Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [97] [98] [99] [100]

Ảnh đại diện

Rào-Nam

Quảng Trị: 3 bé sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc-xin Viêm gan B
Thứ bảy, 20/07/2013, 14:42 - Nguồn: PhapLuatXaHoi.vn
(PL&XH)-Ngày 20-7, tại Bệnh viên Đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, 3 cháu bé sơ sinh sau khi được tiêm vắc-xin Viêm gan B (sơ sinh) đã tử vong.

Anh Hồ Văn Hang (trú tại bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa) cho biết, ngày 19-7, gia đình anh đưa vợ vào nhập viện sinh đẻ, cháu bé được sinh vào lúc nửa đêm rất khỏe mạnh. Đến khoảng 6g sáng 20-7, y tá đến tiêm vắc-xin Viêm gan B (sơ sinh). Tiêm được một lúc, gia đình anh phát hiện con mình có biểu hiện tím tái, khó thở rồi bé tử vong ngay sau đó.
Cũng tương tự trường hợp trên, anh Nguyễn Đình Đạo (trú tại khóm Đông Chín, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa) cho biết con anh sinh vào khoảng 23g đêm 19-7, nặng 3,4 kg rất khỏe mạnh. Sáng nay, sau khi được y tá vào tiêm vắc-xin Viêm gan B, con anh đã tử vong.
Hiện cháu bé thứ 3 (chưa xác định danh tính) cũng đã tử vong sau khi tiêm vắc xin cùng chủng loại trên.
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin về vụ việc trên, Sở đã tập trung lực lượng vào cuộc để tìm ra nguyên nhân.
Linh Linh
Phiên bản cache tại địa chỉ: http://phapluatxahoi.vn/2...inh-tu-vong-sau-khi-tiem-

Sản phẩm của ai đây ????????????

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Những ý tưởng lạ lùng !


Báo Thanh Niên, Thứ hai, 22/07/2013

Cuối tuần, có 2 thông tin liên quan đến giáo dục khiến nhiều người cười nhưng lòng thật đau. Cười vì không thể hình dung được tại sao có những ý tưởng lạ lùng như thế. Đau vì những chuyện như thế này sao cứ xảy ra hoài ở môi trường được xem là tập trung những người làm thầy thiên hạ?

Nếu lấy mốc từ năm 2007, một năm sau khi toàn ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Hai không” (nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục), tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng lên liên tục. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2007 (lần 1) chỉ đạt 66,7%, và tăng đều đến năm 2012, hầu hết các địa phương đều có tỷ lệ tốt nghiệp trên 90%, thậm chí nhiều nơi đạt 100%. Lúc này dư luận đặt ra câu hỏi có cần phải tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp quy mô toàn quốc mà tỷ lệ đỗ gần 100%? Vậy là, tại Hội nghị tổng kết năm học 2012 - 2013 diễn ra cuối tuần qua ở TP.Đà Lạt, trước bức xúc của lãnh đạo một Sở GD-ĐT vì Sở này bị cắt thi đua do để tỷ lệ tốt nghiệp năm 2012 cao hơn năm trước, mới vỡ ra rằng đã có một “thỏa thuận tối mật” giữa lãnh đạo Bộ GD-ĐT và các sở địa phương. Đó là quyết tâm để tỷ lệ tốt nghiệp không được vượt quá năm trước. Lý lẽ của Bộ là khi chấm phúc tra 17.000 bài thi của 16 tỉnh thành trong kỳ thi tốt nghiệp năm trước, phát hiện sai phạm rất lớn ở những tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp tăng.

Đành rằng phải có biện pháp để hạn chế tiêu cực, đưa con số tốt nghiệp THPT về đúng giá trị thực của nó nhưng không thể bằng một biện pháp hết sức khiên cưỡng, máy móc và quan liêu đến vậy!

Biện pháp này hoàn toàn không khoa học vì trình độ học sinh từng năm không như nhau; điều kiện giảng dạy, học tập có những lúc thay đổi; lực lượng, trình độ giáo viên không phải là bất biến; đề thi mỗi năm mỗi khác; thêm những điều kiện khách quan xảy ra lúc này lúc khác… Cũng cần nhắc lại, tốt nghiệp bậc trung học là mức độ “phổ thông” chứ không phải “tuyển”, không thể có yêu cầu cứng nhắc là tỷ lệ năm này phải không cao hơn năm trước. Đó là chưa kể, nếu áp dụng quá máy móc, để đạt thành tích, biết đâu có địa phương phải “hy sinh” cho rớt một số học sinh đủ chuẩn đậu để đạt “định mức”!    

Biện pháp này cũng không hợp lý vì đâu phải cứ chỗ nào tỷ lệ tốt nghiệp tăng là bắt buộc phải có tiêu cực. Khi thanh tra, nếu phát hiện địa phương nào sai thì phạt địa phương đó, sao lại có thể đánh đồng khái niệm như vậy?

Chuyện thứ hai diễn ra ở TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Nhằm hạn chế tình trạng chạy trường, lãnh đạo Phòng Giáo dục thành phố này đã có sáng kiến học sinh vào lớp 1 các trường như Quang Trung, Trưng Vương phải có giấy tờ chủ quyền nhà của cha mẹ. Không biết còn nơi nào có một yêu cầu quá khắc nghiệt và thô bạo đến vậy, không cho một đứa trẻ chập chững vào lớp học đầu tiên trong đời, thực hiện cái quyền mà mọi trẻ em trên thế giới đều được hưởng: quyền đến trường?

Biết rằng ngành giáo dục rất đau đầu với nhiều vấn nạn, chẳng hạn bệnh thành tích, chạy trường… nhưng đưa ra những biện pháp quá thô bạo đến vậy liệu có hợp lý?

Thùy Ngân
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Kiểu gì cũng chết

Nguyễn Đoàn Thứ bẩy ngày 20 tháng 7 năm 2013 2:24 PM

Vợ mắt tròn mắt dẹt ngạc nhiên khi thấy chồng ngồi cắm cúi viết di chúc và điếu văn cho anh ta. Hỏi, chồng bảo: Viết trước đi cho nó chủ động.
Vợ cười:  “Hé hé … Công việc đó là công việc của những người già kỹ tính. Còn anh mới tuổi 35, đang còn trẻ, sức khỏe tốt, sao vội nghĩ đến truyện này sớm thế?! Hâm tỉ độ!”
Chồng lừ mắt: “Không hâm tí nào đâu nhé, khối người đang còn trẻ, sức khỏe tốt mà nhoàng một cái đã về chầu ông bà ông vải rồi đó. Chẳng hạn như vừa rồi có 6 thanh niên đi xe máy trên tỉnh lộ 44 bị một chiếc xe đông lạnh đi ngược chiều đâm vào chết tươi cả 6.”
- Thế thì đừng đi xe máy nữa, đi xe bus cho nó an toàn.
- Đi xe bus cũng chết. Đầu tháng 6 vừa rồi, ở Khánh Hòa khi chiếc xe bus chở gần 30 người đang đi trên đèo ở độ cao 500m đã chạy với vận tốc lớn, vào khúc cua, xe mất thắng nên lái xe đã cho xe đâm vào vách núi  làm 5 người chết tại chỗ. Cũng đầu tháng 6, trên địa bàn Quảng Nam một xe khách chở khoảng 40 hành khách chạy đến huyện Điện Bàn thì bị lật xuống ruộng làm 30 người chết và bị thương.
- Thế thì đi xe nhà, chính mình lái cẩn thận cho nó chắc ăn.
- Đi xe nhà cũng chết. Tại Bình Dương vừa xẩy ra vụ chiếc xe du lịch loại 7 bị ba xe khác liên hoàn đâm phải, bé trai 12 tuổi văng qua cửa kính của xe rơi ra ngoài và bị chính chiếc xe này đè trúng.
- Khiếp! Vậy tốt nhất là anh đừng nên đi đâu cả.
- Đang làm công tác lưu động cho cơ quan, sao nói có thể không đi được, mà dù có không đi đâu cũng vẫn chết. Ở ven Quốc lộ 13, đoạn đi qua quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, nhiều người chẳng đi đâu cả mà chỉ đang ngồi trong quán ăn, thế mà một chiếc xe buýt đã lao trực diện vào quán làm họ hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, 2 người bị thương. Ấy là còn may, còn tại Quốc lộ 1A ở thị trấn Núi Thành (Quảng Nam) chiếc ô tô 7 chỗ bất ngờ mất lái lao thẳng vào một trụ điện bên đường, sau đó tiếp tục lao vào một quán bán bún bên vỉa hè, tông vào 10 người có mặt tại quán khiến 7 người tử vong tại chỗ, 3 người bị thương nặng.
Vợ thần mặt: Thế ra kiểu gì cũng chết! Thảo nào, những kiểu chết như thế đã làm năm 2012, có gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông và trong 5 tháng đầu năm 2013, số người chết tăng 28 người (0,68%) so với cùng kỳ năm 2012. Mà họ chết thế đa phần là chết oan, đâu phải do ý thức giao thông kém.
Chồng bảo: Đúng vậy. Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải đã thừa nhận “Nguyên nhân trực tiếp là từ người lái xe nhưng nguyên nhân sâu xa chính là từ quản lý Nhà nước. Đó là việc cấp phép cho các doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải, công tác đào tạo sát hạch và cấp giấy phép lái xe, công tác đăng kiểm đảm bảo an toàn kỹ thuật cho các phương tiện tham gia giao thông, công tác tuần tra kiểm soát chưa hiệu quả và công tác xử lý vi phạm của người thực thi công vụ chưa nghiêm dẫn tới việc nhờn luật, thậm chí có cả những dấu hiệu dung túng, bao che, xử lý không nghiêm, không công bằng… Đây là trách nhiệm của các lực lượng và cơ quan quản lý Nhà nước.”
Vợ ngẫm nghĩ rồi bảo: Anh nói có lý. Nhưng trong khi chờ đợi khắc phục được những yếu kém trong giao thông như Bộ trưởng nói, em có lẽ cũng phải làm như anh là viết trước di chúc và điếu văn cho mình đi, thủ sẵn ở người cho nó an tâm, anh ạ! Hu hu …
Nguyễn Đoàn
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Nguồn http://www.viet-studies.i...ruongLuanDiTracNghiem.htm
Trần Ngân: CÓ NÊN MỜI BỘ TRƯỞNG LUẬN VÀ LÃNH ĐẠO BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐI TRẮC NGHIỆM LẠI NĂNG LỰC TRÍ TUỆ?

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều chính sách của các bộ, ngành đã bị dư luận xã hội phản ứng (hay dùng từ dân dã hơn là “ném đá”) dữ dội vì sự ngớ ngẩn hoặc không khả thi của chúng dù hầu hết những chính sách đó mới chỉ ở dạng dự thảo. Tuy nhiên, có một Bộ bị phản ứng nhiều nhất lại đã thực sự ban hành những chính sách dạng này, đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo dưới thời bộ trưởng mới là ông Phạm Vũ Luận. Ở đây, chúng ta thử điểm qua một vài quyết định kỳ quái của bộ này.
1.     Qui định về cấm dạy thêm
Trước tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, ngày 16/5/2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT về Ban hành qui định về dạy thêm, học thêm. Trong đó có những ý chính như:
-        Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
-        Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Qui định này ngay từ khi ra đời đã gây rất nhiều phản ứng từ cả phía giáo viên và phụ huynh học sinh vì những qui định cứng nhắc, không có tác dụng thực tế trong việc hạn chế tình trạng học thêm. Nó chỉ có tác dụng duy nhất là là làm tăng chi phí của người học và làm giảm thu nhập của người dạy thêm vì bây giờ học sinh phải học thêm ngoài nhà trường qua một tổ chức trung gian thay vì do giáo viên tự tổ chức.
Báo Dân trí, 23/1/2013 viết:
“Bà Lê Thị Ngọc Điệp - Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TPHCM: “Đừng biến GV thành “lính đánh thuê”: Với bậc tiểu học, phụ huynh có nhu cầu cho con học thêm phần lớn đều mong muốn trẻ được học với GV trực tiếp giảng dạy vì GV mới nắm rõ học sinh (HS) yếu ở phần nào để bổ sung, nâng cao phần đó. Vậy sao không để các cô được đàng hoàng dạy HS của mình, cấm rất vô lý. Thông tư nói rằng giáo viên (GV) có thể dạy thêm bên ngoài nhà trường và không được dạy đối với HS mà GV đang dạy chính khóa khác nào chúng ta đẩy họ ra các trung tâm, biến GV thành “lính đánh thuê”. Họ bị cắt giảm nguồn thu, thay vì được 300 nghìn, chỉ được 200 nghìn đồng.
TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên GĐ Sở GD-ĐT TPHCM: “Bộ đang quản lý theo kiểu múc nước bằng rổ”: Nguyên nhân dạy thêm - học thêm (DTHT) nở rộ có rất nhiều nhưng đầu tiên và cơ bản nhất là chương trình học hiện nay rất nặng, các trường phổ thông không tăng tiết không thể xong chương trình nên cả thầy và trò cùng gồng lên để chạy… Có thể thấy thông tư 17 muốn múc nước ra khỏi cái hố tiêu cực từ DTHT nhưng đang múc nước bằng rổ.”
Trong thực tế, việc thực thi qui định này ở các địa phương đã dẫn tới việc mà báo chí gọi là “Bắt dạy thêm như bắt trộm”: “Cô T., giáo viên dạy văn Trường PM (Hà Nội), kể: “Tôi đang dạy cho một nhóm học sinh lớp 9 thì đoàn kiểm tra đến. Ngoài đại diện nhà trường, phòng GD-ĐT, còn có đại diện chính quyền, công an… Xem xét trên cơ sở quy định, tôi có lỗi. Nhưng cách “ập đến, bắt quả tang giáo viên tại chỗ, lập biên bản, đề nghị ký xác nhận” khiến giáo viên tủi hổ vô cùng” (Báo Tuổi trẻ, 2/11/2012)
2.     Cho mang máy quay phim, chụp hình vào phòng thi để chống tiêu cực
Rút kinh nghiệm từ vụ Đồi Ngô, để chống tiêu cực trong thi cử, ngày 26/2/2013, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT cho phép thí sinh mang máy ghi âm, thu hình vào phòng thi để chống tiêu cực. Qui định này ngay từ khi ra đời cũng gây ra rất nhiều tranh cãi vì trên nguyên tắc, việc chống tiêu cực là việc của cơ quan nhà nước, giờ lại đẩy sang phía thí sinh là việc hết sức buồn cười, trên thế giới chưa từng có. Chưa kể nó gây nhiều khó khăn cho giám thị vì họ rất khó xác định thiết bị ghi âm, ghi hình nào được cho phép, cái nào không.
3.     Cấm phát tán thông tin tiêu cực
Cũng trong Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT kể trên có qui định: “…người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý, không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào”.
Qui định này quá ngớ ngẩn vì nó vi phạm những quyền tự do cơ bản của con người. Sau đó, chính ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng phải thừa nhận: "Quả thật việc này không đúng quy định pháp luật, vi phạm quyền tố cáo của công dân. Tôi đã trao đổi với lãnh đạo Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Giáo dục đã chỉ đạo rà soát lại và trên tinh thần trái như vậy thì phải sửa theo đúng quy định pháp luật". (Báo Tiền phong, 28/2/2013)
4.     Yêu cầu chủ tịch tỉnh chỉ đạo các cơ quan truyền thông trong việc đưa tin về tiêu cực trong thi cử
Đầu năm 2013, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản số 2998/2013 về chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Văn bản trên yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh phải có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tải các thông tin nhạy cảm liên quan đến thi cử như lộ đề, đề thi có sai sót, tiêu cực trong kỳ thi... (nếu có).
Qui định này mới đưa ra đã khiến dư luận, đặc biệt là giới báo chí phản ứng rất mạnh vì nó trái ngược hoàn toàn với các luật đã được ban hành như Luật Báo chí. TS Vũ Đức Khiển, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, khẳng định chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là không phù hợp, trái với Luật Báo chí. “Luật quy định các cơ quan báo chí có quyền phản ánh, đưa tin mà không phải chịu sự kiểm duyệt của bất kỳ cơ quan nào nhưng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin đó. Chỉ đạo của Bộ GD-ĐT khác nào “bó chân” hoạt động của báo chí” - TS Khiển nói. (Người Lao động, 20/5/2013)
5.     Quy định về đào tạo liên thông
Sau khi báo chí nêu hiện tượng đào tạo liên thông dễ dãi nên nhiều sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng có thể dễ dàng có bằng đại học, ngày 25/12/2012, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 55/2012/TT-BGDĐT  về Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, trong đó qui định: “Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm”.
Quy định này có nhiều điểm hết sức vô lý và vô cảm vì một số lý do như:
-        Mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo hệ liên thông, điều này mọi người đều đồng tình nhưng Bộ GD&ĐT lại dùng tư duy cũ kỹ là siết đầu vào trong khi đáng lẽ là phải cải thiện quá trình đào tạo của các trường. Việc siết đầu vào bằng cách bắt các cử nhân đã tốt nghiệp cao đẳng thi lại các môn học phổ thông như Toán, Lý, Hóa… cũng là hết sức dớ dẩn vì các môn như Lý, Hóa… hầu như không có ứng dụng thực tế gì trong quá trình đào tạo đại học, đặc biệt là khối ngành kinh tế, xã hội. Có đạt điểm cao ở các môn này không hề giúp học tốt trong quá trình học ở bậc đại học. Các cử nhân cao đẳng đã thôi học các môn này 3 năm, giờ phải đi luyện thi lại rất tốn thời gian, tiền bạc của họ và lãng phí nguồn lực của xã hội khi bắt hàng trăm ngàn người phải đi học lại những kiến thức vô dụng cho cuộc sống và công việc của họ sau này.
-        Thông tư có hiệu lực thi hành vào tháng 2/2013 đã làm hàng trăm ngàn sinh viên cao đẳng đang học và sắp tốt nghiệp hết sức bất ngờ và sốc vì ảnh hưởng tới tương lai và dự tính của họ. Gia đình họ đã đầu tư cho họ đi học cả 2, 3 năm và kỳ vọng sau đó học thêm khoảng 2 năm là sẽ có bằng đại học. Giờ họ phải luyện thi lại hoặc phải đợi 3 năm, ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống của họ sau này. Xã hội vẫn chuộng bằng đại học, giờ với tấm bằng cử nhân cao đẳng họ gần như không thể xin được công việc đúng chuyên ngành. Thi Toán, Lý, Hóa thì phải đi luyện thi lại, nếu không phải đợi thêm 3 năm, ảnh hưởng tới tương lai của không biết bao nhiêu người nhưng lãnh đạo Bộ chả thèm quan tâm.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

(tiếp theo)
6.     Cộng 2 điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học
Tháng 6/2013, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Theo đó, sẽ bổ sung đối tượng 03 (được cộng 2 điểm) đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Thông tư này bị hầu hết mọi người chê cười vì sự dớ dẩn của nó vì thường các Bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc những người hoạt động tiền cách mạng đều là những người đã gần đất xa trời thì đi thi đại học làm cái gì nữa. Khi bị dư luận phản ứng quá thì ông GS.TS Bùi Văn Ga, thứ trưởng vẫn cố gắng bào chữa rằng “chính sách này thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù đối tượng bổ sung có thể rất ít.” (Vnexpress, 11/7/2013)
Nhưng chỉ vài ngày sau thì chính ông Ga phải ký thông tư  mới trong đó bãi bỏ chính sách “thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn” này của ông. Tuy nhiên, việc bỏ qui định này không phải là vì lãnh đạo Bộ thấy được sự ngớ ngẩn của nó mà là do sức ép từ công luận mà thôi như chính một cán bộ của Bộ này nói:
“một cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, vấn đề này đã được đưa ra bàn bạc rất kỹ trong sáng nay, và là một “nỗi đau của ngành Giáo dục”. Ông cho biết, đúng là Thông tư 24 không hề vi phạm pháp luật và cũng không thể biết được, sau này sẽ không có các bà mẹ trẻ được phong Anh hùng, vẫn muốn học Đại học. Nhưng trước sức ép của cấp trên, của một số tờ báo và trang thông tin điện tử, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định bãi bỏ Quyết định này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mong muốn các phóng viên viết về Giáo dục bình tĩnh, cân nhắc khi đưa tin, tránh làm lớn vấn đề không cần thiết.” (Vietq.vn, 16/7/2013)
7.     Hạn chế tỷ lệ thi đậu tốt nghiệp
Tại hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 được tổ chức sáng 20-7, Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ÐT TP.HCM, bày tỏ thắc mắc: “Ðề nghị hội đồng thi đua của bộ lý giải vì sao cắt cờ thi đua của ngành giáo dục TP.HCM - đơn vị duy nhất đạt 14/14 chỉ tiêu thi đua. Có phải vì lý do tỉ lệ tốt nghiệp của TP.HCM cao hơn năm trước 0,76%?”.
Giải đáp băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD-ÐT Phạm Vũ Luận cho biết: “…Ban cán sự Ðảng, lãnh đạo bộ và 63 giám đốc sở đã có cuộc họp tuyệt mật và đi đến quyết tâm chiến lược là phải trung thực với dân, với Ðảng. Hội nghị đã thống nhất quyết tâm tỉ lệ tốt nghiệp không được vượt quá tỉ lệ tốt nghiệp của những năm trước đó”. (Tuổi trẻ, 22/7/2013)
Đọc lời lý giải của bộ trưởng Luận với những từ đao to búa lớn như: “tuyệt mật”, “quyết tâm chiến lược”, “trung thực với dân, với Đảng”…, tác giả càng quá sức hồ nghi về năng lực trí tuệ tối thiểu của vị “tư lệnh ngành” này. Chỉ xin ghi lại ở đây ý kiến trong 2 bài báo mới đăng.
Trên báo Tuổi trẻ, 22/7/2013), tác giả Trần Hữu Tá đã phải cảm thán:
“Cứ đà này, tôi ngờ không lâu nữa, qua báo chí bà con ta sẽ được đọc những tin đại loại như: ngành thể thao hạ quyết tâm chiến lược là “kỷ lục của các vận động viên hàng đầu năm sau không được cao hơn năm trước”, với ngành nông nghiệp thì “năng suất, sản lượng vụ sau không được hơn vụ trước...”. Và ở quy mô nhà nước, “GDP năm nay dứt khoát không được vượt trội so với năm qua”. Chỉ cần có năng lực tư duy tối thiểu, ai cũng thấy những giả định vừa nêu trên là không thể chấp nhận được, đơn giản vì đó là một thứ logic rất phi logic.”
Còn tác giả Mi An trên Báo Đất Việt ngày 23/7/2013 viết: Báo Đất Việt, 23/7/2013 viết:
“Đọc những thông tin tường thuật về phiên tổng kết năm học của ngành giáo dục trên các báo, tôi thực sự choáng váng đến nỗi không dám tin vào mắt mình. Tại sao một chuyện phản giáo dục như vậy lại diễn ra ngay trong chính môi trường giáo dục?
Có nền giáo dục của nước nào được (hay bị) chỉ đạo một cách trớ trêu như nền giáo dục nước ta không? Tôi tự hỏi, bao nhiêu học sinh đã bị trượt oan, đã bị các thầy cô của họ đánh cho kỳ trượt để đảm bảo số lượng học sinh đỗ không “vượt trần” do Bộ quy định? Bao nhiêu cuộc đời có thể đã có một hướng rẽ khác, nếu như các thầy cô tôn trọng kết quả thật của bài thi các em?
Vậy là đã rõ, tất cả chỉ là trò diễn mà thôi, và học sinh vừa là diễn viên chính, diễn viên phụ kiêm luôn cascadeur đóng thế và những em bị trượt oan là “vật hy sinh” giúp cho những vị lãnh đạo ngành giáo dục muốn xã hội nhìn vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp “ảo” đó để thừa nhận họ đã có một nhiệm kỳ “thành công, hiệu quả”. Cứ nhìn vào cái cách người ta điều hành ngành giáo dục thế này, đừng hỏi tại sao mỗi năm lại càng thấy xã hội một tồi tệ đi. Học sinh học vì điểm giả, giáo viên dạy vì thành tích giả, Sở chỉ đạo tỷ lệ đỗ hay trượt, Bộ lấy yếu tố thành tích làm đầu, những nhân cách bị bóp méo, tri thức và học vấn bị đánh tráo bằng những trò mèo.
Mà tốt nhất là hàng năm, thay vì tổ chức cho trò đi thi, nên tổ chức những đợt sát hạch lương tâm của những đấng bậc làm thầy, lúc ấy chắc là có khối chuyện hay ho để nói.”
Như vậy là chỉ từ giữa năm 2012 tới nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành hành loạt qui định và chính sách hết sức kỳ quặc, có chất lượng kém thậm chí là dưới mức trí tuệ trung bình của xã hội nên gần như mọi người có thể lấy nó ra để đàm tiếu.
Có thể rút ra một số điểm chung trong tư duy điều hành của lãnh đạo Bộ GD&ĐT hiện nay:
-        Giữ nguyên tư duy quản lý cổ hủ từ thời bao cấp: Không quản được thì cấm (cấm dạy thêm, dùng biện pháp hành chính để siết đầu vào hệ liên thông…). Đây là loại tư duy quản lý bậc thấp vì nó mang tính cai trị, đơn giản, dễ làm, dễ phủi trách nhiệm nhưng lại hết sức không phù hợp với một bộ quản lý ngành thuộc về tri thức và cũng có nhiều lãnh đạo là GS, TS như Bộ GD&ĐT.
-        Sử dụng những công cụ quản lý cũ, thể hiện tư duy xơ cứng, bảo thủ như bắt cử nhân cao đẳng thi đầu vào hệ liên thông bằng các môn học phổ thông như Toán, Lý, Hóa… mặc dù những môn này không đánh giá được năng lực thực sự của người học ở bậc đại học.
-        Thích đưa ra những ý tưởng kỳ quặc, đúng hơn là kỳ quái: cùng với việc sử dụng những tư duy và cách làm cũ ở trên thì khi đưa ra những biện pháp mới, lãnh đạo bộ lại hay có những ý tưởng kỳ quái nhiều khi đi ngược lại hoàn toàn cách nghĩ thông thường của xã hội hay đúng hơn là cách nghĩ của những người có năng lực trí tuệ ở mức bình thường (cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đặt trước chỉ tiêu tốt nghiệp không được cao hơn năm trước…).:
Khổ một nỗi là những chính sách này không phải được lãnh đạo Bộ ban hành tùy hứng mà đều đã được bàn thảo rất kỹ lưỡng như thừa nhận của lãnh đạo Bộ, thậm chí còn kỹ tới mức “tuyệt mật” và đưa lên hàng “quyết tâm chiến lược”. Đã được bàn thảo kỹ lưỡng thế mà vẫn còn đưa được ra những chính sách có chất lượng kém đến thế thì rõ ràng người dân có quyền nghi ngờ khả năng của bộ trưởng Luận và ekip của ông này như thứ trưởng Ga hay thứ trưởng Hiển và một số lãnh đạo cấp vụ. Chính vì vậy tác giả cho rằng nên mời bộ trưởng Luận và các lãnh đạo của bộ đi kiểm tra lại năng lực trí tuệ xem họ có đạt được ở mức tối thiểu hay không. Nếu không đạt được mà họ vẫn tiếp tục lèo lái con thuyền giáo dục Việt Nam thì sẽ gây hại rất lớn đến tương lai của thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.

Tác giả gởi cho viet-studies ngày 23-7-13
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Bộ trưởng Y tế và phát ngôn… "dậy sóng" dư luận
Thứ năm, 25/07/2013, 11:12 - Nguồn: KienThuc.net.vn
(Kienthuc.net.vn) - Gần đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến liên tục có những phát ngôn khó hiểu, “né” trách nhiệm người đứng đầu khiến người dân hoang mang...
"Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin... do kỹ thuật xử lý kỹ thuật"

Dư luận đang dành sự quan tâm đặc biệt đến vụ việc 3 trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong ngày 20/7 sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Cùng thời gian đó, ngày 21/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị để tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại huyện Gio Linh; thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn...
Tại đây, khi phóng viên đề nghị Bộ trưởng phát ngôn về việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin Viêm gan B, bà đã từ chối trả lời với lý do “đã có đoàn công tác của Bộ Y tế nắm bắt thông tin và trả lời báo chí”.
Ngày 24/7, trả lời báo chí, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích là do lịch công tác ở Quảng Trị đã được… bố trí kín nên bà không thể đến thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong. Cùng với đó, Bộ trưởng cho biết, đã cử đoàn công tác tại Quảng Trị đến thăm hỏi và chỉ đạo đoàn công tác của Bộ sớm tìm nguyên nhân và khắc phục hậu quả.
Nữ Bộ trưởng còn khẳng định: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
Phát biểu của Bộ trưởng Y tế càng làm dư luận thêm “nổi sóng” vì cho rằng Bộ trưởng dường như chưa thấu hiểu nỗi đau, mà còn cố gắng tìm cách né trách nhiệm. Dư luận hoang mang không biết rằng theo phát ngôn Bộ trưởng “lỗi của vắc xin thì xử vắc xin”… Vậy, làm thế nào “xử” được vắc xin?!
Thiếu giường bệnh thì phải hỏi… Nhà nước!
Ngày 27/5, bên hành lang phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Kim Tiến đã trả lời báo chí về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế…
Liên quan đến tình trạng quá tải bệnh viện kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục vẫn diễn ra rất chậm, 3-4 bệnh nhân vẫn phải nằm ghép giường, phóng viên có đặt vấn đề, Bộ Y tế đưa ra thời điểm cụ thể giải quyết vấn đề này.
Bộ trưởng Tiến đã không ngần ngại trả lời rằng: “Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị. Chúng tôi rất chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi vất vả mà người dân phải chịu khi nằm ghép, chờ đợi lâu. Nhưng cái chính là đầu tư vì Nhà nước mình còn nghèo. Ðương nhiên, Nhà nước đã cố gắng nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều”.
Chính phủ với vai trò lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành đã giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề của ngành cho những người đứng đầu. Vậy mà Bộ trưởng Kim Tiến chuyển câu hỏi của dân cho “Nhà nước” thì người dân biết phải… hỏi ai?
Tăng viện phí là thành tựu y tế
Ngày 4/1, PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định công bố 10 thành tựu tiêu biểu của ngành y tế năm 2012. Trong đó, việc tăng giá một số dịch vụ y tế là một trong những thành tựu hàng đầu.
Tại phiên chất vấn ở Quốc hội tháng 11/2012, Bộ trưởng Kim Tiến từng thốt lên rằng, mức viện phí hiện nay là quá thấp so với giá thực chi, vô hình trung làm khổ người dân. Bộ trưởng Tiến cho rằng, việc tăng giá dịch vụ không ảnh hưởng đến người nghèo mà hoàn toàn ngược lại. Nữ Bộ trưởng nhấn mạnh, chính vì giá dịch vụ thấp nên chất lượng không thể cao, vừa làm khổ bệnh nhân, vừa làm khổ bác sĩ.
Tuy vậy, người dân thì cho rằng, không biết Bộ trưởng có đặt vị trí vào quần chúng để hiểu, rằng thu nhập, mức sống của người dân thì có hạn, mà cứ tăng viện phí mãi như thế chỉ “thành tựu” cho bác sĩ, y tá còn người dân thì sẽ chỉ… “thành bệnh”?
Y tế là một trong những lĩnh vực luôn luôn nóng với đời sống dân sinh thời gian qua. Ngành còn những tồn tại kéo dài từ nhiều năm chưa giải quyết được như giá thuốc tăng cao, tình trạng quá tải ở các bệnh viện, thiếu giường bệnh, vấn đề y đức của y bác sĩ… Những tồn tại này đang là gánh nặng của người bệnh mà họ đang hàng ngày đối mặt khi phải vào viện điều trị.
Người dân mong chờ sự thay đổi mạnh mẽ từ ngành Y tế, mong được giảm gánh nặng. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế, ở vị trí “tổng tư lệnh” lại có những phát ngôn chỉ khiến người dân thêm… băn khoăn...
Anh Tuấn (tổng hợp)

Bộ ơi là Bộ

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

MƯỜI HAI TƯ DUY TRỊ QUỐC MỚI CỦA TỔNG BÍ THƯ TẬP CẬN BÌNH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 29/7/2013

TTXVN (Hong Kong 24/7)

Theo tờ “Tín báo” của Hồng Công số ra ngày 15/7, kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào trung tuần tháng 11/2012 tới cuối tháng 5/2013, ông Tập Cận Bình đã có tổng cộng 36 bài phát biểu. Theo nguồn thạo tin ở Bắc Kinh, sau khi nghiên cứu các bài phát biểu này, các chuyên gia, học giả thuộc các cơ quan trung ương Trung Quốc và bình luận viên khách mời đặc biệt của tuần san tin tức “Liêu Vọng” thuộc Tân Hoa xã, đã tổng hợp các tư tưởng mới, quan điểm mới, kết luận mới và yêu cầu mới thành 12 nội dung. Những tư duy này, theo cây bút chuyên mục Cổ Lữ (Gu Lu) của tờ Thái Dương, sẽ trở thành nội hàm của “chủ nghĩa Tập Cận Bình” sau này. Dưới đây là nội dung cụ thể của mười hai tư duy trị quốc mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình:


Lần đầu tiên tuyên bố rõ ràng rằng đảng cầm quyền phải dẫn dắt nhân dân Trung Quốc thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” – giấc mộng phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, gồm: đất nước giàu mạnh, dân tộc chấn hưng và nhân dân hạnh phúc, ông Tập Cận Bình đồng thời cũng giải thích một cách hệ thống nội hàm thực chất, con đường thực hiện, lực lượng cần phải dựa vào và ý nghĩa lịch sử của “giấc mộng Trung Hoa”, để “giấc mộng Trung Hoa” trở thành khúc nhạc hối thúc, tư tưởng dẫn dắt và ngọn cờ tinh thần của những tiến bộ phát triển của Trung Quốc ngày nay.
Thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” phải kiên trì con đường Trung Quốc, tức là con đường xã hội chu nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Phải tiếp tục kiên định tự tin về con đường, tự tin về lý luận và tự tin về chế độ (đã chọn), tiến cùng thời đại phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, không ngừng làm phong phú đặc sắc thực tiễn, đặc sắc lý luận, đặc sắc dân tộc và đặc sắc thời đại của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
Lạc hậu sẽ chịu đau đớn, phát triển mới có thể tự cường. Phát triển là con đường cơ bản để xây dựng nền tảng vật chất, văn hóa của “giấc mộng Trung Hoa”, là vấn đề cốt lõi giải quyết tất cả các khó khăn gặp phải trên con đường tiến lên phía trước. Phải kiên trì lấy việc phát triển khoa học làm chủ đề, lấy việc đẩy nhanh công tác chuyển đổi phương thức phát triển làm biện pháp chủ đạo, thúc đẩy điều chỉnh mang tính chiến lược về cơ cấu kinh tế, quyết không hi sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế.
Cải cách mở cửa là một lần thức tỉnh vĩ đại trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kiên trì đưa công cuộc cải cách mở cửa đi vào chiều sâu, là sức sống của sự tiến bộ phát triển của Trung Quốc, là con đường tất yếu của việc kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, cũng là biện pháp then chốt quyết định vận mệnh của Trung Quốc, việc thực hiện “hai mục tiêu trăm năm” (tới năm 2020, nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập được 100 năm, đưa GDP bình quân đầu người lên mức gấp đôi so với năm 2010 và tới giữa thế kỷ 21, nghĩa là khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập được 100 năm, hoàn thành việc xây dựng Trung Quốc trở thành xã hội khá giả toàn diện, văn minh, dân chủ, hài hòa) và công cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Cải cách mở cửa chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc.
Kiên trì nguyên tắc một phút một giây cũng không được quên ý thức tôn chỉ. Quần chúng liên quan tới sự tồn vong của đảng, phải kiên trì ý thức tôn chỉ toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, duy trì mối liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân mới có thể không chuốc lay thất bại, phải kịp thời, sẵn sàng tìm hiểu suy nghĩ, nguyện vọng, lo lắng và nhu cầu bức thiết của quần chúng, thực hiện công tác quần chúng một cách sát thực, sâu sắc, tỉ mỉ và thấu đáo. Khá giả hay không khá giả, vấn đề then chốt là phải nhìn vào vùng nông thôn.
Lần đầu tiên đề cập tới mục tiêu mới của việc xây dựng “Trung Quốc pháp trị”, lần đầu tiên đưa ra phương châm “lập pháp khoa học, chấp pháp nghiêm minh, tư pháp công chính”, lấy đây làm bước đi quan trọng thực hiện “giấc mộng pháp trị” và “giấc mộng Trung Hoa”, đề cao phương châm chiến lược cơ bản “trị quốc theo hiến pháp” và “trị quốc theo pháp luật”, nhấn mạnh tới việc hình thành môi trường pháp trị để mọi người “không muốn vi phạm pháp luật, không thể vi phạm pháp luật và không dám vi phạm pháp luật”, nỗ lực để quần chúng nhân dân đều cảm thấy công bằng chính nghĩa trong từng sự kiện liên quan đến pháp luật.
Hiện nay, việc kiên trì thực hiện phương châm “đảng phải quản lý đảng, nghiêm trị đảng” trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Lý tưởng cách mạng của người đảng viên cộng sản là trên hết, kỉ luật sắt là truyền thống (của đảng), quyết không cho phép xảy ra chuyện “trên có quyết sách, dưới có đối sách”. Cán bộ lãnh đạo các cấp phải lấy mình làm gương, gương mẫu đi đầu, thực hiện 8 quy định về cải tiến tác phong của Trung ương, loại bỏ “bốn tệ nạn” là chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hưởng lạc và lối sống xa hoa mà quần chúng ghét cay ghét đắng, để dân chúng không ngừng nhìn thấy hiệu quả và những thay đổi thực tế.
Đưa công tác chống tham nhũng và xây dựng sự thanh liêm vào chiều sâu. Trong 36 bài phát biểu của Tập Cận Bình, có 13 bài nói tới vấn đề chống tham nhũng và xây dựng sự thanh liêm, chỉ rõ phải kiên trì nguyên tắc “đánh cả hổ (quan chức cấp cao ở trung ương) lẫn chuồn chuồn (quan chức địa phương)”, nhấn mạnh phải để quyền lực vận hành nơi ánh sáng, nhốt quyền lực vào “lồng chế độ”, hình thành cơ chế trừng phạt để không dám tham nhũng, cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng, cơ chế bảo đảm để không dễ tham nhũng, bảo đảm cán ‘bộ lãnh đạo làm tới chức vị cao, nhưng không lạm quyền, giữ chức vụ cao, nhưng không tư lợi.
Thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” tức là giấc mộng cường quốc, phải đồng thời thực hiện giấc mộng cường quân (quân đội mạnh). Trung Quốc phải xây dựng quân đội nhân dân nghe theo sự chỉ huy của đảng, có thể đánh thắng trận và có tác phong tốt đẹp. Quân đội mạnh phải có sức mạnh “phản kích hạt nhân” bảo vệ an ninh quốc gia, lấy đây làm biện pháp phản kích cuối cùng trong trường hợp bất đắc dĩ. Quân đội Trung Quốc mạnh nhưng mạnh không phải đề xưng bá, vĩnh viễn không xưng bá và không tranh bá.
Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai bờ (eo biển Đài Loan) phát triển hòa bình, thúc đẩy hai bờ hòa bình thống nhất, xúc tiến hợp tác kinh tế giữa hai bờ theo tinh thần đồng bào cùng một nhà, tăng cường đối thoại cấp cao trong lĩnh vực kinh tế, nâng cao mức độ chế độ hóa trong hợp tác kinh tế; đồng bào hai bờ đoàn kết hợp tác, chung tay làm “giấc mộng Trung Hoa” trở nên viên mãn.
Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, nhưng “quyết không hi sinh lợi ích cốt lõi của đất nước, bất cứ nước nào cũng đừng hi vọng chúng ta (Trung Quốc) đem lợi ích cốt lõi ra trao đổi, đừng hi vọng chúng ta ăn quả đắng từ việc làm tổn hại chủ quyền đất nước, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển của chúng ta”. Trung Quốc là nước đang phát triển, kiên trì phát triển mở cửa, phát triển hợp tác và phát triển cùng thắng.
Một loạt bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã thể hiện quan điểm duy vật lịch sử và phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác. Ví dụ: lần đá qua sông và tăng cường thiết kế thượng tầng là thống nhất biện chứng; hay như con đường phát triển của một quốc gia có thích hợp hay không, chỉ có người dân quốc gia đó mới có quyền phát ngôn lớn nhất… Tập Cận Bình kiên trì nguyên tắc mọi việc phải xuất phát từ thực tế, tất cả đều phải được thực tế kiểm nghiệm./.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trích đoạn bài viết

Xã hội tri thức và bài học sisu ở Phần Lan



SGTT.VN - Có dịp đến Phần Lan cuối tháng 6 dự hội nghị nhà báo khoa học thế giới lần thứ 8, tôi mang theo câu hỏi tại sao quốc gia nhỏ bé Bắc Âu này lại sản sinh được gã khổng lồ viễn thông Nokia và trở thành hình mẫu về phát triển khoa học công nghệ cho nhiều quốc gia học tập? Và tôi đã có phần nào lời giải đáp sau vài ngày ở đây.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=203689
Hệ thống giáo dục là chìa khoá thành công cho sự phát triển khoa học ở Phần Lan. Ảnh: TL



Xã hội dựa trên tri thức
Không ít quốc gia cũng xem tri thức là nền tảng phát triển, nhưng tại Phần Lan, điều này được cụ thể hoá ngay từ hệ thống giáo dục. Elina Grundstrom, nhà báo và giảng viên thỉnh giảng đại học Tampere (Phần Lan), nói với tôi: “Ở đất nước này mọi người đều có cơ hội học tập như nhau, không có hàng rào về chủng tộc, giới tính, nơi cư trú hay hoàn cảnh kinh tế”.

Việc khuyến học của Chính phủ Phần Lan thật đáng ngạc nhiên. Không có chuyện đóng học phí, thêm vào đó, học sinh còn được ăn trưa miễn phí ở trường, thậm chí em nào ở quá xa trường còn được chở đi học hàng ngày! Nhưng triết lý giáo dục mới là chuyện đáng nói. Tiina Tahka, cố vấn giáo dục của hội đồng Giáo dục quốc gia Phần Lan, chia sẻ: “Nếu không đề cao nghề giáo thì giáo dục có hay đến mấy cũng khó đi đến thành công”. Theo Tiina, dạy học là ước mơ của nhiều người dân Phần Lan vì đó là nghề được xã hội tôn vinh. “Chỉ có những người giỏi thật sự mới được chọn làm giáo viên, và yêu cầu cũng rất khắt khe, giáo viên từ mẫu giáo phải có bằng thạc sĩ!” Coi trọng và chuẩn hoá người giảng dạy như thế, nên trong trường học Phần Lan không có chuyện chấm điểm, thi đua hay kiểm tra giáo viên vì ai cũng thống nhất một điều: trường học nào cũng giỏi và thầy cô nào cũng giỏi như nhau. Người ta cũng cho phép thầy cô có quyền sáng tạo nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với trình độ và đặc điểm của học sinh.

Tại hội thảo “Kho báu quốc gia hay tháp học tập? PISA, giáo dục và Phần Lan” tổ chức tại hội nghị nhà báo khoa học thế giới, cử toạ rất ngạc nhiên khi biết học sinh Phần Lan không phải trải qua bất kỳ cuộc sát hạch nào trong trường phổ thông. “Hệ thống giáo dục của chúng tôi dựa trên niềm tin. Nếu xem mọi trường học và giáo viên đều giỏi như nhau, vậy tại sao không thể xem mọi học sinh cũng giỏi như nhau”, Hanna Valkama, một nhà báo Phần Lan nói.

Những bước đi như trên đã mang đến những thành công cụ thể. Trong kỳ thi PISA (Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) do tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) tổ chức ba năm một lần dành cho các trẻ 15 tuổi, năm 2006 Phần Lan giành hạng nhất về khoa học, hạng nhì về toán và đọc hiểu. Năm 2009, học sinh Phần Lan xếp thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán.
[...]

Châu Giang
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyenbachlong

HY SINH CHO TỔ QUỐC

Viết bởi: Trần Hồng Giang


Nhà cháu hiện đang hơi bị nhọc xác sau chuyến lai kinh hôm qua, thế nhưng một việc làm cho nhà cháu cứ ấm ách ở trong bụng, vậy nên nhà cháu đành mò lên đây để phọt ra với mọi người cho nó nhẹ lòng. Vậy đề nghị bác nào ít có khả năng chịu đựng được mùi xú uế thì tránh ra xa xa kẻo lại ảnh hưởng đến sức khỏe.
Số là buổi hôm qua (01/08/2013) nhà cháu được mời cùng với một số người khác tới “làm nền” cho cái vụ triển lãm ảnh “Những ngày Nick Vujicic ở Việt Nam” của NSNA Nguyễn Á được tổ chức ở 45 Tràng Tiền. Một phần vì quý trọng anh Nguyễn Á (bởi lâu nay anh em biết nhau và cảm phục, trân trọng cái tình của anh ấy với đời), phần vì nhà cháu cũng muốn đi để được gặp gỡ mọi người, những “chiến hữu cùng kiểu” và những người bạn thương quý mình và mình yêu mến họ. Thế vậy nên nhà cháu quyết định… lai kinh.

4h sáng lọ mọ trở dậy để rồi 5h xuất phát khởi hành từ quê Nam Định hòng đến cho kịp giờ khai mạc triển lãm vào lúc 9h. 8h tới hồ Gươm, nhà cháu hý hởn vì giờ giấc vẫn còn sớm sủa chán. Vấn đề còn lại là đi tìm đến được đúng nơi cần đến là 45 Tràng Tiền. Tưởng vậy là ngon nghẻ, ai dè Hà Nội nhà các bác chơi ác quá, số má ghi cứ loạn cả lên. Ai đời đang số 43 mà nhoằng phát lên số 53, 57… chứ cấm có thấy số 45 ở đâu! Đi lại vòng vèo một hồi thì nhà cháu tới cái bùng binh ngay đầu đường Phan Chu Trinh. Nhìn thấy vỉa hè có hai đồng chí công an mặc áo vàng đang đứng, nhà cháu mừng húm như bắt được vàng. Phải tìm đâu nữa, đã có các đồng chí công an vì nước quên thân vì dân quên mình đây rồi. Nhà cháu hớn hở phi ngay đến trước mặt hai đồng chí công an rồi thẽ thọt:
“Anh ơi… Anh làm ơn…”
Một trong hai đồng chí liền hất hàm quắc mắt đầy vẻ căm thù về phía nhà cháu: “Dừng ở đây làm gì?”
Nhà cháu vẫn thẽ thọt: “Các anh ơi, làm ơn cho hỏi số 45 phố Tràng Tiền nó nằm chỗ nào ạ?”
Đến lượt đồng chí còn lại thể hiện với nhà cháu: “Mù à, không nhìn thấy ngược đường rồi à?”
Nhà cháu khi đó hơi tự ái vì mắt mình vẫn mở banh banh ra thế mà bị bảo là mù. Mù thì nó phải khác chứ, chả lẽ đơn giản thế mà đồng chí công an kia không biết. Thế là nhà cháu tự ái nhà cháu không còn thẽ thọt nữa mà sẵng giọng:
“Này, anh nhìn lại đi, tôi chỉ bị liệt chứ không mù đâu! Nếu anh không thấy điều đó thì chính anh mới mù đấy!”
Ôi chao, nhà cháu vừa phọt ra câu ấy thì thấy hai đồng chí công an tím hết cả mặt, còn anh bạn lái xe cho nhà cháu thì luống cuống túm lấy vai nhà cháu thì thầm:
“Ấy chết anh ơi, xe này biển số tỉnh lẻ, anh mà căng thế là nó thịt mình đấy!”
Ái chà! Nhà cháu hơi ngạc nhiên vì lúc đó mới biết là lực lượng công an nhân dân ngoài việc canh cho dân ăn, gác cho dân ngủ thì lại còn có khả năng làm thịt nhân dân nữa. Thế vậy nhưng chả hiểu sao khi ấy nhà cháu lại chả sợ chết tẹo nào, vẫn cứ cố tình đưa mắt ra ngoài lườm hai đồng chí công an, còn hai đồng chí công an thì cũng lồng lên như hai con trâu điên. Hai đồng chí khùng khuỳnh chân tay huơ huơ cái gậy như muốn đập chết ngay vài người để ăn thịt. Một đồng chí gầm lên:
“Xuống xe! Xuất trình giấy tờ!”
Lúc ấy anh bạn lái xe cho nhà cháu mặt cắt không còn một hột máu, chân tay run lẩy bẩy, miệng lắp bắp:
“Thôi… chết rồi… anh ơi…!”
Rồi anh bạn lái xe tụt xuống đi tới trước mặt hai đồng chí công an rồi gãi đầu gãi tai khúm núm trình bày. Và nhà cháu nghe thấy đại loại thế này: “Báo cáo các anh… Em đưa anh này lên đây… Anh ấy là người thế này… thế này… Vậy nên mong các anh tha cho…”
Sau phần trình bày của anh bạn lái xe thì một trong hai đồng chí công an lừ lừ bước tới rồi thò đầu vào xe ngắm nghía nhà cháu như ngắm người ngoài hành tinh vừa rơi xuống đất Hà Nội. Nhà cháu khi đó cũng cứ lạnh tanh mặc cho đồng chi ấy ngắm. Ngắm xong rồi thì đồng chí ấy quay ra và vẫy vẫy cái gậy với anh bạn lái xe:
“Đi đi!”
Anh bạn lái xe mừng rơn, rối rít cảm ơn rồi nhảy lên xe nổ máy. Thế nhưng lại vẫn chưa biết chạy đi hướng nào nên anh bạn lái xe lại thò cổ ra hỏi hai đồng chí công an:
“Dạ các anh ơi, thế 45 Tràng Tiền nó ở phía nào ạ?”
Thay cho câu trả lời chỉ dẫn thì một trong hai đồng chí công an lại gầm gừ:
“Biến nhanh đi! Hay là muốn giữ xe thì cứ bảo!”
Ngay lập tức chả biết làm sao mà từ miệng nhà cháu lại bật ra hai tiếng: “Chó chết!”. Nhà cháu vẫn biết chửi tục là xấu lắm, nhất là lại chửi tục ở giữa thủ đô văn hiến như thế. Vậy nhưng mà chả hiểu sao… Nhưng quả thật khi ấy thực nhà cháu cũng thấy nóng mắt vì chả hiểu là làm sao, lý do gì mà hai đồng chí công an kia lại cứ nhất định phải giấu cái địa chỉ 45 Tràng Tiền mà không chịu nói cho nhà cháu biết chứ!
Anh bạn lái xe thấy nhà cháu bức xúc thì lại rối rít:
“Ối anh ơi, tránh voi chả xấu mặt nào. Mình đi cho được việc mình đã!”
“Ừ thì đi…”

Thế nhưng mà nếu chuyện chỉ có vậy thì nhạt toẹt, và nhà cháu cũng chả nghĩ ngợi gì nhiều. Đời mà, đôi lúc phải có những thằng điên cài cắm vào thì nó mới sinh động chứ. Nhưng chuyện lại không dừng tại đó mà phần hai của câu chuyện nhà cháu kể nó mới nhiều cảm xúc.

Lần mò mãi rồi nhà cháu cũng lần mò ra được là số 45 Tràng Tiền nó ở đâu. Thì cái nhà to tướng như thế, giấu sao được, cái kim trong bọc bé tí thế mà còn chả giấu được nữa là. Chỉ có điều khi đó đã bị muộn tới chừng 30 phút. Các phần thủ tục lễ nghi đã gần xong. Nhưng thế cũng chả sao, nhà cháu nghĩ mình đi chơi là chính. Nhà cháu xin bỏ qua không kể về những chi tiết vui vẻ có, thú vị có, xúc động có, bất ngờ có… diễn ra chừng hơn một giờ giờ đồng hồ tại đó, mà xin đi luôn tới phần chính của câu chuyện muốn kể.
Đó là khi tất cả chuẩn bị ra về thì bất ngờ có một bác đeo cái máy ảnh to tướng đi tới đề nghị nhà cháu giúp cho một việc (Cái bác này nhà cháu không biết tên nhưng tới bây giờ thì nhà cháu đoán chắc là bác ý là phóng viên ảnh của một cái báo lề phải nào đó. Nhà cháu xin đăng kèm ảnh bác ý để mọi người rõ). Nhà cháu có chút ngỡ ngàng nhưng cũng thấy vui vui vì cỡ bèo bọt như mình mà cũng có người phải cầu cạnh nhờ vả. Thế rồi chưa rõ đầu cua tai nheo chuyện gì thì nhà cháu cùng cái xe lăn bị lôi thốc ra giữa đường (xin lưu ý chỗ này là ngay trước cửa số 45 Tràng Tiền các bác nhé, và giời Hà Nội ngày hôm qua cũng hơi bị nhiều nắng). Thế rồi chả biết từ đâu lại có một đồng chí công an mặc áo vàng đi tới đẩy xe lăn cho nhà cháu đi đi lại lại trên qua mặt đường nóng bỏng. Rồi cái bác phó nháy kia thì cứ thế vừa chụp ảnh vừa chỉ đạo đồng chí công an là phải thế này thế kia. Cứ như vậy đồng chí công an phải đẩy xe lăn cho nhà cháu ngang qua ngang lại mấy lượt. Và rồi cuối cùng thì cũng kết thúc cái việc ấy và bác phó nháy với bộ mặt đắc thắng cứ lặp đi lặp lại: “Tốt rồi! Tốt rồi! Đẹp lắm! Ý nghĩa lắm!”.
Oài, đến lúc ấy thì nhà cháu đã biết mình vừa tham gia một pha làm hàng vô cùng trơ trẽn. Có lẽ nào nhân cách của những chiến sĩ công an chỉ có thể được thể hiện một cách giả tạo như thế sao? Ngay lập tức nhà cháu nghĩ đến bộ mặt của hai đồng chí công an ở đầu phố Phan Chu Trinh cách đó không xa lắm, chỉ chừng đâu hai phút đi bộ và trong khoảng thời gian cũng chỉ hơn một giờ đồng hồ. Và rồi bất giác nhà cháu bỗng thấy trong mình có một cảm giác rất khó tả. Một chút khinh miệt; một chút tởm lợm; một chút căm hận…. cứ thế trộn vào nhau làm cho nhà cháu rất khó chịu.
Nghe chuyện này xong cũng đừng bác nào cho là nhà cháu đặt điều nói láo nhá! Bởi sự việc diễn ra không chỉ có mỗi mình nhà cháu mà còn có những người khác chứng kiến. Ở sự việc thứ nhất thì ngoài nhà cháu và anh bạn lái xe ra thì vẫn còn một người nữa ngồi ghế sau đấy, nhưng ờ thôi, cũng chỉ tuyền là đội của nhà cháu, nói ra ít có tính thuyết phục. Nhưng ở sự việc sau thì… Ôi giời, có rất nhiều người cùng chứng kiến nhà cháu phải làm đẹp cho bộ mặt của ngành công an ra sao. Có thể kể ra như GS NGND Nguyễn Lân Dũng, Nghệ sĩ Xuân Bắc, nhà văn Thùy Linh… v.v… (nhà cháu còn nhớ khi ấy gã Xuân Bắc còn nắm tay nhà cháu và nháy mắt cười rất đểu, ngụ ý là: “Ờ ờ… Hãy cứ hy sinh vì Tổ quốc đi” cơ mà).

http://blogtiengviet.net/media/userst/tranhonggiang/00B1.jpg
Trên bản đồ điểm tròn đỏ là nơi công an bảo nhà cháu mù và điểm đỏ hình vuông là công an đẩy xe lăn cho nhà cháu.

http://blogtiengviet.net/media/userst/tranhonggiang/00B11.jpg
Bác phó nháy
http://blogtiengviet.net/media/userst/tranhonggiang/00THG2.jpg
Ảnh này do GS Nguyễn Lân Dũng chụp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Quay lưng với khoa học cơ bản là sai lầm



TT - S.Glashow - một trong năm nhà bác học đoạt Nobel vật lý - sẽ có mặt tại “Gặp gỡ Việt Nam” lần 9 ở Quy Nhơn, Bình Định. Bài phát biểu của ông sẽ đọc tại đây hết sức thú vị khi gián tiếp chạm đến một vấn đề lớn của giáo dục đại học Việt Nam, đó là ngày càng ít sinh viên đi theo khoa học cơ bản...

http://tuoitre.vn/Cache/Image/549/648549.jpg
GS Trần Thanh Vân (bìa trái) đón các nhà khoa học đến Quy Nhơn chiều 3-8 - Ảnh: Trường  Đăng



Cao siêu nhưng không xa xỉ - đó là cảm tưởng của tôi khi đọc bài giảng của GS Sheldon Lee Glashow, Ðại học Harvard, giải Nobel vật lý năm 1979, người Mỹ gốc Do Thái, nhan đề Tại sao ta cần nghiên cứu khoa học cơ bản?

Ðây là bài giảng ông sẽ đọc sáng 12-8-2013 ở Quy Nhơn, trước một cử tọa chọn lọc gồm mấy trăm giáo sư, tiến sĩ vật lý của 29 nước, các quan khách cao cấp Việt Nam, trong phiên khai mạc hội nghị Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ nhân khánh thành khu nhà hội nghị trong Trung tâm quốc tế Khoa học và giáo dục liên ngành.

Tôi không dám chắc mình đã lĩnh hội được thấu đáo bài giảng ấy, nhưng vẫn cứ gắng thuật lại vắn tắt và nôm na, trong khuôn khổ một bài báo.

"Các vị ấy sai rồi!"  
S. Glashow cho rằng nhiều vị đại diện chính phủ, ngành công nghiệp và cả giới trí thức tranh cãi nhau, rồi đi tới chỗ cho rằng chính quyền chỉ nên đầu tư vào các nghiên cứu trực tiếp mang lại được những lợi ích tức thời và chuyên biệt, làm giàu thêm của cải của xã hội, cải thiện chất lượng sống của con người. Theo họ, những nghiên cứu gián tiếp, về vật lý hạt, toán học, vũ trụ học, vật lý nhiệt độ thấp và nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản khác là vô dụng, xa xỉ, tốn tiền! Tốt hơn là nên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Rõ ràng họ quay lưng lại với khoa học cơ bản!

Bình luận về thái độ đó, S. Glashow nói: "Các vị ấy sai rồi!".

Tuy nhiên, không hẳn các vị kia đã dễ dàng thừa nhận mình sai. Họ lập luận: Các nhà vật lý chuyên nghiên cứu cơ bản luôn dồn hết tâm trí tìm kiếm những cái gì đó có lợi cho việc xây dựng lý thuyết của họ. Những khám phá của nhà vật lý hạt và nhà vũ trụ học hầu như không liên quan gì đến sự quan tâm của hầu hết mọi người. Có thành chuyện quan trọng gì đâu, việc vũ trụ của chúng ta "già" bao nhiêu tỉ tuổi, hoặc vật chất được cấu thành bởi 2 hay 17 hạt cơ bản? Nếu những ai đó thích ngắm nhìn và suy ngẫm về vũ trụ thì hãy cứ để mặc họ làm việc ấy trong thời gian rảnh rỗi và bằng túi tiền của họ. Ðiều quan trọng hơn nhiều là xã hội hãy khích lệ những "bộ óc ưu tú nhất" giải quyết những vấn đề thực tế!

Ta hãy tranh luận với các vị ấy một chút nhé. Nếu Faraday, Röntgen và Hertz chỉ nhăm nhe giải quyết "những vấn đề thực tế" ở thời đại họ, chắc hẳn chúng ta còn phải chờ đợi lâu mới có động cơ điện, tia X và radio. Quả thật, các nhà vật lý lý thuyết ngày nay quan tâm đến những hiện tượng lạ kỳ, không hề mang lại lợi ích sát sườn gì cho họ cả! Thế nhưng công trình của họ lại đã và đang tác động lớn đến cuộc sống của chúng ta.

Những tìm tòi về kiến thức cơ bản chỉ nhằm thỏa mãn sự tò mò, nhưng rốt cuộc vẫn mang lại hiệu quả thực tế chẳng kém gì những nghiên cứu trực tiếp tìm giải pháp cho các vấn đề xã hội chuyên biệt.

Những ứng dụng vô cùng hữu ích  
Trước hết, ta hãy điểm qua những ứng dụng của vật lý học hiện đại vào y học lâm sàng.

- 1894: khám phá tia X, dẫn tới sáng chế máy quét cắt lớp vi tính CT (computerized tomography), tạo mô hình ba chiều cho một vùng cơ thể.

- 1950: môn từ học hạt nhân (nuclear magnetism) ra đời, dẫn tới máy quét MRI (magnetic resonance imaging).

- 1912: khám phá chất đồng vị phóng xạ, dẫn tới liệu pháp xạ trị nguồn kín (hay xạ trị nội bộ).

- 1934: máy gia tốc cyclotron ra đời, dẫn tới liệu pháp chùm hạt chữa ung thư (xạ trị).

- 1957: laser ra đời, dẫn tới ngành vi phẫu thuật.

- 1986: khám phá PCR (polymerase chain reaction/ phản ứng chuỗi trùng hợp) mang lại nhiều ứng dụng trong ngành pháp y.

- 1953: khám phá cấu trúc ADN, dẫn tới liệu pháp gen.

Mỗi khám phá cơ bản trên đây đều được tặng một giải Nobel.

Tiếp theo, ta hãy xem khoa học cơ bản tác động như thế nào đến công nghệ thông tin.

- 1988: phát hiện sóng radio, dẫn tới việc truyền dẫn không dây.

- 1947: tìm ra phép toàn ảnh (holography), dẫn tới thẻ tín dụng an toàn.

- 1947: phát hiện chất bán dẫn, dẫn tới cuộc cách mạng máy tính lần thứ nhất.

- 1951: tìm ra vi mạch tích hợp (IC), dẫn tới cuộc cách mạng máy tính lần thứ hai.

- 1966: khám phá sợi quang, dẫn tới công nghệ truyền dữ liệu nhanh.

- 1976: khám phá mật mã PK (public key) dẫn tới công nghệ truyền dẫn an toàn.

- 1988: khám phá từ trở khổng lồ (giant magnetoresistance), dẫn tới khả năng đọc ra đĩa máy tính.

- 1986: khám phá hiện tượng siêu dẫn nhiệt độ cao, có lẽ rồi đây sẽ dẫn tới kho lưu trữ năng lượng?

- 2012: khám phá khả năng điều khiển lượng tử, có thể dẫn tới việc sáng chế máy tính lượng tử, mạnh gấp nhiều lần máy tính điện tử.

Ta còn có thể kể thêm vô vàn ứng dụng khác của khoa học cơ bản vào công nghệ:

- 1939: khám phá hiệu ứng quang điện, dẫn tới việc sản xuất các tấm panel mặt trời.

- 1912: khám phá hiện tượng nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction), dẫn tới việc tìm ra cấu trúc ADN.

- 1916: thuyết tương đối rộng ra đời, dẫn tới công nghệ định vị toàn cầu.

- 1938: khám phá sự phân hạch hạt nhân (nuclear fission), dẫn tới nhà máy điện hạt nhân.

- 1949: khám phá cách xác định tuổi bằng carbon (carbon dating), dẫn tới những nghiên cứu thời tiết.

- 1969: chế tạo thiết bị tích điện kép (charge couple device/ CCD), dẫn tới máy ảnh số.

- ...

 Vận may chỉ mỉm cười với những trí tuệ được chuẩn bị kỹ
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng hoàng tử điển trai đi tìm cây kim trong đụn rạ (người Việt Nam ta nói "mò kim đáy biển"). Chàng chẳng tìm thấy cây kim đâu cả, nhưng lại tìm được một cô nàng xinh đẹp, con ông chủ trại!

Năm 1856, chàng trai Henri Perkin đang cố gắng tổng hợp thuốc sốt rét quinine thì lại khám phá ra cách nhuộm aniline.

Năm 1896, Henri Becquerel đang cố chứng minh Mặt trời phát ra tia X thì bỗng nhiên khám phá ra hiện tượng bức xạ.

Năm 1965, một nhà hóa học kiểm tra tác dụng của thuốc chữa bệnh dạ dày thì "trượt chân" tới một... "quả bom tấn"! Ông tìm ra loại đường nhân tạo aspartame.

Năm 1996, Pfizer đang tìm một thứ thuốc trị bệnh đau thắt ngực và cao huyết áp thì bỗng tìm được Viagra, thuốc cương dương cho nam giới khiến Pfizer phát tài to!

Cuối cùng, GS S. Glashow nói thêm: Nghiên cứu cơ bản là một mô hình kiến tạo tình hữu nghị và nền hòa bình giữa các dân tộc. Thành tựu khoa học cơ bản là thành tựu chung của cả loài người, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, màu da, giới tính. Chẳng hạn: Chương trình từ phổ kế Alpha thu hút 16 nước, Trạm không gian quốc tế: 15 nước, Máy gia tốc thẳng quốc tế: 19 nước, nghiên cứu nhiệt hạch: EU + 6 nước, CERN lôi cuốn hơn 100 nước.

***

Ðọc kỹ bài giảng của nhà bác học Mỹ ấy tôi thầm nghĩ: nghiên cứu cơ bản rất hữu ích và đầy hứng thú, đáng để cho nhiều bạn trẻ nước ta hôm nay lựa chọn và dấn thân. Nếu bạn giỏi thì cũng chẳng nghèo đâu. Nếu bạn xuất sắc ắt sẽ có tiếng tăm đấy. Nếu bạn là thiên tài, thì hẳn sẽ "lưu danh muôn thuở".

Vì vậy, quay lưng lại với khoa học cơ bản là sai lầm!

HÀM CHÂU
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [97] [98] [99] [100]