15.00
Thể thơ: Thơ mới bảy chữ
Thời kỳ: Hiện đại
2 bài trả lời: 2 thảo luận

Đăng bởi Bích La vào 13/04/2019 19:35, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Bích La vào 24/06/2020 12:24

Chưa tan vỡ cũng đầy nứt rạn
Khi tâm hồn không chốn yêu thương
Khi nỗi nhớ không nơi an trú
Khi thuyền đời lênh đênh trùng dương

Nên khát khao mái ấm gia đình
Để vơi bớt muộn phiền đua chen
Để lòng còn vần thơ liêm khiết
Thắm chân tình - phai nhạt ghét ganh

Nên khát khao mái ấm trăm năm
Nhưng… Cõi đời là những phù vân!
Nhìn lại: bao vô thường tiếp nối
Níu chặt?... Buông lơi?... Thấy bàng hoàng!...

Tâm chợt tỉnh - quên thời lưu lãng
Tìm về Tịnh Độ - mái nhà xưa
Dừng chân giữa quê hương tâm thức
Thanh thản vầng trăng rọi bốn mùa.


Nguồn: Tuệ Thiền, Đường về minh triết, NXB Văn nghệ, 2007

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Vài trích đoạn về tâm linh

* Một trích đoạn trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (E-rơ-nơ Mun-đa-sep - giáo sư tiến sĩ y học (Nga), nhà bác học lớn quốc tế; dịch giả: Hoàng Giang; nxb Thế Giới, 2009):
“Tôi và Va-lê-ri Lô-ban-cốp (chuyên gia vật lí trường) thảo luận nhiều về đề tài này. Dưới đây tôi xin trình bày kết quả của những cuộc thảo luận đó.
(...) Dần dà trong quá trình tiến hoá trong thế giới tế vi XUẤT HIỆN ĐU-KHƠ - là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn, có thể bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Nhiều đu-khơ tạo thành giữa chúng những mối liên hệ thông tin và tạo ra KHÔNG GIAN THÔNG TIN TOÀN THỂ, tức Cõi kia (…).
(…) Cùng với sự tạo ra con người bằng nỗ lực của thế giới tế vi (Cõi kia), các dạng sự sống đơn giản hơn cũng được tạo nên ở thế giới vật thể - con vật, côn trùng, cây cỏ v.v… Nguyên lí tạo thế giới thực vật và thế giới động vật vẫn như vậy - bằng cách cô đặc dần các dạng trường xoắn đơn giản hơn của Cõi kia.
Liệu con người trong thế giới vật thể có thể sống thiếu Cõi kia không? Sau khi tạo bộ gen và nhờ đó tiến hành quá trình tái tạo con người (sinh đẻ đứa trẻ) trên Trái đất, đu-khơ giữ lại cho mình chức năng tư duy chủ yếu. Trong quan niệm tôn giáo, sau khi đứa bé chào đời đu-khơ nhập vào đứa trẻ và ấn định những năng lực tư duy chủ yếu của con người. Nghĩa là, CHÚNG TA SUY NGHĨ CHỦ YẾU NHỜ VÀO ĐU-KHƠ SỐNG Ở THẾ GIỚI TẾ VI. Nhờ năng lượng thế giới vật thể (ăn uống), não người có khả năng vặn các trường xoắn của thế giới tế vi và như vậy hỗ trợ đu-khơ trong quá trình tư duy. Ngoài ra, não còn tạo các trường xoắn phụ hình thành đu-sa (sinh trường) ở dạng các thể thanh bai và các thể khác hỗ trợ cơ thể người hoạt động. Sau khi xác thân chết, nhiều bộ phận tạo thành đu-sa (các thể thanh bai) cũng bị phá huỷ, CÒN LẠI ĐU-KHƠ THÌ BAY VỀ CÕI KIA và tiếp tục sống ở thế giới tế vi để rồi lúc nào đó lại bước vào kiếp mới. Vậy là con người, sau khi được tạo ra trong thế giới vật thể nhờ các “nỗ lực” của thế giới tế vi, LÀ SỰ KẾT HỢP các hình thái sự sống ở thế giới vật thể và thế giới tế vi.
Mọi ngưòi đều biết rõ khái niệm KARMA (NGHIỆP), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, ĐU-KHƠ CÓ THỂ HOÀN THIỆN MÀ CŨNG CÓ THỂ THOÁI HOÁ. (…) Chính con người khác biệt với con vật ở chỗ: bộ máy tư duy của con người có nhiệm vụ hoàn thiện đu-khơ (đưa vào đó nhiều thông tin xây dựng) và bằng cách đó, hoàn thiện hình thái sự sống ở thế giới tế vi. Nói cách khác, là đứa con thể xác của sự sống nơi thế giới tế vi, CON NGƯỜI CÓ SỨ MỆNH thông qua thế giới vật thể THÚC ĐẨY SỰ TIẾN BỘ nơi thế giới tế vi. Con người được tạo ra cũng là bởi lẽ đó.
Rõ ràng là, về tầm mức, HÌNH THÁI SỰ SỐNG nơi thế giới tế vi (Cõi kia) cao hơn đáng kể so với sự sống ở thế giới vật thể. ĐU-KHƠ BẤT TỬ là một xác nhận.
(…) Nền khoa học hiện đại đã đạt tới tầm mức nhận thức được tôn giáo và hiểu rằng, học thuyết con người phát sinh từ con khỉ của Đác-uyn quá thô thiển, còn tôn giáo chẳng là cái gì khác ngoài một cách trình bày phóng dụ tri thức của các nền văn minh cổ đại.
(…) Tôi tuyệt đối tin rằng sự sống vật thể trên trái đất đã được tạo ra bằng cách hồn cô đặc dần. Mọi học lí cho rằng, sự sống trên trái đất xuất hiện do những phân tử phức tạp tự phát sinh và cô đọng thành những cơ thể sống, không vững vàng, xét cả trên quan niệm tôn giáo lẫn quan điểm vật lí học và hoá học hiện đại”.
---
* “TRƯỜNG Ý THỨC LÀ CƠ SỞ của mọi hiện tượng trong Tự nhiên, bởi vì KHE HỞ TỒN TẠI giữa mọi electron, MỌI Ý NGHĨ, mọi khoảnh khắc thời gian. KHE HỞ là điểm khống chế, SỰ TĨNH LẶNG Ở TÂM của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện. (…) Chúng ta cần nhớ NGUỒN GỐC CHUNG của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác. Trước hết chúng ta là tâm trí và tinh thần (…)”. (Sự Sống Sau Cái Chết – Gánh Nặng Chứng Minh; Deepak Chopra-tiến sĩ y học; dịch giả: Trần Quang Hưng).

(Trong các trích đoạn từ sách của 2 nhà khoa học, những chỗ chữ in hoa là do người đọc nhấn mạnh).
---
* - “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
-“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Đường Về Minh Triết-có bổ sung về thiền & tâm linh; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
--------
(Mời xem tiếp ở phần dưới)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Tâm Tịnh Độ: mái nhà xưa-quê hương chung

- Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti - người không theo tôn giáo nào cả, được tôn vinh bởi Liên Hiệp Quốc, bởi nhà vật lí danh tiếng David Bohm và nhiều người khác - nói (đại ý) rằng: Cái mà đức Chúa Giêsu gọi là Nước Chúa, các đức Phật gọi là Niết Bàn, cái đó tôi gọi là Cuộc Sống Tỉnh Thức.
Ngài cũng nói rằng: Gọi là Thượng Đế hay chân lí đều như nhau. Chân lí là giải thoát tâm trí khỏi mọi gánh nặng của trí nhớ tâm lí.

- Sống tỉnh thức là không để ý chí chuyển thành trạng thái cái-tôi-vô-minh. (Đại thiền sư D.T.Suzuki nói (đại ý) rằng: Cái “tôi” là ý chí ở trạng thái vô minh. Vô minh là bỏ nhà ra đi; giác ngộ là trở về, trở về với quê hương chung (bản thể) của mọi ý chí-tâm linh cá thể).

- Trong bài thơ Mái Ấm, Tịnh Độ có nghĩa là Tâm Tỉnh Thức. (Có nhiều tên gọi khác nhau về Tâm Tỉnh Thức - tuỳ theo các tôn giáo và các nền văn hoá tâm linh).

Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn
--------------

- "Ngày nay, một số người, tăng cũng như tục, mong nhờ Niệm Phật để được thác sinh cõi Tịnh Độ, và tự hỏi Niệm Phật có khác Thiền chăng. Theo ý tôi, họ không hề nhận ra Thiền và Niệm Phật không phải đồng mà là đồng; vì đích của Thiền là thấu hiểu ý nghĩa của sự sống, đích của Niệm Phật thì cũng vậy.
Thiền chỉ thẳng lòng người, thấy tánh thành Phật; trong khi đó, Niệm Phật nhắm đi tới cõi Tịnh Độ vốn dĩ không chi khác hơn chính là tự tâm, và nhắm thấy rõ tự tính vốn dĩ chính là đức A Di Đà".

(Theo lời thiền sư Thiên Như Duy Tắc. Thiền Luận quyển trung; thiền sư học giả D. T. Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

Chưa có đánh giá nào
Trả lời