thường nghĩ là dễ, lại quá khó khăn với nhiều người, nhiều cơ quan, ban ngành.

Thực ra, chúng ta đều hiểu, khó chẳng qua vì "nói" thì phải đụng chạm đến chỗ này, chỗ kia. Mà như vậy sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ, quyền lợi, vị trí của bản thân mình. Quan trọng hơn, "nói" thì phải "làm", đặc biệt là những việc liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, sức khỏe của người dân. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong Nghị quyết thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nhằm củng cố niềm tin của người dân với Đảng. Nên không dễ để nói suông. Đó là lý do, nhiều người chọn giải pháp im lặng.

Nói và làm, chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Ở bất cứ thời đại nào, từ cổ chí kim, chỉ có "nói được làm được" mới đủ sức thuyết phục, đủ sức tạo niềm tin cho người dân. Thế nên, khi Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà khẳng định, vụ Kinh hoàng công nghệ xăng dầu dỏm là đủ cơ sở để khởi tố vụ án, là không thể chìm xuồng, nhiều người đã thở phào nhẹ nhõm. Không phải vì những phân tích, lý lẽ chặt chẽ; cũng không phải vì cơ sở pháp lý đầy đủ ông đưa ra, mà vì trước đó không lâu chính ông đã kiên quyết yêu cầu rút giấy phép cây xăng gian lận chất lượng trên địa bàn TP.HCM. Cũng chính ông yêu cầu mức xử phạt cao nhất đối với những vi phạm của các đơn vị này. Nói đi đôi với làm, điều đó tạo lòng tin cho người dân.

Có thể nhiều người nghĩ rằng, im lặng hay cố tình kéo dài sẽ khiến mọi việc lắng xuống. Nhưng hàng triệu người đã và đang sử dụng xe máy, xe hơi trong nơm nớp lo sợ; hiện tượng cháy nổ bất thường vẫn liên tục xảy ra gây thiệt hại về tài sản, đe dọa tính mạng con người; nguy cơ rủi ro từ sản xuất, vận chuyển và sinh hoạt hằng ngày đang đe dọa cuộc sống của tất cả mọi người trong đó người thân, gia đình và chính bản thân chúng ta... không cho phép những người có trách nhiệm được im lặng. Vấn đề củng cố được niềm tin của người dân hay không đang phụ thuộc vào chính việc "nói và làm" của tất cả các cấp, ngành có liên quan, có thẩm quyền trong vụ việc này.

Nguyên Hằng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

https://lh5.googleusercontent.com/-JYwZ_m1l5ns/TyuOnh3PusI/AAAAAAAAIaE/2rpnafueKCA/s800/DoanVanVuon.jpg

Đoàn Văn Vươn

Khen cho cái lão có tên Vươn
Dám quản thân hèn, tỏ sức ươn!
Một tiếng mìn kêu trời miễn cưỡng,
Ba tràng súng nổ đất tai ương.
Tù nhân trọng tội còn thêm ức,
Bị cáo nguyên đơn vẫn đáng thương.
Ước thấy thanh thiên lòe sáng mắt,
Công bằng vạch mặt lũ lươn khươn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

Sao bắt con trẻ phải đi sớm về khuya?
(Dân trí) - Con tôi 16 tuổi học lớp 11, phải ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng, mà lúc này là 21h30' vẫn chưa thấy về. Tất cả các cháu ở lứa tuổi con tôi đều phải vất vả như vậy. Sao chúng ta nỡ bắt con trẻ phải đi sớm về khuya?

Sẽ có người phản bác lại: "ai bắt đi học thêm?", nhưng thử hỏi ở Hà Nội này, học sinh THPT có cháu nào dám không đi học thêm? Học thêm tự chọn đã đành, có chỗ không chọn nhưng vẫn phải học vì không muốn mất lòng thầy cô, không muốn thầy cô bị trừ thi đua(?).


http://dantri.com.vn...om-ve-khuya.htm

Lời bình: thay đổi giờ ăn cơm buổi tối là thay đổi nhịp sinh học của con người Việt Nam, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thế hệ tương lai của đất nước!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thử Nghiệm & Điều Tra

Đem nhân dân ra thử nghiệm
Lấy thế hệ để điều tra
Nhìn quá khứ mồm méo xệch
Nghĩ tương lai lệ chảy nhoà.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

Momo
(2/4/2012 11:22:00 AM)
YooBeisreal@yahoo.com.vn
Gửi bác Thăng và những người ra quyết định đổi giờ học: Cháu là một học sinh lớp 11. Ca học của cháu kết thúc lúc 7h tối. Lớp học thêm của cháu bắt đầu từ 6h tối. cháu muốn hỏi các bác và các chú vậy cháu phải làm gì để có mặt ở lớp học thêm đúng giờ? biết khoảng cách từ trường cháu đến lớp học thêm là gần 13km.

Chắc là bác "trưởng thôn Thăng" không giải được, vụ này đành phải nhờ bác Tuấn giải toán bằng thơ, thật khổ thân bác, thương bác quá cơ!

“Vừa rồi, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường có chuyển cho tôi bức thư ngỏ của một người nông dân gửi Bộ trưởng GTVT.
Bức thư viết: Qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi ủng hộ các biện pháp quyết liệt vừa rồi của ông, mong ông tiếp tục duy trì. Nếu vì lý do gì đó, Quốc hội có phế truất, không cho ông làm Bộ trưởng nữa thì ông hãy về với chúng tôi. Chúng tôi sẽ bầu ông làm trưởng thôn. Chúng tôi sẽ mời ông các món ăn dân dã nhưng rất ngon như tôm, cua, cá, ốc, ếch. Chiều chiều, chúng tôi sẽ mời ông đi thả diều, cũng vui lắm, không nhất thiết phải làm việc nọ hay việc kia”.
Đình Thắng - Thu Huyền (lược ghi)
Nguồn báo Tiền Phong
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

van2011 đã viết:

Chắc là bác "trưởng thôn Thăng" không giải được, vụ này đành phải nhờ bác Tuấn giải toán bằng thơ, thật khổ thân bác, thương bác quá cơ!
https://lh3.googleusercontent.com/-Wn8E5xx1i7c/TypMkrVeyHI/AAAAAAAAIZU/pVwksSNj0RA/s800/BuocDuongCung.JPG

Bài toán này cụ Nguyễn Công Hoan đã đưa ra giải pháp từ lâu, có điều người ta ít đọc hoặc cố tình quên đi mà thôi:

Bước Đường Cùng

Đua nhau vượt tắt, chặn đầu
Cho nên giờ chẳng biết đâu mà về.
Xưa kia mới tắc đường đi
Bây giờ đến cả lối về không thông.
Chỉ còn mỗi bước đường cùng
Im đi, nói đến giao thông làm gì!
Thằng nào đi cứ việc đi
Không đi được? Phạt! Đuổi về... Lối nao?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vụ Tiên Lãng: Không khởi tố vụ hủy hoại tài sản anh Vươn là không công bằng

Bài đăng trên Pháp Luật tp HCM 05/02/2012 - 08:05

Phân tích của ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân Tối cao: Hành vi ra quyết định thu hồi đất, cũng như quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế của một số cán bộ huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Việc phá nhà ông Vươn có người chỉ huy, cầm đầu hay không, ai phá, ai ra lệnh? Sẽ không công bằng nếu chỉ khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ mà không khởi tố vụ án hủy hoại tài sản.

Cơ quan tố tụng đã bắt tạm giam bốn bị can về tội giết người; hai bị can khác bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ. Đặc biệt nghiêm trọng là căn nhà của gia đình ông Vươn bị phá hủy dẫn đến cả gia đình phải chịu cảnh màn trời chiếu đất… Đây là vụ án không những gây ra những thiệt hại vật chất mà còn gây ra những thiệt hại phi vật chất khác về chính trị, xã hội và đặc biệt là lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

Thế nhưng các vị lãnh đạo huyện Tiên Lãng và một số quan chức TP Hải Phòng vẫn ra sức biện bạch cho việc làm trái pháp luật của mình.

Lùi lại một tí, rõ ràng việc ra quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là trái pháp luật; dù có “cố đấm ăn xôi” thì cũng không thể biện minh cho việc làm sai trái này được. GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, đã phân tích khá cặn kẽ và đầy đủ về các căn cứ pháp lý để khẳng định rằng quyết định thu hồi đất là sai. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thường trực Ban Bí thư Phạm Thế Duyệt cũng nhận định vụ thu hồi, cưỡng chề này có vấn đề, cần xem xét, làm rõ…

Thiết nghĩ không cần phải nhắc lại những quy định của Luật Đất đai qua các thời kỳ được sửa đổi, bổ sung, cũng như giá trị pháp lý của văn bản pháp luật. Không chỉ có những người chuyên sâu về đất đai như GS Đặng Hùng Võ, các chuyên gia, các luật gia phát biểu, mà cả những người làm công tác mặt trận, công tác hội cũng khẳng định rằng quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng.

Ai cũng hiểu, chỉ có cán bộ huyện Tiên Lãng và một số cán bộ TP Hải Phòng “quyết” không hiểu! Nếu ai còn băn khoăn, xin đọc lại Luật Đất đai và Nghị định số 181 về thi hành Luật Đất đai.

Khi đã ra quyết định thu hồi đất trái pháp luật thì quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không thể nói là đúng pháp luật được. Không thể trách lực lượng tham gia cưỡng chế vì họ chỉ là người chấp hành. Điều đáng trách là những người ra quyết định và chủ trương việc cưỡng chế.

Hành vi ra quyết định thu hồi đất, cũng như quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế của một số cán bộ huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang không còn là hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nữa. Nó không phải do thiếu kiểm tra, đôn đốc, không làm hoặc làm không đúng nhiệm vụ được giao mà có nhiều dấu hiệu thể hiện đó là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 Bộ luật Hình sự.

Mặt khác, ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn nằm ngoài khu vực cưỡng chế nên việc phá ngôi nhà của ông là hành vi hủy hoại tài sản được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự. Vấn đề ở đây phải xác định rõ: Ai là thủ phạm?

Tội hủy hoại tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có mức hình phạt tối đa đến tù chung thân, nếu không khởi tố, điều tra thì làm sao biết được ai là thủ phạm? Việc phá nhà ông Vươn có người chỉ huy, cầm đầu hay không, ai phá, ai ra lệnh? Sẽ không công bằng nếu chỉ khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ mà không khởi tố vụ án hủy hoại tài sản. Bởi lẽ, tài sản bị hủy hoại là nhà dân chứ không thể nói như vị đại diện UBND huyện Tiên Lãng tuyên bố: “Đó là nơi cố thủ, tấn công lực lượng cưỡng chế” nên phải phá.

Góp phần gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên, không thể không nói đến việc giải quyết vụ án hành chính của TAND TP Hải Phòng là chưa thỏa đáng, chưa đúng pháp luật. Nếu thẩm phán xử lý và trả lời cho người khởi kiện làm hết trách nhiệm, đúng trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hành chính thì sự việc có thể diễn biến theo hướng khác chứ không đến mức xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng này.

ĐINH VĂN QUẾ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vụ Tiên Lãng (Hải Phòng): Lãnh đạo xã chứng kiến phá nhà?

Bài đăng trên Pháp Luật tp HMC 06/02/2012 - 02:20

Một đảng viên ở địa phương khẳng định: Công an xã, lãnh đạo xã chứng kiến việc phá nhà. Trưởng thôn dọa “xử” phóng viên bằng “luật rừng”.

Trong khi lãnh đạo xã Vinh Quang và lãnh đạo huyện Tiên Lãng nói không biết ai phá hai căn nhà của ông Vươn, ông Quý nằm ngoài khu vực cưỡng chế thì nhiều người dân khẳng định: Lãnh đạo xã cùng nhiều công an xã đã chứng kiến việc này.

Theo tài liệu chúng tôi có được, sau khi cưỡng chế thì 14 giờ chiều 5-1, đại diện UBND huyện Tiên Lãng đã bàn giao 19,3 ha đất đầm của hộ ông Vươn cho UBND xã quản lý. Trong biên bản nhận bàn giao có chữ ký của ông Mai Công Nhìu, Phó Chủ tịch UBND xã, cùng cán bộ địa chính, cán bộ Hội Nông dân, HTX nông nghiệp, bí thư đoàn.

Theo phản ánh của người dân, sau khi tiếp nhận, UBND xã Vinh Quang đã tổ chức lực lượng chốt chặn, phong tỏa toàn bộ 40,3 ha đầm của hộ ông Vươn, có cả ngôi nhà hai tầng của ông Quý.

http://phapluattp.vcmedia.vn/gxUKUQfvwccccccccccccYgXYIPug/Image/2012/Thang-2/6-2/4Duoi_15cfb.jpg
Căn nhà của ông Đoàn Văn Vươn trước khi bị phá bỏ.



Anh N., ngụ thôn Chùa Trên, cho biết ngay chiều hôm đó, căn nhà phụ và căn chòi cấp bốn của ông Vươn bị nhiều người dùng búa, xà beng phá sập rồi đốt cháy, buổi tối các ô đầm bị tháo hết nước. Sáng 6-1, căn nhà hai tầng của ông Quý bị phá trước mắt lực lượng chức năng của xã.

Ông Nguyễn Minh Võ, 60 tuổi, đảng viên ngụ thôn Chùa Trên, nói: Chiều 5-1, khi căn nhà cấp bốn của ông Vươn và căn nhà phụ của anh Quý bị đập có mặt lực lượng chức năng. Sáng hôm sau, trước khi căn nhà hai tầng của ông Quý bị phá, tôi cùng bảy người dân đang ở trên thuyền gần đó. Ở trong đê cũng có rất đông người dân chứng kiến việc phá nhà. Lúc đó tôi thấy bảy công an xã và ông Đoàn “mắt nai” ở xã Tiên Hưng cùng ba người mặc thường phục đứng ở đó. Lát sau, ông Phạm Đăng Hoan, Bí thư Đảng ủy xã và ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND, đi xe máy tới chứng kiến căn nhà bị phá sập. Khi nhà bị phá xong, ông Hoan, ông Liêm đi xe máy về trước, những người còn lại về sau.

Theo người dân, ông Đoàn “mắt nai” là anh ruột của chủ đầm tên Kết.

Theo tài liệu chúng tôi có được, trong kế hoạch chuẩn bị cưỡng chế khu đầm của ông Vươn, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng nêu rõ: “Trường hợp các đối tượng đe dọa sử dụng hoặc sử dụng chất cháy nổ, chất độc thì các lực lượng công an, quân sự phải kịp thời xử lý ngăn chặn không để xảy ra hậu quả xấu và không dừng việc cưỡng chế”. Điều này cho thấy khả năng phía người bị cưỡng chế sử dụng chất cháy nổ đã được dự liệu và việc cưỡng chế được thực hiện hết sức kiên quyết.

Trong lúc nhóm phóng viên đang ở nhà ông Võ để ghi nhận thông tin thì ông trưởng thôn Chùa Trên Nguyễn Ngọc Diễn đã xông vào gây gổ. Ông Diễn đã giơ điện thoại, gí vào mặt phóng viên báo Lao Động chửi bới, đe dọa. Khi công an xã can thiệp, đưa nhóm phóng viên về nhà văn hóa thôn giải quyết thì ông Diễn tiếp tục theo ra, đe dọa “xử” phóng viên. Nhóm phóng viên chỉ được ra về an toàn khi lực lượng công an huyện được điều đến.

TRỌNG PHÚ - KIM LINH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhiều điều khó hiểu trong vụ cưỡng chế đầm ở Tiên Lãng

Bài đăng trên Thanh Niên Online 06/02/2012 3:55

Đúng 1 tháng trôi qua kể từ ngày 5.1, ngày xảy ra vụ cưỡng chế đầm thủy sản ở Tiên Lãng gây chấn động dư luận khi những người nông dân dùng súng bắn bị thương 6 công an, bộ đội, đến nay vẫn còn hàng loạt điều khó hiểu chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Chúng tôi có trong tay bản kế hoạch tổ chức cưỡng chế đầm thủy sản (kế hoạch số 104) do ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng, ký ngày 24.11.2011 (trước khi cưỡng chế hơn 1 tháng). Trong đó, mục tiêu của UBND H.Tiên Lãng là cưỡng chế cả hai khu đầm, một của ông Đoàn Văn Vươn, một của ông Vũ Văn Luân.

Huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ…

Bản kế hoạch được chuẩn bị rất chi tiết, ngoài các cán bộ Phòng TN-MT, dân quân tự vệ, đoàn thể địa phương, ông Hiền chỉ đạo huy động tối đa lực lượng công an. Nguyên văn một đoạn trong bản kế hoạch 104: “Công an huyện, gồm 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ huy, huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng (cảnh sát điều tra, cảnh sát trật tự, cảnh sát phòng cháy, cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự)”.

Về lực lượng bộ đội, bản kế hoạch nêu: “Ban Chỉ huy quân sự huyện gồm 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ huy, huy động lực lượng cơ quan ban chỉ huy quân sự huyện, lực lượng dân quân tự vệ để xử lý các tình huống về vật liệu cháy, nổ, khí độc và giải quyết các đối tượng liên quan”.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20122/TuanThanh/05/nha-ong-Vuon.jpg
Trên tường nhà ông Vươn trước khi bị phá có một số vết lõm giống như vết đạn bắn - Ảnh: Thiên Bình



Trong bản kế hoạch số 104 cũng có mục “Xử lý các tình huống khác có thể xảy ra”. Ở điểm 4 mục này nêu rõ: “Trường hợp đối tượng đe dọa sử dụng hoặc sử dụng chất cháy nổ, chất độc thì các lực lượng công an, quân sự phải kịp thời ngăn chặn không để xảy ra hậu quả xấu và không dừng việc cưỡng chế”.

Như vậy, có thể thấy H.Tiên Lãng đã lường trước được khó khăn, đã tính tới giải pháp gia đình ông Vươn, ông Luân dùng vũ khí, vật liệu nổ. Nhưng điều đáng nói là ông Lê Văn Hiền chỉ đạo phải kiên quyết thực hiện, “không dừng việc cưỡng chế”.

Thêm vào đó, câu hỏi lớn đặt ra là chính quyền đã tính tới sẽ có vật liệu nổ, có vũ khí, vậy có lực lượng đi rà phá mìn hay không? Nếu có, tại sao lực lượng này không phát hiện ra mìn được chôn dưới đất? Chỉ đạo “không dừng việc cưỡng chế” của ông Hiền cũng trùng khớp với cách mà ông Phạm Văn Mải, Trưởng công an huyện đã thực hiện. Ngay khi mìn nổ, dù là tình huống nguy hiểm, nhưng ông Mải không cho rút quân, chờ tăng cường lực lượng, tổ chức rà soát mà vẫn tiếp tục áp sát. Để rồi người nhà ông Vươn đã bắn ra, khiến 6 người, trong đó có cả ông Mải bị thương.

Trong các cuộc cưỡng chế, lực lượng công an thường chỉ đóng vai trò đảm bảo an ninh trật tự, nếu xảy ra chống đối thì lực lượng này mới làm nhiệm vụ xử lý. Nhưng trong vụ này, đích thân trưởng công an huyện đã dẫn đầu một mũi tiên phong tiến vào nhà ông Vươn. Đây là điều rất khác so với thông lệ các cuộc cưỡng chế. Tại sao chính quyền và lực lượng công an huyện lại kiên quyết cưỡng chế, kiên quyết áp sát đến như vậy? Điều này chỉ có ông Hiền, ông Mải mới có thể trả lời.

Thêm vào đó, dù đã tình nghi có thể có thuốc nổ, có vũ khí, nhưng tại sao công an huyện lại vẫn đi vào khu cưỡng chế qua ngõ nhà của ông Vươn, ông Quý dựng ở bên ngoài (không nằm trong khu vực cưỡng chế)? Trong khi theo quan sát tại thực địa khu đầm, nếu nghi ngờ có mìn, lực lượng cưỡng chế hoàn toàn có thể đi nhờ qua đường của gia đình chủ đầm khác để tiếp cận khu vực 19,3 ha đầm nằm trong diện cưỡng chế của nhà ông Vươn. Như vậy sẽ an toàn hơn và có thể sẽ không xảy ra vụ nổ súng.


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20122/TuanThanh/05/nha-ong-Vuon-2.jpg
Nhà của ông Vươn bị đập, đốt phá - Ảnh: Lê Quân



Ai đập nhà và tại sao lại đập?

Đây là điều chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu nhưng đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Ban đầu ông Lê Văn Hiền nói rằng người dân bức xúc đập. Trong khi nhiều nhân chứng thấy một chiếc máy xúc đập nhà vào sáng 6.1. Những người dân xung quanh đó không ai dại gì mang máy xúc ra đập nhà. Nếu ông chủ đầm Kết có ý định chiếm đầm thì cũng không có nhu cầu đập nhà, vì khi tiếp quản khu đầm ông này cũng cần một căn nhà để cho người trông đầm ăn ở, sinh hoạt.

Như vậy, chỉ có thể do lực lượng của một cơ quan, tổ chức nào đó đập nhà, hoặc chỉ đạo, thuê hoặc nhờ người đến đập… Ít nhất việc này cũng diễn ra trước mắt công an xã, chính quyền xã Vinh Quang.

Chúng tôi đã có trong tay biên bản bàn giao hiện trường của H.Tiên Lãng cho xã Vinh Quang vào chiều ngày 5.1. Với biên bản này, ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, không thể chối bỏ trách nhiệm về việc để xảy ra đập nhà, xâm phạm khu vực cưỡng chế của những người lạ mặt.

Phân tích đáng lưu ý của luật sư

Một phân tích đáng lưu ý của luật sư Trần Vũ Hải, đoàn luật sư Hà Nội: “Qua xem một số bức ảnh hiện trường và theo một số người dân chứng kiến vụ việc hôm xảy ra cưỡng chế, có vẻ có việc nã đạn tại khu vực nhà của ông Quý (em ông Vươn). Có thể sau khi 6 chiến sĩ công an huyện, huyện đội bị bắn, Công an TP về tăng cường đã cho nổ súng vào căn nhà, nơi trước đó những người bắn công an ẩn nấp. Nếu có việc nã đạn, sẽ để lại nhiều vết tích trên các bức tường và sàn nhà. Có thể những vết tích này quá rõ ràng, chứng minh có việc nã đạn quá mức cần thiết. Đây có thể là nguyên nhân ngôi nhà này đã bị san phẳng, để xóa đi hiện trường”.

Thiên Bình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối