Một bình hoa và một nén nhang thơm
Con niệm Phật kính dâng ngày giỗ mẹ
Giữ chính tâm để nhiệm mầu nghi lễ
Con nguyện cầu linh hồn mẹ siêu thăng

Con không muốn mẹ kết duyên ngạ quỷ
Nên chẳng mâm cao cỗ lớn đua đòi
Ngày giỗ mẹ đâu phải ngày hoan hỉ
Nên chẳng tiệc tùng rượu thịt đãi bôi

Con thương nhớ làng quê mình ngoài ấy
Tiếng chuông chùa đi biệt thuở chiến tranh
Mẹ tất bật với tháng năm cơm áo
Chánh Đạo chưa nghe để kết duyên lành!

Con trôi nổi… gặp nẻo về bến giác
Thương bao linh hồn còn mãi lênh đênh
(Sống tà kiến gieo nhân vào cõi khổ
Giữa vô minh say đắm mãi vô minh)...

Một bình hoa và một nén nhang thơm
Con niệm Phật xin nguyện cầu cho mẹ
Giữ thiện tâm để nhiệm mầu nghi lễ
Chúc mẹ an lành - tâm thức thăng hoa.


2014

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Sưu tầm về tâm linh

MỘT SỐ SƯU TẦM VỀ TÂM LINH-LINH HỒN CUỘC SỐNG
(Vài chỗ trong ngoặc đơn, các chữ được chuyển thành chữ in hoa là do người đọc - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn - làm cho rõ nghĩa).
--
“Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một NỀN VĂN MINH MỚI”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991).
***

“Albert Einstein nói: Khoa học mà không có tôn giáo thì khập khiễng; tôn giáo mà không có khoa học thì mờ ảo”.
(Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng viện Vật lí, nguyên giám đốc trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
***
“Sự sống, về bản chất là Ý THỨC, là vĩnh hằng và không có đối lập. KHÔNG CÓ CÁI CHẾT, chỉ có những biến dạng của CÁC HÌNH THÁI SỰ SỐNG, biểu hiện ý thức thế này hoặc thế khác.”
(Eckhart Tolle, tác giả The Power Of Now - Quyền năng của hiện tại).
***

Một viện sĩ khoa học Liên Xô (cũ), ông M.A.Mikhiher phát biểu như sau (Báo Giáo dục & Thời đại CN 9/3/1997):
“Mỗi con người là một năng lượng tinh thần trong một vỏ vật chất. Chết chỉ là băng hoại vỏ vật chất, còn năng lượng tinh thần thì tiếp tục luân hồi, tiếp tục vòng phát triển mới”.
***

“Viện nghiên cứu về sức mạnh của tinh thần và siêu tâm lí ở Ban-ga-lốp đã khảo sát 250 trường hợp đầu thai giống như Ti-tu đã đăng kí từ năm 1975 (…). Các nhà nghiên cứu đã nói rằng 82 phần trăm tổng số các trường hợp là các cháu nhớ rõ tên mình “trong đời trước” và những chi tiết của “kiếp trước”. (…) N.K. Chan-đra ở trường đại học tổng hợp Đê-li và E. Min-đơ ở đại học tổng hợp Vic-gin-ni-a (Mĩ) đã khám phá người cháu bé (…) và mổ tử thi (…)”.
(Tạp chí Đại học & giáo dục chuyên nghiệp, 2/1990).
***

“Vì nhục thể rữa nát khi chết, linh hồn rời đi nhập vào giới siêu hình tương ứng với sự tồn tại của nó ở bình diện vật chất, vào tần số tương ứng với cuộc sống cũ của nó nhất.

(…) Quá trình biến đổi sau cái chết không phải là sự di chuyển đến một nơi chốn khác hay thời gian khác; nó chỉ là sự thay đổi về chất sự chú tâm (TÂM Ý thường nhớ nghĩ) của chúng ta. Bạn chỉ có thể nhìn thấy những gì có rung động tương ứng với bạn”.
(Tiến sĩ y học Deepak Chopra) - (Sự Sống Sau Cái Chết; D. Chopra; dịch giả: Trần Quang Hưng).
***

“Phải luôn nhớ rằng CÕI SAU SỰ SỐNG không hề “sau” như chúng ta vẫn tưởng. Ba hệ quy chiếu của Ý THỨC (Tâm) là không gian LUÔN HIỆN TẠI”.
(D. Chopra; theo sách đã dẫn).
***
Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm karma (NGHIỆP), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá. (…)”. (Nhà bác học-giáo sư tiến sĩ y học E-rơ-nơ Mun-đa-sep) – (Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu; E. Mun-đa-sep; dịch giả: Hoàng Giang).
***
Đọc trong Hành Trình Về Phương Đông (Blair T. Spalding; dịch giả: Nguyên Phong; Thuvienhoasen org):

“Thực ra khi sống và chết, con người không thay đổi bao nhiêu. Nếu khi sống họ ăn tham thì khi chết họ vẫn tham ăn, chỉ có khác ở chỗ điều này sẽ không còn được thoả mãn vì thể xác đã hư thối, tan rã mất rồi. Sau khi chết, tìm về nhà thấy con cháu ăn uống linh đình mà họ thì không sao ăn được, lòng ham muốn gia tăng cực độ như lửa đốt gan, đốt ruột, đau khổ không sao tả được.

- Như ông đã nói loài ma đói thường rung động theo không khí quanh đó, như thế họ có thoả mãn không?
- Khi người sống ăn ngon có các tư tưởng khoái lạc thì loài ma đói xúm quanh cũng tìm cách rung động theo tư tưởng đó, nhưng không làm sao thoả mãn cho được. Điều này ví như khi đói, nghĩ đến món ăn ngon ta thấy khoan khoái, ứa nước bọt, nhưng điều này đâu có thoả mãn nhu cầu bao tử đâu. Các loại ma hung dữ, khát máu thường tụ tập nơi mổ xẻ súc vật, lò sát sinh để rung động theo những không khí thô bạo ở đó. Những người giết súc vật trong nhà vô tình mời gọi các vong linh này đến, sự có mặt của chúng nó có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là cho những người dễ thụ cảm.

(...) Tôi đã gặp những người chôn cất của cải, phập phồng lo sợ có kẻ tìm ra, họ vẫn quanh quẩn gần đó và đôi khi tìm cách hiện về doạ nạt những người bén mảng đến gần nơi chôn dấu. Vong linh ghen tuông còn khổ sở hơn nữa, họ không muốn người họ yêu mến chia sẻ tình yêu với kẻ khác. Đôi khi họ điên lên khi chứng kiến sự âu yếm của người họ yêu mến và người khác. Dĩ nhiên họ không thể làm gì được nên vô cùng khổ sở. Những nhà lãnh đạo, những vua chúa, những người hống hách quyền uy thì cảm thấy bất lực khi không còn ảnh hưởng gì được nữa, họ hết sức đau khổ”.
***

Trong Sự Sống Sau Cái Chết” (Deepak Chopra) có nói rằng: “Những linh hồn bấn loạn mắc kẹt giữa hai thế giới, và nếu những người thương yêu bị bỏ lại cứ cầu nguyện gọi hồn, cứ đau khổ, hoặc toan tính tiếp xúc với người đã mất, linh hồn sẽ tiếp tục xốn xang”.
***

D. Chopra kể lại câu chuyện bà Dawa, người trở về từ cõi sau cái chết:
"(...) Nữ thần Trí Tuệ đích thân cho bà Dawa xem từng nơi, chỉ ra ai ở đó và tại sao. Bà cảm thấy niềm sung sướng vô ngần của những linh hồn được gia đình còn sống cầu nguyện. Bà nghe thấy những tiếng kêu gào quằn quại và cầu khẩn lòng thương, của những kẻ đã làm điều ác trên cõi trần”.
(Sự sống sau cái chết: gánh nặng chứng minh; D. Chopra).
***

Trích thêm một đoạn nói về nhân-quả của nghiệp, trong tác phẩm trên của nhà nghiên cứu D. Chopra, để hỗ trợ khát vọng trở về Chân-Thiện-Mĩ:

“(…) Cuối cùng thì vũ trụ cũng sẽ kiên quyết khôi phục cân bằng thiện ác.
Địa ngục là điều kiện đau khổ của nghiệp báo. Đại đa số kinh nghiệm cận tử có tính tích cực, nhưng nhiều khi không thế. Thay bằng di chuyển về hướng một ánh sáng niềm nở và hiền hậu, một số ít người cảm thấy các đặc trưng của địa ngục. Họ nhìn thấy ma quỷ hoặc thậm chí chính quỷ Satan; họ nghe thấy kẻ tội đồ bị hành hạ kêu gào; bóng tối dày đặc bao trùm mọi vật. Những người nghiên cứu kinh nghiệm cận tử thậm chí tìm thấy một loại người họ gọi là “oan hồn”, bị ám ảnh bởi các việc ác và dục vọng không thành. Nhân chứng đầu tiên là một người tên George Ritchie, đã được trực tiếp quan sát việc này. (…)”.
***

Đọc trong Ý Nghĩa Của Việc Hồi Hướng Công Đức Cho Người Quá Cố (K. Sri Dhammananda; Thích Tâm Quang dịch; Phattuvietnam net):

“Theo Đức Phật, trong tất cả mọi hành động, TƯ TƯỞNG mới là điều thực sự quan trọng. Hồi hướng công đức căn bản là MỘT HÀNH ĐỘNG CỦA TÂM. (...).

Mặc dầu tập tục cổ xưa này còn hiện hữu đến ngày nay tại nhiều quốc gia Phật giáo, chỉ một số rất ít Phật tử theo tập tục cổ xưa này hiểu ý nghĩa của việc hồi hướng công đức và cách thức thích đáng để thi hành.

Nhiều người đã phí phạm thì giờ và tiền bạc vào những lễ nghi và trình diễn vô nghĩa để tưởng niệm người đã qua đời. HỌ KHÔNG HIỂU là không thể nào giúp đỡ được người chết đơn giản bằng cách xây dựng mộ phần, mộ chí, nhà táng to lớn và những đồ tế nhuyễn khác. Cũng chẳng có thể giúp đỡ được người chết bằng cách đốt hương, vàng mã, vân vân...; và cũng chẳng thể giúp đỡ người chết bằng cách giết các súc vật và đem các loại thực phẩm khác để dâng cúng”.
***

“Chương thứ sáu của cuốn Tử thư đã ghi rõ: “Muốn được HỮU DỤNG ở cõi trần và THOẢI MÁI ở bên kia cửa tử, ngay bây giờ phải biết LÀM CHỦ các DỤC VỌNG vật chất (…).” (Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng; Nguyên Phong tuyển dịch).
***

(Trích trong Trở Về Từ Cõi Sáng – Nguyên Phong tuyển dịch; nxb Đồng Nai, 2013;
https //thuvienhoasen org/p104a26528/tro-ve-tu-coi-sang

Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (near death experience). Trong phần nầy chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cái trống, nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có lẽ điều nầy ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, (tâm ý) vẫn thèm khát cái thú vui vật chất, nhưng vì KHÔNG CÒN THỂ XÁC ĐỂ THOẢ MÃN nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói.

Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đây là một cõi ĐƯỢC CẤU TẠO bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần, nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đây phải biết loại bỏ đi những phần tử (mang năng lượng) nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt. Vì trước sau ai cũng phải đến đó nên SỰ HIỂU BIẾT VỀ CÕI GIỚI NẦY là một điều rất cần thiết. Nếu khi du lịch qua xứ lạnh, người ta chuẩn bị y phục ấm để khỏi bị lạnh, thì sự chuẩn bị để qua cõi nầy cũng đòi hỏi một sự CHUẨN BỊ cẩn thận. Dĩ nhiên sự giải thoát khỏi các áp lực vật chất không phải dễ, vì trong mấy chục năm sống ở cõi trần người ta đã trầm mình trong dục lạc, muốn cởi bỏ đâu phải trong một thời gian ngắn như vài ngày hay vài tháng mà được.
(…)

Muốn giúp họ (người đã chết) chỉ có một cách duy nhất là CẦU NGUYỆN THẬT CHÂN THÀNH, để sự thương yêu của quý vị tạo ra một mãnh lực soi sáng tâm tư đang hồ đồ của người vừa mới chết. Các sự than khóc, kêu gọi ồn ào chỉ làm tâm tư người chết đã bối rối lại còn hoang mang thêm, không ích lợi gì hết. Do đó một đám tang phải được cử hành trong sự chân thành cùng cầu nguyện.
***

“Vì vậy, về phương diện xã hội nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí, thì sẽ không còn chỗ nương thân cho MÊ TÍN DỊ ĐOAN đang lan tràn rộng rãi như hiện nay.” (Đoàn Xuân Mượu, giáo sư tiến sĩ, nguyên viện trưởng viện Văcxin Quốc gia).
---

(Mời đọc tiếp ở phần dưới)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Sưu tầm về tâm linh (tiếp theo)

(Trích trong bài báo ở: https //dantri com vn/xa-hoi/ve-tam-linh-neu-chua-biet-xin-dung-phu-nhan-1285923006.htm (Đoàn Xuân Mượu - giáo sư tiến sĩ, người đã kinh qua các chức vụ: phó viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, viện trưởng viện Pasteur Đà Lạt, viện trưởng viện Văcxin Quốc gia…):

“Trước đây, khoa học chính thống theo mô thức thực chứng duy lý, dựa trên nền tảng vật lý cổ điển của Newton không giải thích được các hiện tượng đặc biệt này. Nó không công nhận thế giới siêu hình và cho rằng nguyên tử là nguyên tố bé nhất.

Đến đầu thế kỷ XX xuất hiện mầm mống thuyết tương đối của Einstein thuyết này nói rằng, ngoài nguyên tử là phần tử nhỏ nhất còn có sóng và hạt. Thuyết lượng tử từ đó cũng lên ngôi.
(…)
Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do “Ý THỨC VŨ TRỤ”. Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng. Con người phải do năng lượng sinh ra, bắt đầu từ năng lượng lỏng, năng lượng đặc và thành hình hài con người ngày nay.

(…) Con người gồm 7 PHẦN, gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là NĂNG LƯỢNG ĐẶC), 6 phần còn lại có độ đặc khác nhau. Năng lượng càng loãng càng nghiêng dần về phía linh cảm (năng lượng chưa phải tế vi). Khi sống, phần năng lượng đặc vẫn còn, nhưng khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, CÁC PHẦN NĂNG LƯỢNG KHÁC VẪN TỒN TẠI”.
***
(Trích trong Sự Sống Sau Cái Chết: Gánh Nặng Chứng Minh (Deepak Chopra - tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh; được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 anh hùng và biểu tượng của thế kỉ XX; dịch giả: Trần Quang Hưng):

“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó.

(…) Có thể là ý thức không nằm trong bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới. (…).

Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử không phủ nhận sự tồn tại của các thế giới vô hình (siêu hình). Hoàn toàn ngược lại”.
***

Nguyễn Chung Tú (nguyên hiệu phó trường đại học Hùng Vương, giáo sư tiến sĩ vật lí) nói: “Có thể nói rằng GIEN NGHIỆP là cái do mỗi người tự tạo cho mình. Khi một người chết đi, thân thể vật lí của người ấy tan hoại, nhưng cái nghiệp ấy vẫn tiếp tục di truyền qua nhiều đời sống của người ấy”.
Ông nhắc lại lời một học giả khác rằng: “TÂM TÍNH LÀ ĐỊNH MỆNH” - một câu nói rất quan trọng. (Nguyệt san Giác Ngộ số 17 năm 1997).
***

Tiến sĩ vật lí Prasarin (Thái Lan) nói rằng, nghiệp hay hành động tốt và xấu đều mang theo năng lượng tích cực (tốt) hoặc tiêu cực (xấu), gây ảnh hưởng không chỉ cho cá nhân mà cho cả tập thể; nghiệp xấu có thể làm rối loạn môi trường năng lượng của trái đất.
***

“Ở cấp thấp nhất của tư duy và vật chất, mỗi người trong chúng ta đang sáng tạo thế giới (chỉ bằng sự chú ý của mình)”. (Lynne Mc Taggart - nhà vật lí).
***

“Nếu ngài thấy rằng Ý THỨC CỦA MÌNH ĐƯỢC CHIA SẺ bởi tất cả con người khác sống trên trái đất này, lúc đó toàn bộ cách sống của ngài sẽ đổi khác. (…) MUỐN CHUYỂN HOÁ THẾ GIỚI, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi thì chúng ta phải CHUYỂN HOÁ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH”.
(Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti, người không theo tôn giáo nào cả, được Liên Hiệp Quốc tôn vinh) – (Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng; Jiddu Krishnamurti; Phạm Công Thiện dịch).
***

“Có một ví dụ khác về khoa học là hiện tượng rối lượng tử (Quantum Entanglement). Đây là một hiệu ứng trong vật lý lượng tử mà hai hạt vật chất ở cách xa nhau nhưng có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trạng thái của một hạt vật chất sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức tới trạng thái của hạt kia thông qua hiện tượng liên đới lượng tử này. Trong tôn giáo, đây là một niềm tin đã được biết đến từ rất lâu: Một chiếc lá rung có thể lay động đến một ngôi sao, hay một LỜI NGUYỆN CẦU có thể vọng vang đến hàng ngàn ngôi sao trong vũ trụ.”
(Tôn giáo và khoa học đều cần thiết trong cuộc sống; giáo sư tiến sĩ Vinh Q. Nguyen, Đại học Coe College, bang Iowa, Mỹ; https //tiasang com vn).
***

“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.

“Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.

Viên mãn “TỰ TRI-TỈNH THỨC-VÔ NGÔ rất khó, nhưng chỉ có hướng đến đó mới xây dựng được mẫu số chung cho nhân cách, cho ý nghĩa cuộc sống. Chỉ có hướng đến đó mới tạo nên tiếng nói chung cho hoà bình, công bằng, nhân ái - thật sự biết tôn trọng nhau giữa người với người.

“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình”.

(Trích trong Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; NXB Văn Nghệ, 2007; Thivien net-có phần “thảo luận” dưới một số bài thơ của tác giả).
***

(Trích trong Sự Sống Sau Cái Chết: Gánh Nặng Chứng Minh (Deepak Chopra - tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh; được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 anh hùng và biểu tượng của thế kỉ XX; dịch giả: Trần Quang Hưng):

Khi những tri giác thông thường trở nên mờ nhạt, thì những tri giác tinh tế lại trở nên thính nhạy hơn. Chúng ta vẫn nhìn và nghe được sau khi chết, nhưng lúc đó đối tượng không còn là vật chất nữa. Chúng bao gồm bất kể cái gì ta muốn thấy trong cõi siêu hình: nào thiên cảnh (cảnh vật thế giới chư thiên), thiên âm (âm thanh ở thế giới chư thiên), nào quần tiên (chúng sinh các cõi trời), nào hào quang chói lọi. (…). (Lời người đọc: Các chữ trong ngoặc đơn ở đoạn này do người đọc thêm cho rõ nghĩa).
(...).
Những khao khát bất thành hoặc không được phép, trở nên tiêu cực. Một ham muốn hưởng thụ khiến hồn khó siêu thoát. (…).

Các bậc thánh nhân và hiền nhân có đặc quyền hiện diện đi đó đây tự do trong các cõi siêu hình, mà không bị hạn chế bởi các ham muốn. (…).
(…)
Nghiệp quấn quanh linh hồn như sợi chỉ cuộn quanh cái suốt. (…).
Trong quá trình ngủ sâu của linh hồn giữa các lần đầu thai, mọi kí ức về những sự kiện đã qua trong nhục thể được nén vào linh hồn, tạo nên phần mềm nghiệp cho sự sống tương lai. (…).
Mọi thứ giống như chiếc kén bao bọc linh hồn đang thiếp ngủ. Khi thức giấc, nó lìa bỏ cái vỏ bọc dần tan biến này. Trong chuyến chu du siêu hình, các linh hồn gặp gỡ những linh hồn khác có cùng rung động ở cấp tiến hoá tương tự. Bạn có thể gặp vài linh hồn đã từng chạm trán trong thế giới vật chất nếu như họ ở cùng tần số với bạn. (…).
(…)
Trong cõi siêu hình, linh hồn có thể thăm những bình diện có rung động thấp hơn của nó nếu muốn, nhưng chỉ có thể đến được bình diện cao hơn thông qua tiến hoá (…).

Tuỳ theo trình độ ý thức mà bạn có thể xây dựng nên thiên đường, địa ngục và nơi đày đoạ ăn năn của riêng mình, để vươn tới trong cõi trần cũng như những cõi siêu hình.Trong thế giới vật chất nếu bạn muốn xây nhà tất phải chọn gạch, đặt viên nọ lên viên kia. Trong thế giới siêu hình, bạn chỉ cần hình dung ra ngôi nhà mong muốn, nó sẽ hiện lên như là ngôi nhà hiện thực và vững chắc trong thế giới vật chất. (…).
(…)
Ham muốn vẫn là mấu chốt sau khi chết. Tiến hoá thực sự là quá trình thực hiện ham muốn. Trong thế giới siêu hình, bạn thực hiện và làm cho những ham muốn còn lại từ sự sống vật chất vừa rời bỏ, trở nên tinh tế hơn. Bạn cũng làm cho những hiểu biết và kinh nghiệm từ thế giới vật chất trở nên tinh tế hơn. (…). Ở đây linh hồn cũng tích luỹ năng lượng cho những ham muốn cao hơn, tiến hoá hơn của mình, để có thể thực hiện chúng ở trong lần viếng thăm tiếp theo đến bình diện vật chất, khi nó có một cơ thể mới. (…).
(…)
Bằng việc phát triển khả năng chứng kiến (tâm trí mình), nhận thức được tình thế (tâm thức) của mình, bạn có thể gây ảnh hưởng lên các kiếp sống mà bạn sắp đầu thai. Bạn còn có thể tăng tốc quá trình trả nghiệp báo. Tương tự như vậy, bạn có thể gọt giũa kĩ xảo và phát triển tài năng trong cõi siêu hình. (Điều này giải thích hiện tượng tại sao các nhạc sĩ và nghệ sĩ vĩ đại có thể biểu lộ thiên tài vào tuổi ấu thơ, thường là trước khi lên ba; bẩm sinh có tài không phải ngẫu nhiên đâu). (…). (Lời người đọc: Trong đoạn này, các chữ “tâm trí mình”, “tâm thức” trong ngoặc đơn do người đọc - dựa vào nội dung trong tác phẩm - thêm cho rõ nghĩa).
(…)
Bất kể chuyện xảy ra lúc chết, tôi tin rằng nó xứng đáng được gọi là phép mầu. Mà phép mầu, trớ trêu thay, chính là ở chỗ chúng ta không chết. Sự dừng lại của cơ thể là ảo ảnh, và giống như nhà ảo thuật vén lên một bức màn, linh hồn khám phá ra điều gì nằm ở bên kia. (…).
***

“Trên phương diện thực hành tâm linh, niềm tin vào THƯỢNG ĐẾ, đối với một số người, có thể tạo ra một số tình cảm thân thiện với người sáng tạo ra chúng ta và kích thích chúng ta nuôi dưỡng tình yêu và lòng vị tha, để thể hiện lòng biết ơn của mình và để tham gia vào tình yêu của Thượng Đế đối với mọi chúng sinh. Theo một số người khác, sự hiểu biết sâu sắc về sự phụ thuộc lẫn nhau và về các quy luật nhân quả, cũng như mong muốn đạt đến Giác ngộ để có thể giúp đỡ người khác hiệu quả hơn, là những nguồn cảm hứng mạnh mẽ để phát triển tình yêu và lòng trắc ẩn.”
(Mathieu Ricard - tiến sĩ sinh học, tu sĩ Phật giáo. “Cái vô hạn trong lòng bàn tay”; đồng tác giả: Trịnh Xuân Thuận; dịch giả: Phạm Văn Thiều, Ngô Vũ).
---------------------------------------

(Mời đọc tiếp ở phần dưới)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thực hành thiền định

HƠI THỞ MINH TRIẾT
(Bài thi-kệ thực hành)

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa

Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền

An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa

Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền

Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh

Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa… (*)

(*) “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường về minh triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thivien net).
--
Tâm tỉnh giác vô trụ / Đại định hải triều âm... / Tròn đại thừa hạnh nguyện / Khắp nơi và muôn năm. (Kệ toạ thiền; TT LBB).
--
Hít vào thở ra, đếm: “một” / Hít vào thở ra, đếm: “hai” / Cứ thế, đến “mười” rồi nghỉ / Vài giây sau, lại bắt đầu /// Hít vào thở ra, đếm: “một” / Hít vào thở ra, đếm: “hai” / Cứ thế, đến “mười” rồi nghỉ / Nếu thích, làm lại từ đầu... /// Tâm Định Tuệ năm, mười phút / Để bớt nghiệp chướng khổ đau / Năng lượng Thiện Lành chung góp / Cho đời - kiếp này, kiếp sau. (Thực hành thiền định đơn giản – (ngồi hoặc nằm thư giãn); TT LBB).
-------------------------------------

"TÂM VÔ NGÃ: NGUỒN YÊU THƯƠNG"...

SƯU TẦM 1.-

(Trích một đoạn trong Trở Về Từ Cõi Sáng – Nguyên Phong tuyển dịch; nxb Đồng Nai, 2013; ghi lại lời của một linh hồn đã từ trần – trong cuộc tiếp xúc đặc biệt với một nhóm bác sĩ và gia đình;
https //thuvienhoasen org/p104a26528/tro-ve-tu-coi-sang).
---
(Những chỗ chữ in hoa và vài chỗ trong ngoặc đơn là do người đọc nhấn mạnh, làm cho rõ nghĩa).
------

“- Cháu có thể đọc được tư tưởng của bác. Ở CÕI BÊN NẦY người ta có thể đọc rõ tư tưởng của những người bên cõi trần một cách dễ dàng. Nầy bác Franz, điều bác nghĩ không đúng đâu! Cõi giới bên nầy RẤT GẦN với cõi trần, và chỉ trong chớp mắt là người ta có thể qua đến bên nầy. Để cháu lấy một thí dụ cho dễ hiểu: Khi bác mặc áo choàng (tức còn thể xác) là lúc bác ở cõi trần, và khi cởi bỏ áo choàng ra (tức bỏ thể xác) là bác đã qua cõi bên kia rồi. Con người của bác khi khoác chiếc áo choàng và khi cởi bỏ nó nào có khác gì đâu, vẫn y nguyên như trước đấy chứ. Bác không hề thay đổi gì, cũng như đi làm bác mặc áo choàng rồi về nhà cởi bỏ áo ra, bác đâu thình lình bay bổng lên một hành tinh nào đâu, bác vẫn đứng nguyên ở chỗ cũ đấy chứ.

Nói một cách khác, khi từ trần người vẫn ở nguyên chỗ cũ, chỉ có khác là các giác quan thuộc về xác thân đã hư hại không còn sử dụng được nữa, nhưng CÁC GIÁC QUAN MỚI lại bắt đầu làm việc. Sau một giây phút thay đổi như người đang đi ở chỗ tối bước ra chỗ sáng, bị loá mắt một lúc rồi mới có thể nhìn được mọi vật một cách rõ ràng, thì cũng như thế, nhờ các giác quan mới hoạt động mà người ta có thể ý thức được cõi giới bên nầy một cách rõ rệt hơn.

Điều đáng nói ở đây là sự QUYẾN LUYẾN VỚI CÕI VẬT CHẤT, giống như người từ chỗ tối bước ra chỗ sáng lại CỨ NHẮM MẮT, không muốn nhìn gì nữa. Tuy họ không còn ở chỗ tối nữa, nhưng họ cũng chưa thể thấy gì ở cõi sáng vì nhắm mắt chặt. Đó là cái áp lực vật chất, cái cảm giác u mê, đau khổ đè nặng lên tâm thức con người khiến cho họ trở nên tê liệt không sáng suốt, không ý thức và cũng không hiểu biết gì. Ôi, cái tâm trạng sống không ra sống mà chết cũng không ra chết, CỨ VẤT VƯỞNG trong trạng thái lúc từ trần, ở giữa hai cõi giới nầy thật vô cùng ghê gớm, không thể tưởng tượng được.

Cậu Jo im lặng một lúc rồi nói tiếp:

- Con muốn nói để cha mẹ và mọi người hiểu thêm về thế giới bên nầy. Có rất nhiều vong linh sau khi từ trần vẫn KHÔNG CHỊU RỜI BỎ những ràng buộc vật chất. Số nầy rất đông, họ sống vất vưởng, lang thang, đói khổ, không nơi nương tựa, không biết phải làm gì và cũng KHÔNG CHỊU NGHE AI. Phần con thì rất thoải mái, muốn làm gì cũng được. Con có thể bay lên bay xuống nhẹ nhàng, nhưng con thích ở bên cõi sáng nầy hơn, vì mỗi lần đi trở lại cái đường hầm âm u tăm tối kia con thấy buồn lắm. Buồn vì thấy còn có những người cứ u mê, than khóc, buồn vì cứ nghe những câu trách móc, than van, những lời nguyền rủa, những sự oán hận, đau đớn không thể kể xiết. Mấy tháng trước con cũng như thế, nhưng nhờ cha mẹ và mọi người CẦU NGUYỆN mà con tỉnh thức, thoát khỏi cái tình trạng kinh khủng kia. Bây giờ con đã hiểu rồi nên CỐ GẮNG GIÚP ĐỠ những người còn đang u mê để họ có thể tỉnh thức... Con làm việc ngày đêm không biết mệt và cũng không cần phải ăn uống nữa...

Bà Kunz giật mình kêu lớn:

- Sao, con không ăn uống gì ư?

Cậu Jo cười lớn:

- Ở bên nầy ĐÂU CÓ AI CẦN PHẢI ĂN UỐNG! Người ta SỐNG BẰNG TÂM THỨC chứ đâu bằng thân xác vật chất nữa.

Nầy mẹ, mẹ hay làm nhiều đồ ăn quá, mẹ nên hạn chế bớt việc nấu nướng đi. Hiện nay sức khoẻ của cha mẹ không còn như xưa, mẹ không nên quá cực nhọc trong việc nấu nướng, ăn uống. Phần con thì không nghĩ gì đến việc ăn uống, thế mà sức khoẻ của con lại hơn xưa, vì Ở BÊN NẦY THỨC ĂN CẦN THIẾT là (năng lượng) TÌNH THƯƠNG chứ không phải thứ gì khác. Cha mẹ ơi, lạ lùng lắm! Con nghiệm được rằng TÌNH THƯƠNG là sự cho ra chứ không phải nhận vào. Càng cho ra bao nhiêu con càng cảm thấy thoải mái, sung sướng, mạnh khoẻ bấy nhiêu. Đó cũng là ĐẶC ĐIỂM CỦA CÕI SÁNG bên nầy: Càng yêu thương bao nhiêu, người ta càng nhẹ nhõm, sung sướng, thoải mái, bình an bấy nhiêu.

Hiện nay con đang cố gắng giúp đỡ những VONG LINH vừa từ trần đang đau khổ. Con tự nhủ: Thế nào họ cũng trải qua tâm trạng đau khổ, oằn oại, thao thức như con đã trải qua, và họ sẽ sống trong đau khổ như thế cho đến lúc tỉnh thức. So sánh với hoàn cảnh của con thì nhiều người còn khổ hơn nhiều, có người đã đau khổ như vậy ĐÃ MẤY TRĂM NĂM RỒI, không thể nào cảnh tỉnh họ được. Con có cảm giác rằng tâm thức họ bị đè nặng bởi những áp lực rất lớn, những áp lực kinh khủng mà sức con không thể giúp họ được. Chắc hẳn họ đã phạm những lỗi lầm ghê gớm lắm. Theo chỗ con biết, họ là những người khi sống không hề biết yêu thương, không hề biết xúc động, trái tim của họ đã khô kiệt, chỉ còn những sự thù hận, oán hờn, ích kỷ nên họ phải ở trong những nỗi ĐAU KHỔ cùng cực, CHO ĐẾN KHI NÀO những động năng THÙ OÁN đó tiêu tan bớt đi.

Phần con rất may mắn là chỉ đau khổ trong vòng mấy tháng thôi, vì mê muội không chịu chấp nhận sự thật rằng mình đã chết, cứ u mê thiết tha với những vọng tưởng về vật chất mà không biết đời sống Ở ĐÂU CŨNG CÓ cái hay, cái đẹp của nó. Nếu biết như vậy con đâu để mình bị ngộp nước lâu đến thế. Những điều con nói đây là sự thật mà con đã nghiệm được, cha mẹ nên trình bày cho mọi người biết để họ tránh cái hoàn cảnh đau khổ mà con đã trải qua.

(…..)

Bác sĩ Franz lên tiếng:

- Nầy Jo, cháu có thể cho bác biết thêm về cõi giới bên đó không?

- Được chứ. Cõi bên nầy không phải là nơi mà người đi qua sẽ không bao giờ trở lại, hoặc là nơi tối tăm, ghê rợn, hễ ai rơi vào đó là mất hút, mà trái lại, đó là MỘT CÕI SÁNG RẤT LINH HOẠT. Có lẽ nó còn linh hoạt hơn cả những đô thị sống động nhất của cõi trần, nhưng sự linh hoạt ở đây không phải là sự ồn ào, náo nhiệt mà là một sự linh hoạt rất nhẹ nhàng, bình an, thoải mái để người ta có thể cảm nhận được một tình yêu thương tuyệt đối, một ân phước dồi dào không bút mực nào có thể tả xiết. Trong sự bình an nầy, người ta bắt đầu hồi tưởng nhiều việc đã xảy ra để rút tỉa kinh nghiệm và học hỏi, ĐỂ CHUẨN BỊ CHO MỘT ĐỜI SỐNG MAI SAU.

- Cháu nói sao? Còn có một đời sống nữa hay sao?

- Đúng thế. Còn CÓ NHIỀU CÕI GIỚI NỮA, chứ không phải chỉ có một cõi bên nầy mà thôi. Hiện nay việc học hỏi của cháu còn giới hạn nên cháu không biết rõ những cảnh giới khác ra sao, nhưng cháu được biết sẽ có lúc cháu SẼ TRỞ LẠI CÕI TRẦN, dĩ nhiên dưới một hình thức nào đó. Theo sự biết của cháu thì việc học hỏi ở bên nầy có tính cách lý thuyết, còn phải mang ra thực hành, và nhờ kinh nghiệm thực hành mà người ta mới thực sự học hỏi. Vì người ta chỉ có thể KINH NGHIỆM THỰC HÀNH được qua đời sống ở cõi trần mà thôi, nên trước sau gì các vong linh cũng đều tái sinh trở lại.

Cậu Jo quay qua cha mẹ:

- Thưa cha mẹ, con đã nói tất những gì con biết về cõi giới bên nầy. Con xin cha mẹ cứ yên chí, đừng quá lo lắng gì nhiều cho con và cũng đừng gọi con trở lại nữa... Sự liên lạc nầy không cần thiết, GÂY QUYẾN LUYẾN và làm trở ngại việc học hỏi của con. Công việc của con hiện nay rất bận rộn. Con xin cảm ơn cha mẹ và mọi người đã CẦU NGUYỆN cho con, chính nhờ việc nầy mà thần trí con sáng suốt và được thức tỉnh. Việc cầu nguyện chân thành cho người chết có thể giúp đỡ cho họ rất nhiều, đây là một điều hết sức QUAN TRỌNG mà mọi người cần nên biết.

Khi từ giã cõi trần, người ta không thể mang theo tiền tài, sự nghiệp, danh vọng mà CHỈ CÓ THỂ mang được lòng YÊU THƯƠNG và sự HIỂU BIẾT mà thôi. Chính lòng yêu thương là mãnh lực duy nhất có thể vượt qua không gian, thời gian và tồn tại với người đó mãi mãi, nó cũng là yếu tố quan trọng nhất giúp người ta tiến hoá, phát triển ở cõi giới bên nầy. Người ta có thể chuẩn bị cho cuộc hành trình nầy với hành trang quý báu và độc nhất là sự yêu thương mà thôi.

Những điều con nói ra hôm nay cần được trình bày CHO MỌI NGƯỜI BIẾT RÕ, đó cũng là lý do ông Piquet viết thư riêng cho cha để báo trước. Dĩ nhiên tin hay không là vấn đề riêng của mỗi người, điều nầy không quan trọng; nhưng SỰ HIỂU BIẾT về cõi sáng, về các áp lực vật chất, sẽ là một HẠT GIỐNG TỐT gieo vào tâm thức người đó, và rồi trong giờ phút khổ sở lúc lìa đời, người ta SẼ NHỚ LẠI. Con xin kính chào tất cả, chúc cha mẹ và mọi người luôn luôn được bình an, hạnh phúc”.
------------------

SƯU TẦM 2.-

Đọc trong Người Nam Châm – Bí Mật Của Luật Hấp Dẫn (Jack Canfiel & D. D. Watkins; người dịch: Thu Huyền & Thanh Minh; tái bản lần 6; nxb Lao Động-Xã Hội, 2015):
-----

“Người nào gửi đi những SUY NGHĨ TÍCH CỰC (thiện lành) SẼ KÍCH HOẠT THẾ GIỚI QUANH ANH TA trở nên tích cực, và anh ta cũng sẽ nhận lại những kết quả tích cực”. (Tiến sĩ Norman Vincent Peale).

(…) BẠN LÀ NĂNG LƯỢNG.
(…) Những hạt nhỏ hơn nguyên tử đó là gì? Xin thưa, là NĂNG LƯỢNG.
Vạn vật đều là năng lượng.
Năng lượng không được tạo ra, cũng không thể phá huỷ.
Tự nó đã mang tính nhân quả.
Nó hiện diện như nhau ở mọi lúc, mọi nơi.
Năng lượng chuyển động vĩnh hằng và không bao giờ ngừng nghỉ.
Nó chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, luôn luôn như vậy.
SUY NGHĨ “SINH RA” NĂNG LƯỢNG.

(…) BẠN LÀ MỘT THỎI NAM CHÂM
Bạn là một thỏi nam châm sống. Bạn hút – theo đúng nghĩa đen của từ này – người, vật, ý tưởng và các tình huống có tần số năng lượng rung động và cộng hưởng như của bạn về phía mình. Trường năng lượng của bạn thường xuyên thay đổi, nó phụ thuộc vào suy nghĩ và cảm xúc của bạn, và vũ trụ giống như một chiếc gương phản chiếu chính xác nguồn năng lượng bạn đã “tạo ra”. Suy nghĩ và cảm xúc của bạn mãnh liệt bao nhiêu thì lực hút sẽ mạnh bấy nhiêu. Quá trình này không đòi hỏi bất kì một sự nỗ lực thật sự nào, nam châm không phải “cố” hút vật – mà đơn giản, nó có đặc tính hút vật. Và bạn cũng vậy! Bạn vẫn luôn trong quá trình hút thứ gì đó vào cuộc sống của mình. (…).

"(…) Cuộc sống là một trò chơi boomerang (vật được ném, lại quay về chỗ người ném). Suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta không sớm thì muộn cũng sẽ trở lại với chúng ta, chính xác đến độ đáng ngạc nhiên”. (Hoạ sĩ Florence Shinn).

(…). Vì Luật Hấp Dẫn tương tác với những năng lượng rung cảm của suy nghĩ và tình cảm của bạn, nên bạn cần tập trung sự chú ý của mình vào những thứ có thể đưa bạn tới trạng thái của rung cảm tích cực (thiện ích). Nhiều chuyên gia về Luật Hấp Dẫn đã nói rằng, không gì quan trọng hơn việc cảm thấy THOẢI MÁI.

(…) Ý CHÍ của chúng ta tự do, chúng ta có toàn quyền quyết định mình muốn tập trung NĂNG LƯỢNG và sự CHÚ TÂM của mình vào đâu. Vũ trụ chỉ đơn giản phản chiếu (gửi ngược) điều đó lại cho chúng ta. Nếu chúng ta tập trung chú ý (chú tâm) vào điều gì đó (tiêu cực-xấu ác hoặc tích cực-thiện lành), thì vũ trụ sẽ gửi lại cho chúng ta chính điều đó, nhưng nhiều hơn.
-----------------

* (Mời đọc các bài sưu tầm dưới bài thơ Tôi Nghe, Gặp Lại Vầng Trăng…, tác giả TT LBB).
-------------------------------

Chưa có đánh giá nào
Trả lời