CẦN BIẾT KÍNH YÊU NHÂN CÁCH

Trí thân mến,
Tôi đã đọc kĩ thư của em. Em đang chán đời vì không có điều kiện để học đại học. Em đang mang nặng mặc cảm tự ti.
Tôi viết thư này không nhằm an ủi em, mà để trách em. Tôi trách em vì em quá kém nhận thức về ý nghĩa cuộc sống, về giá trị làm người.
Vì tôi đã tốt nghiệp đại học nên tôi hiểu rằng, mục đích chính của việc học đại học là để sau này có năng lực làm công việc mình chọn. Học về chuyên môn là để tạo tác, để lao động. Vậy thì nếu em không có điều kiện để học đại học, em vẫn có thể học một nghề nào đó ở tư nhân, hoặc ở các trường chuyên nghiệp trung cấp, hoặc tự học để sau này có năng lực làm công việc gì đó, để lao động sản xuất… Tại sao lại chán đời, lại ôm ấp mặc cảm tự ti?! Thật đáng trách.
Mọi năng lực tạo tác đều chỉ có ý nghĩa công cụ. Trí lực để tạo tác là trí-công-cụ. Công cụ dù “đắt tiền” hay “rẻ tiền” cũng chỉ là công cụ. Người thật sự hiểu biết sâu rộng thì không đánh giá con người qua công cụ. Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng, có năng lực học hỏi để tự giáo dục-đào tạo, tự chuyển hoá nhằm hướng thiện hướng thượng.
Không có người chân chính nào lại kính trọng một bộ trưởng nặng óc bè phái ích kỉ, một giám đốc tham ô, một giáo sư nhận hối lộ, một bác sĩ vô lương tâm, một nhà thơ đồi truỵ, một sĩ quan hách dịch…
Không có người chân chính nào lại coi rẻ một y tá giàu y đức, một công nhân xây dựng có tinh thần trách nhiệm cao, một nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trái quy định (vì biết tôn trọng sức khoẻ người tiêu dùng)…
Tâm trí trong sáng mang năng lượng tích cực có lợi cho bản thân và toàn vũ trụ. Tâm trí đen tối thì tạo ảnh hưởng xấu…
Trí thân mến,
Tôi hi vọng, qua trình bày trên, em nhận thức được những sai lầm trong tư tưởng của em.
Tôi biết rằng, hiện nay trong xã hội có một bộ phận lớn đang sống theo thứ nhân sinh quan lệch lạc. Trong số đó cũng có nhiều người có học vấn cao, có chức vị cao. Mặc dù vậy, em phải tỉnh táo, đừng dại gì hạ thấp nhân cách để chạy theo quan niệm sống tầm thường của họ.
Em phải ngẩng cao đầu để thắp sáng lương tri, lương tâm, nhân cách. Những phẩm chất cao quý này sẽ là người thầy quan trọng hướng dẫn em chọn lựa một nghề nghiệp, một việc làm thích hợp với điều kiện thực tế của em. Những phẩm chất này cũng sẽ làm nảy sinh nhu cầu học hỏi, tự học để nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực nghiệp vụ. Rất nhiều tài năng lớn do tự học mà nên…
Có ai đó đã nói rất đúng rằng, không có công việc (hợp pháp) nào thấp hèn hơn công việc nào; chỉ có sự yếu kém nhân cách là thấp hèn.
Mong em biết kính yêu nhân cách, biết nâng cao lòng tự trọng tự tin để sống lạc quan minh triết.
Mong em luôn nhớ rằng, giá trị làm người là ở nhân cách tự-do-tinh-thần, chứ không phải ở “công cụ”. Có nhân cách đó, ta luôn sống khế hợp thiện-ích-mĩ.
Thân ái chào em.
----
(Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; nxb Văn Nghệ, 2007)
----------------------

NƯƠNG TỰA BỒ TÁT
(Thơ viết tặng thiếu nhi)

Bồ tát trên cõi trời
Bồ tát khắp mọi nơi...
Hiền hoà và chân thật
Là em gần gũi Người

Bồ tát mang từ bi
Cứu khổ tham sân si
Em kính ngưỡng Bồ tát
Nương đuốc tuệ quay về

Tượng Bồ tát sân chùa
Hoà niềm vui tuổi thơ...
Nương tâm linh Bồ tát
Tâm hồn không bơ vơ.
--
(Bồ tát là những thánh nhân minh triết; các ngài có thể theo tôn giáo hoặc không, nhưng tâm linh đã có mức độ giác ngộ thực tại (chân như) Chân Thiện Mĩ).
--
Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn
(Thivien net)
------------------

(Tham khảo thêm, để thêm cảm hứng hỗ trợ các cháu; giúp các cháu nuôi dưỡng tâm ý thiện lành, lạc quan, không buồn chán trong mọi khó khăn và nghịch cảnh. Đó là một trong những giá trị lớn lao và thực tiễn, khi tâm trí biết hướng thiện-hướng thượng tâm linh).
--
“Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với MINH TRIẾT truyền thống TÂM LINH Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại MỘT NỀN VĂN MINH MỚI”.
(Báo Giác ngộ, số 15/1991).
*
“Albert Einsten nói: Khoa học mà không có tôn giáo thì khập khiễng; tôn giáo mà không có khoa học thì mờ ảo”.
(Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng viện Vật lí, nguyên giám đốc trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
*
“Cuộc sống nội tâm theo chủ quan, đó là điều quan trọng đối với con người chúng ta. Thế nhưng chúng ta biết và hiểu khá ít về cơ chế khởi phát và vận hành của nó - trong ý thức của chúng ta - để dẫn đến hành động”.
(Thời gian tâm trí; Benjamin Libet).
*
“Truyền thống Đạo học thực ra có mặt trong mọi tôn giáo, và các yếu tố huyền bí cũng có mặt trong mọi trường phái triết học phương Tây”.
(Đạo của vật lí; Fritjof Capra - giáo sư vật lí ở nhiều đại học danh tiếng Anh, Mĩ; Nguyễn Tường Bách dịch).
*
Theo nhiều nhà nghiên cứu và nhiều bậc giác ngộ, thì TÂM TÍNH riêng và chung, biểu hiện qua hoạt động của thân, khẩu, ý; TÂM TÍNH đó mang năng lượng tương tác tạo SỐ MỆNH chúng ta, qua các kiếp sống trong luân hồi. Đó là quy luật NHÂN-DUYÊN-QUẢ...

Trong trang Thivien net, ở các mục “thảo luận” dưới nhiều bài thơ của tác giả (TT LBB), có nhiều sưu tầm quý giá về minh triết tâm linh và cuộc sống, giúp chúng ta biết sống có ý nghĩa hơn.
------------------------------