Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất ở Cần Thơ

Bài đăng trên Việt Báo Thứ bảy, 26 Tháng năm 2012, 20:48 GMT+7

Giữa trưa, đám vệ sĩ lôi mẹ con bà Lài trên cát, trên bãi cỏ và các đống vật tư xây dựng trong tình trạng khỏa thân.

Trưa 22/5, tại lô 49, dự án Khu dân cư Hưng Phú (Q. Cái Răng, Cần Thơ) do Cty CP Xây dựng số 8 - CIC 8 (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, nhóm vệ sĩ Công ty đã trấn áp hai phụ nữ trong tình trạng khỏa thân ngăn cản máy công trình vào thi công.

Bà Phạm Thị Lài (SN 1960, ngụ P.Hưng Thạnh) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN 1979) khẳng định, họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị công ty này chiếm đoạt một cách thiếu minh bạch. Hai người này đã bị đám vệ sĩ lôi trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khỏa thân dưới cái nắng gay gắt.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120526-204334-1-h1.jpeg
Hai phụ nữ không mặc gì đang giằng co với bảo vệ



Trao đổi với PV, bà Lài nói: “Đất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. UBND Q. Cái Răng dùng lực lượng CA cưỡng chế đất giao cho CIC 8. Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối?!”.

Theo tìm hiểu của PV, giá bồi hoàn do phía CIC 8 đưa ra bị nhiều người dân trong khu vực phản đối, vì theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, những dự án kêu gọi nhà đầu tư và thuộc dạng dự án kinh doanh sinh lợi, thì phía chủ đầu tư phải tiến hành tự thỏa thuận giá bồi thường thiệt hại với người dân.

Hộ bà Lài bị cưỡng chế 3 lần. Hiện giá đất mà CIC 8 đang chào bán ngay tại vị trí đất của hộ bà Lài là hơn 5 triệu đồng/m2. Trong khi theo bà Lài, công ty này chỉ bồi thường cho gia đình bà chỉ 500.000 đồng/m2 và cũng không được bố trí tái định cư.

Chủ đầu tư nôn nóng, tự ý thi công

Chiều 24/5, trả lời PV, ông Mai Hồng Châu, chủ tịch UBND Q. Cái Răng cho biết, phía quận đã chỉ đạo tạm thời ngưng thi công chờ họp bàn, đưa ra giải pháp. Vụ việc chiều 22/5 có thể do phía chủ đầu tư nôn nóng, tự ý cho thi công mới xảy ra sự cố như vậy.

Vị chủ tịch này khẳng định, UBND quận đã làm đúng thẩm quyền, giải thích động viên và tổ chức đối thoại trực tiếp 2 lần nhưng hộ dân này không đồng ý. Họ đòi tự thỏa thuận giá đất với chủ đầu tư và so sánh giá thu hồi bốn năm trăm ngàn đồng với giá mấy triệu đồng của công ty bán ra. Việc này là không chấp nhận được!


Vietbao.vn (Theo NĐT)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thủ tướng yêu cầu báo cáo lại vụ Văn Giang

Thứ Hai, 28/05/2012, 06:05 (GMT+7)

TT - Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hưng Yên giải trình, báo cáo lại cụ thể quá trình cưỡng chế đất tại Văn Giang (Hưng Yên), trong đó có việc lực lượng cưỡng chế gây thương tích cho người dân và nhà báo.

Thủ tướng yêu cầu phải nói rõ những vấn đề có sai phạm trong vụ cưỡng chế, cá nhân nào sai phạm phải xử lý nghiêm.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=563788
Người dân Xuân Quan, Văn Giang trở lại trồng cây ngắn ngày trên đất đã bị cưỡng chế
Ảnh: Minh Quang



Trước đó, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hôm 2-5, ông Nguyễn Khắc Hào, phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, đã có báo cáo về vụ cưỡng chế đất nông nghiệp ở Văn Giang, trong đó khẳng định việc cưỡng chế đã thành công, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Tuy nhiên, thông tin trên báo chí và dư luận sau đó cho thấy báo cáo của ông Hào chưa hoàn toàn đúng sự thật khi đã có người dân và hai nhà báo bị lực lượng cưỡng chế gây thương tích.

VIỄN SỰ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://279sao.blogtiengvi...tin_var_damanng_cha_daung

Lang thang trên mạng bỗng lạc vào trang blog này đọc bài viết chẳng biết thật hay đùa nhưng cũng xin gởi lên để mọi người cùng đọc nhé !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

vịt anh đã viết:
Bà Trần Thuý Vân dũng cảm tố cáo cái sai hay do bè phái tố nhau vậy nhỉ =))
Có lẽ vế sau thì đúng hơn, bởi sau gần 1 năm bà ấy mới tố. Nhưng bất luận động cơ thế nào thì thiên hạ cũng thấy một mặt chuột bị lòi ra.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tướng Thước:

"Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là một sự quan liêu"

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ ba 29/05/2012 06:26

(GDVN) - “Lãnh đạo cấp trên không biết còn ra quyết định bổ nhiệm là không trên cơ sở thực tiễn; bổ nhiệm một người lãnh đạo công ty làm ăn thua lỗ lên một vị trí rất quan trọng như vậy thì đó là sự quan liêu”.

"Nói không có sai phạm là không đúng"

Chiều ngày 27/5, tại phiên Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012, trả lời báo chí về vụ bê bối tại Vinalines, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói rõ: “Việc để ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải là đúng thẩm quyền, đúng quy trình theo quy định về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước...”.

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10 đã nói: “Tôi nghe Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là làm đúng quy trình. Làm đúng quy trình nghĩa là sao?

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_28/tuongThuoc.jpg
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và ông Vũ Mão trong buổi trực tuyến
về vụ Đoàn Văn Vươn tại báo Giáo dục Việt Nam.



Làm đúng quy trình nhưng mà con người đó trước lúc bổ nhiệm vào vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam như thế nào, lãnh đạo ra quyết định bổ nhiệm có hiểu không? Lúc bổ nhiệm thì chất lượng như thế nào? Quy trình gốc là tuyển lựa cán bộ đã có vấn đề thì những quy trình sau chỉ là những quy trình ăn theo cũng sẽ hỏng. Trước khi chọn lựa để mà đưa lên thì phải biết người được bổ nhiệm tốt hay xấu chứ.

Ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói là lúc đưa lên chưa phát hiện cái sai phạm thì đó là cái lỗi của người bổ nhiệm. Trước lúc anh bổ nhiệm một người vào vị trí quan trọng thì anh phải biết anh ta như thế nào chứ?

Cũng giống như vụ Tiên Lãng, quy trình tổ chức cưỡng chế là đúng nhưng sản phẩm của quy trình đó là dân thì đi tù, cán bộ thì bị thương thế thì quy trình đó là tốt hay là xấu? Quy trình chỉ mang tính hình thức hành chính. Thế còn nội dung thì sao? Cái gốc của vấn đề anh không nắm được”.

Trung tướng Thước nói tiếp: “Vụ này mà nói không có sai phạm là hoàn toàn không đúng. Đúng là không sai phạm về quy trình nhưng con người anh Dương Chí Dũng không phải lúc lên Cục trưởng mới sai mà trước đó đã sai. Những sai phạm rất nghiêm trọng đã xuất hiện từ thời anh này còn làm chủ tịch Hội đồng thành viên của Vinalines.

Vậy mà lãnh đạo cấp trên không biết còn ra quyết định bổ nhiệm là không trên cơ sở thực tiễn; bổ nhiệm một người lãnh đạo công ty làm ăn thua lỗ lên một vị trí rất quan trọng như vậy thì đó là sự quan liêu. Trách nhiệm của lãnh đạo là ở chỗ đó. Mà người có quyền để quyết định một sự lựa chọn nhân lực như vậy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_28/bo_nhiem_ong_duong_chi_dung.jpg
Theo tướng Thước, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là một sự quan liêu



"Tôi khâm phục cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn"

Khi được hỏi về việc đã có trường hợp nào trước đây tương tự như vụ bê bối tại Vinalines hay chưa, ông Thước cho biết: “Nhắc tới những sai phạm của Dương Chí Dũng tôi nhớ đến vụ việc của Lã Thị Kim Oanh trước đây. Tôi rất khâm phục ông Lê Huy Ngọ - Nguyên Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày ấy.

Dù vụ án của Lã Thị Kim Oanh không có lỗi trực tiếp của ông Ngọ nhưng ông ấy vẫn đứng ra chịu trách nhiệm và xin từ chức. Nhớ ngày còn tại vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, những thời điểm có bão lụt, ông ấy đã xắn quần lên giống như một ông nông dân không giầy dép lội đi thực tế để nắm tình hình và có những chỉ đạo kịp thời. Đến giờ tôi vẫn quý ông ấy. Đó là con người sát với dân, sát với thực tiễn, chỉ làm những điều có lợi cho dân”.

"Ngẫm lại cách dùng người của Bác Hồ"

Nói về công tác cán bộ, Trung tướng Thước cho biết: “Qua vụ việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, tôi lại ngẫm tới cách dùng người của Hồ Chủ tịch. Người đã “soi” hết tất cả không phải chỉ riêng ông Giáp (Đại tướng Võ Nguyên Giáp – PV) mà còn nhiều người khác thân cận với Bác. Những người đó là ông Phạm Văn Đồng, ông Nguyễn Chí Thanh, ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt…

Cái tài của người đứng đầu là biết được cán bộ. Bác đã từng nói việc sử dụng cán bộ cũng như sử dụng một khúc gỗ, hình dáng như thế nào thì phải tận dụng để làm ra một sản phẩm phù hợp. Nếu một khúc gỗ phù hợp làm vật này mà lại cố làm vật khác thì cũng hỏng. Nói điều đó để thấy đó là cái tài của Hồ Chủ tịch. Bác đã tạo được một đội ngũ cán bộ quanh mình tuyệt vời.

Tôi còn nhớ lúc Bác đi công tác, Bác đã giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng thay mặt Bác điều hành đất nước. Bác dám sử dụng một con người ngoài Đảng trong khi đó còn có nhiều Đảng viên kỳ cựu. Và cụ Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bác tài là như vậy.

Lúc tổng kết Đại hội VI, đồng chí Trường Chinh cũng đã nói: Nguyên nhân của mọi nguyên nhân của các khuyết điểm đó là công tác tổ chức cán bộ. Tổ chức cán bộ hỏng thì khó mà có được đội ngũ cán bộ tốt. Cho nên nói học tập Bác Hồ, theo tôi, các vị lãnh đạo phải học tập trước tiên là cách sử dụng người của Bác”.

Hồng Chính Quang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuấn Khỉ đã viết:
Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất ở Cần Thơ

Bài đăng trên Việt Báo Thứ bảy, 26 Tháng năm 2012, 20:48 GMT+7

Giữa trưa, đám vệ sĩ lôi mẹ con bà Lài trên cát, trên bãi cỏ và các đống vật tư xây dựng trong tình trạng khỏa thân.
Nhưng mà tại sao lại phải khỏa thân?
dp
http://r13.imgfast.net/users/1311/21/84/47/smiles/651899.gif
Tại sao lại phải khỏa thân?

Chúng tôi con gái đàn bà
Thân cô, thế yếu người ta ép chèn
Chẳng vây cánh, chẳng người quen
Súng không dám động, nổ mìn càng không
Đành mang xác thịt trần truồng
Liều mình để cái chán chường nó ra
Mong xôn xao khắp nước nhà
Giống như nghệ sỹ, danh ca lộ hàng
Hình hài, sự việc báo đăng
Cơ quan xét lại, dân làng xót thương
Cũng là một cách noi gương
Đường cùng của bác tên Vươn họ Đoàn
Xin vì tấc đất, tấc vàng
Hy sinh khí tiết, chẳng màng thanh danh
Cùng đường mới phải khỏa thân
Mong cho sáng tỏ trong ngần trời cao!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Công khai và thách thức

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (29/05/2012)

Lâu nay người ta hay thầm thì, đồn thổi về những khối tài sản của các cán bộ, công chức, nhất là những lãnh đạo có chức, có quyền, có "lộc ăn, lộc để”. Điều mà dư luận đồn thổi, chủ yếu xuất phát từ việc các vị nọ không công khai, không kê khai tài sản của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến khối tài sản của một cán bộ, công chức, có quan hệ ruột rà với lãnh đạo đầu một tỉnh. Đó là trường hợp ông Bùi Thanh Tùng, cán bộ Sở LĐTB&XH tỉnh Hải Dương, con trai của Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương đương nhiệm. Ông Tùng là chủ sử dụng, sở hữu khối tài sản trên diện tích hơn 4.000 m2 đất ở thôn Đông Tân, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, Hải Dương. Một cơ ngơi rộng hơn 4.000 m2, xây tường bao, thiết kế hiện đại, với hàng chục cây cổ thụ mà theo dư luận rất có thể là cây sưa có tuổi đời hàng trăm năm và nhiều khối đá có giá trị, và theo đồn thổi, giá trị khu vườn này có thể đến hàng trăm tỷ, hay hàng triệu đô. Với người dân của một vùng thuần nông, thì cơ ngơi nói trên đã gấp hàng trăm, hàng ngàn lần so với địa chủ, cường hào ngày xưa. So với thu nhập của một cán bộ, công chức hiện nay, thì là chuyện không bình thường như chính Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã nhận xét.

Câu chuyện, vấn đề nổi lên giữa lúc Đảng ta đang tiến hành triển khai, thực hiện Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” do Hội nghị Trung ương 4 ban hành, cũng như thực hiện kiểm điểm, đánh giá công tác thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về phòng chống tham nhũng (PCTN)…Điều dư luận tập trung bàn luận ở chỗ liệu khối tài sản của ông Tùng kia có phải là tài sản chân chính? Đây là tài sản do sự lăn lộn, vất vả lao động của ông Tùng? Những vấn đề như thế đều rất nên, rất cần được minh bạch, công khai. Việc minh bạch, công khai là việc phải làm, để thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Luật PCTN đã quy định rõ việc minh bạch tài sản, thu nhập. Tại Điều 44 của Luật đã quy định nghĩa vụ kê khai tài sản trong đó có đối tượng cán bộ từ Phó trưởng phòng của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Năm 2007, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 37/CP về minh bạch tài sản, thu nhập. Ông Bùi Thanh Tùng là một trưởng phòng của Sở LĐTB&XH sẽ phải chịu sự điều chỉnh của quy định này. Tài sản phải kê khai bao gồm từ quyền sử dụng đất, nhà cửa đến kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên, kể cả tài sản, tài khoản ở nước ngoài.

Có một điều người ta dễ nhận thấy rằng, cái khối tài sản, khu vườn của ông Bùi Thanh Tùng đang rất công khai. Công khai và ngạo nghễ trước những người nông dân bình dân, trước những ngôi nhà tiêu điều, xác xơ của người nghèo. Đất đai? Còn đó! Đá cảnh, đá quý hay chỉ là đá xây dựng? Cũng đều còn đó! Cả những cây cổ thụ mà người ta đồn thổi là cây sưa cũng vẫn còn đó! Chỉ cần có một cơ quan, đơn vị kiểm định là có thể định giá toàn bộ khối tài sản kia trị giá bao nhiêu? Mấy chục tỷ, mấy trăm tỷ?. Tất cả đều có thể sẽ rất rõ ràng, công khai, minh bạch. Về đất đai, như UBND huyện Ninh Giang đã có báo cáo. Đây là phần đất ông Tùng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ 5 hộ dân với tổng số tiền 844.228.600 đồng (chính xác đến con số tiền trăm VND). Trong tổng số 4.152 m2 đất có 3.393 m2 đất vườn, 759 m2 đất nuôi trồng thuỷ sản. UBND huyện Ninh Giang cam kết việc chuyển nhượng đúng theo trình tự của pháp luật. Ngày 19-7-2011, UBND huyện Ninh Giang đã cấp GCNQSD đất cho ông Bùi Thanh Tùng. Ông Tùng đã được chuyển đổi 500 m2 đất, nộp phí theo quy định và được phép xây dựng nhà ở trên diện tích này. Có thể dư luận còn lắm nghi ngờ, như việc giá thành trên giấy tờ và giá thành thực tế như nhiều vụ mua bán, công chứng đã làm. Và rằng, nếu ông Tùng chỉ là một nhân viên hay cán bộ thường thì khó có sự chuyển đổi đất dễ dàng đến như vậy! Còn đá cảnh, cây cổ thụ…Theo tìm hiểu của một số cơ quan báo chí, số tiền đá cảnh mua, lắp đặt ước khoảng 400 triệu đồng, nhưng nhiều người dân chưa tin. Hoặc như thông tin về những cây cổ thụ là cây gì, gỗ gì. Những cây cổ thụ này có nguổn gốc ở đâu, có được phép trồng..v.v. dư luận vẫn chưa được rõ. Rồi nguồn gốc các tài sản, số tiền của cá nhân có được để có những tài sản này? Nhiều vấn đề rất cần được xác minh, làm rõ.

Điều 47 của Luật PCTN cũng đã quy định rõ việc xác minh tài sản, trong đó nêu rõ: "Việc xác minh tài sản chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản, trong các trường hợp phục vụ cho bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm bãi nhiệm, hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết”; hoặc "theo yêu cầu của Hội đồng Bầu cử hoặc cơ quan có thẩm quyền”; hoặc "có hành vi tham nhũng”. Phải chăng Luật còn bất cập, chưa quy định cụ thể, và rất nên có quy định như việc cần xác minh, làm rõ khi có sự phản ánh của dư luận, báo chí hay cá nhân người dân để xác minh làm rõ việc vi phạm hay minh oan, trả lại sự trong sạch cho người có tài sản.

Xung quanh khối tài sản cụ thể là khu nhà vườn của ông Bùi Thanh Tùng, nhiều người dân rất muốn biết ông Tùng, kể cả ông Bí thư Tỉnh uỷ có những tài sản gì? Phải chăng ông Tùng đang "công khai” tài sản của mình ở giữa vùng nông thôn, giữa thanh thiên bạch nhật này như để thách thức với việc che giấu tài sản của rất nhiều cán bộ có chức, quyền khác. Không ít cán bộ ở huyện, ở tỉnh mua nhà đất ở những thành phố lớn, khu đô thị lớn đứng tên người khác, hay còn che giấu với giá trị có thể gấp nhiều lần tài sản của ông Tùng? Không ít cán bộ các cấp có nhiều khối tài sản lớn, có những trang trại lớn, mà vẫn còn chưa kê khai trung thực? Mặc dù Luật PCTN đã quy định rõ về việc kê khai, xử lý người kê khai không trung thực, nhưng khi thực hiện vẫn còn lắm vấn đề. Ngay từ Đại hội Đảng X, Báo cáo Tổng kết công tác PCTN từng nhìn nhận: Một số quy định về minh bạch trong thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử theo quy định của Nghị quyết Trung ương 3 và Luật PCTN chưa được triển khai đầy đủ … Việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập hiệu quả thấp, mang tính hình thức; tác dụng thông qua kê khai, thu nhập để quản lý cán bộ, công chức nhằm phòng ngừa tham nhũng là không thực tế, vì kê khai tài sản không có cơ sở để đánh giá, thẩm định…. Và như Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội mới đây cho thấy, việc thực hiện công tác này chưa đồng đều, có nơi triển khai, thực hiện chậm; việc kê khai tài sản "còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp”; việc xác minh để đảm bảo tính trung thực của việc kê khai còn ít, kết quả kê khai chưa được công khai, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn..v.v.

Phải chăng, từ việc làm rõ những gì mà dư luận đang xôn xao về sự "công khai”, hay "thách thức” của một vị cán bộ, công chức như ông Bùi Thanh Tùng sẽ mở ra một sự đột phá trong công tác PCTN?

Kiên Long
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

letam đã viết:
vịt anh đã viết:
Bà Trần Thuý Vân dũng cảm tố cáo cái sai hay do bè phái tố nhau vậy nhỉ =))
Có lẽ vế sau thì đúng hơn, bởi sau gần 1 năm bà ấy mới tố. Nhưng bất luận động cơ thế nào thì thiên hạ cũng thấy một mặt chuột bị lòi ra.
Chẹp,chuyện này xưa như Diễm rồi,còn nhiều thứ dở khóc dở cười nữa nhưng Vịt hông dám kể :D.Lề lối làm việc phải tự chỉnh đốn chứ đợi đấu đá,hạ bệ nhau mới tuôn ra như này chả khác gì trò cười cả
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ba nguyên nhân khiến cho Việt Nam không thể chống tham nhũng



Thảm kịch Tiên Lãng đã gây sự chú ý rộng lớn trong và ngoài nước. Có hơn cả trăm bài viết về tin tức vụ Tiên Lãng, trên báo chí “lề trái” và cả “lề phải”, “chính thống” và “phi chính thống”. Những tin tức và những phản biện này đôi khi trái ngược nhau đưa đến những cái nhìn về nhiều khía cạnh khác nhau trong vụ án Tiên Lãng. Gần đây nhất có một bài viết xuất sắc của Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú mang tựa đề “Một số khía cạnh hình sự của vụ án Tiên Lãng – Hải Phòng” đặt nghi vấn về sự trong sạch của guồng máy chính quyền Hải Phòng.

http://www2.vietbao.vn/images/viet45/phap-luat/45260393-4.jpg
Tư dinh của Nguyễn Văn Khoẻ (Tám Khoẻ), nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.




Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú phân tích rất tỉ mỉ những lời kết luận của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về thảm kịch Tiên Lãng. Ông Hoàng Xuân Phú đưa ra những lời kết luận đanh thép như: “bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng […] băng hoại”, và “không thể để bộ máy cầm quyền ở Hải Phòng định đoạt số phận gia đình ông Đoàn Văn Vươn”. Ông Hoàng Xuân Phú viết thêm:

“Huyện ủy Tiên Lãng đã triệu tập 300 đảng viên đến để tuyên truyền, phổ biến những thông tin sai trái, hoàn toàn bóp méo sự thật về những gì đã và đang xẩy ra trên đất Tiên Lãng, và không thấy có đảng viên nào lên tiếng công khai phản đối. Trong thể chế mà Đảng CSVN lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, sự kiện kể trên cho thấy bộ máy cầm quyền ở Tiên Lãng đã mục ruỗng và không thể hy vọng gì từ đó. Để cho bộ máy cầm quyền ở Tiên Lãng rơi vào tình trạng thối nát và ngang nhiên hoành hành như vậy, không thể coi bộ máy cầm quyền của thành phố Hải Phòng – cấp trên trực tiếp của huyện Tiên Lãng – là vô can và trong sạch.”

Đây là những câu kết luận rất nặng kí. Bài của Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú là một gáo nước lạnh dội vào bộ máy cầm quyền Hải Phòng. Nhưng cho những người còn tin tưởng vào việc giải quyết công minh của nhà nước, biến cố Tiên Lãng nếu được nghiên cứu tường tận sẽ giúp nhà nước tìm ra nguyên nhân của căn bệnh trầm kha là bệnh tham nhũng ở Việt Nam. Tìm được nguyên nhân sẽ đưa đến giải pháp. Cũng như bác sĩ chẩn bệnh, những triệu chứng do căn bệnh gây ra trên cơ thể bệnh nhân giúp người thầy thuốc xác định bệnh chính xác hơn. Thảm kịch Tiên Lãng đem đến rất nhiều dữ kiện cho người thầy thuốc (nhà nước) nếu vị thầy thuốc này có quyết tâm diệt trừ căn bệnh. Và ngoài sự quyết tâm đó, tìm ra những giải pháp thích đáng cho vụ Tiên Lãng còn đòi hỏi sự lắng nghe, một cuộc điều tra nghiêm túc, một sự tìm tòi nhìn sâu… để hiểu.

Chúng tôi cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng là tính độc lập của hệ thống luật pháp. Trong tiến trình tố tụng và xử án ở các xứ bên trời Âu Mỹ, bất cứ một vụ án lớn nào như vụ án Tiên Lãng đều phải có sự hiện diện của một bồi thẩm đoàn (membres du jury) hoàn toàn độc lập với phe tố tụng và phe bị cáo. Và ông tòa (chánh án) xử án dựa trên kết luận của bồi thẩm đoàn. Bộ luật hình sự hiện nay ở Việt Nam tương đối khá tốt nhưng cách xử án ở Việt Nam hiện tại hoàn toàn thiên vị guồng máy nhà nước vì bị chính guồng máy này kiểm soát. Chúng ta chỉ cần xem lại lời tuyên bố ban đầu của bà Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng về vụ Tiên Lãng là có thể đoán trước vụ án Tiên Lãng sẽ được xét xử như thế nào hoặc xem lại những vụ tố tụng và xử án trong quá khứ để thấy cách xử án bất công của hệ thống luật pháp nước ta, ví dụ điển hình là vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ.

Nguyên nhân quan trọng thứ hai là sự sợ hãi. Chiến tranh dai dẳng mà nước ta đã gánh chịu cộng thêm những áp lực đầy bạo cường gây ra bởi những chính sách hậu chiến tranh của nhà nước tạo cho người dân từ Nam chí Bắc một nỗi lo âu sợ hãi. Và đây là một căn bệnh của người Việt chúng ta, nó ăn vào xương vào tủy của rất nhiều người Việt Nam. Thêm vào đó, sự lạm quyền (và lộng quyền) của rất nhiều quan chức làm người dân bình thường lo sợ thêm mỗi khi thấy bóng dáng của các vị này nhất là khi mình bị chính quyền “mời lên làm việc”. Sự sợ hãi này sẽ làm cho những nhân chứng quan trọng trong bất cứ vụ án nào ở Việt Nam phải im hơi lặng tiếng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Nhà nước có chính sách nào để lấy đi sự sợ hãi của người dân trước bộ máy chính quyền? Hay là nhà nước, ngược lại, đang củng cố sự sợ hãi này để dễ trị dân và giữ trật tự trong nước? Cách dùng những nhân viên dân sự (không làm việc cho nhà nước) mà các báo lề trái thường gọi là xã hội đen (hay côn đồ) để áp đảo dân biểu tình kêu oan hay để dẹp “loạn” là việc thường thấy nói đến trên những báo lề trái này.

Nguyên nhân quan trọng thứ ba là tự do báo chí. Chúng ta có hơn mấy trăm tờ báo chính thống trên mạng nhưng không tờ báo nào cho chúng ta những tin tức có thể tin cậy được hoàn toàn. May thay nhờ vào sự có mặt của truyền thông trên mạng (cái được gọi là Internet), những blogs độc lập trong nước đã tạo được một thành quả rất lớn trong việc dọi ánh sáng công luận vào vụ Tiên Lãng. Các blogs “không chính thống” này đã gây sự chú ý và nhất là sự quan tâm của rất nhiều người trong và ngoài nước. Sự quan tâm rộng lớn này cũng có thể là một lý do đã thúc đẩy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “thân chinh” dự phần vào việc xử lý thảm kịch Tiên Lãng.

Tôi không biết quý độc giả và nhà nước có đồng ý với suy luận của tôi hay không, và cũng không biết nhà nước có thực tâm muốn xây dựng một xã hội an lành hơn hay không.


Nguyễn Duy Vinh (TS Cơ khí Động học hiện đang làm việc ở Phi Châu)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Ba nguyên nhân khiến cho Việt Nam không thể chống tham nhũng... (NGuyễn Duy Vinh)

...

Cái cốt lõi rất đơn giản, ai cũng rõ. Ba điều trên chỉ là râu ria thôi. (TTT)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối