Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://www.tienphong.vn/x...u-tien-o-Ha-Noi-tpov.html

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/Cuvtthpnh.jpg

ĐÁNG KHEN

Hôm nay ta được vui cười
Khen ai khéo vẽ cho đời cầu xinh

Nhẹ nhàng mang nặng nghĩa tình
Thi công nhanh gọn mỏng mình vươn xa

Vượt qua giao lộ dễ là
Tránh khỏi ắc tắc mọi nhà đều vui

Ngắm nhìn lòng thấy bùi ngùi
Từ nay không ngán mỗi ngày qua đây

Mong sao khen thưởng đủ đầy
Người bỏ tâm trí dựng xây cây cầu .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://www.tienphong.vn/x...oi/Index.html?TopicID=549

NỨT ĐẬP THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2


QUAN CÔNG TRÌNH

Có sao chỉ chết dân thôi
quan ôm thật bẫm mấy đời chẳng vơi

Đập mà có vỡ hết thời
Quan đã hạ cánh ông ngồi hưởng chơi

Lo trên lót dưới hết rồi
Ai cũng có nhận mấy hồi còn chi

Bây giờ tìm kế đẩy đi
Đổ cho động đất làm gì được ông

Ai mà thắc mắc nữa không
Hỏi tới địa chấn sạch vòng tội ông .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuyên truyền cho cái xấu

Bài đăng trên báo Đại Đoàn Kết (29/04/2012)

Buổi sáng, các ông bà tập yoga cười ở vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ nói chuyện và tỏ ra ngán ngẩm về chuyện không ít tờ báo lá cải đang tuyên truyền cho cái xấu. Đi đâu cũng thấy tin cưỡng dâm, giết người, cướp của, đốt xác... toàn những cái tin rùng rợn, được viết lên gân lên cốt, thêm mắm thêm muối, tỉ mỉ chi tiết cho rùng rợn hơn, câu khách hơn, cốt chỉ để bán tờ báo. Chưa dừng ở đó, những người bán báo rong bằng xe đạp, cùng với chiếc loa đi đâu cũng eo éo, quảng cáo tin giật gân được đăng cụ thể, chi tiết trên báo A, tạp chí B, nguyệt san C... Đây là kiểu thu băng trước rồi bóp méo giọng, làm cho cái giọng rao báo phát ra từ chiếc loa kia trở lên đặc trưng, chẳng giống ai.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/120/4_tuyentruyen.jpg
Đồng tiền khiến không ít người làm truyền thông
phải hạ thấp mình để đi tuyên truyền cho một lối sống tha hóa
Ảnh minh họa



Ước mong xã hội bình yên, sẽ không còn những bất công, những cảnh đau lòng, chướng tai gai mắt! Ai cũng mong điều đó, nhưng thật khó lắm thay, và bởi vậy chúng ta cần phải bài trừ cái xấu, cổ vũ những điều tốt đẹp. Nhưng cách bán báo như vậy, cách kiếm tiền như thế, dường như đang đi ngược với vai trò, chức năng của báo chí và vô tình cổ vũ, tuyên truyền cho cái xấu. Người ta cảm thấy cái xấu ở khắp nơi, ở tận ngõ ngách của từng thôn xóm, ở ngay trong chính mỗi gia đình. Chúng ta biết rằng, cái xấu là ung nhọt của xã hội, cần phải bài trừ nó, đó là cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ bởi cái xấu luôn rình rập, ẩn nấp ở đâu đó trong cuộc sống. Nhưng không thể làm nhiễu loạn thông tin, biến cho một đứa trẻ giết người trở thành một "người hùng của cái ác”, làm cho không ít thanh niên ngộ tưởng: "Thằng này giết người được thì ta cũng có thể làm. Đứa kia ăn cắp được huống hồ gì mình lại không...”. Bằng cách đó, cái xấu cứ được nhân lên, được phổ biến rộng, được không ít thanh thiếu niên không có định hướng nhắm mắt làm theo. Ấy vậy mà, không ít tờ báo (đang mọc ra ngày càng nhiều), được gọi là "báo lá cải” lấy những điều đó là mục tiêu, là phương pháp kiếm tiền hữu hiệu. Họ trở thành những tỷ phú, những ông hoàng của "báo lá cải” và còn được không ít người mẫu, diễn viên, những kẻ thích nổi tiếng lấy làm phương tiện đánh bóng mình, kể cả bằng những cách tai tiếng nhất.

Thật lạ là, nếu một ai đó giết người với hành vi và các tình tiết khá ly kỳ thì ngay tức khắc, cả chục tờ báo... "nhào dzô”! Một cô ca sĩ hở ngực, tụt váy hay một vụ xì căng đan nào đó mà giới "sô-bít” cố tình "đánh rơi” để đánh bóng mình cũng có hàng chục tờ báo ùa vào như "bầy sói”. Họ sẵn sàng kể tỉ mỉ chuyện giường chiếu, ngủ nghê, thậm chí con của một ca sĩ nào đó mọc răng khôn cũng được quan tâm, đưa lên báo mạng, báo giấy... Trong xu hướng phát triển của "báo lá cải”, sự kết hợp giữa những người cần nổi tiếng nhanh và người làm "báo lá cải” sẽ ngày càng trở nên khăng khít, theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Sự nổi tiếng ngày nay được coi như món hàng và "báo lá cải” ngày càng cải tiến những kỹ thuật truyền thông của mình. Họ có thể thổi phồng một người bình thường trở nên nổi tiếng, nhưng cũng có thể khiến những em bé trong một phút cơ nhỡ sẽ không còn đường để làm lại cuộc đời, hoặc nhìn mặt người thân. Sự trơ tráo trong cách phát ngôn của không ít người trong giới "sô-bít”, đôi khi khiến các nhà truyền thông phải phát sốt, và đó lại là những dòng tin béo bở mà "báo lá cải” nhảy vào để tung tin. Ví như cô người mẫu P.T.V. từng nói cô luôn biết giới truyền thông cần gì, cần xì căng dan cô có ngay để cung cấp, kể cả những chuyện tế nhị trong cuộc sống riêng tư của gia đình cô.

Rõ ràng, trong sự hỗn loạn của truyền thống, báo chí chính thống đang bị lép vế và người ta đang có những đánh giá về thời kỳ lên ngôi của "báo lá cải”. Nhưng đây lại chính là nỗi lo của toàn xã hội, chứ đâu chỉ riêng những ông già, bà già thở dài. Người làm "báo lá cải” đang vớ bẫm và rủng rỉnh với mức thu nhập "khủng” của mình. Một số phương tiện, cơ quan truyền thông cấp thấp vẫn khủng khỉnh cười và đang đợi chờ, rình rập từng phút, từng giây những cái tin sốc, sến, sex để chế biến thành những món ăn, đáp ứng độc giả cấp thấp. Thế mới biết, đồng tiền đâu chỉ khiến một đứa trẻ hiền lành nổi lòng tham, mà còn khiến không ít người làm truyền thông phải hạ thấp mình để đi tuyên truyền cho một lối sống tha hóa.

Ngô Thục Miên


http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/120/4_baochi1.jpg
TS Trịnh Hòa Bình - Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Giới trẻ đang mất phương hướng

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đề cập quá nhiều đến đời sống riêng tư, những câu chuyện kiểu giật gân câu khách về các sao trong giới sowbiz. Điều này ảnh hưởng lớn đến nhận thức và giá trị sống của giới trẻ trong cuộc sống hiện nay, khi họ thường nhìn vào các sao này như hình mẫu trong cuộc sống.

Trước đây, chúng ta thường lấy những hình ảnh của những con người anh hùng, dũng cảm, vượt khó làm động lực, sự hứng khởi, có sức hút, lan tỏa cộng đồng cho giới trẻ noi theo. Cuộc sống hiện nay với nền kinh tế thị trường và sự giải phóng cá nhân, đề cao "cái tôi” đã vô hình trung tạo ra quá nhiều hình mẫu ở mọi "địa hạt”. Những mặt trái đời sống của các hình mẫu này, đặc biệt là các ngôi sao trong làng giải trí đang hàng ngày được phơi bày trên mặt báo. Người ta nhìn thấy bên trong sự hào nhoáng của các sao là sự nhếch nhác, vị kỷ, thấp hèn. Những gương mặt tưởng là ngời sáng ấy bỗng dưng bị bới móc hoặc tự bộc lộ những mặt trái và "khuyết tật” trong cuộc sống của họ. Tất cả những điều đó khiến giới trẻ không chỉ bị khủng hoảng, bão hòa các hình mẫu, thần tượng, hình tượng mà còn bị mâu thuẫn, hỗn loạn và xung đột trong nhận thức, định hướng phát triển của mình.


http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/120/4_baochi3.jpg
TS Nguyễn Thị Kim Quý - Cố vấn tâm lý cao cấp: Báo chí đã góp phần làm "lệch chuẩn”

Đời tư của các sao, nghệ sĩ được các báo lá cải đưa lên quá nhiều, gây ra những lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ trong khi họ là những người nổi tiếng có ảnh hưởng nhất định đến công chúng.

Những thói hư tật xấu trong đời tư của sao được moi móc, phơi bày trên mặt báo sẽ vô tình định hướng sai cho giới trẻ. Đáng nhẽ họ phải được nhìn thấy những mặt tích cực, tốt đẹp, những nỗ lực vươn lên đạt được thành công của các nghệ sĩ thì ngược lại toàn là chuyện ăn mặc hở hang phản cảm, cặp bồ, yêu đương thoải mái. Nhiều bạn trẻ mặc định cho rằng những câu nói, hành động của thần tượng là rất bình thường và đương nhiên của cuộc sống. Điều nguy hiểm hơn là các bạn ngộ nhận nếu mình làm giống thần tượng mình cũng sẽ thành công và nổi tiếng. Giới trẻ đã không nhìn thấy được cái hay, sự đóng góp của các thần tượng cho xã hội mà "hấp thụ” những cái dở khiến lệch lạc cả về gu thẩm mỹ, nhân cách...


http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/120/4_baochi2.jpg
Ông Nguyễn Trọng An – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTBXH: Cần suy nghĩ nghiêm túc về cách đưa tin

Báo chí gần đây viết về hiếp dâm trẻ em, các tin giật gân nhiều đến mức khiến người dân nghĩ rằng việc bảo vệ trẻ em đang bị giảm sút nghiêm trọng. Việc báo chí đi quá sâu mô tả chi tiết nỗi đau của những nạn nhân vụ hiếp dâm là vi phạm quyền con người. Những hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em là đáng lên án nhưng thời lượng đưa tin, tần suất quá dày đặc trên các báo với những tình tiết giật gân, câu khách, miêu tả chi tiết đã làm nhiều gia đình đã phải đưa con đi khỏi quê hương; nhiều trẻ vị thành niên bị trầm cảm, chấn thương nặng về tâm lý.

Bên cạnh đó, việc các báo mạng, báo giấy đưa tin các sao giàu có đi ô tô tiền tỉ, mang trang sức, quần áo giày dép tiền tỉ khiến nhiều bạn trẻ nghĩ rằng đó là mục đích sống, giá trị của sự thành đạt. Nó khiến cho người trẻ nghĩ rằng chỉ cần có nhiều tiền sẽ sung sướng, nổi tiếng. Để kiếm ra nhiều tiền một số thanh thiếu niên đã chọn con đường làm giàu phi pháp, giết người cướp của. Tôi đi công tác địa phương thấy nhiều người nông dân nói "tờ báo này nội dung được nhưng bìa toàn đăng các cô gái không chồng mà chửa” mà giật mình. Tôi nghĩ đã đến lúc các tờ báo cần suy nghĩ nghiêm túc về cách đưa những thông tin kiểu này.

Hà Anh (ghi)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

http://dantri.com.vn/c25/...ach-thuc-giao-duc-noi.htm
Trào lưu du học sớm - thách thức giáo dục nội

Năm năm sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du học sớm ngày càng trở thành trào lưu, nhất là ở các đô thị lớn.
Phạm Tâm Anh là học sinh lớp 10A Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học giỏi, Tâm Anh còn tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giải ba Front The Most, cuộc thi tiếng Anh làm MC (dẫn chương trình) dành cho học sinh THPT và sinh viên Hà Nội do Trường Đại học Ngoại thương tổ chức. Tâm Anh cũng được chọn làm MC cho chương trình Sắc màu Chuyên Ngoại ngữ trong trường hằng năm.

Có một tình yêu rất lớn cho ngôi trường Tâm Anh đang học: “Trường em quá tuyệt vời”. Nhưng đến tháng 7 này, cô học sinh nhỏ nhắn với mái tóc ngang vai, đôi mắt to sáng, sẽ sang Mỹ tiếp tục học phổ thông.

Ở Mỹ, “phong cách giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện, không cần học nâng cao. Học sinh được định hướng hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội”, Tâm Anh tâm sự. “Trong nước, học sinh phải học 12- 13 môn một kỳ. Ở Mỹ, chỉ phải học 5- 7 môn một kỳ, và đa phần là tự học. Ở các nước, học sinh tự phát huy khả năng của mình”.

Sắp sang Mỹ, chỉ học ít môn nhưng Tâm Anh được cảnh báo sẽ phải lao động thực sự. “Học kết hợp với thực hành. Đó là những điều ở trong nước em thấy còn rất thiếu. Sang kia, em hy vọng sẽ tìm học bổng dễ dàng hơn cho chương trình đại học".
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://vietnamnet.vn/vn/g...an-karaoke--tay-vin-.html

Cô giáo dạy Sử mở quán karaoke 'tay vịn'
- Cậu bạn tôi cũng là giáo viên trẻ mắt buồn xa xăm: “Nhiều lúc nghĩ tới nghề giáo viên mà chạnh lòng. Cô có thời gian công tác lâu sao lại làm việc này? Đồng nghiệp, các trò sẽ nghĩ gì về cô?”

Một chiều giữa tháng 4, sau tiệc rượu mừng cô bạn cùng lớp cưới nhóm những thằng bạn thân hồi cấp III chúng tôi lang thang ra bờ hồ của thị trấn ngồi nhâm nhi cà phê tâm sự.

Chuyện đông chuyện tây mãi rồi cũng chán. Cả bọn tính chia tay thì cậu bạn nháy mắt “có chỗ này hay lắm. Quán cà phê này mới mở. Trên là quán karaoke, phòng đẹp giá rẻ lại có “tay vịn”. Thích thì rủ các em đi từ A đến Z”.



Quán cà phê, karaoke “tay vịn” của cô giáo dạy Sử.
Rồi nó bồi thêm: “Mà chủ quán còn là cô dạy Sử hồi cấp III của tao đấy”.

- Cô còn dạy hay đã nghỉ? – tôi ngạc nhiên hỏi.

- Còn – nó đáp gọn lỏn.

- Thật?

- Nói dối chúng mày tao được gì không mà hỏi vậy.

- Chẳng biết nhà trường, học sinh có biết chuyện cô mở quán không mày nhỉ? – cậu bạn giáo viên giọng ngập ngừng.

- Biết thì làm sao nào. Trừ khi cô bị người ta còng tay, bỏ tù.

Cả lũ vừa cười vừa lắc đầu ngao ngán. Chưa thể tin, tôi bắt nó dẫn ngay đến kiểm tra để lũ bạn ngồi lại tiếp tục chờ đợi kết quả.

Hơn 20h, đường ở thị trấn đã sáng đèn tự bao giờ. Quán xá nơi đây vẫn khá đông khách, chủ yếu là thanh niên, trai gái đi uống nước cà phê hay rủ nhau đi ăn quán vỉa hè.

15 phút sau chiếc xe máy của tôi và cậu bạn đã đỗ xịch gần cửa quán. Một ngôi nhà 3 tầng hình ống khá đẹp, nằm cách không xa bưu điện huyện nhưng nó nằm hơi sâu trong con ngõ chạy ra đường chính mới mở bụi mù vì đang làm dở dang.

Ánh đèn nhấp nháy, những bộ bàn ghế kê gọn gàng. Phía trong bà chủ quán đang ngồi cắn hạt dưa với một thanh niên mà chỉ nhìn qua cũng biết là người có “số má”.

Không biết vì chưa cuối tuần hay quán mới mở nên tối nay khá thưa khách, chỉ 1-2 người ngồi cà phê tầng dưới. Thấy tôi bước vào, cô chủ đi ra với áo quần cô nửa kín nửa hở giọng nhẹ nhàng: “Em vào hát à?”

Gương mặt còn ửng đỏ sau trận rượu ban chiều tôi gật đầu: “Có “tay vịn” không chị?”. “Có. Nhưng chỉ còn một em thôi. Mấy đứa đi làm rồi về quê cả rồi”.

Chừng như nghi ngờ vì thấy tôi hỏi nhiều lại khách lạ dù đáp lại hết nhưng chị có vẻ rụt rè: “Ở đây chỉ có tay vịn thôi. Mỗi em em trả cho họ 50.000đ. Muốn từ A-Z thì thỏa thuận rồi tìm nhà nghỉ. Bên chị không làm hết, sợ cảnh sát  sờ gáy lắm”.

Cũng qua lời chị ở quán này thường có 4-5 em chân dài sẵn sàng phục vụ khách khi được gọi. Đây không phải là “hàng” do chị chăn dắt mà chủ yếu qua quan hệ biết bởi các em còn phục vụ cho nhiều quán khác ở quanh khu vực.

Họ đến từ nhiều tỉnh thành từ Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số ở trong Nam “dạt” ra. Tuổi đời chủ yếu của các em mà chị thường gọi từ 1986 đến 1993.

Ngồi tỉ tê, chị cho biết mình mới thêm dịch vụ karaoke hơn 1 năm nay: “Trước chị chỉ tính mở cho vui. Bạn bè tới khuyên mở thêm quán hát nữa, thấy hợp quá nên làm thêm”. Hai phòng karaoke với sức phục vụ tối đa gần 30 khách khá tiện nghi đã được lắp đặt. Giá ở quê khá hợp lý, chỉ từ 70.000đ-100.000đ/giờ hát.

Có lẽ vì muốn hút thêm khách nên qua quan hệ chị đã dắt được một số em chân dài làm thân với quán của mình. Nhắc đến chuyện dạy học ở trường chỉ chị ậm ừ: “Tất cả cũng vì cuộc sống thôi em ạ. Môn Sử giờ thất thế, ai học đâu”.

Và dù thằng bạn đã gợi ý “nói khéo vào, cô chủ cũng sẵn sàng tiếp đấy. Bọn ở quê tao vào nhiều rồi” tôi vẫn không thể cất lời. Tôi ra về, lòng buồn rượi chị kịp rút điện thoai gọi “tao mệt về trước” để lại phía sau những lời trách móc của đám bạn.

Minh Minh


http://vn.news.yahoo.com/...91%E1%BB%99-20120427.html


“Bà mẹ đẻ” của tên lửa đạn đạo Ấn Độ

Thể thao và Văn hóa – Thứ sáu, ngày 27 tháng tư năm 2012
(TT&VH) - Cuối tháng 4 này, Ấn Độ đã khiến thế giới ngưỡng mộ khi phóng thành công quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Agni-V. Ít người biết rằng đứng sau thành tích lớn lao ấy là một người phụ nữ nhỏ bé tên Tessy Thomas, nhân vật đã lãnh đạo nhiều đồng nghiệp và cấp dưới là nam giới để giúp trao cho Ấn Độ một thứ vũ khí mang tầm chiến lược.

Tessy Thomas sinh ra ở Alleppey, bang Kerala, miền Nam Ấn Độ và đã đam mê tên lửa từ khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Kerala, bà tiếp tục học bằng thạc sĩ về tên lửa có điều khiển ở thành phố Pune.


“Con gái của Thần lửa”


Tessy Thomas nói: "Thế giới của những quả tên lửa chính thức mở ra với mình, sau khi tôi được lựa chọn là 1 trong 10 thiếu niên toàn quốc tham gia vào một chương trình của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) hồi năm 1985".


Sau khi gia nhập DRDO, Thomas làm việc dưới sự chỉ đạo của A.P.J. Abdul Kalam, kiến trúc sư trưởng chương trình phát triển tên lửa Ấn Độ, người về sau đã ngồi vào ghế tổng thống. Ban đầu bà tập trung vào nghiên cứu các hệ thống dẫn đường cho nhiều loại tên lửa Agni (tiếng Phạn có nghĩa là lửa). Về sau bà trực tiếp lãnh đạo bộ phận nghiên cứu tên lửa Agni.

Bà Tessy Thomas, "con gái của Thần lửa" đã chế tạo thành công Agni-V

Phiên bản Agni đầu tiên bay thử vào năm 1989. Dưới sự lãnh đạo của Thomas, Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa Agni-III với tầm bắn 3.500km hồi năm 2006 và giờ là Agni-V.

Với tầm bắn 5.000km - 8.000km và khả năng mang đầu đạn hạt nhân trọng lượng tới 1 tấn, Agni-V thực sự là một thứ vũ khí chết người. Nó có thể bắn tới toàn bộ châu Á, gồm cả các vùng cực Nam Trung Quốc, 70% diện tích châu Âu và các vùng khác. Một số nguồn tin quân đội Ấn Độ cũng nói rằng mức độ chính xác của Agni-V cao hơn nhiều các tên lửa thế hệ trước do nó trang bị hệ thống điều khiển và định hướng tốt hơn nhiều.

Mặc dù vẫn còn phải thử nghiệm, nhưng thành công ban đầu của Agni-V cho thấy Ấn Độ đạt được bước tiến dài trong công nghệ phát triển tên lửa. Và họ làm được như thế là nhờ những người như Thomas. Người phụ nữ được báo chí Ấn Độ ca tụng là "con gái của Thần lửa" này (Agni là tên của Thần lửa) vừa có cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi tờ Times of India để nói về cảm xúc của bà sau vụ phóng thành công Agni, cũng như công việc đặc biệt mà bà đang theo đuổi.

Khoa học không có rào cản giới tính


* Tên lửa Agni V đã phóng thành công, sau nhiều nỗ lực. Bà cảm thấy thế nào?

- Tôi thấy hết sức hài lòng. Đất nước cần một hệ thống phòng ngự như thế và tôi tự hào vì là thành viên một đội đã ghi nên lịch sử. Đây là quả tên lửa có vai trò thay đổi cuộc chơi, giúp mang tới cho Ấn Độ khả năng phóng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết, vũ khí chống tên lửa và thậm chí là cả tên lửa phục vụ mục đích thương mại. Đây là thế kỷ 21, các quả tên lửa hiện đại sẽ mang tới cho Ấn Độ chiều sâu chiến lược mà đất nước đang thiếu.
* Hãy nói về vai trò của bà trong việc phát triển Agni-V?

- Tôi bắt đầu bằng hệ thống dẫn đường và định hướng của tên lửa Tôi thiết kế hệ thống dẫn đường cho toàn bộ loạt tên lửa Agni. Rồi tôi chuyển sang nhiệm vụ thiết kế các tên lửa Agni. Chính tôi đã phát triển hệ thống dẫn đường và thiết kế nhiệm vụ cho tên lửa Agni-V.


* Bà là một lãnh đạo trong lĩnh vực tên lửa hiện nay. Việc một phụ nữ vươn lên vị trí hàng đầu có khó khăn lắm không?

- Không. Tôi đã được giao nhiệm vụ lãnh đạo dự án này và đã chứng minh được năng lực. Lãnh đạo và công nghệ là hai thứ không quan tâm tới giới tính. Khoa học không có rào cản giới tính.

Khoa học không cần biết kiến thức tới từ đâu, nó chỉ quan tâm tới sự sẵn sàng học hỏi và khả năng nắm bắt được những thứ mang tính cốt yếu. Nếu anh sẵn sàng đón nhận thử thách và học hỏi kinh nghiệm từ các thử thách, anh có thể làm khoa học.

Tôi không đối mặt với bất kỳ sự kỳ thị giới tính nào tại Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO). Thêm vào đó, chồng tôi là một người lính hải quân, vì thế anh ấy hiểu trách nhiệm trong các công việc tôi đang làm, cũng như tầm quan trọng của công việc. Con trai, gia đình, cha mẹ tôi, tất cả đều ủng hộ công việc của tôi.


* Nhưng trong lĩnh vực có nam giới chiếm đa số như công nghệ tên lửa, liệu có dễ dàng để khiến một nam cộng sự nghe lời bà không?


- Tôi nghĩ rằng họ lắng nghe và làm việc như mọi người khác. Mọi chuyện phụ thuộc vào cơ cấu lãnh đạo và công việc khoa học mà chúng tôi làm cùng nhau. Họ đều làm việc cùng nhau và hiểu rõ trách nhiệm của bản thân, trong khi tôi biết cách truyền đạt cảm giác trách nhiệm này. Chúng tôi làm việc cùng nhau và cả đội đã hợp lực để tạo nên các loại tên lửa.


* Bà có thông điệp gì gửi gắm cho những cô gái trẻ muốn tham gia khoa học?

- Có. Đó là sự sẵn sàng học tập, sẵn sàng nhận lấy thách thức quan trọng.

Nếu bạn tin tưởng rằng mình có thể làm khoa học tốt, bạn sẽ rất giỏi trên lĩnh vực này.

Khoa học là một chủ đề thu hút sự quan tâm lớn trong ngày hôm nay và nó cũng là yếu tố mang tính quyết tử trong công nghệ của chúng ta. Chúng ta đang thấy những con người sẵn sàng nghiên cứu khoa học ngay tại trường phổ thông, tại trường cao đẳng. Tôi cũng đã tiếp xúc với nhiều đứa trẻ không ít trong số đó đã tỏ ra sẵn sàng lựa chọn khoa học là mục tiêu của đời mình.

Tường Linh (tổng hợp)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/TCNG-1.jpg

TIẾC CÁI TÌNH NGƯỜI


Cái thời ăn bụng chả no
Xe đạp "cố vấn" phình to lốp xì
Đường nhỏ đủ mấy người đi
Gặp nhau cười nói hì hì chào nhau

Bây giờ đường lớn to cầu
Mà lòng hạn hẹp nát nhàu tình thương
Mạnh ai người nấy tranh đường
Đâm chèn va quệt ương ương chửi thề

Thi nhau bốn phía lao về
Nêm cho trật ních chẳng hề kém ai
Cùng hít bụi khói dài dài
Xe bò từng tí thoả tài lượn xe

Hãy thương lá phổi ta nghe
Nhường nhau sau trước đúng lề nội quy
Trước thoát sau thoáng dễ đi
Đừng tranh đừng lấn vội gì tắc thêm .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

ngh.mai đã viết:

“Bà mẹ đẻ” của tên lửa đạn đạo Ấn Độ

Thể thao và Văn hóa – Thứ sáu, ngày 27 tháng tư năm 2012
(TT&VH) - Cuối tháng 4 này, Ấn Độ đã khiến thế giới ngưỡng mộ khi phóng thành công quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Agni-V. Ít người biết rằng đứng sau thành tích lớn lao ấy là một người phụ nữ nhỏ bé tên Tessy Thomas, nhân vật đã lãnh đạo nhiều đồng nghiệp và cấp dưới là nam giới để giúp trao cho Ấn Độ một thứ vũ khí mang tầm chiến lược.
Tessy Thomas sinh ra ở Alleppey, bang Kerala, miền Nam Ấn Độ và đã đam mê tên lửa từ khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Kerala, bà tiếp tục học bằng thạc sĩ về tên lửa có điều khiển ở thành phố Pune.

Dương Nguyệt Ánh



Sinh năm 1960, chị là một phụ nữ Việt quốc tịch Mỹ với vai trò lớn trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Chị sinh ở Việt Nam, cùng gia đình sang Mỹ năm 1975.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Xa%20hoi%20va%20cuoc%20song/Woman/200px-Nguyet_Anh_Duong.jpg



Dương Nguyệt Ánh là dòng dõi cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, cùng vai vế với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và giáo sư Dương Thiệu Tống, trong khi nhiều người dựa vào tuổi tác cho rằng bà gọi hai người là bác. Trong gia phả họ Dương, mỗi đời con cháu đều dùng thống nhất một chữ lót khi đặt tên, bên nhánh nam thì lần lượt là Tự, Thiệu, Hồng, Nghiệp, nhánh nữ lần lượt là Hà, Nguyệt, Vân, Thúy. Ví dụ, chị có một người chị họ tên là Dương Nguyệt Thường (1901 - 1978) hơn chị 59 tuổi, là con gái của ông Dương Tự Trác, con thứ của Dương Lâm.

Dương Nguyệt Ánh tốt nghiệp Đại học Maryland ngành kỹ sư hóa học, khoa học điện toán và quốc gia hành chính. Sau đó chị làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ với chức Tổng giám đốc Khoa học và Kỹ thuật của Trung tâm Vũ khí Hải quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center) tại Maryland, tiểu ban chất nổ với nhiều giải thưởng. Chị từng là người đại diện cho Hoa Kỳ trong Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chị cũng là tác giả của bom áp nhiệt (thermobaric bomb).

Năm 2008 chị được bổ nhiệm làm Giám đốc An ninh Biên giới và Lãnh hải (Director of the Borders and Maritime Security division) thuộc nha Khoa học và Kỹ thuật (Science and Technology Directorate) của Bộ Nội an Hoa Kỳ (Department of Homeland Security).

Chị nhận giải Dr. Arthur Bisson Award for Naval Technology Achievement vào năm 2000, giải Civilian Meritorious Medal năm 2001 và giải Service to America Medal for National Security năm 2007.

(Nguồn: Wikipedia)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://www.youtube.com/wa..._GxUE&feature=related

Các Bạn hãy xem hết clip thông điệp Hoà Bình ! để cảm nhận và thấu hiểu chiến tranh và những kẻ âm mưu gây chiến tranh là một tội ác ghê gớm . Mong rằng qua clip này chúng ta hiểu được  tình hình hiện nay của hai quần đảo Trường Xa và Hoàng Xa.Các cụ xưa có câu nói " Biết người hiểu mình...".Chúng ta là những người dân yêu nước qua nhưng kênh thông tin đại chúng trước những diễn biến phức tạp tại các vùng biển đảo thì ai cũng thấy dòng máu nóng sôi nên. Trong đầu nhiều người ai cũng sẵn sàng ra chiến trận sẵn sàng hy sinh xương máu vì tổ quốc .
Hiện tại nhân dân Trung Quốc cũng vậy trước những thông tin tuyên truyền ở bên đó thì lòng yêu nước của họ cũng sôi sục chẳng kém gì nhân dân mình. Vì họ được nghe đài báo tuyên truyền các vùng biển và hải đảo là của nước họ mà việt nam mình đang lấn chiếm.Chính vì vậy dư luận và công chúng đang kích động chiến tranh giành lại biển đảo.
Chính vì vậy nhân dân mỗi nước nên bình tĩnh và cảnh giác trước những mưu toan của các thế lực xấu đang nhen nhóm hiềm khích và gây chiến tranh giữa hai nước và khu vực .
Khi chiến tranh nổ ra thì bao máu đổ đầu rơi ,cuộc sống cơ cực loạn lạc ly tan . Đất nước chúng ta đã trải qua bao cuộc chiến tranh với bao đau thương nên thật thấm thía .Bao cảnh thành phố làng quê đều bị tàn phá bởi bom đạn...
Hiện nay với sự hiện đại hơn nhiều về vũ khí khí tài cho nên mức độ tàn phá và khốc liệt của chiến tranh cũng ghê gớm gấp rất nhiều lần .   
 Các bạn hãy tưởng tượng mà xem khi chiến tranh xẩy ra
 khi ấy chúng ta sẽ ra sao ??? .

Chẳng người dân nước nào không yêu đất nước .

Chẳng quốc gia nào không trang bị những tiềm lực quốc phòng hiện đại và vững mạnh .

Chẳng ai có thể đứng ngoài khi chiến tranh nổ ra .

Chẳng ai được hưởng lợi khi chiến tranh trên nước mình...

Chúng ta hiện nay không đơn độc trong toàn nhân loại yêu chuộng hoà bình trên thế giới .

             CHIẾN TRANH TẤT CẢ LÀ CHẾT CHÓC VÀ ĐAU KHỔ ....

    CHỈ CÓ NHỮNG KẺ BÁN VŨ KHÍ LÀ ĐƯỢC HƯỞNG LỢI TỪ CHIẾN TRANH !


             CHÍNH VÌ VẬY NGƯỜI DÂN HÃY BÌNH TĨNH SÁNG SUỐT
                
              KHÔNG TIN NHỮNG ÂM MƯU KÍCH ĐỘNG CHIẾN TRANH !

                      HÃY SỐNG VÌ HOÀ BÌNH !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nghĩ về đạo lý dân tộc

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 30/04/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

- Cách đây 8 năm, cũng vào dip kỷ niệm 30 tháng 4, để trả lời câu hỏi “vì sao một đất nước tương đối nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ” Pino Tagliazucchi, nhà nghiên cứu người Ý, cố tìm “một điều gì đó không liên quan đến khoa học quân sự cổ điển..." rồi kết luận rằng đó chính là: "lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam, và cuộc đấu tranh vì độc lập là của tất cả mọi người.”

Đường nét cơ bản của đạo lý dân tộc mà chung ta đang nghĩ về được khởi phát ngay trong giai đoạn mở đầu thời kỳ tự chủ thoát khỏi ách Bắc thuộc, đặt cơ sở vững chắc cho nền độc lập. Vào buổi ấy, trong tuyên ngôn được xem như là "cương lĩnh dựng nước" của Khúc Hạo năm 907 đã khẳng định: "Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị" khiến cho "trăm họ đều được yên vui". Vào thời điểm lịch sử ấy, trong bài kệ "Vận Nước" [Quốc Tộ] của Thiền sư Pháp Thuận [915-990] cũng nói về khát vọng hòa bình, an lạc:

Vận nước đan xen với nhau như mây quấn
Đất trời Nam đang hưởng thái bình
Nếu triều đình thấm nhuần lẽ vô vi
Mọi nơi sẽ không còn chiến tranh


Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/04/29/16/20120429155809_Untitled-2.jpg
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
"thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, tình tương thân tương ái của con người,
sự độ lượng bao dung và lòng quý trọng từng nhân cách, tập hợp được đông đảo nhân dân,
động viên được công sức tài năng của mọi người, không bỏ rơi, không để sót một ai
"



Quả thật, nếu "Thiền tâm thấm tận triều đinh/ Thì nhân gian dứt đao binh đời đời" [Nguyễn Duy dịch thơ], khát vọng nhân văn cao cả ấy đã được ông cha ta nuôi dưỡng và ghi trên những trang sử vàng của dân tộc. Đương nhiên lịch sử cũng từng tô đậm những trang oanh liệt về ý chí quật cường, lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều đập tan những đạo quân xâm lược khiến chúng "ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi" [Cáo bình Ngô]

Trong cái thế "chẳng đặng đừng" của tình huống "gươm dơ lấy nước làm sạch, nước dơ lấy máu làm sạch", ông cha ta phải tuốt gươm. Cho dù "Thù nước chưa trả mà mái tóc đã sớm bạc, Bao phen mang gươm báu ra mài dưới ánh trăng" [Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma]* [[b]Đặng Dung. "Cảm hoài"[/b]]. Thế nhưng, khi "Giặc tan muôn thuở thanh bình" thì lại nghiệm ra rằng "Sông đây rửa sạch giáp binh... Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao" [[b]Trương Hán Siêu "Bạch đằng giang phú"[/b]] Nội hàm của khái niệm "đức" ở đây cần được hiểu là đạo lý truyền thống của dân tộc ta.

Đừng quên rằng, bài phú Sông Bạch Đằng được làm ra trong khí thế ngút trời của ba lần đại thắng quân Nguyên, ấy vậy mà kết thúc bài phú lại mượn ý của Đỗ Phủ "an đắc tráng sĩ vãn Thiên hà, tĩnh tẩy giáp binh trường bất dụng" [[b]ước gì được tráng sĩ kéo sông Ngân hà xuống, rửa sạch giáp binh mãi mãi không dùng nữa[/b]] để nói lên cái khát vọng hòa bình, an lạc thấm đẫm triết lý nhân văn của ông cha ta.  Chẳng thế mà cùng thời điểm với bài phú của Trương Hán Siêu, với "Trảm xà kiếm phú", Sử Hy Nhan cũng từng viết: "sinh ở thời văn minh không nên bàn về uy vũ, sống ở thời thịnh trị chớ có nói chuyện chiến tranh". Trong mạch tư duy ấy, bài phú kết thúc bằng mấy câu thơ :

Kiếm này! Kiếm này! Là vật chẳng lành
Thánh nhân túng thế mới dùng mi, đâu phải vật quý
Ôi! Thánh triều ta sùng thượng văn học
Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị
Nếu có kiếm chừ, dùng đến mà chi.
(1)

Càng ngẫm nghĩ kỹ về những câu thơ này, càng ngộ ra được cái tầm cao của một suy tư thể hiện bản lĩnh văn hóa của một dân tộc "vốn xưng văn hiến đã lâu" như Nguyễn Trãi từng chỉ ra trong áng văn bất hủ vốn được xem là "Tuyên ngôn Độc lập" thế kỷ XV. Vì thế, cần hiểu rẳng nội hàm của khái niệm "sùng thượng văn học" nói ở đây chính là đề cao văn hóa, là hiểu rõ bản lĩnh truyền thống dân tộc đã xây đắp nên nền văn hóa Việt Nam. Và đó chính là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam.

Cách đây 8 năm, cũng vào dip kỷ niệm 30 tháng 4, để trả lời câu hỏi “vì sao một đất nước tương đối nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ” Pino Tagliazucchi, nhà nghiên cứu người Ý, cố tìm “một điều gì đó không liên quan đến khoa học quân sự cổ điển... " rồi kết luận rằng đó chính là: "lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam, và cuộc đấu tranh vì độc lập là của tất cả mọi người.” (2)

Ở vào vị thế địa-chính trị ngặt nghèo của "trứng chọi đá", phải thường trực cảnh giác với tham vọng bành trướng của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhân dân ta luôn phải dùng yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều. Vì vậy, để có sự đồng thuận cả nước một lòng, phải tìm mọi cách phát huy đến mức cao nhất tinh thần đại đoàn kết.

Có thể nói, “đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng chính trị lớn, đồng thời là một đạo đức lớn…Tư tưởng và đạo đức ấy coi đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc ta từ ngàn xưa , là sức mạnh vô địch của cách mạng nước ta hiện nay và sau này. Tư tưởng và đạo đức ấy thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, tình tương thân tương ái của con người, sự độ lượng bao dung và lòng quý trọng từng nhân cách, tập hợp được đông đảo nhân dân, động viên được công sức tài năng của mọi người, không bỏ rơi, không để sót một ai" (3). Càng thiết thực và có ý nghĩa trực tiếp hơn khi hiểu rằng bài học đại đoàn kết dân tộc cũng là bài học của "tinh thần hòa hợp dân tộc", bài học về "sự độ lượng bao dung và lòng quý trọng từng nhân cách", do vậy mà "tập hợp được đông đảo nhân dân, động viên được công sức tài năng của mọi người, không bỏ rơi, không để sót một ai".

Để sáng tỏ hơn nữa điều này, cần nhắc lại ở đây tư tưởng chỉ đạo trong bức thư năm 1972 của Lê Duẩn "Gửi Trung ương Cục miền Nam về những công tác cấp bách ở miền Nam sắp tới": "Theo tinh thần hòa hợp dân tộc, cách mạng chủ trương "đại xá" đối với những người đã tham gia các tổ chức chính trị hoặc vũ trang của địch. Tất cả những ai thấy được tội lỗi, đoạn tuyệt với quá khứ, quay về đường ngay lẽ phải, đều có chỗ đứng trong lòng dân tộc...Chính sách của chúng ta lấy nhân nghĩa để cảm hóa, lấy khoan hồng để đối xử, tuyệt đối không báo oán, trả thù" (4).

Sau này, khi nhắc lại tư tưởng ấy, Võ Văn Kiệt day dứt với những suy tư: “Sau 30.4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”. Sau ba mươi năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó”. (5)

Những suy tư  ấy của một người thường trực đứng nơi đầu sóng ngọn gió của cuộc chiến đấu khốc liệt thấm đẫm tính nhân văn trong truyền thống Việt Nam. Ông thẳng thắn nói lên một sự thật mà không phải ai cũng dám nhìn thẳng vào sự thật ấy để đưa ra những quyết sách : “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu..." Chính vì thế …"nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do thù hận vì bại, kiêu vì thắng thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế ?” (6)

Những ý tưởng cao đẹp dẫn ra ở trên, nghĩ cho kỹ, chính là sự kế thừa một cách trung thực và sáng tạo truyền thống nhân ái và khoan dung của ông cha ta, khởi đầu từ "cương lĩnh dựng nước" nhắc ở trên, cội nguồn của ý chí và sức mạnh dân tộc. Xin chỉ gợi vài ví dụ.

Đại Việt sử ký toàn thư. Quyển X. Kỷ Nhà Lê đã chép chỉ dụ của Lê Thái Tổ : “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. ... tha mạng sống cho ức vạn người để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép, tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?”. Cũng Đại Việt Sử ký. Quyển V. Kỷ Nhà Trần chép: "Trước kia, khi người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi...".

Vào thế kỷ XVIII, Nguyễn Huệ, người đã đánh tan hai mươi vạn quân xâm lược trong vòng mười ngày đã từng nói với Ngô Thời Nhiệm: "nay ta đến đây tự đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kế cả rồi... nhưng nước Thanh lớn hơn nước ta đến mười lần, bị thua chắc phải tìm cách rửa hận. Nếu cứ để binh lửa liên miên, thực không phải là phúc của nhân dân, lòng ta sao nỡ. Vì vậy, sau khi thắng trận phải khéo dùng từ lệnh thì mới dập tắt được lửa binh". "Gò Đống Đa" với bài văn tế những tên xâm lược xấu số là một biểu hiện sống động của "từ lệnh" đó: "Nay ta cho thu nhặt xương cốt chôn vùi. Bảo lập đàn bên sông cúng tế. Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc. Xuất của kho đắp điếm đống xương khô. Hồn các ngươi đừng vất vưởng dưới trời Nam. Hãy lên đường quay về nơi hương chỉ". Chỉ nửa năm sau "sự kiện Đống Đa", Quang Trung đã lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh!

Kế thừa và đẩy lên đỉnh cao truyền thống nhân ái và khoan dung ấy, Hồ Chí Minh đưa thêm nội dung dân chủ và tự do vào trong đó để chỉ ra tính chất "huynh đệ tương tàn" trong "cuộc chiến tranh giữa những người cùng theo đuổi một lý tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái và chế độ dân chủ".  Trong thư trả lời bà Chossis trong Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp viết ngày 22.9.1946 có đoạn: "Trong khi một bà mẹ Pháp thương khóc đứa con mình thì có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam vừa thương khóc những người con bị giết, lại vừa đau xót vì nỗi nhà tan, cửa nát... Phải chấm dứt cuộc huynh đệ tương tàn này. Người Việt Nam và người Pháp chúng ta cũng theo đuổi một lý tưởng giống nhau: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Chúng ta cùng có mục đích giống nhau là chế độ dân chủ... Theo tinh thần “bốn bể đều là anh em”, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam.

Đối với tôi, sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt Nam đều đáng quý như nhau. Hỡi các bà mẹ Pháp! Tôi kêu gọi tinh thần yêu nước cao quý và tình mẫu tử của các bà. Các bà hãy giúp chúng tôi ngăn chặn những hiểu lầm và mau chóng gây dựng mối tình hữu nghị và tinh thần hoà hợp giữa các con em chúng ta".
(7)

Đừng quên rằng ở đây, đối tượng của bức thư là người Pháp, tác giả là người thấm nhuần văn hóa và triết lý phương Đông nhưng lại hiểu biết sâu sắc văn hóa Pháp nói riêng và văn hóa phương Tây nói chung, nội dung của bức thư nói lên điều đó. Đối với những người con của các bà mẹ Pháp cũng như đứa con của các bà mẹ Việt Nam từng đứng ở hai chiến tuyến đối địch mà Hồ Chí Minh vẫn dùng khái niệm "huynh đệ tương tàn" để kêu gọi lương tri của những người mẹ nói riêng và của cả hai dân tộc nói chung vì "tình yêu nước và tình mẫu tử" mà đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/04/29/16/20120429155809_2.jpg
Phật đã từng dạy:
Nước mắt nào cũng cùng một vị mặn, máu của người nào cũng cùng một màu đỏ



Thì chẳng phải Đức Phật đã từng dạy: “Nước mắt nào cũng cùng một vị mặn, máu của người nào cũng cùng một màu đỏ” đó sao. Triết lý ấy bắt gặp tư tưởng nhân văn cao cả của người Việt Nam ta "thương người như thể thương thân", nội dung cốt lõi của đạo lý truyền thống dân tộc.  Phải từ tầm cao văn hóa đó mới có được lời lẽ chân tình và xúc động trong bức thư nói trên. Cũng nên biết thêm rằng, bức thư này Bác viết ngay trên chiến hạm Durvin của Pháp trên đường về nước.

Ngày 30 .4. 1975, non sông quy vào một mối, cột mốc chói lọi tô điểm thêm vào trang sử vàng của những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa xưa kia để hiểu thêm về nội dung "sùng thượng văn học" thấm đẫm triết lý nhân văn trong đạo lý truyền thống dân tộc nhân văn để nhớ lại lời răn dạy của ông cha: "chính sự cốt chuộng sự khoan dung, giản dị", ngọn nguồn của tư tưởng "khoan sức cho dân, lấy kê sâu rễ bền gốc, đấy là thượng sách để giữ nước" trong lời căn dặn của Đức Thánh Trần, mà mỗi người Việt Nam, trước hết là những người gánh trọng trách quốc gia phải ghi nhớ nằm lòng. Đấy không chỉ là kế sách giữ nước, đấy chính là đạo lý dân tộc.

Tương Lai

_________

Chú thích :

1. Hợp tuyển Thơ Văn Việt Nam thế kỷ X.thế ky3XVII. NXB Văn học.Hà Nội 1976, tr. 180 2. Báo Tuổi Trẻ ngày 21.4.2004, tr.15

3 Phạm Văn Đồng. “Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh” NXBCTQG. Hà Nội 1998, tr. 186

4. Lê Duẩn "Thư vào Nam". NXB Sự Thật. Hà Nội. NXB Sự thật, Hà Nội 1986, tr.342.

5 và 6 . Võ Văn Kiệt, Người thắp lửa. NXB Trẻ, 2010, tr.468, 481

7. Hồ Chí Minh toàn tập,Tập 4, NXBCTQG. Hà Nội.1995. tr.303
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Kết luận nguyên nhân cháy xe gây lo lắng

Bài đăng trên báo Đất Việt 10:12 AM, 29/04/2012

Sau gần một năm chờ đợi kết luận nguyên nhân cháy xe, ngay cả khi “hệ thống” các bộ chuyên ngành vào cuộc nhưng kết luận về nguyên nhân cháy nổ xe đã không làm người dân cảm thấy yên lòng.

PGS.TS Đinh Ngọc Ân Trưởng khoa Cơ khí Động Lực, Trưởng bộ môn Công nghệ ôtô trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, sau khi nghe được kết quả công bố bày tỏ sự bức xúc: Cách công bố rất “ỡm ờ”, ít nhiều đã có manh mối nhưng đã không được công bố.

“Ỡm ờ” kết luận

Kết luận của Bộ Công an về nguyên nhân của 209 vụ cháy đã được điều tra của năm 2010 và 2011 có 30,25% số vụ là do chập điện, 15,1% do sự cố kỹ thuật, 9,8% do sơ suất, 4,63% do TNGT và 4,32% do đốt. Trong 25 vụ xảy ra 3 tháng đầu năm nay đã làm rõ nguyên nhân có 9 vụ do chập điện, 6 vụ do sơ suất, 5 vụ do sự cố kỹ thuật, 4 vụ do TNGT và 1 vụ do đốt. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, đây thực chất chỉ là con số thông kê chứ chưa phải mang tính điều tra.

PGS.TS Đinh Ngọc Ân bình luận, kiểu công bố “ỡm ờ” sau chừng đó thời gian thể hiện sự thiếu nhiệt tình của cơ quan quản lý nhà nước, hay đằng sau có sự “nhạy cảm” nào đó mà các chuyên gia và giới truyền thông chưa biết. Ai cũng có thể nhìn một thực tế khi hơn một năm qua hiện tượng cháy, nổ xe xảy ra rộ hơn. Nếu nói về yếu tố chập điện, chuột cắn dây hay sự cố kỹ thuật thì đáng ra hiện tượng này phải xảy ra thường xuyên từ trước chứ không chờ đến bây giờ mới có những chuyện đó.

http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/04/30/chay-xe1.jpg
Một vụ cháy xe máy trên cầu Chương Dương



PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự bức xúc: Tại sao trong hai năm trở lại đây số lượng cháy xe lại tăng đột biến? Bên cạnh các nguyên nhân thông thường, liệu có thể do xăng?. Một điều nữa, các xe đã cháy cũng không cùng năm, cùng hãng sản xuất, cùng nơi bảo trì... và nhìn xem những phương tiện đó như thế nào ở những nước khác…

Ông Đỗ Ngọc Huy, Giám đốc Công ty vật liệu Polymer, một chuyên gia về vật liệu cũng theo đuổi câu chuyện cháy xe từ những ngày đầu. Khi biết được kết luận nguyên nhân cháy xe ông cũng bày tỏ sự thất vọng: “Hình như các cơ quan quản lý nhà nước đang bị “rối”. Nếu thực sự để an lòng dân và “nắn gân” những kẻ kinh doanh phi pháp bỏ tiền lợi vào túi chắc cũng không quá khó.

Đợi kết quả “sáng” hơn

PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự vẫn bảo vệ quan điểm của mình là vẫn khẳng định, đúng là có những nguyên nhân như chập điện, sự cố kỹ thuật… song vẫn đeo bám “nghi can” là nhiên liệu. Theo PGS Hùng, có nhiều cơ chế để dẫn đến cháy nổ nếu xăng thực sự không đảm bảo chất lượng. Rõ ràng, xăng không đạt chất lượng mới dẫn đến hỏng đường dẫn, gioăng rồi “chờ dịp” bùng cháy lên.  Như vậy, khi cháy xe, rõ ràng là xăng chỉ là nguyên nhân gián tiếp, khi gặp nhiệt độ cao, chập điện… mới bùng cháy. Ở đây lại lùng bùng giống câu chuyện con gà đẻ ra trứng hay quả trứng nở ra con gà (?!).

Dù không “bênh vực” cho xăng, song ông Đỗ Ngọc Huy cũng đưa đề xuất để thêm hướng nghiên cứu đó là các dây dẫn từ bình điện. Ông cho rằng, cần kiểm tra các bó dây dẫn của ô tô và xe máy để biết lớp vỏ nhựa cách điện đã làm việc như thế nào.

Ông Huy cũng khẳng định, nếu xăng đạt tiêu chuẩn sẽ không sao, tuy nhiên khi xăng pha không đúng tỷ lệ một chất được gọi là chống kích nổ. “Chất này nếu pha sai tỷ lệ thì sẽ là dung môi làm hỏng các phớt của xe dẫn đến rò rỉ xăng. Nếu rò rỉ khiến xăng bốc hơi thì không cần có tia lửa điện (nghĩa là điện bị chập) mà chỉ cần xe ở nhiệt độ cao nhất định đã có thể bốc cháy”.

Dù thế nào, giới chuyên môn và người dân vẫn mong đợi một kết quả “sáng hơn”.

Bích Ngọc
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối