Việt Nam (Việt) và Hàn Quốc (Joseon) chính thức đặt quan hệ ngoại giao ngày 2/12/1992, trong hơn 20 năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và giao lưu văn hoá, v.v... Quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc hôm nay và nhìn lại trong quá khứ, chúng ta thấy một mối tình thâm giao, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong môi trường văn hoá Đông Á. Sứ thần Phùng Khắc Khoan (Đại Việt) đi sứ Trung Hoa năm 1597 gặp gỡ sứ thần Lý Tuý Quang và Kim Hoa dật sĩ (Joseon) ở Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) Trung Quốc, khi hoạ thơ cùng các sứ thần Joseon đã viết:

古云四海皆兄弟
相濟同舟出共車

Phiên âm:
Cổ vân tứ hải giai huynh đệ,
Tương tế đồng chu xuất cộng xa.

Dịch nghĩa:
Từ xưa đã có câu bốn biển cùng là anh em,
Cùng nhau qua sông một thuyền, cùng ra vào chung một xe.
Tinh thần “Tứ hải giai huynh đệ” đã tạo tiền đề cho sự phát triển hợp tác, giao lưu văn hoá giữa các nước, đặc biệt là hai quốc gia Việt Nam - Hàn Quốc có những điểm chung “Tương tế đồng chu xuất cộng xa”.

Để giới thiệu với thế hệ người Việt Nam và Hàn Quốc hôm nay hiểu thêm về giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc qua thơ văn xướng hoạ giữa hai sứ thần Việt và Joseon trong quá khứ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cùng Trung tâm Hàn Quốc học thuộc trường Đại học Inha Hàn Quốc đã hợp tác biên dịch cuốn Thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần Việt - Hàn, một tập thành đầu tiên về thơ văn xướng hoạ giữa sứ thần Việt và sứ thần Joseon thời kỳ trung đại sắp tới sẽ được giới thiệu cùng bạn đọc.

Thơ văn xướng hoạ giữa các sứ thần Việt - Hàn giới thiệu với mong muốn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu trong bối cảnh giao lưu, hội nhập với văn hoá khu vực và quốc tế, tạo cho văn học bang giao giữa các nước Đông Á có một vị thế nhất định trong kho tàng di sản văn hoá thế giới.

Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc, Việt và Hàn có quan hệ có thể kể từ thế kỷ XII - XIII, với việc Lý Dương Côn và Lý Long Tường vượt biển sang Cao Ly. Sau này, vào khoảng thế kỷ XVII có nhiều người Hàn theo đường biển vào Việt Nam. Quan hệ giao lưu, tiếp xúc giữa sứ thần Việt với sứ thần Hàn thời trung đại trên đất Trung Quốc có thể kể từ cuộc gỡ giữa sứ thần Lương Như Hộc (Việt) và sứ thần Từ Cư Chính (Joseon) vào năm 1460. Hiện nay chúng tôi sưu tầm được bài thơ của sứ thần Từ Cư Chính (Hàn) hoạ thơ của sứ thần Lương Như Hộc (Việt), tư liệu này đang lưu giữ tại Hàn Quốc. Đây là thông tin mới vì các nhà nghiên cứu Việt Nam trước đây chỉ nói đến thơ văn xướng hoạ của sứ thần Phùng Khắc Khoan (Việt) và sứ thần Lý Tuý Quang (Joseon) vào năm 1597, rất tiếc là bài thơ của sứ thần Lương Như Hộc (Việt) hiện chưa tìm được. Cuộc tiếp xúc giữa sứ thần Phạm Hy Lượng (Việt) với sứ thần Lý Dụng Túc (Joseon) vào năm 1871 là giao lưu cuối cùng giữa hai sứ thần Hàn - Việt trên đất Bắc Kinh (Trung Quốc).

Căn cứ vào những ghi chép trong tư liệu Hán văn ở Việt Nam và Hàn Quốc, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Hàn Quốc và đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, vào thời điểm viết bài này chúng tôi thống kê có 16 lần sứ thần hai nước Việt và Joseon có thơ văn xướng hoạ, được ghi chép trong các tác phẩm của các sứ thần hai nước Việt và Joseon trong thời gian đi sứ Yên Kinh (Trung Quốc) hiện đang lưu trữ ở Việt Nam, Hàn Quốc và số ít ở Trung Quốc, cụ thể như sau:

1. Gặp gỡ giữa sứ thần Lương Như Hộc 梁如鵠 (Việt) với sứ thần Từ Cư Chính 徐居正 (Joseon) năm 1459 (1)

Lương Như Hộc (?-?), tự Tường Phủ 翔甫, người xã Hồng Liễu huyện Gia Lộc (nay thuộc xã Tân Hưng huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương). Lương Như Hộc thi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (Thám hoa) năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời Lê Thái Tông. Ông giữ các chức quan như: An phủ Phó sứ, Hàn lâm viện Trực học sĩ, Thị lang Bộ Lễ, Đô Ngự sử, Gia trung thư lệnh kiêm Bí thư giám học sinh, từng được cử hai lần đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) vào năm 1443 và năm 1459. Ông có công đem nghề ván khắc in dạy cho dân làng Hồng Liễu, sau dân lập đền thờ và được phong Đại vương.

Tra tìm trong các kho thư tịch cổ hiện nay của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, chúng tôi thấy bài thơ của Từ Cư Chính (1420-1488) trong sách Tứ giai thi tập 四佳詩集 (quyển 7 卷之七) lưu trữ tại Hàn Quốc. Bài 1: 次安南使梁如鵠詩韻 Thứ An Nam sứ Lương Như Hộc thi vận.

2. Gặp gỡ giữa sứ thần Nguyễn Văn Chất 阮文質 (Việt) với sứ thần Hồng Quí Đạt 洪貴達 và Thân Tùng Hoạch 申從濩(Joseon) năm 1480

Nguyễn Văn Chất (1422-?) người xã Vũ Di huyện Bạch Hạc (nay thuộc xã Vũ Di huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc). Nguyễn Văn Chất thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448) đời vua Lê Nhân Tông. Ông làm quan Thượng thư và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) năm 1480. Theo ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Canh Tý, Hồng Đức thứ 11 (1480), mùa đông, tháng 11, ngày 18, sai bọn bồi thần Nguyễn Văn Chất, Doãn Hoành Tuấn, Vũ Duy Giáo sang tuế cống nhà Minh” (2). Như vậy đoàn sứ thần gồm 3 người là Nguyễn Văn Chất, Doãn Hoành Tuấn, Vũ Duy Giáo; nhưng theo tư liệu Hán văn lưu trữ tại Hàn Quốc, các sách 虛白亭文集 Hư Bạch Đình văn tập (卷之一 quyển chi nhất), 虛白先生續集 Hư Bạch tiên sinh tục tập (卷之四 quyển chi tứ) và 續東文選 Tục đông văn tuyển (卷八 quyển bát) thì sứ thần Triều Tiên có hoạ thơ với các vị sứ thần Việt gồm: Nguyễn Văn Chất, Nguyễn An 阮安, Nguyễn Vỹ 阮偉 và Vũ Tá 武佐. Gồm các bài: Bài 2: 次安南使阮安恒甫韻 Thứ An Nam sứ Nguyễn An Hằng Phủ vận. Bài 3: 次安南使阮文質淳夫韻 Thứ An Nam sứ Nguyễn Văn Chất Thuần Phu vận. Bài 4: 通州驛館次安南使韻 Thông Châu dịch quán thứ An Nam sứ vận. Bài 5: 次安南使阮偉挺夫韻 Thứ An Nam sứ Nguyễn Vĩ Đĩnh Phu vận. Bài 6: 贈安南使武佐(申從濩) Tặng An Nam sứ Vũ Tá (Thân Tùng Hoạch).

3. Gặp gỡ giữa sứ thần Lê Thời Cử 黎時舉 (Việt) với sứ thần Tào Thân 曹伸 (Joseon) khoảng thế kỷ XV

Về cuộc gặp gỡ này, chúng tôi chưa tra tìm được trong thư tịch Hán Nôm ở Việt Nam, và tiểu sử sứ thần Lê Thời Cử chúng tôi cũng chưa tìm được. Trong kho tư liệu Hán văn của Hàn Quốc, các chuyên gia nghiên cứu Hàn Quốc đã tìm được 02 đoạn văn đối thoại bình luận và cùng xướng hoạ thơ ca giữa Lê Thời Cử và Tào Thân, do tính chất đối thoại là vừa bình rồi lại vừa xướng hoạ thơ, giữa những lời bình chúng tôi thống kê được 8 bài thơ (trong đó Lê Thời Cử có 4 bài và Tào thân có 4 bài). Trong 稗官雜記 Bại quan tạp kí phần 魚叔權 (卷二) Ngư Thúc Quyền (Quyển nhị), Lê Thời Cử có 2 bài và Tào Thân có 1 bài. Trong 海東雜錄 Hải Đông tạp lục phần 權鼈 Quyền Miết, Lê Thời Cử có 2 bài và Tào Thân có 3 bài. Cả 8 bài thơ đều không có tên bài.

Thơ của Lê Thời Cử và Tào Thân: Bài 7, Bài 8, Bài 9, Bài 10, Bài 11, Bài 12, Bài 13, Bài 14, Bài 15.

4. Gặp gỡ giữa sứ thần Phùng Khắc Khoan 馮克寬 (Việt) với sứ thần Lý Tuý Quang 李睟光 và Kim Hoa dật sĩ 金華逸士(Joseon) năm 1597

Phùng Khắc Khoan 馮克寬 (1528-1613), hiệu Nghị Trai 毅齋, tự Hoằng Phu 弘夫 và tục gọi là Trạng Bùng, người xã Phùng Xá huyện Thạch Thất (nay thuộc thành phố Hà Nội). Phùng Khắc Khoan là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi ông hơn 50 tuổi mới đi thi và đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Canh Thìn niên hiệu Quang Hưng thứ 3 (1580) đời vua Lê Thế Tông. Ông từng đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) vào năm 1597 và làm Chánh sứ khi ông đã 70 tuổi.

Trong các kho thư tịch cổ hiện nay của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, chúng tôi thấy thơ văn Phùng Khắc Khoan 馮克寬 xướng hoạ cùng Lý Tuý Quang 李睟光 (có tài liệu ghi là Lý Toái Quang) được chép trong các thi tập của cả hai người. Thơ văn của Lý Tuý Quang được khắc in tại Hàn Quốc với tiêu đề Chi Phong tập 芝峰集 (Chi Phong là tên hiệu của Lý Tuý Quang), trong đó Quyển 8 chép toàn bộ thơ văn của họ Lý và họ Phùng với tiêu đề An Nam quốc sứ thần xướng hoạ vấn đáp lục 安南國使臣唱和問答錄. Bùi Duy Tân và Lý Xuân Chung đã sử dụng bản này để nghiên cứu, giới thiệu và chúng tôi cũng có bản photocopy do Đại học Inha (Hàn Quốc) tặng. Trong Chi Phong tập 芝峰集 phần An Nam quốc sứ thần xướng hoạ vấn đáp lục 安南國使臣唱和問答錄 in 18 bài thơ, 1 đoạn đối đáp và 9 bài bạt.

Về thơ, trong Chi Phong tập có 18 bài:
- Bài 16, Bài 17: 安南國使臣唱和問答錄, 丁酉冬赴京時, 贈安南國使臣二首 An Nam quốc sứ thần xướng hoạ vấn đáp lục, Đinh Dậu đông phó kinh thời, tặng An Nam quốc sứ thần nhị thủ.
- Bài 18, Bài 19: 肅次芝峰使公韻, 安南使臣馮克寬 Túc thứ Chi Phong sứ công vận, An Nam sứ thần Phùng Khắc Khoan.
- Bài 20, Bài 21: 重贈安南使臣疊前韻 Trùng tặng An Nam sứ thần điệp tiền vận.
- Bài 22, Bài 23: 肅和再次海東芝峰使公前韻, 馮克寬 Túc hoạ tái thứ Hải Đông Chi Phong sứ công tiền vận, Phùng Khắc Khoan.
- Bài 24, Bài 25: 又贈安南使臣疊前韻 Hựu tặng An Nam sứ thần điệp tiền vận.
- Bài 26, Bài 27: 喜得海東芝峰使公詩序謹再次韻以表同使大筆手澤者, 馮克寬 Hỉ đắc Hải Đông Chi Phong sứ công thi tự cẩn tái thứ vận dĩ biểu đồng sứ đại Hoa thủ trạch giả, Phùng Khắc Khoan.
- Bài 28, Bài 29: 贈安南使臣又疊前韻 Tặng An Nam sứ thần hựu điệp tiền vận.
- Bài 30, Bài 31: 再次韻敬答海東芝峰大手筆, 馮克寬 Tái thứ vận kính đáp Hải Đông Chi Phong đại thủ bút, Phùng Khắc Khoan.
- Bài 32: 贈安南使臣排律十韻 Tặng An Nam sứ thần bài luật thập vận.
- Bài 33: 肅次芝峰使公長律十韻, 馮克寬 Túc thứ Chi Phong sứ công trường luật thập vận, Phùng Khắc Khoan.

Về văn, trong Chi Phong tập có 10 bài văn (trong đó có 1 đoạn đối đáp, 6 bài do người Joseon đề tựa cho Lý Tuý Quang và bình luận về cuộc đối thoại của sứ thần hai nước):
- Bài 1: 安南國使臣唱和問答錄,丁酉冬赴京時, 安南使臣萬壽聖節慶賀詩集序 An Nam quốc sứ thần xướng hoạ vấn đáp lục, Đinh Dậu đông phó kinh thời, An Nam sứ thần vạn thọ thánh tiết Khánh hạ thi tập tự.
- Bài 2: từ bài 2 chúng tôi lược bỏ đoạn “安南國使臣唱和問答錄,丁酉冬赴京時” của các bài tiếp theo, mà chỉ ghi: 後 Hậu.
- Bài 3: 問答 Vấn đáp.
- Bài 4: 識 Chí.
- Bài 5: 題[李恒福] Đề (Lý Hằng Phúc).
- Bài 6: 跋[崔岦] Bạt (Thôi Lạp).
- Bài 7: 跋[車天輅] Bạt (Xa Thiên Lộ).
- Bài 8:跋[鄭士信] Bạt (Trịnh Sĩ Tín).
- Bài 9:跋[李埈] Bạt (Lý Tuấn).
- Bài 10: 跋[李尚毅] Bạt (Lý Thượng Nghị).

Trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có tác phẩm Sứ hoa bút thủ trạch thi 使華筆手澤詩với các ký hiệu A.555, A.2128, A.431, VHb.264, A.597, VHv.2155, VHv.2156, A.2011, A.241, A.2557, VHv.1915, VHv.1442, A.1364; và có các tên gọi khác nhau: Phùng Khắc Khoan thi 馮克寬詩, Phùng Khoan thi tập 馮克寬詩集, Phùng sứ thần thi tập 馮使臣詩集, Phùng Thái phó thi 馮太傅詩, Phùng Xá xã Phùng công ngôn chí thi 馮舍社馮公言志詩, Nghị Trai thi tập 毅齋詩集, Sứ Hoa bút thủ trạch thi 使華筆手澤詩, Mai Lĩnh sứ Hoa thi tập 梅嶺使華詩集, Ngôn chí thi tập 言志詩集. Sau khi khảo sát các bản chúng tôi thấy có chép thơ xướng hoạ giữa Phùng Khắc Khoan với Lý Tuý Quang, về thơ của Lý Tuý Quang hơn bản Chi Phong tập của Hàn Quốc 1 bài. Phần Phùng Khắc Khoan xướng hoạ với Kim Tiêu dật sĩ 金蕭逸士có 20 bài thơ (trong văn bản Chi Phong tập 芝峰集 của Hàn Quốc không chép). Có điều bản A.2011 và VHv.2155 đề là xướng hoạ với Hải Đông Kim Hoa dật sĩ 海東金華逸士, trong khi đó bản A.241 và A.2557 đề là xướng hoạ với Hải Đông Kim Tiêu dật sĩ 海東金蕭逸士. Bùi Duy Tân căn cứ theo bản Ngôn chí thi tập 言志詩集 VHv.1442, trong công trình nghiên cứu của mình ông đọc tên hiệu sứ thần Joseon là Kim Dương dật sĩ 金羊逸士. Đối chiếu với nhóm Sứ hoa bút thủ trạch thi 使華筆手澤詩 chúng tôi thấy cách viết chữ thảo của chữ Hoa 華 và chữ Tiêu 蕭 giản hoá giống tự hình chữ Dương 羊. Chúng tôi dựa vào bản Sứ Hoa bút thủ trạch thi 使華筆手澤詩 ký hiệu A.2011 của Viện nghiên cứu Hán Nôm và có sưu tập bổ sung thêm để thống kê.

Về thơ, nhóm tác phẩm Sứ Hoa bút thủ trạch thi có 21 bài:
- Bài 34, Bài 35: 海東金華逸士敬次使公前韻猥呈梅南毅齋二首 Hải Đông Kim Hoa dật sĩ kính thứ sứ công tiền vận ổi trình Mai Nam Nghị Trai (nhị thủ).
- Bài 36, Bài 37: 馮使再答海東使金華逸士詩次前韻二首 Phùng sứ tái đáp Hải Đông sứ Kim Hoa dật sĩ thi thứ tiền vận (nhị thủ).
- Bài 38, Bài 39: 海東金華逸士重和芝峰詩韻謹呈梅南毅齋二首(a) Hải Đông Kim Hoa dật sĩ trùng hoạ Chi Phong thi vận cẩn trình Mai Nam Nghị Trai (nhị thủ).
- Bài 40, Bài 41: 馮使公三答金華逸士詩韻二首 Phùng sứ công tam đáp Kim Hoa dật sĩ thi vận (nhị thủ).
- Bài 42, Bài 43: 金華逸士強疊使公詩韻重讀梅南毅齋二首 Kim Hoa dật sĩ cường điệp sứ công thi vận trùng độc Mai Nam Nghị Trai (nhị thủ).
- Bài 44, Bài 45: 馮公五答金華逸士二首 Phùng công ngũ đáp Kim Hoa dật sĩ (nhị thủ).
- Bài 46, Bài 47: 海東金華逸士又次芝峰詩韻呈梅南毅齋二首 Hải Đông Kim Hoa dật sĩ hựu thứ Chi Phong thi vận trình Mai Nam Nghị Trai (nhị thủ).
- Bài 48, Bài 49: 馮使公七答金華逸士二首 Phùng sứ công thất đáp Kim Hoa Dật Sĩ (nhị thủ).
- Bài 50: 海東金華逸士步使相詩韻呈梅南毅齋(b) Hải Đông Kim Hoa dật sĩ bộ sứ tương thi vận trình Mai Nam Nghị Trai.
- Bài 51: 馮使公再答 Phùng sứ công tái đáp.
- Bài 52, Bài 53: 再次前韻(c) Tái thứ tiền vận.
- Bài 54: 金華逸士再次使相長律詩韻猥梅南毅齋敘別 Kim Hoa dật sĩ tái thứ sứ tương trường luật thi vận ổi Mai Nam Nghị Trai tự biệt.

Như vậy, sứ thần Phùng Khắc Khoan cùng các sứ thần Joseon xướng hoạ thơ văn gồm 39 bài thơ và có 10 bài văn, có cả các bài hậu, bạt, tựa của các trí thức Joseon đề từ cho cuộc đối thoại của sứ thần 2 nước.

5. Gặp gỡ giữa sứ thần Nguyễn Đăng 阮登 và Lưu Đình Chất 劉廷質 (Việt) với sứ thần Lý Đẩu Phong 李斗峰 (Joseon) năm 1613

Về chuyến đi sứ này, chúng tôi đã giới thiệu trên Tạp chí Hán Nôm số 3 (112) năm 2012 (3). Nguyễn Đăng 阮登 và Lưu Đình Chất 劉廷質 được cử đi sứ năm Quý Sửu niên hiệu Hoằng Định năm thứ 14 (1613). Hai ông có thơ hoạ với sứ thần Joseon được chép trong Toàn Việt thi lục 全越詩錄 do Lê Quí Đôn sưu tập. Bài thơ của Lý Đẩu Phong hiện chưa sưu tầm được.

Thơ của Nguyễn Đăng: Bài 55: 古體詩一首: 和朝鮮國使李斗峰寄柬長篇 Cổ thể thi nhất thủ: Hoạ Triều Tiên quốc sứ Lý Đẩu Phong ký giản trường thiên. Bài 56: 近體詩.和朝鮮國使李斗峰窗前種竹之作 Cận thể thi. Hoạ Triều Tiên quốc sứ Lý Đẩu Phong song tiền chủng trúc chi tác.

Thơ của Lưu Đình Chất: Bài 57: 近體詩.柬朝鮮國使李斗峰 Cận thể thi. Giản Triều Tiên quốc sứ Lý Đẩu Phong. Bài 58: 和朝鮮使李斗峰偶成詩韻 Hoạ Triều Tiên sứ Lý Đẩu Phong ngẫu thành thi vận.

6. Gặp gỡ giữa sứ thần Hà Tông Mục 何宗穆 (Việt) với Lý Thạnh 李晟 (Joseon) năm 1702

Về thân thế, sự nghiệp của Hà Tông Mục cùng chuyến đi sứ năm 1702 và bài thơ của ông, chúng tôi đã giới thiệu trên Tạp chí Hán Nôm số 5 (114) - 2012 (4). Thơ của Hà Tông Mục được chép trong Vãn tình di thi hội 晚晴簃詩匯quyển thứ 200 của Từ Thế Xương. Bài 59: 贈朝鲜使臣 Tặng Triều Tiên sứ thần. Nguồn dẫn: 華古詩文网 - 清詩匯《晚晴簃詩匯》徐世昌 (1855-1939) 編選.

7. Gặp gỡ giữa sứ thần Nguyễn Công Hãng 阮公沆 (Việt) với sứ thần Lý Thế Cẩn 李世瑾 và Du Tập Nhất 俞集一 (Joseon) năm 1718

Nguyễn Công Hãng (1680-1732), hiệu Ôn Phủ 溫甫 và Tĩnh Am 靜庵, tự Thái Thanh 太清, người xã Phù Chẩn huyện Đông Ngàn (nay là xã Phù Chẩn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Nguyễn Công Hãng thi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hoà thứ 21 (1700) đời vua Lê Hy Tông. Ông được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) năm 1718. Trong Bắc sứ thi tập 北使詩集 VHv.2166 có chép thơ xướng hoạ của Nguyễn Công Hãng 阮公沆 tặng sứ thần Lý Thế Cẩn và Du Tập Nhất; Hoàng Việt thi tuyển 皇越詩選, kí hiệu VHv.1477, quyển 5, tờ 16a chép 2 bài thơ của ông. Trong Vãn tình di thi hội 晚晴簃詩匯có 2 bài của Nguyễn Công Hãng nằm ở quyển thứ 200. Lý Xuân Chung trong Luận án giới thiệu 3 trang tư liệu trong Tĩnh Hiên tập của Lý Thế Cẩn có 8 bài thơ xướng hoạ giữa Lý Thế Cẩn với Nguyễn Công Hãng (mỗi người 4 bài) (5). Chúng tôi chọn bản Bắc sứ thi tập và như vậy giữa sứ thần Nguyễn Công Hãng với sứ thần Lý Thế Cẩn và Du Tập Nhất có 12 bài.

Thơ của Nguyễn Công Hãng: Bài 60, Bài 61, Bài 62, Bài 63: 安南正使兵曹西鄉靜庵阮公沆謹稿 An Nam Chánh sứ Binh tào Tây hương Tĩnh Am Nguyễn Công Hãng cẩn cảo.

Thơ của Du Tập Nhất: Bài 64, Bài 65, Bài 66, Bài 67: 朝鮮正使刑部尚書姓俞名集一號守玄居士和韻 Triều Tiên Chánh sứ Hình bộ Thượng thư tính Du danh Tập Nhất hiệu Thủ Huyền Cư Sĩ hoạ vận.

Thơ của Lý Thế Cẩn: Bài 68, Bài 69, Bài 70, Bài 71: 副使判官姓李名世瑾青丘人號靜軒居士和韻詩四首 Phó sứ Phán quan tính Lý danh Thế Cẩn Thanh Khâu nhân hiệu Tĩnh Hiên Cư Sĩ hoạ vận thi (tứ thủ).

8. Gặp gỡ giữa sứ thần Lê Quý Đôn 黎貴惇 (Việt) với sứ thần Hồng Khải Hy 洪啟禧, Lý Huy Trung 李徽中 và Triệu Vinh Tiến 趙榮進 (Joseon) năm 1760

Lê Quý Đôn (1726-1784), hiệu Quế Đường 桂堂, tự Doãn Hậu 允厚, người xã Diên Hà phủ Tiên Hưng trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình). Ông còn có tên là Lê Danh Phương 黎名芳. Lê Quý Đôn thi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh năm Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng thứ 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông. Ông từng được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1760.

Trong Quế Đường thi tập 桂堂詩集 có thơ của Lê Quý Đôn 黎貴惇 với Hồng Khải Hi, Lý Huy Trung, Triệu Vinh Tiến. Nhóm văn bản Quế Đường thi tập hiện có 2 văn bản ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm với các ký hiệu VHv.2341 và A.576. Trong đó VHv.2341 chữ viết tháu, nhưng mạch văn gãy gọn đủ ý, thiếu lời dẫn trước các bài thơ; A.576 chữ chân phương, đủ các lời dẫn nhưng chữ nghĩa không chuẩn, có chỗ chép thiếu. Quế Đường thi tập VHv.2341 có chép mục lục 7 bài xướng hoạ.

Văn của Hồng Khải Hi chép trong tác phẩm Thánh mô hiền phạm lục 聖謨賢範錄序 hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có hai bản ký hiệu VHv.275/1 và A.846. Bản VHv.275/1 là bản đáng tin cậy có chép 1 bài tựa của Hồng Khải Hi, chúng tôi lấy VHv.275/1 làm bản chính và có đối chiếu bổ sung với bản A.846. Tác phẩm Quần thư khảo biện 群書考辦 lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 3 ký hiệu: A.1872, A.252 và VHv.90/1-2. Ở đây chúng tôi chọn bản VHv.90/1-2, trong bản này có 1 bài tựa của Hồng Khải Hi, 2 đoạn giản văn của Hồng Khải Hi và Lý Huy Trung.

Thơ của Lê Quý Đôn, Bài 72: 柬朝鮮國使洪啟禧趙榮進李徽中 Giản Triều Tiên quốc sứ Hồng Khải Hy, Triệu Vinh Tiến, Lý Huy Trung. Bài 73, Bài 74: 再疊前韻送朝鮮國使 Tái điệp tiền vận tống Triều Tiên quốc sứ.

Thơ của Hồng Khải Hy Bài 75: 附朝鮮國使洪啟禧和詩 Phụ Triều Tiên quốc sứ Hồng Khải Hy hoạ thi. Bài 76: 附朝鮮國使鴻啟禧和詩 Phụ Triều Tiên quốc sứ Hồng Khải Hy hoạ thi.

Thơ của Lý Huy Trung, Bài 77: 李徽中和詩 Lý Huy Trung hoạ thi. Bài 78: 李徽中和詩 Lý Huy Trung hoạ thi.

Về văn của Hồng Khải Hy, trong Thánh mô hiền phạm lục có 1 bài tựa, Bài 11: 聖謨賢範錄序, 乾隆二十六年二月上浣, 朝鮮國正使崇祿大夫行吏曹判書兼知經筳事弘文館提學世子左賓客南陽洪啟禧謹序 Thánh mô hiền phạm lục tự, Càn Long nhị thập lục niên nhị nguyệt thượng hoán, Triều Tiên quốc Chánh sứ Sùng Lộc đại phu Hành Lại tào Phán thư kiêm Tri kinh diên sự Hoằng Văn quán Đề học Thế tử Tả tân khách Nam Dương Hồng Khải Hy cẩn tự. Trong Quần thư khảo biện có 1 bài tựa và 1 bài giản, Bài 12: 群書考辦序, 乾隆二十六年辛巳正月上澣, 朝鮮國正使庭對狀元崇祿大夫行吏曹判書兼經筵事弘文館提學世子右賓客洪啟禧拜序 Quần thư khảo biện tự, Càn Long nhị thập lục niên Tân Tỵ chính nguyệt thượng cán, Triều Tiên quốc Chánh sứ Đình đối Trạng nguyên Sùng Lộc Đại phu Hành Lại tào Phán thư Kiêm Kinh diên sự Hoằng Văn quán Đề học Thế tử Hữu tân khách Hồng Khải Hy bái tự. Bài 13: 附朝鮮國使小簡, 啟禧又拜 Phụ Triều Tiên quốc sứ tiểu giản, Khải Hy hựu bái.

Về văn của Lý Huy Trung, trong Quần thư khảo biện có 1 bài giản, Bài 14: 朝鮮國行臺知製教李徽中拜 Triều Tiên quốc Hành Đài Tri chế giáo Lý Huy Trung bái.

9. Gặp gỡ giữa sứ thần Vũ Huy Đĩnh 武輝珽 và Đoàn Nguyễn Thục 段阮俶 (Việt) với sứ thần Doãn Đông Thăng 尹東升 và Lý Trí Trung 李致中 (Joseon) năm 1771

Vũ Huy Đĩnh (1730-1789), hiệu Di Hiên 頤軒, tự Ôn Kỳ 溫奇 thuỵ là Văn Trung 文忠, người xã Mộ Trạch huyện Đường An (nay thuộc xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Ông còn có tên Trọng Cung 仲恭 và Huy Túc 輝. Vũ Huy Đĩnh thi đỗ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân năm Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15 (1754) đời vua Lê Hiển Tông. Ông được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1771.

Thơ xướng hoạ của Vũ Huy Đĩnh với sứ thần Doãn Đông Thăng và Lý Trí Trung được chép Hoa trình thi tập 華程詩集. Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 3 bản Hoa trình thi tập, bản kí hiệu A.2797 đề là thơ của Nguyễn Tông Quai, bản kí hiệu A.446 đề thơ của Vũ Huy Đĩnh, bản kí hiệu A.2530 đề là thơ của Nguyễn Gia Cát. Chúng tôi chọn bản kí hiệu A.446 có 3 bài thơ xướng hoạ của Vũ Huy Đĩnh với sứ thần Doãn Đông Thăng và Lý Trí Trung.

Thơ của Vũ Huy Đĩnh Bài 79: 贈朝鮮國使並序 Tặng Triều Tiên quốc sứ tịnh tự.

Thơ của Lý Trí Trung Bài 80: 附朝鮮國使答贈詩二首並引 Phụ Triều Tiên quốc sứ đáp tặng thi nhị thủ tịnh dẫn.

Thơ của Doãn Đông Thăng, Bài 81: 朝鮮國价老圃尹東昇拜 Triều Tiên quốc giới Lão Phố Doãn Đông Thăng bái.

Về thân thế Đoàn Nguyễn Thục và xuất xứ bài thơ của ông, chúng tôi đã giới thiệu trên Tạp chí Hán Nôm số 5 (114) - 2012(6) và có ghi Đoàn Nguyễn Thục đi sứ năm 1772, sau khi xem xét lại thì đây là năm sứ thần hai nước gặp nhau ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Bài thơ của Đoàn Nguyễn Thục được chép trong Hoàng Việt thi tuyển 皇越詩選, ký hiệu VHv.1477, quyển 6, tờ 5a ghi là 餞朝鮮國使尹東升李致中 Tiễn Triều Tiên quốc sứ Doãn Đông Thăng Lý Trí Trung. Trong Hoa trình ngẫu bút lục 華程偶筆錄, kí hiệu A.679 có chép bài thơ Tiễn Triều Tiên quốc sứ Doãn Đông Thăng Lý Trí Trung nhưng không đề tác giả, theo chúng tôi đây là dị bản bài thơ của Đoàn Nguyễn Thục. Bài 82: 餞朝鮮國使尹東升李致中 Tiễn Triều Tiên quốc sứ Doãn Đông Thăng Lý Trí Trung.

10. Gặp gỡ giữa sứ thần Hồ Sỹ Đống 胡士棟 (Việt) với sứ thần Lý Quang 李光, Trịnh Vũ Thuần 鄭武純 và Doãn Phường 尹坊 (Joseon) năm 1778

Hồ Sĩ Đống (1739-1785), hiệu Trúc Hiên 竹軒 và Dao Đình 瑤亭, tự Long Thủ 隆首 và Thông Phủ 通甫, người xã Hoàn Hậu huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Quỳnh Hậu huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An). Ông còn có tên là Hồ Sĩ Đồng 胡士仝. Hồ Sĩ Đống thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông. Ông được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1778.

Thơ của Hồ Sĩ Đống với sứ thần Lý Quang, Trịnh Vũ Thuần và Doãn Phường trong Hoàng Việt thi tuyển, quyển 6, ký hiệu VHv.1477 và Hoa trình khiển hứng A515. Chúng tôi chọn bản Hoàng Việt thi tuyển, gồm 5 bài thơ, trong đó Hồ Sĩ Đống 2 bài, Lý Quang 1 bài, Trịnh Vũ Thuần 1 bài và Doãn Phường 1 bài. Bài 83: 贈朝鮮國使李珖鄭宇淳尹坊回國 Tặng Triều Tiên quốc sứ Lý Quang, Trịnh Vũ Thuần, Doãn Phường hồi quốc. Bài 84: 又三陪臣詩 Hựu tam Bồi thần thi. Bài 85: 他和答三律 Tha hoạ đáp (tam luật). Bài 86: 海東李珖拜 Hải Đông Lý Quang bái. Bài 87: 海東鄭宇淳拜 Hải Đông Trịnh Vũ Thuần bái.

11. Gặp gỡ giữa sứ thần Nguyễn Đề 阮提 (Việt) với sứ thần Lý Hanh Nguyên 李亨元 và Từ Hữu Phòng 徐有防 (Joseon) năm 1789

Nguyễn Đề (1761-1805), hiệu Quế Hiên 桂軒, người xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con của Nguyễn Nghiễm và là anh Nguyễn Du. Nguyễn Đề đỗ Cử nhân năm Quí Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783) đời vua Lê Hiển Tông. Ông từng được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) hai lần, lần thứ nhất vào năm Quang Trung thứ 2 (1789) và làm Phó sứ, lần thứ hai vào năm Cảnh Thịnh thứ 3 (1795).

Thơ của Nguyễn Đề với Lý Hanh Nguyên và Từ Hữu Phòng (Joseon) được chép trong nhóm văn bản: Hoa trình tiêu khiển tập 華程消遣集 kí hiệu A.1361 chữ chân; Hoa trình thi tập 華程詩集 ký hiệu VHv.149 chữ thảo, gồm 9 bài thơ, trong đó Nguyễn Đề 5 bài, Lý Nguyên Hanh 2 bài và Từ Hữu Phòng 2 bài.

Cụ thể như sau: Bài 88: 柬朝鮮國使臣 Giản Triều Tiên quốc sứ thần. Bài 89: 附錄朝鮮國副使禮曹判書李亨元和体 Phụ lục Triều Tiên quốc Phó sứ Lễ tào Phán thư Lý Hanh Nguyên hoạ thể. Bài 90: 再柬朝鮮國使臣 Tái giản Triều Tiên quốc sứ thần. Bài 91: 附錄朝鮮國副使禮曹判書李亨元和体 Phụ lục Triều Tiên quốc Phó sứ Lễ tào Phán thư Lý Nguyên Hanh hoạ thể. Bài 92: 再柬朝鮮國使臣李亨元伊謝以公忙不能屬和 Tái giản Triều Tiên quốc sứ thần Lý Hanh Nguyên y tạ dĩ công mang bất năng chúc hoạ. Bài 93: 附錄朝鮮國副使吏曹判書內閣學士徐有防和体 Phụ lục Triều Tiên quốc Phó sứ Lại tào Phán thư Nội các Học sĩ Từ Hữu Phòng hoạ thể. Bài 94: 和答朝鮮國副使徐有防伊亦謝以公忙不能屬和 Hoạ đáp Triều Tiên quốc Phó sứ Từ Hữu Phòng y diệc tạ dĩ công mang bất năng chúc hoạ. Bài 95: 贈別朝鮮國使臣特同赴禮部餞宴 Tặng biệt Triều Tiên quốc sứ thần đặc đồng phó Lễ bộ tiễn yến. Bài 96: 附錄朝鮮國徐有防和体 Phụ lục Triều Tiên quốc Từ Hữu Phòng hoạ thể.

12. Gặp gỡ giữa sứ thần Phan Huy Ích 潘輝益, Vũ Huy Tấn 武輝晉và Đoàn Nguyễn Tuấn 段阮俊 (Việt) với sứ thần Từ Hạo Tu 徐浩修, Lý Bách Hanh 李百亨 và Phác Tề Gia 樸齊家 (Joseon) năm 1790

Phan Huy Ích (1751-1822), ông vốn tên là Duệ 裔, rồi đổi là Công Huệ 公蕙, sau vì kiêng huý Đặng Thị Huệ nên đổi là Huy Ích. Phan Huy Ích hiệu Dụ Am 裕庵 và Đức Hiên 德軒, tự Khiêm Thụ Phủ 謙受甫 và Chi Hoà 之和, người xã Thu Hoạch huyện Thiên Lộc (nay thuộc xã Thạch Châu huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh). Phan Huy Ích thi Hương đỗ Giải nguyên, sau thi đỗ Hội nguyên, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân năm Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775) đời vua Lê Hiển Tông. Ông được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1790.

Vũ Huy Tấn (1749-1800), hiệu Đạm Trai 澹齋, người xã Mộ Trạch huyện Đường An (nay thuộc xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Ông thi đỗ Hương cống năm Mậu Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 29 (1768) đời vua Lê Hiển Tông. Ông hai lần đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc), lần thứ nhất vào năm 1789, lần thứ hai vào năm 1790.

Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?), hiệu Hải Ông 海翁, người xã Hải An huyện Quỳnh Côi tỉnh Thái Bình (nay là xã Quỳnh Nguyên huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình). Ông thi đỗ Cử nhân vào thời Lê Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông, nhưng hiện chưa tìm được tài liệu ghi chép chính thức ông thi đỗ năm nào. Ông được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1790.

Thơ xướng hoạ của Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn và Đoàn Nguyễn (Việt) với sứ thần Từ Hạo Tu, Lý Bách Hanh và Phác Tề Gia không chỉ có ở Tinh sà kỉ hành trong Danh thi hợp tuyển 名詩合選; mà có cả trong nhóm văn bản của Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn. Danh thi hợp tuyển hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 6 bản với các ký hiệu A.1416, A.1352, VHv.799/1-2, VHv.1866, VHv.1596, A.212. Bản ký hiệu VHv.1596, quyển 9 là tập thơ Tinh sà kỉ hành của Phan Huy Ích. Các bản thi tập có bản đề rõ ai xướng ai hoạ, có bản không đề rõ. Chúng tôi đối chiếu các nhóm văn bản của Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với văn bản của Từ Hạo Tu để đối chiếu và bổ sung. Tinh sà kỉ hành, bản in đề của Phan Huy Ích. Các bản sao khác, bài thơ đề rõ tác giả mà không trùng với Phan Huy Ích thì thơ coi là của tác gia đó. Thơ của Phan Huy Ích có 5 bài.

Thơ của Vũ Huy Tấn 武輝晉 có 1 bài chép trong 燕行紀,卷二,起熱河至圓明園[七月],十九日丁酉 Yên hành kỷ, quyển nhị, Khởi Nhiệt Hà chí Viên Minh viên, [thất nguyệt], thập cửu nhật Đinh Dậu (tác phẩm Joseon). Trong tác phẩm này chép 1 bài thơ của Vũ Huy Tấn, 1 bài thơ của Từ Hạo Tu (trong Hoa trình hậu tập 華程後集 kí hiệu A. 700, có chép bài thơ này với tiêu đề Phụ Triều Tiên quốc sứ Lại tào hoạ thi vận) và 1 bài văn của Từ Hạo Tu 徐浩修, 1 bài thơ của Lý Bách Hanh và 1 bài thơ của Phác Tề Gia. Lý Xuân Chung trong Luận án Tiến sĩ cũng có giới thiệu, chúng tôi dẫn theo nguồn: htt://db.itkc.or.kr. Bài thơ của Vũ Huy Tấn còn được chép trong Yên đài thu vịnh 燕臺秋詠 kí hiệu A.1697. Yên đài thu vịnh được ghi là thơ của Ngô Thời Nhậm, nhưng một số học giả đã phân tích và cho rằng đó là thơ của Phan Huy Ích và của Vũ Huy Tấn. Có 8 bài thơ chép trong Yên đài thu vịnh cũng được chép trong Tinh sà kỷ hành của Phan Huy Ích và có 1 bài không đề tác giả nhưng giống với bài của Vũ Huy Tấn trong 燕行紀,卷二,起熱河至圓明園[七月],十九日丁酉 Yên hành kỷ, quyển nhị, Khởi Nhiệt Hà chí Viên Minh viên, [thất nguyệt], thập cửu nhật Đinh Dậu (tác phẩm Joseon). Trong Hoa trình hậu tập 華程後集 kí hiệu A.700, có chép 5 bài thơ xướng hoạ với sứ Triều Tiên, sau khi xem xét nội dung văn bản có ghi “Gia tôn (cha tôi tức Vũ Huy Đĩnh) từng đi sứ, hay chữ Phan huynh, Đoàn huynh”, chúng tôi cho rằng 5 bài thơ này là của Vũ Huy Tấn.

Thơ của Đoàn Nguyễn Tuấn chép trong các tập Hải Yên thi tập 海煙詩集 kí hiệu A.1167, Hải Ông thi tập 海翁詩集 kí hiệu A.2603; Hải Phái thi tập 海派詩集 (còn có tên là Hải Phái thi cảo 海派詩稿) kí hiệu A.310. Chúng tôi theo Hải Ông thi tập kí hiệu A.2603, có 6 bài thơ.

Như vậy chuyến đi sứ năm 1789, sứ thần Việt xướng hoạ với sứ thần Joseon tổng cộng có 16 bài thơ và 1 bài văn, trong đó Phan Huy Ích 5 bài, Vũ Huy Tấn 6 bài, Đoàn Nguyễn Tuấn 6 bài, Từ Hạo Tu 2 bài thơ và 1 bài văn, Lý Bách Hanh 1 bài, Phác Tề Gia 1 bài).

Thơ văn của Phan Huy Ích và Từ Hạo Tu, Lý Bách Hanh, Phác Tề Gia:

Thơ, Bài 97: 柬朝鮮國使 Giản Triều Tiên quốc sứ. Bài 98: 朝鮮徐判書和送即席再柬 Triều Tiên Từ Phán thư hoạ tống tức tịch tái giản. Bài 99: 附錄徐判書和詩 Phụ lục Từ Phán thư hoạ thi. Bài 100: 三柬朝鮮徐判書 Tam giản Triều Tiên Từ Phán thư. Bài 101: 朝鮮李校理和詩再贈前韻 Triều Tiên Lý Hiệu Lý hoạ thi tái tặng tiền vận. Bài 102: 附錄李校理和詩 Phụ lục Lý Hiệu Lý hoạ thi. Bài 103: 侍宴西苑朝鮮書記樸齊家攜扇詩就呈即席和贈 Thị yến Tây uyển Triều Tiên thư ký Phác Tề Gia huề phiến thi tựu trình tức tịch hoạ tặng. Bài 104: 附錄樸齊家詩 Phụ lục Phác Tề Gia thi.

Thơ của Vũ Huy Tấn, Bài 105: 柬朝鮮國使 Giản Triều Tiên quốc sứ; và bài hoạ thơ Vũ Huy Tấn của Từ Hạo Tu. Bài 106: 和武詩曰 Hoạ Vũ thi viết (trong Hoa trình hậu tập 華程後集 kí hiệu A.700, bài thơ này với tiêu đề Phụ Triều Tiên quốc sứ Lại tào hoạ thi vận). Bài 107: 是日奉旨先回朝圓明殿, 鮮使後二日方起程因依前韻再柬 Thị nhật phụng chỉ tiên hồi triều Viên Minh điện, Tiên sứ hậu nhị nhật phương khởi trình nhân y tiền vận trình giản. Bài 108: 附朝鮮國使到圓明殿再復 Phụ Triều Tiên quốc sứ đáo Viên Minh điện tái phục. Bài 109: 三柬朝鮮國使 Tam giản Triều Tiên quốc sứ. Bài 110: 四柬朝鮮國使李校里 Tứ giản Triều Tiên quốc sứ Lý Hiệu Lý. Bài 111: 又和朝鮮使行人內閣檢書摸序家詩韻 Hựu hoạ Triều Tiên sứ hành nhân Nội các Kiểm thư Mô Tự Gia thi vận.

Thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, Bài 112, Bài 113: 次韻柬朝鮮判書徐翰林李 Thứ vận giản Triều Tiên Phán thư Từ hàn lâm Lý. Bài 114: 朝鮮得詩云好詩好詩仍日奉和竟不見動靜復詩催之 Triều Tiên đắc thi vân: hảo thi hảo thi, nhưng nhật phụng hoạ, cánh bất kiến động tĩnh, phục thi thôi chi. Bài 115: 又 Hựu. Bài 116: 朝鮮書狀以書請教余代人和之亦迄不復見 Triều Tiên Thư trạng dĩ thư thỉnh giáo, dư đại nhân hoạ chi diệc ngật bất phục kiến. Bài 117: 又 Hựu.

Văn, Bài 15: Trong Yên hành kỷ (của Joseon), Từ Hạo Tu có ghi lại đoạn giao lưu giữa sứ thần Joseon và sứ thần Việt là các sứ bộ Phan Huy Ích, Vũ Công Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn. Chúng tôi trích dẫn theo nguồn Hàn Quốc cổ điển tổng hợp 韓國古典综合 http://db.itkc.or.kr.

13. Gặp gỡ giữa sứ thần Đinh Tường Phủ 丁翔甫 (Việt) với sứ thần Hàn (chưa rõ ai) năm 1819

Về cuộc gặp gỡ này, chúng tôi chưa tra tìm được trong thư tịch Hán Nôm ở Việt Nam, và sứ thần Đinh Tường Phủ chúng tôi cũng chưa tìm được. Trong kho tư liệu Hán Nôm của Việt Nam, ở tác phẩm Bảo Triện Hoàng giáp Trần công thi tập 寶篆黃甲陳公詩集 kí hiệu VHv.1468, có chép tác phẩm của Đinh Tường Phủ với nhan đề Cổ Hoan Khê Đình Đinh Tường Phủ sứ trình thi tập 古鸛溪亭丁翔甫使程詩集 gồm: thơ vịnh phong cảnh, thơ nói lên cảm tưởng khi đi sứ Trung Quốc. Chúng tôi tìm được hai bài thơ của Đinh Tường Phủ gửi sứ thần Joseon. Bài 118: 柬朝鮮國使 Giản Triều tiên quốc sứ. Bài 119: 再柬 Tái giản.

14. Gặp gỡ giữa sứ thần Phạm Chi Hương 范芝香 (Việt) với sứ thần Lý Dụ Nguyên 李裕元 (Joseon) năm 1845

Phạm Chi Hương (?-1871), hiệu My Xuyên 眉川 và tự Sĩ Nam 士南, người xã My Thự huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Ông thi đỗ Cử nhân năm Mậu Tý niên hiệu Minh Mệnh thứ 9 (1828) đời vua Nguyễn Thánh Tổ và từng đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) năm 1845. Tác phẩm của ông có My Xuyên sứ trình thi tập 郿川使程詩集 kí hiệu A.251, chép 1 bài thơ của Phạm Chi Hương 范芝香 tặng sứ thần Lý Dụ Nguyên. Bài 120: 贈朝鮮書狀李學士裕元題扇 Tặng Triều Tiên Thư trạng Lý Học sĩ Dụ Nguyên đề phiến.

15. Gặp gỡ giữa sứ thần Nguyễn Tư Giản 阮思僩 (Việt) với sứ thần Triệu Bỉnh Cảo 趙秉鎬, Kim Hữu Uyên 金有淵 và Nam Đình Thuận 南廷順 (Joseon) năm 1868

Nguyễn Tư Giản (1822-1890), hiệu Thạch Nông 石農, ông vốn tên là Nguyễn Văn Phú 阮文富, được vua phê đổi là Nguyễn Tư Giản. Ông còn có hiệu Vân Lộc 雲麓 và tự Tuân Thúc 洵叔, người xã Du Lâm huyện Đông Ngàn tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Mai Lâm huyện Đông Anh thành phố Hà Nội). Ông thi đỗ Cử nhân khoa Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị thứ 3 (1843) và thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 (1844) đời vua Nguyễn Hiến Tổ. Ông từng được sung vào đoàn sứ bộ sang nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1868.

Thơ của Nguyễn Tư Giản tặng Triệu Bỉnh Cảo, Kim Hữu Uyên và Nam Đình Thuận chép trong Yên thiều thi thảo 燕軺詩草 kí hiệu VHv.1436, có 2 bài thơ. Và trong Yên thiều bút lục 燕軺筆錄 ký hiệu A.852, có chép bài văn về sự đi lại giữa các đoàn sứ thần (Triều Tiên, Lưu Cầu, An Nam) của Nguyễn Tư Giản.

Hai bài thơ của Nguyễn Tư Giản, Bài 121: 柬朝鮮國使臣金有淵南廷順趙秉鎬狀元 Giản Triều Tiên quốc sứ thần Kim Hữu Uyên, Nam Đình Thuận, Triệu Bỉnh Cảo Trạng nguyên. Bài 122: 送朝鮮使臣金有淵等歸國並柬 Tống Triều Tiên sứ thần Kim Hữu Uyên đẳng quy quốc tịnh giản.

Về văn, Bài 16: Bài văn viết về sự đi lại giữa các đoàn sứ thần (Triều Tiên, Lưu Cầu, An Nam).

16. Gặp gỡ giữa sứ thần Phạm Hy Lượng 范熙亮 (Việt) với sứ thần Lý Dụng Túc 李用肅 (Joseon) năm 1870

Phạm Hy Lượng (1834-1886), hiệu Ngư Đường 魚堂, tự Hối Thúc 晦叔, người phường Nam Ngư huyện Thọ Xương tỉnh Hà Nội (nay thuộc quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội). Phạm Hy Lượng thi đỗ Cử nhân năm Mậu Ngọ niên hiệu Tự Đức thứ 11 (1858) và thi đỗ Phó bảng năm Nhâm Tuất, niên hiệu Tự Đức thứ 15 (1862) đời vua Nguyễn Dực Tông. Ông giữ các chức quan như: Tri huyện Yên Dũng, Viên ngoại lang Bộ Hộ, Biện lý sự vụ Bộ Hình, sau cử làm Bố chánh Nghệ An. Khi quân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ, ông chiêu mộ nghĩa binh đánh giặc, làm trái ý triều đình nên bị sung quân thứ Tam Tuyên, sau được phục chức Án sát Ninh Bình, rồi thăng Tuần phủ Ninh Bình. Ông được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) năm 1870.

Thơ giao lưu xướng hoạ giữa Phạm Hy Lượng và Lý Dụng Túc ghi trong Bắc minh sồ vũ ngẫu lục 北冥雛羽偶錄 ký hiệu VHv.19. Còn đoạn đối đáp với Lý Dụng Túc được Phạm Hy Lượng ghi lại trong Phạm Ngư Đường bắc xà nhật kí 范魚堂北槎日記 ký hiệu A.848. Hai tác phẩm này hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, gồm có 4 bài thơ và 1 đoạn đối đáp của Phạm Hy Lượng.

Thơ: Bài 123: 柬朝鮮李菊人 Giản Triều Tiên Lý Cúc nhân. Bài 124: 詠雪次菊人韻 Vịnh tuyết thứ Cúc nhân vận. Bài 125: 將出京柬別長白王孝廉(東杲) 湖北伍委員(敬之)朝鮮李菊人諸友 Tương xuất Kinh, giản biệt Trường Bạch Vương Hiếu liêm (Đông Cảo), Hồ Bắc Ngũ Uỷ viên (Kính Chi), Triều Tiên Lý Cúc nhân chư hữu. Bài 126: 口占贈菊人 Khẩu chiếm tặng Cúc nhân.

Văn: Bài 17: 初六日就永盛店局與朝鮮差官李庸會云 Sơ lục nhật tựu Vĩnh Thịnh điếm cục dữ Triều Tiên sai quan Lí Dung hội, vân.

Sau đây chúng tôi lập bảng thống kê để bạn đọc tiện theo dõi:
TT Đoàn sứ Việt Năm đi sứ Số thơ Số văn Sứ thần Việt Sứ thần Hàn
1 Lương Như Hộc 1459 1 bài     Từ Cư Chính 1 bài
2 Nguyễn Văn Chất, Nguyễn An, Nguyễn Vĩ Vũ Tá 1480 5 bài     Hồng Quí Đạt 4 bài, Thân Tòng Hoạch 1 bài
3 Lê Thời Cử TK XV 9 bài   Lê Thời Cử 6 bài Tào Thân 3 bài
4 Phùng Khắc Khoan 1597 39 bài 9 tựa, bạt, chí... 1 đối đáp Phùng Khắc Khoan 19 bài thơ Lý Tuý Quang 10 bài thơ. Kim Tiêu 10 bài thơ Lý Tuý Quang 1 tựa, 1 hậu, 1 đối đáp 1 bài chí. Lý Hằng Phúc 1 đề. Thôi Lạp 1 bạt. Xa Thiên Lộc 1 bạt, Trịnh Sĩ Tín 1 bạt. Lý Tuấn 1 bạt. Lý Thượng Nghị 1 bạt.
5 Nguyễn Đăng, Lưu Đình Chất 1613 4 bài   Nguyễn Đăng 2 bài, Lưu Đình Chất 2 bài Lý Đẩu Phong
6 Hà Tông Mục 1702 1 bài   Hà Tông Mục 1 bài Lý Thạnh
7 Nguyễn Công Hãng 1718 12 bài   Nguyễn Công Hãng 4 bài Du Tập Nhất 4 bài, Lý Thế Cẩn 4 bài
8 Lê Quý Đôn 1760 7 bài 2 tựa 2 tiểu giản Lê Quí Đôn 3 bài Hồng Khải Hi 2 bài, 2 tựa, 1 giản. Lý Huy Trung 2 bài, 1 giản
9 Vũ Huy Đĩnh, Đoàn Nguyễn Thục 1771 4 bài   Vũ Huy Đĩnh 1 bài, Đoàn Nguyễn Thục 1 bài Doãn Đông Thăng 1 bài, Lý Trí Trung 1 bài
10 Hồ Sĩ Đống, Nguyễn Trọng Đương 1778 5 bài   Hồ Sĩ Đống 2 bài Lý Quang 1 bài, Trịnh Vũ Thuần 1 bài, Doãn Phường 1 bài.
11 Nguyễn Đề 1789 9 bài   Nguyễn Đề 5 bài Lý Hanh Nguyên 2 bài, Từ Hữu Phòng 2 bài
12 Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn 1790 21 bài 1 đối đáp Phan Huy Ích 5 bài, Vũ Huy Tấn 6 bài, Đoàn Nguyễn Tuấn 6 bài Từ Hạo Tu 2 bài, 1 đối đáp. Lý Bách Hanh 1 bài. Phác Tề Gia 1 bài
13 Đinh Tường Phủ 1819 2 bài   Đinh Tường Phủ 2 bài  
14 Phạm Chi Hương 1845 1 bài   Phạm Chi Hương 1 bài Lý Dụ Nguyên
15 Nguyễn Tư Giản 1868 2 bài 1 văn Nguyễn Tư Giản 2 bài, 1 bài văn Kim Hữu Uyên, Nam Đình Thuận, Triệu Bỉnh Cảo
16 Phạm Hy Lượng 1870 4 bài 1 đối đáp Phạm Hy Lượng 4 bài và 1 đối đáp Lý Dụng Túc
  Tổng cộng   126 17    


Bảng thống kê này, so với một số bảng thống kê của những nghiên cứu trước có sự khác biệt. Thứ nhất, Nguyễn Minh Tường trong bài “Một số cuộc tiếp xúc giữa sứ thần Việt Nam và sứ thần Hàn Quốc” (7), đã liệt kê được 11 lần tiếp xúc giữa sứ thần Việt và sứ thần Hàn Quốc thời trung đại trên đất Trung Quốc, trong đó có 10 lần sứ thần hai nước Việt và Hàn Quốc có thơ văn xướng hoạ. Thứ hai, Lý Xuân Chung trong Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đánh giá thơ văn xướng hoạ của các sứ thần hai nước Việt Nam và Hàn Quốc (8) đã thống kê được 15 lần sứ thần Việt và sứ thần Hàn Quốc trên đất Trung Quốc, nhưng do điều kiện tư liệu hiện chỉ còn sưu tầm được 10 lần sứ thần sứ thần Việt và sứ thần Joseon có thơ văn xướng hoạ. Đồng thời bước đầu xác nhận có 33 sứ giả - nhà thơ hai nước Việt và Hàn Quốc có thơ văn xướng hoạ, với 92 bài thơ và 11 bài văn (trong đó sứ thần Việt Nam là 12 người và sứ thần Hàn Quốc 21 người), đã dịch và công bố 30 bài thơ.

Theo số liệu của chúng tôi, có 16 lần sứ thần hai nước Việt và Joseon gặp nhau có thơ văn xướng hoạ với tổng số bài là: 126 bài thơ và 17 bài văn, trong đó sứ thần Việt có thơ văn xướng hoạ là 18 người và sứ thần Joseon có thơ văn xướng hoạ là 28 người. Sứ thần Việt có 72 bài thơ và 2 bài văn, sứ thần Joseon có 54 bài thơ và 15 bài văn. Còn cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Tông Quai và Lý Bán Thôn, chúng tôi không thấy thống kê, vì Lý Bán Thôn chưa đủ tư liệu để kết luận là người Joseon.

Trong điều kiện tư liệu hiện nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm thơ văn xướng hoạ của sứ thần hai nước Việt và Joseon, nhưng chắc rằng đây chưa phải là những số liệu cuối cùng, những mong các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm và tiếp tục tìm kiếm.

Bài viết được sự tài trợ của Quĩ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED - Mã số VII1.2-2011.05). Đặc biệt là sự giúp đỡ của Giáo sư Choi Guy Mook và Giáo sư Kim Seok Hoe (Hàn Quốc), Cử nhân Nguyễn Thị Thuỷ (Học viên Cao học Đại học Inha, Hàn Quốc), NCS. Nguyễn Đức Toàn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.


PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh - Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Khảo dị:
a. A.2155: 李公又呈前韻 Lý công hựu trình tiền vận: Cho bài này của Lý Chi Phong, nhưng trong Chi Phong tập 芝峰集 không có.
b. Chùm thơ này cùng với hai bài trong Chi Phong tập 芝峰集là chùm thơ xướng hoạ Tặng An Nam sứ thần bài luật thập vận 贈安南使臣排律十韻 giữa ba người Phùng Khắc Khoan, Lý Chi Phong, Kim Tiêu Dật Sĩ. Trong Chi Phong tập 芝峰集chỉ có 2 bài. Những bài dưới đây đều là những bài trùng vận với 2 bài đó. Chúng tôi bổ sung thêm theo nhóm Sứ hoa bút thủ trạch thi 使華筆手澤詩.
c. A.2557 không có bài này.

Chú thích:
1. Lương Như Hộc được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) cầu phong vào mùa đông năm 1459, có thể năm sau (1460) mới giao lưu với sứ thần Từ Cư Chính (Joseon), ở đây chúng tôi ghi năm đi sứ. Các cuộc gặp gỡ giao lưu giữa sứ thần Việt - Hàn nói chung sau này, cũng có thể diễn ra sau 1 năm so với năm cử đi sứ. Cho nên có người ghi năm đi sứ, có người ghi năm các sứ thần gặp gỡ, chúng tôi ghi năm đi sứ của các sứ thần Việt.
2. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2 (bản dịch), Nxb. KHXH. H.1998, tr.481.
3. Trịnh Khắc Mạnh - “Nguyễn Đức Toàn: Thơ xướng hoạ giữa sứ thần Đại Việt - Hoàng giáp Nguyễn Đăng với sứ thần Joseon - Lý Đẩu Phong”, Tạp chí Hán Nôm số 3 (112) - 2012.
4. Trịnh Khắc Mạnh - Nguyễn Đức Toàn: “Thêm hai sứ thần Đại Việt có thơ xướng hoạ với sứ thần Joseon”, Tạp chí Hán Nôm số 5 (114) - 2012.
5. Lý Xuân Chung: Nghiên cứu đánh giá thơ văn xướng hoạ của các sứ thần hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, Luận án Tiến sĩ, 2009.
6. Trịnh Khắc Mạnh - Nguyễn Đức Toàn: “Thêm hai sứ thần Đại Việt có thơ xướng hoạ với sứ thần Joseon”, Tạp chí Hán Nôm số 5 (114) - 2012.
7. Xem Nguyễn Minh Tường: Tạp chí Hán Nôm, số 6 (85) - 2007.
8. Lý Xuân Chung: Nghiên cứu đánh giá thơ văn xướng hoạ của các sứ thần hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, Luận án Tiến sĩ, năm 2009.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
tửu tận tình do tại