Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vien.vien đã viết:
Thư hỏa tốc
Xin gửi đến các bộ: Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương và Khoa học - Công nghệ lá thư hỏa tốc này, bởi vì đích thân Thủ tướng đã chỉ đạo bốn bộ điều tra nguyên nhân cháy nổ, xử lý nghiêm những trường hợp gian lận trong kinh doanh, vận chuyển xăng, rà soát chất lượng an toàn ôtô, xe máy.
Thủ tướng chỉ đạo đã lâu, nhưng không bộ nào tìm ra được nguyên nhân cháy xe. Xe vẫn tiếp tục cháy, cháy nhiều hơn, nguy hiểm hơn. Xe máy cháy, ôtô cháy, xe khách cháy, xe tải cháy, xe buýt cháy. Xe đang chạy cháy, xe đậu trong nhà cháy. Xe máy, ôtô của dân cháy là coi như tiêu, không ai bồi thường. Nhiều người tích cóp bao năm mới mua được chiếc xe làm phương tiện đi lại, bỗng dưng bốc cháy và chẳng biết kêu ai. Hỏi tại sao, câu trả lời là chưa rõ nguyên nhân cháy nên không biết ai phải chịu trách nhiệm.
Mối nguy treo lơ lửng trên đầu người dân. Các bãi giữ xe là một kho xăng dầu. Các khu chung cư có xe máy, ôtô đậu ở tầng hầm cũng là một kho xăng dầu. Nếu có một chiếc xe bốc cháy hậu quả sẽ rất khủng khiếp, không chỉ cháy mà sẽ phát nổ như một kho bom. Không tiên liệu những tai họa đó và không nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn thì sẽ gánh lấy thảm họa.
Các bộ đều có các cơ quan nghiên cứu, nhưng cho đến nay không trả lời được câu hỏi vì sao cháy? Cũng có nơi trả lời, nhưng càng trả lời càng bí ẩn, không biết nguyên nhân là gì. Thật đáng tiếc, nước mình có nhiều nhà khoa học, số lượng giáo sư, tiến sĩ cao hàng đầu khu vực; nhưng khi cần giải quyết một việc cụ thể như vụ này, chẳng thấy nhà khoa học hay trường, viện nào thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Xe máy, ôtô vẫn liên tục cháy, người dân đang sống trong hoang mang, lo sợ.
Dân có quyền đòi hỏi được bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng. Cho nên xin gửi thư hỏa tốc hỏi các cơ quan có trách nhiệm: Tại sao cháy?  (Lao Động 5/3) đầu trang(./.
Biên tập: Nguyễn Mai

Khó "nắm" các bác dân đen ợ. Chúng em "Nàm" hoặc thuê người "nàm" tiến nọ tiến kia chứ có "nàm" "nuận" án nào về xe tự nhiên cháy đâu. Xe đang chạy tự nhiên cháy. Đang đỗ cũng tự nhiên cháy. Ngày cũng cháy, đêm cũng cháy. Ở ngoài đường cháy, ở trong nhà cũng cháy. Xe to, xe bé, xe cũ, xe mới, xe rẻ tiến, xe đắt tiền...đều cháy thì bố ai biết đằng nào mà lần. Cái "lày" cần phải giao cho lớp chuẩn bị "nàm" tiến sĩ mới. Mỗi dạng cháy một cái "nuận" án.  Khi chưa tìm được nguyên nhân cháy, thì thiệt hại tất thuộc về người có xe bị cháy, chả nhẽ thuộc về chúng em à ? Muốn đỡ thiệt, các bác cứ xe nhà nước mà đi. Đi xe biển xanh càng tốt. Cháy xe đã có nhà nước chịu. Nhưng suy cho cùng, xe nhà nước cũng là tiền của các bác cả. Các bác có chạy đằng giời. Cái khoản chịu thiệt là muôn đời thuộc về các bác dân đen. Chứ ông bộ trưởng A, B bỏ tiền ra chịu thay à ? Cái bác Nguyễn Mai cứ quan trọng hóa vấn đề. Cháy xe mà không chết người là tốt rồi.(Trừ cái vụ ở Bắc Ninh nó gài thuốc nổ vào xe thì người trên xe làm gì chả chết). Cháy xe, tuy có thiệt hại tý chút, thôi cũng là của đi thay người. Hơn đứt cái chuyện mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông . Xe chẳng cháy mà người thì chết như rạ còn chẳng làm gì được nữa là...Thôi chuyện cháy xe cho vào "chuyện thường ngày ở huyện" đi. Nó khó quá thì... thôi thế vậy các bác nhẩy.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
"Nô lệ" văn hóa

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 02/03/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Sự dễ dãi, chiều lòng theo những xu hướng phô trương, khoe mẽ, được núp dưới những mỹ từ "công đức" luôn đánh lừa mọi người, lệ thuộc đến mức đánh mất cả chính mình, đánh mất văn hóa của dân tộc mình. Đất nước không có chiến tranh, không có áp đặt văn hóa, nhưng từ những việc làm vô ý thức, sẽ dẫn tới thành...nô lệ văn hóa.

Một sự ngộ nhận văn hóa


Gần đây, dư luận rất quan tâm đến việc tìm phương án khả dĩ để trùng tu chùa Một Cột (Liên Hoa đài). Vì là một di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, nên những thay đổi của ngôi chùa này luôn thu hút sự chú ý của mọi người, từ việc chùa xuống cấp cho đến việc người ta đem những thứ văn hóa xa lạ xếp đặt vào đó.

Chúng tôi từng có lần đề cập đến thực trạng vay mượn, sao chép một cách tùy tiện những sản phẩm văn hóa ngoại nhập và mong muốn mọi người dũng cảm loại bỏ những sản phẩm văn hóa xa lạ với phong cách thẩm mỹ của người Việt ra khỏi các công trình kiến trúc tôn giáo (*).

Bởi với bất cứ lý do gì, dù là một ngôi chùa mới xây, những yếu tố xa lạ với văn hóa, kiến trúc, điêu khắc Phật giáo Việt Nam mà được đưa vào công trình cũng sẽ gây phản cảm, huống chi điều đó xảy ra với một ngôi chùa cổ, là biểu tượng tâm linh cho dân tộc, trải nhiều thế kỷ thăng trầm mà vẫn khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt.

Thật ngạc nhiên, sự ngộ nhận văn hóa vẫn còn tiếp diễn, khi mới đây người viết đọc được bài phỏng vấn của một tờ báo mạng về chùa Một Cột hiện nay. Bài phỏng vấn cho thấy kiến thức về văn hóa của một vị trụ trì là rất đáng báo động, do không ý thức được vị trí văn hóa lịch sử, tâm linh của di sản này trong lòng Thủ đô Hà Nội, nên phát ngôn tùy tiện. Nhất là đây lại là ngôi chùa có vị trí đặc biệt đối với tâm hồn, tình cảm của người Việt.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/01/15/20120301153615_motcot_1330583837.jpg
Chùm đèn "Tây" trong chùa Một Cột được dư luận quan tâm - Ảnh GDVN



Người viết xin dẫn lại hai điểm mà dư luận quan tâm đến chùa Một Cột: Đó là sự xuất hiện đèn chùm kiểu Tây và sư tử đá theo mẫu Trung Quốc. Thông thường, các nhà chùa vui mừng khi một người nào đó phát tâm tiến cúng những sản phẩm văn hóa có giá trị vào chùa. Tuy nhiên, sản phẩm ấy cần phải thích hợp với không gian văn hóa và kiến trúc của ngôi chùa.

Bởi một ngôi chùa có giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt như chùa Một Cột, hàng năm thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan, thì những giá trị gốc, tiêu biểu, độc đáo mang phong cách của người Việt phải được phát huy tối đa. Không thể tùy tiện đặt bất cứ sản phẩm công nghiệp phương Tây nào vào, cho dù chúng có giá bạc tỷ.

Ngôi chùa đó là ngôi chùa của quốc gia, Thế nên, không thể chấp nhận một di sản văn hóa quan trọng, độc đáo vào bậc nhất cả nước lại được thêm thắt những sản phẩm văn hóa chắp vá, lai căng.

Còn nữa, khi phóng viên hỏi về đôi sư tử đá Trung Quốc, thì nhận được một câu trả lời hết sức sai lệch, và ngụy biện: "Ở Việt Nam bình thường dùng hai con chó đá giữ nhà, nếu cho rằng dùng sư tử mang văn hóa Trung Hoa thì phải hiểu là Phật giáo của Việt Nam là Phật giáo Đại thừa du nhập từ Trung Quốc".

Những ai từng được học lịch sử Phật giáo Việt Nam đều biết Phật giáo (cả Nam lẫn Bắc truyền) được du nhập vào Việt Nam theo ngả nào. Và Phật giáo thời Lý - Trần dù có sự ảnh hưởng nhất định bởi Thiền tông Trung Hoa, nhưng những phong cách kiến trúc, thẩm mỹ, điêu khắc chưa từng "là một" với Trung Hoa bao giờ.

Chính sự hiện diện của chùa Một Cột cho đến hôm nay và vô số những di chỉ khảo cổ trên khắp mọi miền đất nước đã chứng minh điều đó.

Điêu khắc sư tử đá có trong kiến trúc cổ Ấn Độ và là mô-típ quen thuộc trong kiến trúc Phật giáo ở nhiều quốc gia. Nhưng điêu khắc sư tử Việt, Chăm, Hoa, Khơ-me đều có những phong cách riêng. Các mẫu sư tử có từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê trung hưng mà chúng tôi từng tìm hiểu đều có phong cách riêng, không lẫn với bất cứ quốc gia nào.

Sẽ chẳng có vấn đề gì, nếu những sư tử mang phong cách của người Việt xuất hiện một cách hài hòa trong các công trình kiến trúc Phật giáo. Hài hòa thì phải tương thích với không gian, từ màu sắc, kích cỡ cho đến dụng ý sắp đặt.

Chùa Một Cột khá nhỏ, nhưng gần đây nhìn vào mặt tiền bỗng thấy ngay đôi sư tử màu trắng to vật vã án ngữ, gây choán không gian và làm cho lệch tông trong kiến trúc. Hơn nữa lại là mẫu sư tử Trung Quốc được sản xuất hàng loạt, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong các nhà dân hay công sở... Chính cái lối bắt chước vô ý thức của nhiều người Việt sẽ khiến cho người đời sau ngộ nhận về điêu khắc Việt Nam.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/01/15/20120301153701_motcot2_1330583845.jpg
Những bày biện thế này được cho là để... yểm long mạch - Ảnh GDVN



"Nô lệ" văn hóa là vong bản

Thực tế, việc đặt sư tử đá kiểu mẫu Trung Quốc tại chùa Một Cột và nhiều di tích khác đã bị giới nghiên cứu văn hóa phê bình từ lâu. Cụ thể ở đền Đô (Bắc Ninh), người ta đã lắng nghe sự góp ý của giới nghiên cứu văn hóa và đem đôi sư tử đá Trung Quốc ấy bỏ đi, trả lại không gian trong sạch vốn có cho ngôi đền.

Do đó, chỉ cần có một chút ít hiểu biết văn hóa tối thiểu thì sẽ thấy cần đưa ngay những thứ rác văn hóa ấy ra khỏi ngôi chùa Một Cột Tổ tiên người Việt trong khi tiếp nhận tinh hoa văn hóa bên ngoài nhưng đều ý thức giữ lại hồn cốt của người Việt. Vì thế từ trong điêu khắc, kiến trúc, thẩm mỹ đều có bàn tay sáng tạo với nhận thức rất rõ về văn hóa, dân tộc của mình.

Có thể nói, những yếu tố văn hóa lạ xuất hiện ồ ạt trong các ngôi chùa Việt trong những năm gần đây một lần nữa là cảnh báo đối với chúng ta. Đặc biệt, các loại đồ thờ cúng, tượng Phật Đài Loan, Trung Quốc sản xuất công nghiệp xuất hiện tràn lan trong các chùa và tư gia Phật tử.

Vì vậy, thiết nghĩ, các ban, ngành chuyên môn cần phải có những chiến lược văn hóa, cụ thể cho từng giai đoạn, nếu không khi các vị trụ trì, và các thí chủ đi nước ngoài về sẽ mang theo đủ các loại "phong cách Tây - Tàu" hỗn độn du nhập vào. Tại sao không thể sản xuất những mẫu tượng và đồ thờ cúng mang phong cách truyền thống Việt Nam?

Sự lệ thuộc trong đời sống văn minh đã là một điều đáng xấu hổ. Sự lệ thuộc trong văn hóa còn di hại nhiều hơn, vì đó là sự lệ thuộc lộ ra sự kém cỏi nhất của một dân tộc. Dân tộc ấy sẽ chẳng còn gì nếu không có văn hóa của riêng mình. Nô lệ văn hóa là vong bản, mà vong bản thì sẽ dẫn đến mất nước.

Sự dễ dãi, chiều lòng theo những xu hướng phô trương, khoe mẽ, được núp dưới những mỹ từ "công đức" luôn đánh lừa mọi người, lệ thuộc đến mức đánh mất cả chính mình, đánh mất văn hóa của dân tộc mình. Đất nước không có chiến tranh, không có áp đặt văn hóa, nhưng từ những việc làm vô ý thức, sẽ dẫn tới thành...nô lệ văn hóa.

Thái Nam Thắng

Việt Nam xứ sở lai căng và bị phụ thuộc khá toàn diện

Tác giả Thái Nam Thắng có bài phê phán kịch liệt, cho đó là biểu hiện của nô dịch văn hóa và dẫn đến nguy cơ mất nước. Điều tác giả Thái Nam Thắng nói hoàn toàn đúng. Tấm lòng của tác giả với đất nước, với dân tộc thật đáng trân trọng. Song nhìn rộng ra, cái biểu hiện lai căng ở chùa Một Cột chỉ là hạt cát so với những điều to tát hệ trọng của cả một quốc gia, dân tộc đã và đang bị nô dịch một cách khốc liệt, toàn diện thì nhiều người lại chấp nhận như một lẽ hiển nhiên. Và điều quan trọng là những người quyết định vận mệnh quốc gia, dân tộc nhìn nhận như nó và hành động thế nào.Này nhé:
1. Xét về tâm linh và tư tưởng, từ lâu dân Việt khắp nơi quanh năm thờ cúng các ông có xuất xứ từ Ấn Độ, Tầu, Nga, Đức và biết bao ông Tây khác. Đến ông bà cha mẹ khuất núi rồi cũng chẳng được dân ta thờ như thế. Đến quốc tổ là vua Hùng, gần đây mỗi năm mới làm cúng giỗ một lần chủ yếu ở Phong Châu Phú Thọ. Còn các ông râu xồm, mắt xanh, mũi lõ, đầu ốc bám, đầu trùm vải...thì được tôn sùng, thờ cúng quanh năm ngày tháng. Thế là về mặt tư tưởng ta chỉ ưa phụng thờ ngoại. Có nước ngoài nào tôn thờ tư tưởng của nhân vật nào thuộc tộc Việt ta ?
2. Anh Tầu đô hộ ta 1000 năm, áp đặt cho dân ta cái Hán tự. Anh Pháp đô hộ ta ngót trăm năm áp cho ta  cái chữ quốc ngữ theo hệ Latin. Chắc anh Tầu đô hộ ta sớm quá nên ta chưa kịp tự tìm mẫu tự cho mình? Khi chắng còn anh nào đô hộ nữa thì trên các đường phố ở các thành phố lớn, biển hiệu, quảng cáo... thôi thì đủ các chữ nước ngoài từ Anh, Tầu, Nhật, Hàn, Nga, Ả Rập. ..Nhiều khi đứng giữa phố nước mình mà cứ ngỡ đang đứng ở đâu. Cái anh Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ, dân tứ chiếng trên quả đất đổ đến đâu có dùng loạn xạ như vậy. Cái anh Lào cứ ngỡ bé nhỏ, chữ như con giun con dế, nhưng đi khắp nước, ở nơi công cộng họ thuần dùng chữ của họ, đâu có bát nháo như ở ta. Anh Tầu ngày trước thực hiện sát phu hiếp phụ dân Việt, nhưng con mẹ Việt đẻ ra lại học theo tiếng mẹ nên tiếng Việt may mới còn đến giờ. Nếu ngày trước Tầu nó giết tất cả phụ nữ Việt thì trên mảnh chữ S bây giờ chắc còn mỗi tiếng Tầu lủng xủng, loảng xoảng...
       Còn tiếng Việt và còn chữ quốc ngữ, nhưng bây giờ nhiều người muốn thành đạt, muốn có tiếng nói và chỗ đứng phải biết và giỏi nhiều ngoại ngữ, phải học hành ở nước ngoài...Một năm có bao ngàn vạn người Việt đi du học nước ngoài bằng các nguồn kinh phí khác nhau ? Trong khi đó có bao nhiêu người nước ngoài đến Việt Nam học tập ? Vậy vị trí của ngôn ngữ Việt ở đâu ?
3. Hàng ngày mở các kênh tivi ở VN, hỏi có bao kênh thuần Việt? bao kênh nước ngoài ? Bao phim ngoại, ca nhạc ngoại so với nội ? Sân khấu nội biểu diễn những gì ? Nhà hát chèo ở Kim Mã làm tiền tỷ nhưng lại đắp chăn. Chiếu chèo ở Nguyễn Đình Chiểu năm diễn bao suất ? Khi có mấy ca sĩ nước ngoài đến thì trong rạp ngoài sân vận động chật chỗ. Khán giả cứ như lên đồng, phát cuồng hết cả. Thế là cái gì? Một loạt văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân Việt không được cái anh UNESCO tìm cách bảo tồn, không chóng thì chày cũng mất dạng.
Lịch sử hào hùng của dân tộc 4000 năm như thế nhưng nhiều bạn trẻ không biết, không muốn biết, không cần biết. Trong khi lại vanh vách nói về sử sách xứ ngoài. Thế là sao và tại ai ?
4. Nhà cửa, các công trình kiến trúc ở các thành phố lớn cóp nhặt đủ mẫu mã kiểu dáng các nước. Nào Pháp, Đức, Nga, Tầu, Nhật...cái nọ chen cạnh cái kia. Đố ai biết đặc trưng kiến trúc Việt ở thành phố nay là gì ? Đến nông thôn, nhiều nhà vườn đất rộng cũng phải làm cái nhà ống, đổ mái bằng cho mùa hè nó thêm nóng bức ngột ngạt mới là tân tiến. Nếu không còn hệ thống đình chùa miếu mạo các cụ xưa để lại thì khó nhận ra đây là xứ Việt.
5. Hàng hóa bây giờ bầy bán ê hề trong siêu thị, giữa phố to, ngõ nhỏ từ thành thị đến nông thôn. Hỏi rằng có bao hàng nội, bao hàng ngoại? Bao hàng ruột nội nhưng phải mang nhãn mác ngoại ?
6. Ngày trước phổ biến đi lại bằng xe đạp, thì có đủ loại xe đạp của các nước từ Phượng Hoàng, Vĩnh Cửu, đến Favôrít, Đi a măng, Cuôc của Liên Xô, Pơ Giô của Pháp...Bây giờ là thời đại xe máy ô tô thì trên mọi nẻo đường đủ các loại xe nào của Nhật, Mỹ, Hàn, Ý, Đức... Nhiều nước ít dùng xe ngoại còn ta thì xài thoải mái nếu anh thích và có tiền.
7. Trong một gia đình ở VN, hỏi có mấy gia đình trong nhà không có trang bị, phương tiện do nước ngoài sản xuất để phục vụ cuộc sống hàng ngày ? Càng giầu có, càng lắm tiền càng xài đồ ngoại dữ. Có lúc có những nhà đến cái tăm, viên phấn viết bảng cũng phải của ngoại. Anh nào kêu gọi dùng hàng nội là dùng hàng ngoại nhiều nhất.
8. Hàng năm có bao nhiêu người Việt đi ra nước ngoài làm thuê ? Bao nhiêu người Việt làm thuê cho người nước ngoài ở chính mảnh đất trước kia của mình ? Mà còn được làm thuê cho họ còn là may mắn lắm, còn có một khả năng nhất định. Còn không biết làm gì để sinh nhai khi mà ruộng đất đối với nông dân ngày càng bị thu hẹp.
9. Xứ Việt vốn thuần nông, sống bằng cây lúa. Ấy vậy mà một thời không đủ thóc mà sống. Phải đi mua bo bo, lúa mì về cứu đói. Cũng đồng đất ấy, con người ấy, nhờ đổi mới mà nay không những đủ ăn mà còn xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Thế mới biết đổi mới quan trọng thật. Cái gì mà không dựa vào dân, không giải phóng sức dân, không để dân thực sự làm chủ đều hỏng cả.
10. Ngay cả cái mưa gió nước nôi...tưởng chỉ là chuyện của giời. Nhưng không! cả cái đó cũng bị nước ngoài chi phối. Mùa rét, anh Tầu viện trợ không hoàn lại các đợt rét đậm rét hại là dân ta khốn rồi. Cấy hái chẳng được, gia súc thi nhau chết, người thi nhau ốm. Các cụ già thi nhau “đi”. Mùa nực anh Lào viện trợ không hoàn lại gió Tây, trong nước ông điện thi nhau cắt điện. Thế là biết bao người khốn khổ, ăn chẳng được, ngủ không xong. Ngồi một chỗ mà thở còn mệt. Mùa mưa bão anh Phi lipin viện trợ các cơn bão từ biển Đông vào thế là khắp ba miền gò lưng tôm lên mà chống bão, lũ.
  Cả nước có hai con sông tạo nên hai vùng châu thổ nuôi sống cả nước bao đời nay là sông Hồng, sông Cửu Long thế mà nay mấy anh ngoại quốc trên thượng nguồn nào là nắn dòng xẻ nguồn nước, xây hàng loạt đập thủy điện trên sông. Rồi đến lúc họ cho ta giọt nước nào thì được giọt ấy. Hệ lụy sẽ khôn lường !
  Tiếp thu tinh hoa của thế giới ư ? Tiếp nhận sự giao thoa một chiều thì đúng hơn. Và thế ta là gì trên cái quả đất ngày càng chật chội này ? Bản sắc của ta là gì ? Bao giờ ta đạt được những điều ông cha ta hằng mong muốn ? Lo lắm thay và buồn lắm thay !


Ha Nôi 5/3/2012
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Xin nói thêm là ngoài văn hoá, các lĩnh vực khác không những bị lai mà còn chủ động lai nữa. Nếu chú ý nghe các vị "lãnh đạo" nói về các "giải pháp" của họ đề ra trong giao thông, y tế, giáo dục... thì đều thấy có câu "nước ngoài đã làm thế lâu rồi", "người ta đã làm thế lâu rồi"...

Ô hay! Thế "lãnh đạo" không cần "đầu" chỉ cần "bắt chước" như con khỉ thôi sao? Đi theo những cái "đầu lãnh đạo" như thế thì biết sẽ về đâu?

Vậy nên có thơ than rằng:


Văn hiến ngàn năm cất bỏ đâu?
Còn không cái trí ở trong đầu?
Chuyên đi bắt chước, quên suy nghĩ
Mãi chẳng như Tây, chẳng giống Tầu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chống tham nhũng để củng cố "cái nóc"

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (09/03/2012)

Tiết mục "Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đăng báo Nhân Dân, có bài bàn về "Mới tắm từ vai”, chỉ có bốn chữ ngắn gọn thế thôi đã đủ để mọi bạn đọc biết ngay đến chỗ yếu đang là nỗi lo lắng của mọi người về Đảng: cơ quan đầu não, lãnh đạo Trung ương các cấp còn đứng ngoài tự phê bình và phê bình (tắm nhưng chưa gội đầu, rửa mặt).

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/69/2012_69_T12_anh.jpg
Nhiều nơi lợi dụng bất cập của Luật Đất đai để lấn chiếm,
mua rẻ của nông dân rồi bán giá thị trường cao gấp nhiều lần
Ảnh: QUỐC ANH



Nhiều năm, lãnh đạo Trung ương vẫn tưởng đã "miễn dịch” với mọi tiêu cực. Đầu năm 1990, tiếp xúc với các lão thành cách mạng và cán bộ cao cấp nghỉ hưu để nghe góp ý kiến vào đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng do Bộ Chính trị chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: "Từng đồng chí trong Bộ Chính trị kể từ Tổng Bí thư sẽ tiến hành tự kiểm điểm.”

Tổng Bí thư đã vạch rõ, trong Đảng có những "vùng cấm” vì người ta đã gắn uy tín của Đảng với cá nhân cán bộ, lãnh đạo và cho rằng đụng chạm tới sai lầm, khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo là đụng chạm tới uy tín của Đảng do vậy phải bảo vệ bằng mọi giá không thể công khai kiểm điểm sai lầm, khuyết điểm của lãnh đạo Trung ương. Đặc biệt khi đồng chí Nguyễn Văn Linh nói nhà đã dột từ nóc thì bên trong dù tiện nghi sang trọng cũng ẩm mốc, mục nát, con người dù cường tráng, thông minh cũng dễ nhiễm bệnh yếu hèn. Ai cũng mừng thấy Tổng Bí thư đã nhìn thẳng vào sự thật. Rất tiếc đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng được chuẩn bị công phu nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, "vùng cấm” vẫn không loại bỏ được, lãng phí, tham nhũng không sao ngăn chặn nhưng không có lãnh đạo nào bị kỷ luật.

10 năm sau (năm 1999- 2000) cán bộ hư hỏng nhiều hơn, có cả những cán bộ quản lý, lãnh đạo. Tổng Bí thư lúc này là đồng chí Lê Khả Phiêu. Nhắc đến những khó khăn của đất nước, trả lời báo Tuổi Trẻ, đồng chí đã nói: "Hồi trước, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói là nhà dột từ nóc, giờ cái nhà không phải chỉ dột từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa”. Một lần nữa lại tổ chức xây dựng chỉnh đốn Đảng sau Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII). Dân tỏ ra hài lòng thấy lãnh đạo cao từ Tổng Bí thư tự phê bình và phê bình trước. Cuộc chỉnh đốn Đảng đã đạt một số kết quả nhưng không tiếp tục phát huy được. Đồng chí Lê Khả Phiêu đã nói: "Chúng ta làm chưa triệt để do chủ nghĩa cá nhân chi phối khá nặng nề trong mỗi người, kể cả cấp cao. Chúng ta chưa đặt đúng vấn đề là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi mình xem có luôn giữ được trong sạch không, đặc biệt các ông trên”. Kết quả còn rất hạn chế vì lãnh đạo cao phê bình còn hình thức, ông này còn nóng nảy, ông kia thế này, thế khác, chứ chưa dám đi thẳng vào vấn đề cần thiết nhất như đồng chí Lê Khả Phiêu nêu ví dụ: "Tại sao anh hư hỏng, lộng quyền, xa dân”.

Hơn 10 năm tiếp theo, từ Đại hội Đảng IX đến Đại hội Đảng X (2001 - 2011), tự phê bình đôi lúc cũng được nhắc đến nhưng không thực hiện đều nữa, nhất là bên trên. Khác hẳn 10 năm trước, lãnh đạo các cấp giàu có đông hơn, cả ở trung ương và địa phương. Tình trạng năm 2010, 2011 còn khác tình trạng năm 1990 ở những cán bộ lãnh đạo giàu có khác thường không che giấu được nữa vì lương, nguồn thu nhập bao nhiêu mọi người đều biết, tham nhũng trở nên lộ liễu, quen mắt dần. Chỗ dột đáng sợ nhất là từ trên. Có quyền, có tiền lại biến chất, lòng tham không đáy. Từ Đại hội Đảng IX tham nhũng đã là mối đe dọa đến sự tồn vong của chế độ và đến hiện nay mối đe dọa này đã quá lớn. Tham nhũng có phần do chủ quan ta gây ra. Không nhìn thẳng vào sự thật này sẽ vẫn cảm thấy không hiểu nổi tại sao Đảng và Nhà nước ta càng chống thì tham nhũng càng gia tăng. Sự thật bày ra trước mắt chúng ta, đâu có quá khó nhận ra.

Nghị quyết của Đại hội Đảng VI (1986) đã quyết định phải tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có giải thích cặn kẽ rằng, đã nắm tài chính, ngân hàng nhà nước, quyết định mọi thu, chi, lại kiêm buôn bán, kinh doanh, sản xuất,vừa đá bóng vừa thổi còi, rất dễ xảy ra tham nhũng. Thế nhưng một số bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố không muốn tách. Vì vậy, cơ chế bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản vẫn được duy trì mặc dù Đảng và Nhà nước thường xuyên nhắc nhở phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để xóa bỏ cơ chế chủ quản. Một số bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố quản lý hàng trăm DNNN, có bộ quản lý gần 5000 DNNN. Lãnh đạo mỗi bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố nắm giữ một số vốn hàng trăm tỷ đồng, có nơi hàng nghìn tỷ đồng cùng với khối lượng tài sản công rất lớn: cửa hàng, nhà xưởng, đất công, xe công của những DNNN dưới quyền. Cơ quan chủ quản đối với DNNN dưới quyền có nhiều đặc quyền và từ đây dẫn đến nhiều đặc lợi, trong thực chất là tham nhũng đối với lãnh đạo không liêm khiết. Mỗi bộ có DNNN dưới quyền thường là cái vòng khép kín từ A đến Z, từ quy hoạch, tư vấn, quyết định đầu tư đến đấu thầu, thi công... đều trong vòng tròn thuộc một bộ khó ai giám sát dược, kể cả Quốc hội. Một "vùng cấm” đứng trên và đứng ngoài pháp luật, trong đó một số nhóm lợi ích cấu kết với nhau tạo nên thế lực tác động đến các chính sách. Có đại biểu Quốc hội gọi đây là nơi sản sinh ra những tỷ phú có chức có quyền. Trong cái vòng khép kín ấy có nơi Đảng bộ vẫn phát triển nhưng đảng viên kết nạp phải do tỷ phú có chức quyền thông qua, phải là chỗ dựa của họ. Báo chí đã vạch rõ, trong mỗi vòng khép kín không có tham nhũng mới lạ. Tại cuộc hội thảo chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng tổ chức giữa năm 2004, Bà Dương Thu Hương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội đã nêu câu hỏi:

"Liệu chúng ta có thể xóa được hết "các vòng khép kín” không? Nếu cứ bàn thảo rầm rộ mà không làm được thì nói thật với các đồng chí tôi cũng cảm thấy xấu hổ lắm...”.

Xóa rất khó vì "cái vòng khép kín” ấy lại ở dưới cái ô "cơ chế chủ quản”. Bao nhiêu lãnh đạo ở Trung ương và địa phương giàu có, thành những tỷ phú nhờ cơ chế chủ quản. Không đếm được nhưng chắc chắn không ít. Cơ chế lỗi thời này là con đẻ của thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp. Khi đổi mới Đảng đã quyết tâm xóa bỏ nhưng không sao xóa nổi, nó vẫn tồn tại đến hiện nay vì không có cơ chế nào mang lại nhiều lợi ích cho cục bộ và cá nhân bằng cơ chế chủ quản. Một số lãnh đạo kể cả cao cấp đã suy thoái về đạo đức, lối sống không phải tại địch mà chủ yếu là tại cơ chế do ta đặt ra. Còn một số chính sách, cơ chế khác đang bị cán bộ có chức quyền lợi dụng mang lại lợi ích cho cá nhân, dựa vào những sơ hở để tham nhũng một cách hợp pháp, Luật Đất đai là một ví dụ điển hình. Nông dân chỉ được sử dụng đất đang canh tác và không thể có ngược đời nào hơn là cán bộ có chức quyền ở địa phương mới là chủ sở hữu đất nông dân đang canh tác và còn có quyền thu hồi đất.

Từ bốn năm (1994 - 1997) bất ổn ở nông thôn Thái Bình đến vụ cưỡng đoạt đất đai trái phép ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5-1-2012, trải qua 19 năm Luật Đất đai có hiệu lực, nhiều cán bộ cấp huyện, xã, có nơi cả cấp tỉnh trên cả nước đã lợi dụng những bất cập của Luật để tước đoạt, lấn chiếm, mua rẻ đất của nông dân rồi bán với giá thị trường, cao gấp nhiều lần. Những tổn thất lớn lao do cơ chế chủ quản và Luật Đất đai gây ra đã chứng minh rất cụ thể tham nhũng không chỉ do ta góp phần gây ra và còn nuôi dưỡng nó thông qua những cơ chế, chính sách, luật còn quá nhiều sơ hở nhưng không loại bỏ được, không chỉnh sửa được để tồn tại năm này qua năm khác.

Từ lâu, chống tham nhũng đã là vấn đề sống còn. Đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết về xây dựng Đảng được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa qua, chống tham nhũng lại càng cực kỳ cấp bách. Muốn đẩy lùi tình trạng suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ cao cấp, trước hết phải đẩy mạnh chống tham nhũng. Cần nhấn mạnh, nếu chúng ta tiếp tục chống tham nhũng như thời gian qua thì chắc chắn không thể đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Phải chống quyết liệt, mạnh mẽ hơn và nếu vậy cần tăng cường, củng cố Ban Chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo hiện nay kiêm nhiệm quá nhiều. Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng”, họp ngày 7-3-2012, đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã nói: "Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm”.

Ý kiến đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo được nhiều người đồng tình. Ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trả lời báo Tuổi trẻ, đã đề nghị:

"Về mô hình Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng không nên để bên cơ quan hành pháp, vì đây là cơ quan phải điều hành hàng ngày về kinh tế - xã hội. Ví dụ như chủ tịch tỉnh tốt hay không tốt mà khi đã là người đá bóng thì không thể khách quan bằng anh thổi còi. Nếu hỏi để cơ quan này ở đâu thì theo tôi có thể để ở Quốc hội”.

Thái Duy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đi học thôi miên tại Hà Nội: Học phí siêu khủng

Gần đây cư dân mạng đang xôn xao bàn tán về một lớp học có giá "cắt cổ"- còn khá mới ở Việt Nam: Thôi miên trị liệu.
Để tham gia vào khóa học này mỗi học viên phải trả tới hơn 5,3 triệu đồng/ngày và 85 triệu đồng cho khóa học 16 ngày. Các học viên của khoá học này có phải những người phát cuồng với khẩu hiệu "Đánh thức mọi tiềm năng" từ môn tâm lý vẫn còn khá mới này?!


Những khóa học tiếp theo sẽ có giá là... 299 triệu đồng.

Choáng váng với học phí…

Tại một Trung tâm nghiên cứu phát triển sức khỏe  tại Nhà Văn hóa phường Yên Phụ, trên đường An Dương, Tây Hồ, Hà Nội đang diễn ra khóa học thôi miên trị liệu khiến không ít người có ý định tham gia phải bàng hoàng khi nghe giá học phí của nó: 85 triệu đồng cho khóa học 16 ngày.

Khóa học này, chủ yếu học về các kỹ năng ứng dụng, thực hành, những nguyên tắc và kỹ thuật trong thôi miên trị liệu, chứ không học về lý thuyết của ngành thôi miên- Ví dụ như lịch sử của thôi miên, quá trình hình thành và phát triển...

Thời gian học liên tục 16 ngày, cả lý thuyết và thực hành. Thời gian học mỗi ngày lên tới 13- 14 tiếng/ngày. Từ ngày thứ 6 của khóa học trở đi, học viên lại phải làm tiếp một bài tập về nhà với  thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ.


Theo đại diện của Trung tâm này: Đối tượng đều có trình độ thạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư ở đủ các miền.

Không chỉ tiến hành đào tạo các chuyên gia thôi miên trị liệu mà tại Trung tâm này cũng tổ chức khá nhiều khóa học với giá cực cao như "Khóa học giàu có và cao thượng" với mức học phí là 49.9 -  59.9 triệu đồng cho 27 giờ học; Khóa "Đàm phán giao tiếp nâng cao" có giá xấp xỉ 20- 25 triệu đồng cho 27 giờ học...

Ngay trên trang web của Trung tâm này cũng khẳng định: "Tất cả những khóa học và các chương trình đào tạo của Trung tâm Nghiên cứu phát triển đều là những khóa học và chương trình đào tạo có chất lượng, giá trị và đắt giá nhất tại Việt Nam".

Khi hỏi về mức học phí "cắt cổ" mà Trung tâm đã thu của mỗi học viên, vị đại diện Trung tâm này khẳng định: Đây sẽ là khóa học đào tạo chuyên gia thôi miên trị liệu rẻ nhất của Trung tâm nhân dịp ra mắt (?!), đồng thời để tiến hành lựa chọn thành viên phục vụ cho việc mở rộng phạm vi hoạt động của Trung tâm trên cả nước thì Trung tâm mới quyết định mở một lớp đào tạo tổng hợp cấp tốc với mức giá này. Những khóa học tiếp theo sẽ có giá là... 299 triệu đồng.

Cũng theo vị đại diện này: Sau khóa học học viên có thể tự thôi miên để ổn định cơ thể, tinh thần và chữa bệnh cho mình, tự lập trình ngôn ngữ để giúp mình thực hiện mọi nguyện vọng trong cuộc sống; thôi miên được cho người khác; nhận biết được các phép thuật của các thầy phù thủy, thầy bói, thầy cúng, lên đồng, áp vong, bùa, ngải... qua phương pháp thôi miên cổ điển; kỹ thuật thư giãn bản năng; biết chữa tất cả các bệnh bằng ám thị liệu pháp; được học và thực hành phương pháp giảm, cắt các cơn đau và chữa các bệnh đau mãn tính, chữa bệnh mất ngủ...


Giá này vẫn còn thấp…(?!)

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm cho biết: "Sau "kịch bản" mất vàng tại Quảng Ngãi hồi cuối năm 2011 (chủ tiệm vàng vì nợ nần quá nhiều nên đã tự bịa ra kịch bản "bị trộm thôi miên" lấy hết tài sản nhằm trốn nợ- PV), nhiều người đã hiểu đúng về thôi miên- Nhưng đây không phải là lý do để khóa đào tạo thôi miên của tôi có giá cao như vậy!"

Bản thân thôi miên trị liệu là một ngành khoa học trị liệu nghiêm túc với những phương pháp và kỹ thuật tác động vào bộ não để làm ổn định mọi nội tiết tố trong cơ thể. Nó giúp cho người ta thay đổi được cả tính nết và phong cách. Học thôi miên trị liệu lại không phải chỉ tự trị liệu cho bản thân mà còn trị liệu được cho người khác. Vì vậy nó có cái giá nghiêm túc của nó, học viên tham gia khóa học này cũng không cho đây là "giá cắt cổ", thậm chí  còn...thấp (?!). Khóa đào tạo này có 114 người đăng ký nhưng chúng tôi cũng chỉ lựa chọn và đào tạo cho 16 người. Đối tượng đều có trình độ thạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư ở cả hai miền Nam, Bắc..."- ông Quân cho biết!

Ông Quân còn khẳng định rằng: "Cùng là khóa học này, nhưng sắp tới,mức học phí sẽ là 299.999.000 đồng/khóa chứ không thấp như hiện nay!  Nói là 16 ngày đào tạo, nhưng trên thực tế các học viên đã phải học liên tục 240 tiếng không kể thời gian làm bài tập lý thuyết về nhà. Mặc dù phải học nhiều thời gian trên lớp, nhưng các học viên vẫn luôn vui vẻ, khỏe mạnh, thoải mái, vẫn tiếp thu, thực hành tốt”.

Cũng theo ông Quân, sau khi kết thúc khóa học, thì tất cả mọi học viên đã trở thành một chuyên gia thôi miên trị liệu thực thụ. Khi làm chủ được phương pháp tự thôi miên, thì chính là họ đã có trong tay một phương pháp hữu hiệu nhất để làm cho chính mình khỏe mạnh, hạnh phúc và thành đạt theo nguyện vọng của họ (lập trình ngôn ngữ tư duy).

Bằng những khả năng mà các học viên đã phát huy, làm chủ được- cũng đồng nghĩa với việc "đánh thức mọi tiềm năng của con người", của chính họ và của cả những thân chủ của họ. Tất nhiên, nếu như để học hết trình độ thôi miên trị liệu, các học viên cần phải tham gia một khóa học nữa- Đó chính là trình độ 3 của thôi miên trị liệu.
Chia sẻ qua:      Theo Gia Đình

....

Học xong món này không bao giờ phải quan tâm đến bệnh viện nữa.Nên phát triển nhanh, mạnh để giảm tải cho ngành y tế.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Chống tham nhũng để củng cố "cái nóc"

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (09/03/2012)

Tiết mục "Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đăng báo Nhân Dân, có bài bàn về "Mới tắm từ vai”, chỉ có bốn chữ ngắn gọn thế thôi đã đủ để mọi bạn đọc biết ngay đến chỗ yếu đang là nỗi lo lắng của mọi người về Đảng: cơ quan đầu não, lãnh đạo Trung ương các cấp còn đứng ngoài tự phê bình và phê bình (tắm nhưng chưa gội đầu, rửa mặt).

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/69/2012_69_T12_anh.jpg
Nhiều nơi lợi dụng bất cập của Luật Đất đai để lấn chiếm,
mua rẻ của nông dân rồi bán giá thị trường cao gấp nhiều lần
Ảnh: QUỐC ANH



Nhiều năm, lãnh đạo Trung ương vẫn tưởng đã "miễn dịch” với mọi tiêu cực. Đầu năm 1990, tiếp xúc với các lão thành cách mạng và cán bộ cao cấp nghỉ hưu để nghe góp ý kiến vào đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng do Bộ Chính trị chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: "Từng đồng chí trong Bộ Chính trị kể từ Tổng Bí thư sẽ tiến hành tự kiểm điểm.”

Tổng Bí thư đã vạch rõ, trong Đảng có những "vùng cấm” vì người ta đã gắn uy tín của Đảng với cá nhân cán bộ, lãnh đạo và cho rằng đụng chạm tới sai lầm, khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo là đụng chạm tới uy tín của Đảng do vậy phải bảo vệ bằng mọi giá không thể công khai kiểm điểm sai lầm, khuyết điểm của lãnh đạo Trung ương. Đặc biệt khi đồng chí Nguyễn Văn Linh nói nhà đã dột từ nóc thì bên trong dù tiện nghi sang trọng cũng ẩm mốc, mục nát, con người dù cường tráng, thông minh cũng dễ nhiễm bệnh yếu hèn. Ai cũng mừng thấy Tổng Bí thư đã nhìn thẳng vào sự thật. Rất tiếc đợt xây dựng chỉnh đốn Đảng được chuẩn bị công phu nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, "vùng cấm” vẫn không loại bỏ được, lãng phí, tham nhũng không sao ngăn chặn nhưng không có lãnh đạo nào bị kỷ luật.

10 năm sau (năm 1999- 2000) cán bộ hư hỏng nhiều hơn, có cả những cán bộ quản lý, lãnh đạo. Tổng Bí thư lúc này là đồng chí Lê Khả Phiêu. Nhắc đến những khó khăn của đất nước, trả lời báo Tuổi Trẻ, đồng chí đã nói: "Hồi trước, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói là nhà dột từ nóc, giờ cái nhà không phải chỉ dột từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa”. Một lần nữa lại tổ chức xây dựng chỉnh đốn Đảng sau Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII). Dân tỏ ra hài lòng thấy lãnh đạo cao từ Tổng Bí thư tự phê bình và phê bình trước. Cuộc chỉnh đốn Đảng đã đạt một số kết quả nhưng không tiếp tục phát huy được. Đồng chí Lê Khả Phiêu đã nói: "Chúng ta làm chưa triệt để do chủ nghĩa cá nhân chi phối khá nặng nề trong mỗi người, kể cả cấp cao. Chúng ta chưa đặt đúng vấn đề là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi mình xem có luôn giữ được trong sạch không, đặc biệt các ông trên”. Kết quả còn rất hạn chế vì lãnh đạo cao phê bình còn hình thức, ông này còn nóng nảy, ông kia thế này, thế khác, chứ chưa dám đi thẳng vào vấn đề cần thiết nhất như đồng chí Lê Khả Phiêu nêu ví dụ: "Tại sao anh hư hỏng, lộng quyền, xa dân”.

Hơn 10 năm tiếp theo, từ Đại hội Đảng IX đến Đại hội Đảng X (2001 - 2011), tự phê bình đôi lúc cũng được nhắc đến nhưng không thực hiện đều nữa, nhất là bên trên. Khác hẳn 10 năm trước, lãnh đạo các cấp giàu có đông hơn, cả ở trung ương và địa phương. Tình trạng năm 2010, 2011 còn khác tình trạng năm 1990 ở những cán bộ lãnh đạo giàu có khác thường không che giấu được nữa vì lương, nguồn thu nhập bao nhiêu mọi người đều biết, tham nhũng trở nên lộ liễu, quen mắt dần. Chỗ dột đáng sợ nhất là từ trên. Có quyền, có tiền lại biến chất, lòng tham không đáy. Từ Đại hội Đảng IX tham nhũng đã là mối đe dọa đến sự tồn vong của chế độ và đến hiện nay mối đe dọa này đã quá lớn. Tham nhũng có phần do chủ quan ta gây ra. Không nhìn thẳng vào sự thật này sẽ vẫn cảm thấy không hiểu nổi tại sao Đảng và Nhà nước ta càng chống thì tham nhũng càng gia tăng. Sự thật bày ra trước mắt chúng ta, đâu có quá khó nhận ra.

Nghị quyết của Đại hội Đảng VI (1986) đã quyết định phải tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có giải thích cặn kẽ rằng, đã nắm tài chính, ngân hàng nhà nước, quyết định mọi thu, chi, lại kiêm buôn bán, kinh doanh, sản xuất,vừa đá bóng vừa thổi còi, rất dễ xảy ra tham nhũng. Thế nhưng một số bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố không muốn tách. Vì vậy, cơ chế bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản vẫn được duy trì mặc dù Đảng và Nhà nước thường xuyên nhắc nhở phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để xóa bỏ cơ chế chủ quản. Một số bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố quản lý hàng trăm DNNN, có bộ quản lý gần 5000 DNNN. Lãnh đạo mỗi bộ và mỗi UBND tỉnh, thành phố nắm giữ một số vốn hàng trăm tỷ đồng, có nơi hàng nghìn tỷ đồng cùng với khối lượng tài sản công rất lớn: cửa hàng, nhà xưởng, đất công, xe công của những DNNN dưới quyền. Cơ quan chủ quản đối với DNNN dưới quyền có nhiều đặc quyền và từ đây dẫn đến nhiều đặc lợi, trong thực chất là tham nhũng đối với lãnh đạo không liêm khiết. Mỗi bộ có DNNN dưới quyền thường là cái vòng khép kín từ A đến Z, từ quy hoạch, tư vấn, quyết định đầu tư đến đấu thầu, thi công... đều trong vòng tròn thuộc một bộ khó ai giám sát dược, kể cả Quốc hội. Một "vùng cấm” đứng trên và đứng ngoài pháp luật, trong đó một số nhóm lợi ích cấu kết với nhau tạo nên thế lực tác động đến các chính sách. Có đại biểu Quốc hội gọi đây là nơi sản sinh ra những tỷ phú có chức có quyền. Trong cái vòng khép kín ấy có nơi Đảng bộ vẫn phát triển nhưng đảng viên kết nạp phải do tỷ phú có chức quyền thông qua, phải là chỗ dựa của họ. Báo chí đã vạch rõ, trong mỗi vòng khép kín không có tham nhũng mới lạ. Tại cuộc hội thảo chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng tổ chức giữa năm 2004, Bà Dương Thu Hương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội đã nêu câu hỏi:

"Liệu chúng ta có thể xóa được hết "các vòng khép kín” không? Nếu cứ bàn thảo rầm rộ mà không làm được thì nói thật với các đồng chí tôi cũng cảm thấy xấu hổ lắm...”.

Xóa rất khó vì "cái vòng khép kín” ấy lại ở dưới cái ô "cơ chế chủ quản”. Bao nhiêu lãnh đạo ở Trung ương và địa phương giàu có, thành những tỷ phú nhờ cơ chế chủ quản. Không đếm được nhưng chắc chắn không ít. Cơ chế lỗi thời này là con đẻ của thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp. Khi đổi mới Đảng đã quyết tâm xóa bỏ nhưng không sao xóa nổi, nó vẫn tồn tại đến hiện nay vì không có cơ chế nào mang lại nhiều lợi ích cho cục bộ và cá nhân bằng cơ chế chủ quản. Một số lãnh đạo kể cả cao cấp đã suy thoái về đạo đức, lối sống không phải tại địch mà chủ yếu là tại cơ chế do ta đặt ra. Còn một số chính sách, cơ chế khác đang bị cán bộ có chức quyền lợi dụng mang lại lợi ích cho cá nhân, dựa vào những sơ hở để tham nhũng một cách hợp pháp, Luật Đất đai là một ví dụ điển hình. Nông dân chỉ được sử dụng đất đang canh tác và không thể có ngược đời nào hơn là cán bộ có chức quyền ở địa phương mới là chủ sở hữu đất nông dân đang canh tác và còn có quyền thu hồi đất.

Từ bốn năm (1994 - 1997) bất ổn ở nông thôn Thái Bình đến vụ cưỡng đoạt đất đai trái phép ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5-1-2012, trải qua 19 năm Luật Đất đai có hiệu lực, nhiều cán bộ cấp huyện, xã, có nơi cả cấp tỉnh trên cả nước đã lợi dụng những bất cập của Luật để tước đoạt, lấn chiếm, mua rẻ đất của nông dân rồi bán với giá thị trường, cao gấp nhiều lần. Những tổn thất lớn lao do cơ chế chủ quản và Luật Đất đai gây ra đã chứng minh rất cụ thể tham nhũng không chỉ do ta góp phần gây ra và còn nuôi dưỡng nó thông qua những cơ chế, chính sách, luật còn quá nhiều sơ hở nhưng không loại bỏ được, không chỉnh sửa được để tồn tại năm này qua năm khác.

Từ lâu, chống tham nhũng đã là vấn đề sống còn. Đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết về xây dựng Đảng được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa qua, chống tham nhũng lại càng cực kỳ cấp bách. Muốn đẩy lùi tình trạng suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ cao cấp, trước hết phải đẩy mạnh chống tham nhũng. Cần nhấn mạnh, nếu chúng ta tiếp tục chống tham nhũng như thời gian qua thì chắc chắn không thể đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Phải chống quyết liệt, mạnh mẽ hơn và nếu vậy cần tăng cường, củng cố Ban Chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo hiện nay kiêm nhiệm quá nhiều. Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng”, họp ngày 7-3-2012, đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã nói: "Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm”.

Ý kiến đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo được nhiều người đồng tình. Ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trả lời báo Tuổi trẻ, đã đề nghị:

"Về mô hình Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng không nên để bên cơ quan hành pháp, vì đây là cơ quan phải điều hành hàng ngày về kinh tế - xã hội. Ví dụ như chủ tịch tỉnh tốt hay không tốt mà khi đã là người đá bóng thì không thể khách quan bằng anh thổi còi. Nếu hỏi để cơ quan này ở đâu thì theo tôi có thể để ở Quốc hội”.

Thái Duy
Ai cũng biết cả. Người trong cuộc thì biết hơn ai hết. Nhưng khi vơ được lợi ích kếch xù ăn cả tỷ đời không hết mà chẳng làm sao nên chẳng ai từ bỏ lợi ích cả. Hô chống TN cũng chỉ là chống trên miệng và chống vờ mà thôi. Thật là vừa được ăn vừa được nói!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Người đàn ông nuôi hơn 600 đứa trẻ

Đã qua tuổi thất thập nhưng ngày nào ông Vũ Tiến và vợ Vũ Thị Ngọc Oanh vẫn cặm cụi đi, về từ phố Vọng đến ngôi nhà số 13, Ngô Văn Sở (Hà Nội), vừa để quản lý việc kinh doanh, vừa để chăm 30 đứa trẻ mà với ông chúng là “duyên nợ của cả cuộc đời”.

“Dưới hàng hiên, em bé đứng run/ Ôm xấp báo trên đời tay lạnh buốt/ Mái tóc khét vàng, ướt đẫm mưa rơi / Em vẫn bước lang thang trên đường vắng/ Xấp báo vẫn đầy ướt đẫm mưa rơi”.

Có lẽ bây giờ không còn ai biết đến những câu hát này nữa nhưng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, nó đã làm không ít con tim day dứt. Đấy là “quốc ca” của những đứa trẻ lang thang trong Tổ bán báo “Xa mẹ” được ông Vũ Tiến thành lập năm 1989.

Ông Tiến nhớ lại: “Vào những năm 80, kinh tế còn nhiều khó khăn. Ở các ngõ ngách, gầm cầu Hà Nội có rất nhiều trẻ lang thang. Chúng thường đến hàng cơm của tôi ở Quán Sứ để xin ăn. Thương chúng, tôi mua báo cho bán, đêm chúng lại về nghe bà Oanh dạy học. Vào cuối tuần, tôi cũng tổ chức xe đưa đón trẻ ở cầu Long Biên về đây cho chúng con chữ”.

Không dừng lại ở đó, với mong muốn các em không còn phải lo miếng cơm, manh áo, được đến trường, từ năm 1995, ông Tiến chuyển mục tiêu vào nuôi dưỡng khoảng 30 trẻ mồ côi và trẻ em nghèo. Bởi vậy, Tổ bán báo Xa mẹ được đổi thành Chương trình nuôi dạy trẻ em mồ côi xa mẹ, ở số 13, Ngô Văn Sở.

“Những đứa trẻ ở đây được nuôi đến trưởng thành, tự lập rồi tôi lại nhận những trẻ còn bé vào. Lúc nào cũng duy trì ở con số 30. Mình có sức sao nuôi chúng bằng vậy”, ông Tiến kể.

Kinh phí nuôi lũ trẻ đều từ hoạt động kinh doanh du lịch, quán ăn và cà phê của vợ chồng ông. “Có thời gian trước đây, chúng tôi cũng nhận giúp đỡ từ tổ chức phi chính phủ và một vài cá nhân trong, ngoài nước. Nhưng tuyệt đối chúng tôi không đi xin và kêu gọi nhân đạo”, bà Vũ Ngọc Oanh cho biết.


Em Vũ Thị Kiều (11 tuổi) đang dạy bé Vũ Văn Đạt (8 tuổi) chơi piano. Để phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em “xa mẹ”, ông Tiến đã mua cây đàn piano trên 30 triệu đồng. Cũng chính ông viết kịch bản, dạy đàn, hát cho các em. Ảnh: Phan Dương.
Ngôi nhà nơi các em ở có 5 tầng. Trong đó, tầng 1 và một phần tầng 2 sử dụng để kinh doanh quán cafe “xa mẹ” lấy nguồn kinh phí nuôi trẻ. Các bé gái ngủ trong một căn phòng rộng rãi tầng 3. Các em trai ngủ trên tầng 4. Ngoài ra còn có phòng học, phòng chơi và phòng ăn rộng rãi với đầy đủ tiện nghi. Ngoài giờ học, các em chỉ phải làm vệ sinh phòng ngủ.

Trong gian phòng truyền thống ở tầng 3, bà Oanh ngồi trên bàn giáo viên với nét mặt buồn vì mấy bé trai không tự giác dậy học bài và gấp chăn màn lộn xộn. Bà trách móc: “Quy định đã đặt ra rồi, các con phải biết giờ nào học, giờ nào chơi. Không học thì làm sao thoát khỏi cái nghèo, cái khổ”. Như biết lỗi, chúng cúi mặt xuống mấy quyển sách, vùi đầu vào học.

Hết giờ học chiều, bà cho các em được giải trí. Mấy cậu trai lớn chơi ở phòng bóng bàn, vài cậu choai choai chơi trò bi lắc. Số đông khác túm tụm trong căn phòng tầng 3 xem ti vi. Đôi mắt chúng đen tròn, có lúc rực sáng rồi ôm bụng cười nghiêng ngả với những pha hài trong phim “Những thiên thần áo trắng”.

Hết phim, một số tỏa đi tắm, số khác quây quần bên chiếc đàn piano. “1, 2, 3”, cô bé Kiều bắt nhịp rồi cùng các chị dạo từng bản đàn trong quyển vở, đôi môi mấp máy theo điệu nhạc.

Năm nay bé Vũ Thị Kiều học lớp 4 trường Nguyễn Văn Tố. “Em đến đây từ khi 3 tuổi. Xa mẹ quen rồi nên em không nhớ nữa. Ở đây có nhiều bạn lại còn được ông, bà dạy học đàn, học hát và học múa nên em rất vui”, cô bé kể.

Kiều vốn là cô bé yếu ớt lại khoảnh ăn. Bố mất sớm còn mẹ thì ốm liệt giường nên ông Tiến đã nhận nuôi cả 5 anh em. Giờ đây, 3 anh lớn của Kiều đã có nghề nghiệp và ra tự lập.

Là người lớn tuổi nhất trong đám trẻ, Quách Văn Điệp (20 tuổi, Ân Thi, Hưng Yên) giờ có thể thay ông Tiến chăm sóc, quản lý các em, thỉnh thoảng phụ giúp quán café. Điệp có vóc người thấp, khuôn mặt hiền, giọng nói từ tốn.

Em tâm sự: “Năm 11 tuổi, em mồ côi cha mẹ được ông, bà (ông Tiến, bà Oanh) nhận nuôi. Học đến lớp 10, em xin ông cho học lái ô tô. Bây giờ, em đã học xong rồi. Ngày ngày, em đưa lũ trẻ đến trường. Thỉnh thoảng đi dẫn tour du lịch với ông. Gần chục năm qua, em đã quá quen với nơi này. Bây giờ. ông cho phép em ra ngoài tự lập nhưng em thì muốn ở đây mãi để được cùng ông chăm sóc các em”.


Phòng ăn rộng rãi của hơn 30 em nhỏ ở đây. Ảnh: Phan Dương.
Không ai ngờ chị cấp dưỡng Trần Thị Quy (35 tuổi, ở Xuân Trường, Nam Định) cũng là một “đứa trẻ” được ông Tiến nhận nuôi. Chị nói: “Đúng ngày chồng tôi mất, tôi sinh đứa út nhưng 3 ngày sau, gia đình mới cho biết về cái chết của anh. Tôi chẳng thiết sống nhưng rồi 3 đứa con thì bỏ cho ai. Cuộc sống khó khăn, không thể cho chúng đến trường, tôi đành gửi hai đứa lớn nhờ ông Tiến nuôi hộ. Nhưng rồi đến năm 2009, tôi và đứa út cũng phải nhờ đến ông, bà”.

“Bây giờ, tôi ở đây nấu ăn và trông những đứa trẻ mồ côi, nghèo khổ. Cùng một hoàn cảnh nên tôi cũng thương chúng như 3 đứa con của mình. Hàng tháng, ông vẫn trả cho tôi hơn 2 triệu để tiết kiệm cho sau này”, chị Quy cho biết thêm.

Đồng hoàn cảnh với chị Quy, em Điệp, bé Kiều còn có hơn 600 người khác đã từng được nuôi dưỡng dưới mái nhà số 13, Ngô Văn Sở. Trong đó, có hơn 500 người đã trưởng thành và có việc làm ổn định, 120 người lập gia đình.

Có lẽ, động lực lớn nhất để ông Vũ Tiến kiên trì làm nhân đạo trong hơn 20 năm qua cũng bởi vì ông từng là một đứa trẻ mồ côi.

“Tôi sinh ra trong một gia đình trí thức nhưng do hoàn cảnh xô đẩy, mồ côi cha, tôi mới thành đứa trẻ lang thang. Rửa bát, đánh giầy, bán báo…tôi đã làm cả nhưng rồi vẫn đói", ông kể.

Vào quân ngũ, rồi làm công an, và bây giờ sang làm kinh doanh, ông luôn nghĩ cuộc đời đã cưu mang mình, giờ mình phải có nghĩa trả nợ cuộc đời. Vì thế mấy chục năm nay, ông dồn toàn tâm huyết vào những đứa trẻ bất hạnh.


Cậu bé Vũ Long Biên (trái) bị bỏ rơi ở cầu Long Biên lúc vừa chào đời, được ông TIến (phải) đưa về căn nhà này nuôi đưỡng. Bây giờ em đang học lớp 9, trường Nguyễn Văn Tố. Ảnh: Phan Dương.
Bây giờ, ông đã giao bớt công việc của Chương trình trẻ mồ côi xa mẹ cho con trai phòng khi trái nắng, trở trời nhưng không ngày nào ông, bà không đến đây để chăm lũ trẻ.

“Ban ngày, tôi thấy ông Tiến, bà Oanh đến trông nom, dạy học, dạy hát cho trẻ. Tầm gần 5h chiều, ông bà về, ngôi nhà lại khóa kín cửa để trẻ không ra ngoài. Thi thoảng mới thấy vài em nhỏ ở đây đi nhà thờ cầu nguyện. Chúng ngoan, lễ phép và cũng không bao giờ thấy ồn ào”, bà Nguyễn Thị Ngọc An, Tổ trưởng tổ dân phố số 32, Ngô Văn Sở, cho biết.

Còn theo anh Nguyễn Tuấn Sơn, công an khu vực phường Trần Hưng Đạo, ông bà Tiến, Oanh và những người làm trong nhà này đều quan tâm giúp đỡ cùng nuôi dưỡng và giáo dục các em.

"Ngày trước, nhiều người thấy vợ chồng ông ấy làm từ thiện cứ nghĩ là lợi dụng trẻ em. Vậy nên, ông Tiến đã không cho trẻ đi bán báo, đánh giầy nữa mà cho các em đi học văn hóa. Từ cấp 2, nhiều em đã học nghề. Đến năm 18 tuổi, ông cho ra ngoài tự lập. Vợ chồng ông ấy tự kinh doanh lấy tiền nuôi trẻ", anh nói.

Phan Dương

.....

Mong đời có được nhiều người có tâm, có tài như bác đây. Cũng rất mong báo chí phát hiện và đưa những tin về người tốt việc tốt để đọc bớt nhức óc đau đầu...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...A1nh-%C4%91%E1%BB%81.html

TT - Dường như vụ tai nạn giao thông nào cũng tập trung rất nhiều người hiếu kỳ đến theo dõi vụ việc, bàn tán.


Trong số những người cố gắng chen chúc, xô đẩy để vào được đến hiện trường ấy, có không ít người vào nhìn biển số xe, hỏi xem tuổi của người bị tai nạn để... đánh số đề. Đó là sự vô cảm với nỗi đau của đồng loại.

Mới đây, sự vô cảm của một người đánh số đề trong vụ tai nạn giao thông chết người trên tỉnh lộ 10 (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM) vào ngày 3-3 làm mọi người xung quanh phẫn nộ. Cụ bà L.T.K.H. (quê Long An) được người cháu trai chở bằng xe máy từ Long An đi TP.HCM, qua khu vực trên thì bị xe container cán tử vong tại chỗ.

Khi người cháu trai cụ H. với gương mặt đau khổ tột cùng bước vào quán mua nhang ra thắp cho bà mình thì bất ngờ một phụ nữ (khoảng 50 tuổi) ngồi trong quán hỏi: “Bà được bao nhiêu tuổi rồi em?”, người cháu thật thà đáp: “Dạ, bà được 77 tuổi”. Người cháu vừa trả lời xong, chưa kịp rời quán để thắp nén nhang cho bà mình thì người phụ nữ buông ra một câu: “Hỏi cho chắc ăn để chiều đánh đề”.

Vừa nghe xong câu nói vô cảm ấy, mọi người ngồi trong quán lúc ấy và cả người cháu đã nhìn người đàn bà với ánh mắt giận dữ. Một thanh niên không kìm được, nói ngay: “Vậy bà năm nay được bao nhiêu rồi, nói cho mọi người biết luôn vì bây giờ bà mà ra đường thì chắc chắn sẽ bị xe cán chết”. Phản ứng của thanh niên ấy tuy không được lễ phép và khá cực đoan nhưng nhiều người đồng tình, trong số ấy có cả tôi.

Ở quê tôi, mỗi khi trong gia đình nào gặp chuyện tang tóc, những người khác trong làng, nhất là tầng lớp thanh niên, luôn ý thức được những gì mình phải làm. Khi hay tin buồn, thanh niên trong làng không ai bảo ai sẽ tự đến gia đình gặp chuyện bất hạnh dọn dẹp mọi thứ, đi thuê mướn rạp, bàn ghế dựng lên, làm những việc nặng nhọc. Đàn ông lớn tuổi sẽ đi mua quan tài, lo tất cả nghi lễ của đám tang. Phụ nữ đến nấu ăn và làm mọi việc không tên khác thay cho gia chủ... Cứ thế, mỗi người một tay cùng chung sức lo chu toàn hậu sự cho người đã khuất. Tôi nghĩ hành động của người dân quê mình chính là sự chia sẻ nỗi đau với gia chủ, và đây cũng là truyền thống cao đẹp giữa tình làng nghĩa xóm với nhau của người VN.

Cho nên, một sự vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, như trường hợp của những người lấy thông tin để đánh đề mà người đàn bà trong quán tôi đã gặp là một điển hình, cần phải nhận sự phẫn nộ để xã hội dần bớt đi sự vô cảm.

LÊ GIANG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Truc Xanh

Mọi người đọc bài này đi, tác giả viết ... "rõ là hồn nhiên cơ. Yêu ơi là yêu!"... ^^
http://www.tintuconline.c...utruong/496498/index.html

SAO VIỆT: THÍCH THÌ... SỜ THỬ COI!

Sau cái thời làm mưa làm gió của những bộ ngực silicon ngồn ngộn trên sân khấu thì phải chăng sắp đến thời của những “hàng khủng một cách tự nhiên” khi thời gian gần đây , không thiếu những ngôi sao lên báo thách tiền tỷ để minh chứng cho “hàng của mình là hàng thật, khủng một cách tự nhiên”.  Ơn trời, phải chẳng chúng ta sắp được… dùng đồ thật?!

Quả là hấp dẫn  khi có không ít lời nhờ vả và cả mời mọc từ phía các ngôi sao, với đủ chiêu hấp dẫn như: thưởng tiền tỷ cho ai phát hiện được “ngực của tôi không phải là khủng một cách tự nhiên”. Thậm chí như các cụ bảo “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một…sờ”. Và còn gì sướng bằng được…sờ ngực ngôi sao?!

http://www.tintuconline.com.vn/Library/images/10/2011/08/ngay17/caothai.jpg
Cao Thái Sơn

Chẳng những được…sờ ngực mà có khi còn vớ bở tiền tỷ khi thẩm được… hàng giả ấy chứ. Mới đấy để đáp trả những tin đồn thổi của mấy kẻ “dỗi hơi” về vụ nâng cấp vòng một của mình, ca sĩ Cao Thái Sơn đã đưa ra một cái giá rất ngon ăn: “Nếu bất cứ ai hay bác sĩ nào làm việc trong ngành thẩm mỹ có thể đưa ra bằng chứng chứng minh tôi từng làm ngực, tôi sẽ giải nghệ và thưởng 10 tỷ đồng hoặc bao nhiêu cũng được tùy vào yêu cầu của người đó”. Một cái giá rất ngon ăn đấy chứ?! Nhưng nằm mơ à? Ai là người được sờ ngực anh chàng Cao Thái Sơn đây?

Thiên hạ được một phen bẽ mặt, cứ tưởng thiên hạ chỉ hám ngực khủng của mấy cô hao hậu chân dài, ai ngờ, giờ lại hám cả ngực khủng của mấy anh ca sĩ.  Đấy, ham ngực khủng thì cứ ngồi mà ngắm… ai bảo còn to mồm bình phẩm “hàng thật mới chả hàng giả”. Mất cả tự trọng!

Không đến nỗi bao gan (vì người ta là con gái) “mời sờ thử” vòng một như Cao Thái Sơn, nhưng cũng làm dậy sóng trên mặt báo mấy tuần liên là chuyện thách đố của nữ diễn viên Kiều Trinh:  “Tôi treo giải 501 triệu đồng cho bất cứ khán giả nào phát hiện ra diễn viên Kiều Trinh làm ngực để đóng những cảnh nóng trong Bi! đừng sợ ngọt hơn.”

http://tintuconline.com.vn/Library/Images/10/2011/07/ngay06/kieutrinh/kieutrinh/1.jpg
Kiều Trinh

Đang yên đang lành tự dưng lại “bắn đại bác vào mặt hồ đang yên ả”. Bao nhiêu năm người ta “cởi tụt” trong các bộ phim cấm thấy nói gì. Tự dưng lại có đứa ngứa mồm chê đồ của người ta là… đồ giả. Sờ thử coi. Xem có kiếm được 501 triệu không?

Chẳng biết tháng vừa rồi là cái tháng gì nữa mà hết sao lớn, sao bé, sao mẹ, sao con, đi đâu cũng dính vào vụ…. ngực khủng với chả hàng thật. Rõ khổ cho các ngôi sao, cứ phải chạy đôn chạy đáo trên khắp các mặt báo để mà thanh minh thanh nga cho tỏ tường không kẻo người ta lại hiểu nhầm… “hàng em không khủng một cách tự nhiên”.

Nghĩ lại càng thấy ức, ức là ức thay cho cái nhà cô Lý Nhã Kỳ khi mới đây bị quy kết tội “cố tình lô ngực” nhằm gây scandal. Mà rõ khốn nạn cho cái thân vàng ngọc kia, đã giải thích đi giải thích lại rằng : “Những người có số đo vòng một lớn tự nhiên không chỉnh sửa như tôi thì mặc gì cũng bị lộ ngực, trừ khi mặc áo cổ lọ mới kín thôi. Vóc dáng của mình như thế nên từ trước tới giờ, tôi mặc trang phục kiểu nào cũng khiến người ta hiểu lầm rằng tôi khoe ngực. Giờ ai nói gì tôi cũng đành chịu chứ không thể nào sửa cho ngực nhỏ bớt lại hoặc khư khư mặc áo cổ lọ suốt đời.”

Đấy, người ta đã nói, đã thanh minh, đã tường trình tận tình, bởi đồ của người ta là “đồ thật” nên “mặc kiểu gì cũng hở”. Rõ là chán nản, xem vở “đại kịch” với kinh phí khủng nhất Việt Nam, nhưng hơn 30 tỷ đồng, thì chẳng xem. Cứ nhằm xem ngực con nhà người ta, để người ta phải hàm oan. Nhưng trong sự “uất hận phun trào” đó phải “khen ái khéo tỉnh táo” vẫn còn “khăng khăng”: “trăm phần trăm, trăm phần trăm, hàng tôi khủng… một cách tự nhiên”.

http://tintuconline.com.vn/Library/Images/10/2011/06/ngay29/ly/ly/1.jpg
Lý Nhã Kỳ bị chỉ trích vì mặc váy cổ trễ sâu, để lộ vòng 1 "đồ sộ" trên sân khấu kịch. Cô còn có cảnh diễn khóc thương, áp đầu người tình vào ngực bị cư dân mạng cho là phản cảm.

Thật quá qúy hóa! Trong cái thời những silicon là silicon thì một bộ ngực… khủng một cách tự nhiên như Lý Nhã Kỳ còn gì quý hơn thế. Thế mà đứa nào còn ác mồm khiến người ta… “chỉ còn nước mặc áo cổ lọ suốt đời”. Mà sự thể nó ra thế thì khối đứa lại tiếc ngẩn tiếc ngơ cái “tòa thiên nhiên” kia ấy chứ. Hàng tự nhiên, không biết trân trọng lại còn vùi dập. Đến nản!.

Mà ngẫm lại thấy thiên hạ quá tệ bạc, khi trào lưu dùng hàng có nguồn gốc “tự nhiên” đang được người người ao ước theo đuổi thì không lý gì những thứ… hàng khủng một cách tự nhiên lại không được quý hóa, trân trọng. Chả thế mà mới đấy trên báo ông trùm các người đẹp Vũ Khắc Tiệp lại chẳng khẳng định “Nếu theo tiêu chuẩn vẻ đẹp tự nhiên, tôi khẳng định Ngọc Trinh là số 1. Trinh không chỉnh sửa một thứ gì trên cơ thể mình.” Hot hàng ngay lập tức, người ta ăn…silicon mãi cũng chán rồi nên những thứ… khủng một cách tự nhiên lại thành hàng quý hiếm. Quá quý ấy chứ, bởi người sở hữu những thứ… khủng tự nhiên ấy chẳng được phong là “bà hoàng” của giới người mẫu đồ lót đấy sao.

Mới đây thôi, để chứng minh cho cái sự…đẹp tự nhiên của mình, và để chứng minh mình vô cùng đáng giá, một bà hoàng, cụ thể danh hiệu của bà này là “Nữ hoàng đồ lót” Ngọc Trinh, cũng chẳng hiểu ai phong cho cô làm “bà hoàng nữa”??? (cái này chắc phải hỏi nhà anh Tiệp, giám đốc công ty Venus ở trên) đã thẳng thừng tuyên bố trên báo: “Yêu tôi tốn kém lắm”.

http://www.tintuconline.com.vn/Library/photo/2011/03/01Thanh/ngoctrinh1/ngoctrinh4.jpg
“Nữ hoàng đồ lót” Ngọc Trinh

Gớm! Đấy là bởi người ta còn bị sốc lên sốc xuống với câu hỏi của phóng viên, khóc mướt cả mồ hôi nên mới chỉ dám… thẽ thọt được bằng ấy thôi. Cũng may mà trong lúc mải khóc “bà hoàng” của chúng ta không quên tiết lộ được một tin rất hot (theo đúng nhu cầu của các quý ông nhé), hàng của người ta chuẩn, đẹp từ năm 17 tuổi nhưng: “lúc đó có vòng 1 rồi nhưng vòng 3 chưa bự như bây giờ, vòng 3 càng ngày càng vuông lên, tôi mê nhất vòng 3 của mình, chứ vòng một bây giờ thì ai cũng sửa cho to hết, mình có lớn cũng không thấy thích.” Ngây thơ, đáng yêu đến thế là cùng. Rõ là hồn nhiên cơ. Yêu ơi là yêu! Thế mà đứa nào ác mồm trên báo cứ chửi người ta té tát vì tội “chân dài đầu ngắn”.

Chẳng thể hiểu nổi sao có mỗi cái vòng một thôi mà gần đây dân tình cứ gọi là “ngôi trên đống lửa”. Kẻ hám “hàng khủng” thì khoái chí ngắm nghía. Người có máu kiếm tiền thì “tí toáy đào bới”, cố mà đào mà bới. Không chừng được tiền tỷ chứ không chơi. Mà có cái thú nào bằng cái thú “sờ ngực ngôi sao”. Sờ thử coi… bạn sẽ biết ngay mà. Đồ thật hay giả?!
... Có đường phố nào vui... Cho ta qua một ngày.....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://trannhuong.com/new...B%91ng-ra-m%C3%A0-%C4%83n

Bầu bạn góp cổ phần
Cứ nghe Bộ trưởng Tài Chính thì đổ thóc giống ra mà ăn
Lê Thị Kim Lươn



Tôi có thể nói ngay, đó là 3 ông Bộ trưởng Tài Chính Nguyễn Sinh Hùng, Vũ văn Ninh, và bây giờ là Vương Đình Huệ. Chắc mọi người còn nhớ và ông Hùng cũng chưa quên được lời phát biểu của ông trước Quốc Hội năm nào đó. Ông nói đại ý: Không để thiệt thòi cho dân mãi được,Giá ô tô phải được điều chỉnh xuống thấp để dân còn có thể mua ô tô mà đi … Sau lời nói ấy , ai nhghe cũng cảm kích, cho rằng ông Hùng quá tốt bụng, lo lắng cho dân, có cơ hội được đi ô tô sánh vai cùng cường quốc năm châu,ai dè, sau lời nói ấy vài tháng,Bộ tài chính bắt đầu tăng thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào giá nhập khẩu ô tô, thế là DÂN cụt hứng! Đại Hội đến ông Hùng lên chức, thay vào đó là ông Vũ Văn Ninh, Ông Ninh hăng hái nói về chứng khoán, khi phóng viên hỏi ông về tình hình chứng khoán, ông “XUI” dân bằng lời ngon ngọt của ông: Tôi mà có tiền thì tôi cũng chơi chứng khoán! Thế là bao nhiêu chàng trai, cô gái trẻ có tí tiền lao vào chơi chứng khoán,đùng một cái các sàn chứng khoán…TỤT và lao dốc, ngắc ngoải do kinh tế ảm đạm và lạm phát tăng nhanh, thế là các nhà chơi chứng khoán chỉ vì quá tin lời ông Ninh mà hóa thành… “vô sản”, bán sạch  cửa nhà vẫn không đủ trả nợ , có anh không còn chịu nổi đã thắt cổ tự tử (chuyện có thật100% vì đó là cháu của anh bạn cùng cơ quan với tôi).Lại Đại Hội, Ông Ninh lên phó thủ tướng,Thay vào đó là ông Vương Đình Huệ, ngồi vào ghế “nóng” ông Huệ ra oai: Phải kiểm tra ngay các công ty bán xăng dầu,và tuyên bố các công ty dấu lãi   , phải minh bạch , minh bạch.không thể để giá xăng tăng tùy tiện,phải hướng về lợi ích của dân, nghe thì sướng tai, kỳ này các công ty xăng dầu bên Bộ công Thương sẽ “ra tóp”…được hồi lâu , không thấy tiếng ông Huệ nữa, và bây giờ thì ông “lặn” một hơi, thế là Bộ tài Chính lại bắt tay với Bộ Công Thương  cho tăng vọt giá xăng lên ngay 2100đ+ với giá cũ thì 1 lít xăng bây giờ đã gần 24.000đ/ rồi. Ông Huệ lên chức hăng hái, tỏ ra đang đứng và đồng hành với dân, giờ thì chẳng thấy ƠN HUỆ đâu mà dân gọi khản tiếng:  “ Huệ ơi, Huệ ở đâu rồi
Huệ rằng :Ai đấy , lên trời mà kêu..
Đấy , có ai nghe Quan Bộ nữa không? Còn nghe thì đến thóc giống cũng …tịt mầm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối