Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Tuấn Khỉ đã viết:
Trao đổi với nhà báo Thái Duy:

Về giải pháp chống tham nhũng

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (14/03/2012)

Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì quá lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/74/2012_74_T12_Anh.jpg
Hồ Chủ tịch nói chuyện tại một lớp chỉnh huấn
năm 1952 tại Việt Bắc - Ảnh: T.L



Kính thưa nhà báo Thái Duy (tức nhà văn Trần Đình Vân).

Tôi là Đào Ngọc Đệ, Giảng viên đại học, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, là bạn đọc thường xuyên và cộng tác viên của báo Đại Đoàn Kết.

Thưa bác, tôi đã đọc kỹ bài viết "Chống tham nhũng để củng cố "cái nóc” của bác, trên báo Đại Đoàn Kết, số 69, ra ngày 9-3-2012, trong mục: "Tham vấn- Phản biện”. Thông qua báo Đại Đoàn Kết, tôi xin được trao đổi với bác, tác giả bài viết nêu trên.

Thật ra, tôi dùng chữ "trao đổi” với bác là không "chuẩn”, là "phạm thượng”. Thật vậy. Bác là nhà báo lão thành, là nhà văn nổi tiếng, là một cây bút trụ cột của báo ĐĐK đã mấy chục năm nay. Tôi là thế hệ sau, làm sao xứng để "trao đổi” với bác. Nói đúng ra là tôi xin "thưa chuyện” với bác, để bày tỏ những cảm nghĩ của tôi về bài báo nêu trên (cũng như các bài viết khác của bác đăng ở báo ĐĐK, trên mục Thời luận và Tham vấn - Phản biện), và cũng để bàn luận thêm về vấn đề bác nêu.

1. Thưa bác, tôi phải nói ngay rằng: Tất cả các bài viết của bác về xây dựng, chỉnh đốn Đảng- mà cốt lõi là chống tham nhũng- tôi đều đọc một cách chăm chú và tôi rất đồng tình về những điều bác phân tích, bình luận. Tôi nghĩ, điều bức xúc lớn nhất ở đất nước ta hiện nay là nạn tham nhũng, tệ lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa dân của "một bộ phận không nhỏ” cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương. Nó chẳng những không hề giảm bớt, mà ngày càng gia tăng cực kỳ nghiêm trọng; không chỉ ngày càng tinh vi, đa dạng mà nhiều lúc còn công khai đến mức như một sự "đặc quyền” (?) của nhiều cán bộ có chức quyền ở các cấp, các ngành, các địa phương. Nó cũng như một sự "thách thức” nhân dân, "thách thức” công lý và công luận! Điều đó làm không ít đảng viên và đông đảo nhân dân vô cùng bất bình! Tham nhũng đã đẻ ra nhiều tệ nạn xã hội nghiêm trọng và sự suy thoái đạo đức xã hội, gây bất ổn định xã hội. Nói cách khác: Quốc nạn tham nhũng là "cha đẻ” của nhiều tệ nạn xã hội và làm cho xã hội không còn kỷ cương, phép nước. Cho nên, muốn chỉnh đốn Đảng, để làm cho Đảng được trong sạch, từ đó xây dựng được niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, đưa nước ta tiến tới văn minh, giàu mạnh- thì trước hết và luôn luôn phải quyết liệt chống, tiến tới diệt trừ nạn tham nhũng! Vì vậy, báo chí vẫn cần viết bài về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền và tệ xa dân. Đấy là sứ mệnh của báo chí chân chính, là hợp ý Đảng lòng dân.

2. Vấn đề "nhìn thẳng vào sự thật”, "nói đúng sự thật”, thì thưa bác, cách đây ngót một thế kỷ (ngót 100 năm), lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và của Đảng CS Liên Xô, V. Lênin đã nói rồi. Và cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc” (bút danh X.Y.Z) rồi! Các kỳ Đại hội Đảng lần trước cũng đã nói rồi. ĐH Đảng XI và Hội nghị TƯ 4 đã tiếp tục đề cập vấn đề này. Do bệnh "thành tích” mà người ta cứ tưởng tượng ra các con số hồng mà "ảo”, thậm chí báo cáo những thành quả ... chưa diễn ra. Bên cạnh đó do sợ lãnh đạo cấp trên cho nên trong phê và tự phê bình trong Đảng, người ta né tránh, ngại nói khuyết điểm, thiếu sót của người khác... Cho nên, như Cụ Hồ đã nói trong "Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947), rằng: trong Đảng và các cấp chính quyền, có hiện tượng "làm ít, xuýt ra nhiều”, có bệnh "báo cáo không thật thà”! Mọi sự trì trệ, cũng do đó mà ra. Bây giờ càng cần "nhìn thẳng vào sự thật”, phê bình và tự phê bình "không nể nang, né tránh” cũng là để thực hiện lời Cụ Hồ đã dạy, là thực hiện những việc mà các Đại hội của Đảng đã đề ra.

3. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước không nói đến "vùng cấm”. Luật pháp các nước tiên tiến Âu - Mỹ không có "vùng cấm”. Xã hội và công dân đều "thượng tôn pháp luật”. Nguyên thủ quốc gia hay các quan chức khác, nếu mắc sai phạm, thì đều bị đưa lên công luận, bị đưa ra tòa; việc cách chức, từ chức là chuyện bình thường. Cương lĩnh được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì vẫn lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.

4. Lại nói đến việc "Sửa đổi cơ chế” (cơ chế các loại) để chống tham nhũng. Ông Phạm Văn Chung cũng nói điều này, trong bài "Để chỉnh đốn Đảng thành công, cần đổi mới cơ chế quản lý, điều hành” (Báo ĐĐK, số 70, ra ngày 10-3-2011). Rất nhiều người khác cũng đã đề cập điều này trên nhiều tờ báo. Tôi cho rằng, không nên đổ lỗi hoàn toàn do cơ chế! Thưa bác Thái Duy, "cơ chế” do ai đề ra? Do con người đề ra mà thôi. Lỗi đâu phải chỉ ở cơ chế, mà chính là lỗi của những con người tạo ra cơ chế và lợi dụng cơ chế. Nói cách khác, do một bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, và thêm vào đó là sự yếu kém về trình độ văn hóa- khoa học, mà người ta đã xây dựng nên một cơ chế không khoa học, không hệ thống, không hợp lý... Lấy ví dụ, khi bàn bạc, quyết định về quản lý giá xăng dầu, cơ chế về quản lý đất đai, vấn đề bù giá, bù lỗ... thì ngành nào, địa phương nào thấy có lợi là "OK”, thấy bất lợi và bị phê phán thì cùng nhau né tránh; hay là Đảng bộ của một trường Đại học hiện nay trực thuộc Đảng bộ cấp huyện- địa phương nơi trường đóng; v. v.... dẫn đến việc cách chức ai đó là "rất khó”, kết nạp Đảng cũng không khách quan, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, không rõ trách nhiệm của người đứng đầu v.v...

5. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 (khóa XI) nêu lên trách nhiệm của người đứng đầu, nêu phương châm phải làm từ trên xuống, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải làm gương, thực hiện trước là hết sức đúng. Việc này từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và từ năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã nói rồi. Như thế cũng có nghĩa là đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ mấy chục năm nay, nói nhiều, nhưng làm chưa đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó là xử lý kỷ luật không nghiêm minh, có "vùng cấm” (nêu trên). Vì thế, thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 có hiệu quả thiết thực, cụ thể, thì mới là điều nhân dân trông đợi, mới có được niềm tin của nhân dân.

6. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 nêu ra phương châm "nhìn thẳng vào sự thật”, phê và tự phê bình "không nể nang, né tránh”, điều đó rất đúng nhưng thưa bác: "Liệu có ai đủ can đảm để vạch ra (những khuyết điểm) của "một bộ phận không nhỏ” ấy”! Đây là điều băn khoăn của nhân dân, được GS, NGND Nguyễn Lân Dũng viết trong bài "Bước đột phá mới trong công tác xây dựng Đảng”, đăng báo ĐĐK, số 60, ra ngày 29-2-2012. Mấu chốt của sự thành công là phải thực sự có phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong các tổ chức Đảng, để vạch rõ, "một bộ phận không nhỏ” đó rồi xử lý kỷ luật nghiêm minh, kể cả cách chức, ra toà, bất kể người đó là ai. Sự thật thì, vạch ra những người tham nhũng không hề khó. Chỉ nhìn vào đồng lương, rồi đối chiếu với số tài sản thực tế của họ cũng có thể là phát hiện ngay. Việc đó cũng rất cần dựa vào Dân không phải chỉ vào những người được "lựa chọn”.

7. Thưa bác Thái Duy, tôi thiển nghĩ, đã là cán bộ lãnh đạo, tức là những người đại biểu của Dân, của Đảng, thì phải thực sự làm việc vì Dân, phải yêu nước, thương dân. Chức quyền đã có, bổng lộc và chế độ chính sách đã tạo cho họ cuộc sống đầy đủ, sung mãn mọi điều, cớ sao một số cán bộ lại ức hiếp dân (như vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, v. v...) và cớ sao không làm những việc ích nước lợi dân? Làm những việc ích nước lợi dân, chỉ tăng thêm giá trị và uy tín của mình, để Dân tin cậy, thậm chí là Dân kính trọng, biết ơn! Thế thì còn gì sung sướng, hạnh phúc, vinh quang hơn! Thế mới để được phúc cho con cháu mình sau này...

Những bài báo bác Thái Duy viết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đăng báo Đại Đoàn Kết là những bài rất đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, rất hợp lòng dân. Tôi yêu thích, đồng tình với những bài viết tâm huyết của bác, và rất hoan nghênh Ban Biên tập báo ĐĐK đã đăng những bài này (và các bài của mục Tham vấn- Phản biện của các tác giả khác). Kính chúc nhà báo Thái Duy mạnh khỏe, sống lâu, viết nhiều bài báo hay hơn nữa. Nhân đây, tôi kính chúc sức khỏe và sự thành công của Ban Biên tập, của báo Đại Đoàn Kết- một trong những cơ quan báo chí luôn luôn phản ánh những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân tin cậy.

ĐÀO NGỌC ĐÊ
GIẢI PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG THÌ CÓ HÀNG TẤN, CHỈ MỘT LÍ DO DUY NHẤT MÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC VÌ HỌ KHÔNG MUỐN CHỐNG MÀ THÔI!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nguyễn Bá Hoà đã viết:
http://vn.news.yahoo.com/...B5ng-60-70-183406306.html

Ô TÔ CÁ NHÂN sẽ “cõng” 60-70 triệu đồng phí/năm?
VTC NewsVTC News – Thứ tư, ngày 14 tháng ba năm 2012

 

Theo dự kiến, phí lưu hành 20-50 triệu đồng/xe ô tô/năm; phí cho quỹ bảo trì đường bộ 180.000-1,4 triệu đồng/xe ô tô/tháng.

>> Ô tô mang biển số xanh chở gỗ lậu
>> Sẽ đuổi việc tài xế cho trẻ nhỏ "lái taxi"

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GTVT khẩn trương trình phương án về phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân. Tới đây, nếu các phương án phí do Bộ GTVT soạn thảo được thông qua thì một chiếc xe ô tô có thể sẽ phải đóng phí 60-70 triệu đồng/năm mới được lăn bánh.

Sắp có ba loại phí mới?

Theo đề xuất của Bộ GTVT, để hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông sẽ tiến hành thu phí lưu hành đối với xe chín chỗ ngồi trở xuống với mức phí 20-50 triệu đồng/năm. Đồng thời, thu phí 500.000-1 triệu đồng/năm đối với xe máy ở năm TP trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng).

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm là 30.000 đồng/lượt đối với xe ô tô chở người đến bảy chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại như xe tải, xe chở người lớn hơn bảy chỗ ngồi…

Sắp tới, nếu các đề xuất của Bộ GTVT được chấp thuận thì mỗi xe ô tô sẽ phải tốn gần trăm triệu đồng tiền phí mới …


Không chỉ có hai loại phí trên, hiện Bộ GTVT cũng đã trình Chính phủ xem xét thông qua đề án Quỹ bảo trì đường bộ, với mức thu dự kiến là 180.000-1,4 triệu đồng/tháng đối với xe ô tô và 80.000-150.000 đồng/năm đối với xe máy.

“Đề án trên cơ bản đã được Chính phủ chấp thuận và sẽ được ban hành trong thời gian tới” - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay.
Phí “thập diện mai phục”

Trao đổi với PV, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), cho biết các mức phí trên mới chỉ được Bộ GTVT khởi thảo và chưa thống nhất cụ thể.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết thêm khi xây dựng phương án thu phí lưu hành phương tiện, Bộ GTVT có mời Bộ Tài chính và các bộ, ngành tham gia góp ý kiến. Sau đó, Bộ GTVT đã tiến hành tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để hoàn chỉnh dự thảo.

“Hiện Bộ GTVT vẫn là đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo chứ không phải Bộ Tài chính. Sau khi dự thảo được hoàn chỉnh thì Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến trước khi trình Thủ tướng” - bà Mai nói.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, cho rằng nếu tất cả các đề xuất trên được ban hành thì tới đây một chiếc xe sẽ phải “cõng” hàng chục thứ phí. Cụ thể, ông Hùng tính toán, hiện nay ở Hà Nội mức phí trước bạ đối với ô tô chở người đã là 20%, lệ phí cấp biển ô tô 20 triệu đồng.

Như vậy, chỉ tính riêng hai khoản này thì một chiếc xe có giá 400 triệu đồng cũng đã tốn 100 triệu đồng tiền phí. Thêm vào đó, muốn lăn bánh mỗi năm còn phải đóng 20 triệu đồng tiền phí lưu hành, khoảng 2-16 triệu đồng cho quỹ bảo trì đường bộ rồi hàng loạt những khoản tiền khác như phí xăng dầu 1.000 đồng/lít, phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít, thuế môi trường 1.000 đồng/lít, phí kiểm định, phí bảo hiểm… “Phí nhiều như thế e rằng ô tô, xe máy khó mà “cõng” nổi” - ông Hùng e ngại.

Tận thu chứ khó giảm được ùn tắc

“Việc có quá nhiều loại phí đánh vào ô tô, xe máy mang nhiều ý nghĩa tận thu chứ không giải quyết được vấn đề ùn tắc” - ông Hùng nhận xét và cho rằng để giảm được sự phát triển xe cá nhân thì Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các biện pháp như cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển vận tải hành khách công cộng.

“Hiện nay do giao thông công cộng chưa phát triển nên người dân vẫn buộc phải sử dụng xe máy đi làm hoặc buôn bán mưu sinh. Nay chỉ vì những lý do chính đáng đó mà bắt họ phải đóng phí 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là không hợp lý, sẽ gây khó khăn cho người dân, nhất là người nghèo” - ông Hùng phân tích.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, việc thu phí lưu hành phương tiện cá nhân là để thu trực tiếp vào đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe, không ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số người dân hiện nay.

Tuy nhiên, ông Hùng lại nghĩ khác: “Chúng ta không thể nói rằng số tiền đóng phí đó là ít, không đáng là bao. Bởi nhiều cái ít đó cộng lại sẽ là một khoản tiền lớn, mà nhiều gia đình chưa chắc chi trả nổi.

Theo tôi, đã xây dựng quỹ bảo trì đường bộ rồi lại còn thêm phí lưu hành phương tiện nữa sẽ là không hợp lý, phí chồng phí. Do đó, Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần cân nhắc, hoặc có thu thì mức phí nên thấp hơn mức 20-50 triệu đồng và không nên thu phí lưu hành đối với xe máy”.

Theo Pháp luật TP.HCM
Sao lắm bác cứ hay phản đối các quyết sách vô cùng sáng suốt của quan trên thế nhỉ ? Không thu tiền thì lấy gì mà... sửa đường. Động một tý là các bác lại kêu đường xấu, đường nứt, lún, ổ trâu, ổ voi...bé bằng cái ổ gà cũng kêu. Thu thêm tiền của các anh có ô tô xe máy là đúng quá rồi còn gì ? Toàn dân triệu phú cả. Có cái xe máy nào mới ra lò bán mấy trăm nghìn đâu. Dân triệu phú ở ta bây giờ máy nào đếm cho xuể. Anh đã là triệu phú phải chia sẻ khó khăn với nhà nước chứ. Rồi đến lúc để công bằng, bất kể ai đi bằng phương tiện gì đều phải nộp phí mới đúng. Tự nhiên có đường cho anh đi à? Ở VN dù đường bé, kém chất lượng cũng phải mấy chục tỷ mới được 1 km chứ bỡn à. Ô tô, xe máy, xe đạp... thu phí tất. Anh đi bộ cũng phải thu. Tóm lại anh nào có chân, có phương tiện tham gia giao thông là thu tất tần tật. Mà thu càng nặng càng có lợi nhiều bề: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân, bớt đi lại lung tung, ai có việc bất khả kháng hãy mò ra đường-đường xá bớt hỏng, lâu hỏng- thêm nguồn thu cho ngân sách- bớt phải in thêm tiền, thế là góp phần tích cực chống lạm phát... Các bác còn kêu ca nữa tôi hiến mấy ý tưởng mới về đánh thuế và thu phí...giỏi thu như thằng Pháp ngày xưa cũng rập đàu xuống đất mà lậy.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:

GIẢI PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG THÌ CÓ HÀNG TẤN, CHỈ MỘT LÍ DO DUY NHẤT MÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC VÌ HỌ KHÔNG MUỐN CHỐNG MÀ THÔI!
Nước Nam ta trăm họ
Phải chỉ có một đâu
Họ này không làm nổi
Còn chín chín họ sau!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Nước ta trăm họ
Phải chi một đâu
Sao một họ cắn
Chín chín họ đau


:))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

vịt anh đã viết:
Nước ta trăm họ
Phải chi một đâu
Sao một họ cắn
Chín chín họ đau

:))
Sinh từ một cái "đồng bào"
Cho nên cắn một động vào lòng trăm!


:p
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

ngh.mai đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Trao đổi với nhà báo Thái Duy:

Về giải pháp chống tham nhũng

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (14/03/2012)

Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì quá lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/74/2012_74_T12_Anh.jpg
Hồ Chủ tịch nói chuyện tại một lớp chỉnh huấn
năm 1952 tại Việt Bắc - Ảnh: T.L



Kính thưa nhà báo Thái Duy (tức nhà văn Trần Đình Vân).

Tôi là Đào Ngọc Đệ, Giảng viên đại học, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, là bạn đọc thường xuyên và cộng tác viên của báo Đại Đoàn Kết.

Thưa bác, tôi đã đọc kỹ bài viết "Chống tham nhũng để củng cố "cái nóc” của bác, trên báo Đại Đoàn Kết, số 69, ra ngày 9-3-2012, trong mục: "Tham vấn- Phản biện”. Thông qua báo Đại Đoàn Kết, tôi xin được trao đổi với bác, tác giả bài viết nêu trên.

Thật ra, tôi dùng chữ "trao đổi” với bác là không "chuẩn”, là "phạm thượng”. Thật vậy. Bác là nhà báo lão thành, là nhà văn nổi tiếng, là một cây bút trụ cột của báo ĐĐK đã mấy chục năm nay. Tôi là thế hệ sau, làm sao xứng để "trao đổi” với bác. Nói đúng ra là tôi xin "thưa chuyện” với bác, để bày tỏ những cảm nghĩ của tôi về bài báo nêu trên (cũng như các bài viết khác của bác đăng ở báo ĐĐK, trên mục Thời luận và Tham vấn - Phản biện), và cũng để bàn luận thêm về vấn đề bác nêu.

1. Thưa bác, tôi phải nói ngay rằng: Tất cả các bài viết của bác về xây dựng, chỉnh đốn Đảng- mà cốt lõi là chống tham nhũng- tôi đều đọc một cách chăm chú và tôi rất đồng tình về những điều bác phân tích, bình luận. Tôi nghĩ, điều bức xúc lớn nhất ở đất nước ta hiện nay là nạn tham nhũng, tệ lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa dân của "một bộ phận không nhỏ” cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương. Nó chẳng những không hề giảm bớt, mà ngày càng gia tăng cực kỳ nghiêm trọng; không chỉ ngày càng tinh vi, đa dạng mà nhiều lúc còn công khai đến mức như một sự "đặc quyền” (?) của nhiều cán bộ có chức quyền ở các cấp, các ngành, các địa phương. Nó cũng như một sự "thách thức” nhân dân, "thách thức” công lý và công luận! Điều đó làm không ít đảng viên và đông đảo nhân dân vô cùng bất bình! Tham nhũng đã đẻ ra nhiều tệ nạn xã hội nghiêm trọng và sự suy thoái đạo đức xã hội, gây bất ổn định xã hội. Nói cách khác: Quốc nạn tham nhũng là "cha đẻ” của nhiều tệ nạn xã hội và làm cho xã hội không còn kỷ cương, phép nước. Cho nên, muốn chỉnh đốn Đảng, để làm cho Đảng được trong sạch, từ đó xây dựng được niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, đưa nước ta tiến tới văn minh, giàu mạnh- thì trước hết và luôn luôn phải quyết liệt chống, tiến tới diệt trừ nạn tham nhũng! Vì vậy, báo chí vẫn cần viết bài về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền và tệ xa dân. Đấy là sứ mệnh của báo chí chân chính, là hợp ý Đảng lòng dân.

2. Vấn đề "nhìn thẳng vào sự thật”, "nói đúng sự thật”, thì thưa bác, cách đây ngót một thế kỷ (ngót 100 năm), lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và của Đảng CS Liên Xô, V. Lênin đã nói rồi. Và cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc” (bút danh X.Y.Z) rồi! Các kỳ Đại hội Đảng lần trước cũng đã nói rồi. ĐH Đảng XI và Hội nghị TƯ 4 đã tiếp tục đề cập vấn đề này. Do bệnh "thành tích” mà người ta cứ tưởng tượng ra các con số hồng mà "ảo”, thậm chí báo cáo những thành quả ... chưa diễn ra. Bên cạnh đó do sợ lãnh đạo cấp trên cho nên trong phê và tự phê bình trong Đảng, người ta né tránh, ngại nói khuyết điểm, thiếu sót của người khác... Cho nên, như Cụ Hồ đã nói trong "Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947), rằng: trong Đảng và các cấp chính quyền, có hiện tượng "làm ít, xuýt ra nhiều”, có bệnh "báo cáo không thật thà”! Mọi sự trì trệ, cũng do đó mà ra. Bây giờ càng cần "nhìn thẳng vào sự thật”, phê bình và tự phê bình "không nể nang, né tránh” cũng là để thực hiện lời Cụ Hồ đã dạy, là thực hiện những việc mà các Đại hội của Đảng đã đề ra.

3. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước không nói đến "vùng cấm”. Luật pháp các nước tiên tiến Âu - Mỹ không có "vùng cấm”. Xã hội và công dân đều "thượng tôn pháp luật”. Nguyên thủ quốc gia hay các quan chức khác, nếu mắc sai phạm, thì đều bị đưa lên công luận, bị đưa ra tòa; việc cách chức, từ chức là chuyện bình thường. Cương lĩnh được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì vẫn lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.

4. Lại nói đến việc "Sửa đổi cơ chế” (cơ chế các loại) để chống tham nhũng. Ông Phạm Văn Chung cũng nói điều này, trong bài "Để chỉnh đốn Đảng thành công, cần đổi mới cơ chế quản lý, điều hành” (Báo ĐĐK, số 70, ra ngày 10-3-2011). Rất nhiều người khác cũng đã đề cập điều này trên nhiều tờ báo. Tôi cho rằng, không nên đổ lỗi hoàn toàn do cơ chế! Thưa bác Thái Duy, "cơ chế” do ai đề ra? Do con người đề ra mà thôi. Lỗi đâu phải chỉ ở cơ chế, mà chính là lỗi của những con người tạo ra cơ chế và lợi dụng cơ chế. Nói cách khác, do một bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, và thêm vào đó là sự yếu kém về trình độ văn hóa- khoa học, mà người ta đã xây dựng nên một cơ chế không khoa học, không hệ thống, không hợp lý... Lấy ví dụ, khi bàn bạc, quyết định về quản lý giá xăng dầu, cơ chế về quản lý đất đai, vấn đề bù giá, bù lỗ... thì ngành nào, địa phương nào thấy có lợi là "OK”, thấy bất lợi và bị phê phán thì cùng nhau né tránh; hay là Đảng bộ của một trường Đại học hiện nay trực thuộc Đảng bộ cấp huyện- địa phương nơi trường đóng; v. v.... dẫn đến việc cách chức ai đó là "rất khó”, kết nạp Đảng cũng không khách quan, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, không rõ trách nhiệm của người đứng đầu v.v...

5. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 (khóa XI) nêu lên trách nhiệm của người đứng đầu, nêu phương châm phải làm từ trên xuống, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải làm gương, thực hiện trước là hết sức đúng. Việc này từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và từ năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã nói rồi. Như thế cũng có nghĩa là đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ mấy chục năm nay, nói nhiều, nhưng làm chưa đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó là xử lý kỷ luật không nghiêm minh, có "vùng cấm” (nêu trên). Vì thế, thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 có hiệu quả thiết thực, cụ thể, thì mới là điều nhân dân trông đợi, mới có được niềm tin của nhân dân.

6. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 nêu ra phương châm "nhìn thẳng vào sự thật”, phê và tự phê bình "không nể nang, né tránh”, điều đó rất đúng nhưng thưa bác: "Liệu có ai đủ can đảm để vạch ra (những khuyết điểm) của "một bộ phận không nhỏ” ấy”! Đây là điều băn khoăn của nhân dân, được GS, NGND Nguyễn Lân Dũng viết trong bài "Bước đột phá mới trong công tác xây dựng Đảng”, đăng báo ĐĐK, số 60, ra ngày 29-2-2012. Mấu chốt của sự thành công là phải thực sự có phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong các tổ chức Đảng, để vạch rõ, "một bộ phận không nhỏ” đó rồi xử lý kỷ luật nghiêm minh, kể cả cách chức, ra toà, bất kể người đó là ai. Sự thật thì, vạch ra những người tham nhũng không hề khó. Chỉ nhìn vào đồng lương, rồi đối chiếu với số tài sản thực tế của họ cũng có thể là phát hiện ngay. Việc đó cũng rất cần dựa vào Dân không phải chỉ vào những người được "lựa chọn”.

7. Thưa bác Thái Duy, tôi thiển nghĩ, đã là cán bộ lãnh đạo, tức là những người đại biểu của Dân, của Đảng, thì phải thực sự làm việc vì Dân, phải yêu nước, thương dân. Chức quyền đã có, bổng lộc và chế độ chính sách đã tạo cho họ cuộc sống đầy đủ, sung mãn mọi điều, cớ sao một số cán bộ lại ức hiếp dân (như vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, v. v...) và cớ sao không làm những việc ích nước lợi dân? Làm những việc ích nước lợi dân, chỉ tăng thêm giá trị và uy tín của mình, để Dân tin cậy, thậm chí là Dân kính trọng, biết ơn! Thế thì còn gì sung sướng, hạnh phúc, vinh quang hơn! Thế mới để được phúc cho con cháu mình sau này...

Những bài báo bác Thái Duy viết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đăng báo Đại Đoàn Kết là những bài rất đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, rất hợp lòng dân. Tôi yêu thích, đồng tình với những bài viết tâm huyết của bác, và rất hoan nghênh Ban Biên tập báo ĐĐK đã đăng những bài này (và các bài của mục Tham vấn- Phản biện của các tác giả khác). Kính chúc nhà báo Thái Duy mạnh khỏe, sống lâu, viết nhiều bài báo hay hơn nữa. Nhân đây, tôi kính chúc sức khỏe và sự thành công của Ban Biên tập, của báo Đại Đoàn Kết- một trong những cơ quan báo chí luôn luôn phản ánh những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân tin cậy.

ĐÀO NGỌC ĐÊ
GIẢI PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG THÌ CÓ HÀNG TẤN, CHỈ MỘT LÍ DO DUY NHẤT MÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC VÌ HỌ KHÔNG MUỐN CHỐNG MÀ THÔI![/quote]

Cái nhà bác Mai cứ "lói" thế làm mất lòng tốt của chúng em. Chúng em là đầy tớ của dân, bận trăm công nghìn việc, suốt đêm ngày năm tháng phải đâm đầu vào, chổng đít ra lo mọi việc từ nhớn chí bé mà lại phải chống cả cái thằng tham nhũng nữa nên khó quá. Mà cái thằng tham nhũng nó quỷ quyệt tinh vi, lẩn như trạch ấy. Dưng mà bác Mai à, thôi thì lọt sàng xuống nia. Tiền của có rơi vào kẻ đầy tớ cũng đi đâu mà thiệt. Được tý chút, nó lại tích cực hầu hạ các ông bà chủ hơn ấy mà.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

'Gái mại dâm thu nhập trung bình 10,6 triệu mỗi tháng'

Nữ hành nghề mại dâm mỗi tháng kiếm được trung bình 10,6 triệu và nam kiếm được 6,55 triệu, gấp khoảng 2,5 lần so với thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập cao nhất nước ta.


Bộ Lao động Thương binh Xã hội vừa công bố kết quả nghiên cứu về "Đặc điểm di biến động của người hoạt động mại dâm nhìn từ góc độ giới tại 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM". Khảo sát thực hiện trên 189 nam và 199 nữ hành nghề mại dâm.

Đại diện đơn vị thực hiện nghiên cứu, PGS TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới cho biết, tuổi bắt đầu hoạt động mại dâm đối với 3/4 số được phỏng vấn là từ 25 trở xuống, 18% bắt đầu ở độ tuổi 16-18 và khoảng 4% từ 15 tuổi trở xuống.

Theo TS Minh, quan niệm rằng người hoạt động mại dâm chủ yếu thất học không hoàn toàn chính xác. Nghiên cứu cho thấy, gần 50% người hoạt động mại dâm có học vấn THCS trở lên, số học vấn THPT, đại học khá nhiều. Đáng chú ý, tỷ lệ nam giới trình độ từ THPT, đặc biệt là đại học cao hơn rõ rệt so với nữ giới.


Gái mại dâm bị công an Hà Nội bắt quả tang. Ảnh: Hà Anh
"Người hoạt động mại dâm chủ yếu làm việc độc lập hoặc gắn với nhóm bạn bè và những người quen biết (hơn 60%), số còn lại làm việc dưới sự quản lý của chủ trong khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở vui chơi giải trí hoặc các cơ sở dịch vụ khác", ông Minh nói và cho hay, đây có thể là kết quả của sự áp dụng công nghệ (Internet, điện thoại di động) trong hoạt động mại dâm ở các thành phố giúp người hành nghề mại dâm chủ động hơn...

Theo thống kê, hơn 70% người được phỏng vấn đã hoạt động mại dâm liên tục dưới 3 năm, 16% từ 5 năm trở lên. Trung bình một ngày người mại dâm làm việc 5,7 giờ, trong đó nam giới làm việc trung bình 5,4 giờ và nữ làm việc trung bình 6 giờ. Một tháng mỗi người hành nghề mại dâm làm việc khoảng 19 ngày, thu nhập trung bình 8,6 triệu đồng (nữ là 10,6 triệu và nam là 6,55 triệu).

"Thu nhập này cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình ở Việt Nam và gấp 2,5 lần so với thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập cao nhất. Đó là chưa kể khoảng một nửa người hoạt động mại dâm có thu nhập khác, 5% có thu nhập từ 20 triệu trở lên", Viện trưởng Viện Gia đình và Giới cho hay.

Nhóm nam hoạt động mại dâm với người khác giới thường là nhóm tự do, tìm khách hàng ở các quán bar, vũ trường. Khách hàng của họ là những phụ nữ trung niên, giàu có. Tiền công của nhóm này thường cao nhất với mức 800.000 đồng -2,5 triệu đồng mỗi lần phục vụ, chưa kể quà tặng, tiền bao, tiền boa… nếu trở thành "khách hàng thân thiết".

Nhóm nam hoạt động mại dâm đồng giới và lưỡng giới thường có mức "thù lao" thấp hơn (100.000 - 150.000 đồng mỗi lượt). Nhóm mại dâm lưỡng giới thường hoạt động độc lập, gặp khách hàng nào có nhu cầu là "bán", trong khi nhóm đồng giới thường có 2 cách hoạt động, độc lập tìm khách hàng ở nơi công cộng và có quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc được nuôi ăn ở và phục vụ khách hàng tại nơi ở hay theo yêu cầu của khách.

Nguyên nhân chủ yếu khiến những người được hỏi bước vào con đường mại dâm là do thu nhập cao (53%). Nhiều người đã không thể cưỡng lại nổi mức thu nhập mà hoạt động mại dâm mang lại. Một nam mại dâm 39 tuổi kể, trước đây anh ta làm massage, thấy nhiều người không to cao lực lưỡng bằng mình bán dâm, kiếm được nhiều tiền. Vậy là anh bắt đầu theo họ với ước mơ làm giàu.

Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác cũng được những người hành nghề mại dâm đưa ra như kiếm tiền phụ giúp gia đình, thất tình, bị lừa hoặc hậu quả của khủng hoảng, mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình, bị lôi kéo, bạn bè rủ rê hoặc do nghiện ma túy. Gần 25% số người hoạt động mại dâm tự tìm tới công việc này.

Đối với nam giới, ngoài thu nhập cao, họ tham gia hoạt động mại dâm còn để đáp ứng nhu cầu tình dục hoặc cho rằng đây là hoạt động phù hợp với đặc điểm, khả năng của bản thân. Trong một xã hội mà quan hệ tình dục đồng giới vẫn còn bị định kiến và kỳ thị, việc tham gia hoạt động mại dâm có thể được coi như là một cách để sống cuộc sống tình dục đồng giới.

Một số ít trường hợp do muốn thể hiện cá nhân mà tự dấn thân vào hoạt động mại dâm. "Nhà em không nghèo, giàu là khác nhưng ông bà già quản tiền chặt. Chơi với bạn, bệnh sĩ nổi lên, không có tiền thì phải tự mình kiếm. Bạn em gợi ý là em đồng ý luôn", nữ mại dâm 23 tuổi tâm sự.

.....

Tất cả các loại điếm đều có thu nhập cao đến rất cao.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tôi cho rằng họ có thu nhập cao là phải, cũng như các quan chức ấy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Việt Nam qua vài sử liệu và con số

Mong được bạn đọc chỉ cho các sai sót, khiếm khuyết.

9. Việt Nam hiện có 376 trường đại học và cao đẳng các loại. Hàng năm có khoảng 500 ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Số kỹ sư, tiến sĩ không biết bao nhiêu mà kể. Sau đổi mới đến nay, lúa gạo, cà phê, điều, hạt tiêu...có sản lượng dồi dào, xuất khẩu đứng ở vị trí 2-3 thế giới. Chỉ có điều lạ là ngoài máy móc mua của ngước ngoài phục vụ cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, chế biến nông sản số còn lại đều do các ông nông dân chân lấm tay bùn nghiên cứu, chế tạo trực tiếp phục vụ mình và bà con nông dân. Một số nông sản có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đều bị nước ngoài tranh đoạt mất. Ối người biết mà chả thấy làm gì. Hay thế cơ chứ.
10. GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam năm 2007 là 809 usd, xếp thứ 141/179 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thấp hơn anh giầu nhất là Lúc Xăm Bua 126,43 lần (102.284 usd) và cao hơn anh nghèo nhất là Burundi 6,37 lần (127 usd).
Theo quỹ tiền tệ quốc tế, năm 2008 GDP danh nghĩa (Tổng sản phẩm quốc nội) của VN là 89,829 tỷ usd, đứng thứ 60/179 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xếp trên ối anh Tây như Bê la rút thứ 65 (60,288 tỷ usd), Lúc xăm bua thứ 67 (54,973), Bungary thứ 72 (51,989), Mông tenegrô 142 (4,822), hơn anh đứng bét bảng 655,68 lần (có 137 triệu usd), kém anh Mỹ đứng đầu bảng 158,797 lần (14.264,6 tỷ usd).
Theo CIA: Nếu tính theo sức mua tương đương năm 2008, GDP của VN là 241, 8 tỷ usd, xếp thứ 45/201 quốc gia và lãnh thổ, hơn các nước Singapo, Bồ Đào Nha, Hung ga ri, Đan Mạch, Phần lan, Israel.
  Đến năm 2011 tổng GDP của VN ước 299,638 tỷ usd xếp hạng 40. GDP bình quân đầu người 3.354 usd, xếp hạng 130.
  Năm 2011 Tổng GDP danh nghĩa của VN ước 121,611 tỷ usd, xếp hạng 58. GDP danh nghĩa bình quân năm 2011 là 1361 usd, xếp thứ 141.
11. Việt Nam là dân tộc vô cùng anh hùng bất khuất. Bị Bắc thuộc hơn 1000 năm rồi lại giành được độc lập, không tan biến cả một dân tộc, cả một quốc gia như nhiều anh khác. Điều dặc biệt thời nào cũng phải chiến đấu đánh lại các quân thù cực đông, to, mạnh hơn ta về mọi mặt, nhưng đời nào ta cũng chiến thắng. Trong đó nổi bật nhất là đánh thắng Pháp, Mỹ ở thế kỷ 20. Ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông ở thế kỷ 13. Phải nói thêm: Thế kỷ 13 quân Nguyên Mông đã làm cỏ gần hết cả Âu-Á. Ở châu Âu, quân Mông Cổ đã xâm chiếm đến Nam Âu, Trung Đông. Châu Á chúng chiếm Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, đánh Nhật Bản, xuống tận In đô nê xi a...Nhưng đến Đại Việt, cả ba lần đều đại bại. Việt Nam thời nào cũng có những thiên tài quân sự. Trong 10 danh tướng của mọi thời đại trên thế giới (Do viện Hàn lâm Hoàng Gia Anh bầu chọn năm 1996), Việt Nam đã chiếm hai: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Hai ông là hai trong 8 người được 100% phiếu bầu. Về việc này nguyên đ/c Bùi Tín bảo Việt Nam bịa cho oai. Bác nào có căn cứ xác đáng gì không ?
12. Rất nhiều năm lại đây, an ninh của VN là rất tốt. Hơn hẳn anh Nga, Mỹ, Anh, Pháp...tuy giầu có, khoa học kỹ thuật... phát triển nhưng luôn xẩy ra các vụ bạo động, khủng bố, đánh bom...gây nhiều thương vong. Có một dạo, một số tổ chức phản động được nước ngoài hậu thuẫn, tìm mọi cách đưa người, trang bị vũ khí... từ nước ngoài vào xâm nhập VN, muốn gây nổ nhân ngày này ngày nọ. Nhưng tất cả bị an ninh VN hốt trọn. Không gây ra được một tiếng nổ nào. Chứng tỏ hệ thống an ninh của VN giỏi. Dân VN rất hiền lành, dễ bảo, rất yêu chuộng hòa bình, chân chỉ hạt bột lam làm. Bần cùng bất đắc dĩ, thằng ngoại xâm nào đến cướp nước, phá nhà thì mới buộc cầm vũ khí đánh lại, đuổi chúng đi.


(Còn tiếp)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...91%C3%B4ng-013443166.html

Những lo ngại mới trên biển Đông

Thanh Niên OnlineThanh Niên Online – Thứ bảy, ngày 17 tháng ba năm 2012

   
  

Liên tục tuyên bố không gây hấn nhưng trên thực tế Trung Quốc vẫn không ngừng triển khai các hoạt động gây quan ngại trên biển Đông.

Theo TTXVN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị ngày 15.3 nêu rõ: “Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam” và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Trước đó, Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc mời thầu dầu khí 19 lô ở bắc biển Đông, trong đó có lô 65/24 cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 1 hải lý. Ngày 2.3, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tờ China Daily dẫn lời quan chức Vương Nhu Long thuộc Ban Phát triển du lịch tỉnh Hải Nam cho hay Trung Quốc đang lập kế hoạch phát triển du lịch ở Hoàng Sa. Chưa hết, chính quyền tỉnh Hải Nam còn dự kiến tổ chức đua thuyền buồm từ Tam Á đến Hoàng Sa vào ngày 28.3… Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc Lưu Tứ Quý tuyên bố Bắc Kinh sẽ tăng cường tuần tra khu vực quần đảo Trường Sa, theo Tân Hoa xã.

 Trung Quốc phô trương lực lượng tàu chiến tại Thanh Đảo - Ảnh: AFP

Từ lập đặc khu hành chính…

Phát biểu bên lề Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân (Chính hiệp) mới đây, thiếu tướng La Viện, Giám đốc điều hành Viện Khoa học quân sự Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh nên thành lập lực lượng cảnh sát biển bán quân sự; triển khai thêm nhiều lực lượng đến các đảo đang tranh chấp; khuyến khích ngư dân và các công ty dầu khí bắt đầu hoạt động tại đây. Tờ PLA Daily của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) còn dẫn lời ông La kêu gọi thành lập đặc khu hành chính ở biển Đông. Ông này không phải là phát ngôn viên chính thức của chính quyền nhưng quan điểm của tướng La được đăng trên cơ quan ngôn luận của PLA cho thấy đây có thể là suy nghĩ chung của một bộ phận tướng lĩnh.

Trung Quốc hiện chưa có lực lượng tuần tra bờ biển chính thức nhưng có ít nhất 6 bộ liên quan đến các công tác biển. Trong đó, khét tiếng nhất là lực lượng hải giám thuộc Cục Hải dương (Bộ Đất đai và Tài nguyên thiên nhiên) và ngư chính thuộc Cục Quản lý thủy sản (Bộ Nông nghiệp). Đây là 2 lực lượng tàu liên tục có các hành động gây lo ngại cho các bên ở biển Đông, biển Hoa Đông trong thời gian qua và thường xuyên được tăng cường tàu, máy bay trực thăng… Vậy mà báo China Daily còn dẫn lời nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến Trần Minh Nghĩa chê hải giám và ngư chính “thiếu cứng rắn” và đề nghị lập thêm Bộ Các Đại dương.

... đến chia đôi Thái Bình Dương?

Cũng trong năm nay, Bắc Kinh sẽ triển khai tàu thăm dò dầu khí nước sâu Ocean Oil 708, với khả năng hoạt động ở độ sâu 3.000m và khoan đến 600m dưới thềm biển, theo tờ nhật báo Dầu khí Trung Quốc. Giàn khoan nước sâu đầu tiên của nước này là Ocean Oil 981 cũng được triển khai đến vùng phía bắc của biển Đông, nhưng không rõ là nơi nào. Đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể là giàn 981 đã tới đâu, càng làm tăng lo ngại về sự thiếu minh bạch trong các hoạt động của Trung Quốc ở các vùng tranh chấp.

Bên cạnh đó, nước này cũng không ngừng gia tăng các hoạt động quân sự dù vẫn đưa ra các tuyên bố hòa bình. Mới đây, báo chí Trung Quốc dẫn lời giới chức cho hay tàu sân bay đầu tiên của nước này có thể sẽ được triển khai ở biển Đông từ ngày 1.8 dù mục đích chính hiện nay vẫn là “huấn luyện và nghiên cứu”. Vào đầu tháng 2, Hạm đội Nam Hải cũng tiến hành tập trận với tàu đổ bộ lớn Tỉnh Cương Sơn. Đó là chưa kể thông báo tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 lên 106,4 tỉ USD.

Trước sự quan ngại của nhiều phía cũng như việc Mỹ tỏ rõ ý định tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương, tân Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh ngày 15.3 tiếp tục tuyên bố Bắc Kinh “chỉ muốn bảo vệ chủ quyền lãnh hải chứ không hề có ý định gây hấn với các quốc gia láng giềng”. AFP dẫn lời Đại sứ Mã nói thêm: “Thái Bình Dương đủ rộng để chứa cả Mỹ và Trung Quốc”.

Giới quan sát nhận định các hành động và tuyên bố vừa qua một mặt tiếp nối chính sách và chiến lược lâu nay của Bắc Kinh trong khu vực. Mặt khác, chúng được đưa ra trong thời gian diễn ra 2 kỳ họp quan trọng ở Trung Quốc là Hội nghị Chính hiệp và họp Quốc hội cũng như trước Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10. Do đó, có thể mục đích còn nhằm gây thanh thế, tạo tiếng vang và khẳng định đường lối trước khi Trung Quốc có việc chuyển đổi thế hệ lãnh đạo cấp cao.

Trung Quốc điều tàu đến Senkaku/Điếu Ngư

Theo Tân Hoa xã, 2 tàu hải giám 50 và 66 của Trung Quốc ngày 16.3 đến tuần tra tại khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Tờ Japan Times thì dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết lực lượng tuần duyên nước này đã cảnh cáo các tàu trên, yêu cầu rời khỏi khu vực Tokyo khẳng định chủ quyền. Cùng ngày, giới công tố Tokyo truy tố vắng mặt thuyền trưởng Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng về tội điều khiển tàu cá đâm vào 2 tàu tuần tra của Nhật Bản gần Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9.2010, theo Kyodo News.

Thụy Miên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối