Chưa có đánh giá nào
Thể thơ: Lục bát
Thời kỳ: Hiện đại
2 bài trả lời: 2 thảo luận
Từ khoá: Phật giáo (50) thơ thiền (153)

Đăng bởi Bích La vào 13/04/2019 10:29, đã sửa 7 lần, lần cuối bởi Bích La vào 16/10/2019 15:35

Chiều lên chùa núi trầm tư
Chim chao biếc lá hát ru cuộc đời
Sáng về thăm rẫy bên đồi
Thấy nghe vô niệm: ngộ lời Tâm Kinh.



Nguồn: Tuệ Thiền, Đường về minh triết, NXB Văn nghệ, 2007

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Vài Trải Nghiệm Hành Thiền (phần 1)

VÀI TRẢI NGHIỆM HÀNH THIỀN
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

- Là cư sĩ, tôi chọn cách sống bình thường (thông thường) của một người dân.
- Tìm hiểu, học hỏi Chánh Pháp Giác Ngộ.
- Có chủ hướng ngộ nhập tâm thể bất sinh bất diệt (Tánh Viên Giác) vì thiện ích cho mình, cho tất cả chúng sinh, cho sự nghiệp giác ngộ chung.
- Hoan hỉ và thật tâm tôn trọng tất cả các tôn giáo, các tông phái, các pháp môn, các đường lối tu tập có giá trị hướng thiện-hướng thượng tâm linh.
- Sống nương theo lời khuyên của Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo.
- Không chấp thủ bất kì khái niệm-tướng trạng nào trong thế giới vô minh của cái “tôi” (huyễn tướng âm thầm chấp ngã, vị ngã - nguồn cội khổ đau, xung đột).
- Thấy rằng bất kì nhân cách chân chính nào, bất kì sự tu tập chân chính nào cũng phải có sự ý thức về cái “tôi” vọng tưởng (tâm lí ngã chấp).

- Khi cảm nghiệm tâm ý thì nhận ra rằng, cái “tôi” vọng tưởng là vận hành ngôn từ trong tâm (tâm ngôn tâm hành - động thái tạo tác, nói năng trong tâm); diễn trình chánh tư duy cũng vậy.
- Con người có khả năng nhận ra được những nói năng, những vọng niệm trong tâm (tâm ngôn tâm hành), vì tâm ai cũng có sẵn Tánh Nghe (Tánh Giác - thấy nghe nội tâm, tri giác nội tâm).
- Biết nghe lại tâm mình (tự tánh), tức biết sống tỉnh giác, là bắt đầu sống với Huệ Mạng (sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa).
- Tôi thực hành thiền “Phản văn văn tự tánh” (xoay cái nghe nghe tự tánh); cũng chính là quán tâm, tự tri.

- Khi có vọng tưởng thì “tự tánh” là chúng-sinh-tâm; khi vọng tưởng tịch lặng thì tự tánh là Tâm Không (Chân Tâm, Viên Giác) hiện tiền (hiện hữu).
- Khi toạ thiền, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng là “độ thoát tất cả chúng sinh”; chúng-sinh-tâm ở cá nhân và chúng-sinh-tâm trong toàn vũ trụ là một mạng lưới tương quan tương duyên với nhau, biết tự độ là có tác dụng độ tha.

- Tâm Không là Tâm thấy biết-vô ngôn vô niệm, là bổn lai diện mục, là Tánh Không, là bản thể Tuệ Giác.
- Tâm Không là pháp thân, tâm ngôn chánh tư duy là hoá thân, Lắng Nghe là báo thân; tam thân nhất thể.
- Thường sống với năng lực Lắng Nghe (báo thân); lắng nghe Tâm Không tịch chiếu là ngộ nhập bản thể; lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng, tâm ngôn chánh tư duy, tâm thái đối cảnh (sự-vật) là diệu dụng.

- Với người đang học tập như tôi, trong thời gian chuyên dành cho thực hành thiền định, quan trọng là lắng nghe cái “tôi” vọng tưởng; và ngộ nhập thâm sâu bản thể bất sinh-bất diệt, tức là thường an định lắng nghe Tâm Không.
- Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái tự tại-từ bi-vô tác-vô cầu-đang là với cái đang là.

- Để chia sẻ với các bạn lữ, xin tóm tắt ngắn gọn như sau:
----
SINH-MỆNH-TUỆ-GIÁC-ĐẠI-THỪA LẮNG NGHE

Tâm xuất hiện cái “tôi” vọng tưởng, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng (tức là lắng nghe lời thì thầm trong tâm);

Tâm khởi chánh tư duy, lắng nghe tâm ngôn chánh tư duy (tức là lắng nghe những nói năng suy nghĩ cần thiết cho thực tế cuộc sống, cho đạo lí giác ngộ);

Tâm đối diện với sự việc, lắng nghe tâm thái đối cảnh (tức là tỉnh táo-chú tâm-không nghĩ ngợi miên man đến chuyện khác, trong lúc đang làm việc, lái xe, thảo luận…);

Tâm-Vô-Ngôn (vô niệm) hiện tiền, lắng nghe Tâm Không (tức là Tâm bất sinh-bất diệt).

Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái tự tại-từ bi-vô tác-vô cầu-đang là với cái đang là.
***

“Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”. (Kinh Viên Giác).
“Phản văn văn tự tánh” - (Xoay cái nghe nghe tự tánh). (Kinh Lăng Nghiêm).
***

* “Sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa lắng nghe” chính là “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết-có bổ sung; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen org).

* Tâm Không: Tánh Không, Tâm bất sinh-bất diệt, chân lí tuyệt đối, Thượng Đế, bản thể vũ trụ, cội nguồn cuộc sống-cội nguồn muôn vật, Phật tánh, Viên Giác, Như Lai tạng, trường tiềm năng, trường trí tuệ, pháp thân, pháp giới, thực tính Chân-Thiện-Mĩ...
(Đại thừa vô lượng nghĩa trong một nghĩa Viên Giác).
***

(Tham khảo: http //www daophatngaynay com/vn/cuoc-song/16210-vai-trai-nghiem-hanh-thien-cua-mot-cu-si.html)
-----------------

Ghi chú:
Dưới bài thơ Ấm Áp Niềm Tin (thivien net - cùng tác giả) có lời kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo.
--------------------------------

MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN THAM KHẢO:

(Các chữ IN HOA là để nhấn mạnh; có vài chỗ trong ngoặc đơn do người đọc, dựa theo nội dung tác phẩm, thêm cho rõ nghĩa).

(Phần tham khảo thêm có 10 trích đoạn; trừ trích đoạn cuối cùng, 9 trích đoạn còn lại, với cách nói khác nhau, có nói đến Hải triều âm, tức âm Om - âm thanh của Nguồn cội muôn vật và tất cả sinh mệnh tâm linh).

* (Trích trong: Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông giảng giải; cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng; https//thuvienhoasen org/a9781/quan-the-am-bo-tat-nhi-can-vien-thong-giang-giai)

“Tôi không quán âm thanh đối tượng mà tôi QUÁN CÁI TÂM NĂNG QUÁN CỦA MÌNH, khiến cho chúng sinh khổ não trong mười phương quán âm thanh như vậy thì được giải thoát”.

Quán âm thanh đối tượng bên ngoài thì âm thanh này không phải là diệu âm. Chỉ có âm thanh phát xuất từ tấm lòng của chính mình thì mới là diệu âm. Diệu Âm tức là Quán Thế Âm, là HẢI TRIỀU ÂM, là tiếng Pháp tự nói trong lòng của mình. CHÚNG SINH TỰ NGHE RỒI HUÂN TẬP MÀ TU LẤY ĐỂ SỬA LẠI CHO TÂM ĐƯỢC THANH TỊNH. Tránh điều ác nghĩ điều lành cho đến khi không còn tránh ác phục thiện thì đạt được vô tác diệu lực, tức là tự nó có thanh tịnh, nghĩa là có giải thoát. (…)”.
-----

* (Trích trong: Kinh Pháp Hoa - phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn; hoà thượng Thích Thanh Từ giảng;
http//thuongchieu net/index php/chuyende/kinhphaphoagiang/3011-phamphomon)

“Diệu Âm, Quán Thế Âm
Phạm Âm, Hải Triều Âm
Tiếng hơn thế gian kia
Cho nên phải thường niệm”. (“Niệm” là “nhớ”).

Diệu Âm là tiếng nhiệm mầu, Quán Thế Âm là quán tiếng của thế gian. Phạm Âm là tiếng thanh tịnh. Hải Triều Âm là tiếng sóng biển nó vang không dừng.
Vậy tiếng gì là tiếng nhiệm mầu, tiếng thanh tịnh, tiếng hải triều? ĐÓ LÀ TIẾNG KHÔNG LỜI Ở NƠI MÌNH, NGHĨA LÀ VƯỢT KHỎI CĂN VÀ TRẦN NÀY, KHÔNG CÒN MẮC KẸT NƠI CĂN, KHÔNG CÒN MẮC KẸT NƠI TRẦN THÌ MỚI NGHE ĐƯỢC TIẾNG ĐÓ. Cho nên ở đây thường niệm luôn luôn, nhớ chỗ đó không quên, được như vậy đó là không theo tiếng mà mất mình”.
-----

* (Trích trong: Tưởng niệm Daisetz Teitaro Suzuki; bài: Thiền và Từ Bi - giáo sư Masao Abe; dịch giả Hạnh Viên)

“(…) Vô vị chân nhân” của Lâm Tế chẳng qua là chủ thể tuyệt đối này. (…) Cho nên Lâm Tế nói về “Nhân” này: “Nó là kẻ năng động nhất ngoại trừ nó không có gốc rễ, cũng không có thân cành. Có thể các ông cố nắm bắt nó, nhưng nó không ngưng tụ lại; có thể các ông cố xua nó đi, nhưng nó không tan ra. Càng cố đạt nó các ông càng xa nó. Khi không muốn đạt nó nữa, thì kìa, nó ở ngay trước các ông. TIẾNG GỌI SIÊU GIÁC QUAN CỦA NÓ VANG DỘI TRONG TAI CÁC ÔNG”. (…)”.
-----

(Mời đọc tiếp phần dưới)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Vài Trải Nghiệm Hành Thiền (phần 2)

(Tiếp theo)

* (Trích trong Bút Hoa (nhật kí); thiền sư Jiddu Krishnamurti, dịch giả Ẩn Hạc. Ngài Jiddu Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ, không theo tôn giáo nào cả; được Liên Hợp Quốc tôn vinh; được rất nhiều người với đủ mọi thành phần xã hội ngưỡng mộ, trong đó có ngài Đạt Lai Lạt Ma & nhà khoa học danh tiếng-giáo sư tiến sĩ vật lí David Bohm).

“CHỨNG NGHIỆM VỀ BẢN THỂ LÀ ĐỈNH CAO CỦA CƯỜNG LỰC, của nhạy cảm. Đây là vẻ đẹp vượt trên ngôn ngữ và cảm thức.

(…) Nó theo chúng tôi chí đến giờ đi ngủ và DUY TRÌ THÀNH TIẾNG RÌ RÀO SUỐT ĐÊM. Điều này không thuộc phạm vi kinh nghiệm, nó chỉ ở đó một cách giản dị, bằng một sức mạnh dữ dội, một phép lành.

(…) TÂM trong tính toàn thể bao trùm cả trí óc, tư tưởng của nó, cảm thức của nó, đang rỗng rang; VÀ TỪ CÁI RỖNG RANG ĐÓ, NĂNG LỰC CÀNG LÚC CÀNG THÂM SÂU, LAN RỘNG, VÔ LƯỢNG. Bởi vì mọi so sánh, mọi lượng giá đều xuất xứ từ tư tưởng tức là thời gian, “BỜ BÊN KIA” LÀ TÂM PHI THỜI GIAN, là hơi thở của chân chất an nhiên và của cái bao la vô tận. NGÔN TỪ KHÔNG PHẢI LÀ THỰC TẠI; chúng chỉ là một phương tiện truyền thông chứ không phải là cái chân chất an nhiên, cái vô lượng vô biên. Cái trống rỗng (TÂM KHÔNG) là cái một mình (NHẤT THỂ)”.

(“Chứng nghiệm tâm linh của ngài J. Krishnamurti”. Đường Về Minh Triết-có bổ sung; có bảng mục lục ở cuối file: https //thuvienhoasen org/a22566/duong-ve-minh-triet).
-----

* (Trích trong: Vài dòng giới thiệu về chữ OM Phạn ngữ; tiến sĩ Huệ Dân; https//www daitangkinhvietnam org/node/8087?page=13)

“Chữ OM (AUM) là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ: A, U, M trong Phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì Âm Thanh Vần này bao gồm tất cả sự cấu tạo của Vũ Trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.

Ý nghĩa chính xác của chữ Om, chưa có tài liệu nào khẳng định một cách xác thực về nguồn gốc của nó, nhưng người ta nghĩ rằng, đây là một chữ mà áo nghĩa của nó chắc chắn có liên quan đến việc tín ngưỡng thuộc về thần linh, THƯỢNG ĐẾ, đấng tạo hoá… trong tôn giáo Ấn Độ.

Theo những văn bản ghi chép đầu tiên của kinh Vệ Đà, thì nội dung và ý nghĩa của chữ Om hay Aum được xem như là biểu hiện đầu tiên của Brahman qua sự kết hợp của những hiện tượng hình thành trong vũ trụ. Bởi vì những cơ bản trong chiêm tinh học của Hindu có khái niệm rằng: TẤT CẢ NHỮNG HIỆN TƯỢNG HÌNH THÀNH TRONG VŨ TRỤ ĐỀU BẮT NGUỒN TỪ NHỮNG RUNG ĐỘNG CỦA “OM” (HAY “AUM”).

(…)
OM là ý nghĩa căn để của chữ Brahman, là âm thanh rung động sâu sắc có sức THÂM NHẬP ĐỒNG NHẤT, mà vũ trụ lực của chính nó là TÂM THỨC nằm trong BẢN THỂ của tất cả vạn vật.

CHỮ OM ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT TRONG CÁC BIỂU TƯỢNG QUAN TRỌNG CỦA PHÁI DU GIÀ. Khi nó thoát ly thuật thần bí và ma lực của các thực hành hiến tế, hay thoát khỏi các lối suy luận triết lý của tư tưởng trước đây, thì nó biến thành MỘT PHƯƠNG TIỆN THIẾT YẾU TRONG SỰ THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH. Một phương thức tâm lý để cứu trợ.
(…)
Những ý nghĩa khác của chữ AUM trong Phật học: OM có nghĩa là Quy mệnh. OM tượng trưng cho thân các vị Phật (pháp thân) trong các câu thần chú. OM ĐÓNG CÁNH CỬA LUÂN HỒI. OM THANH TỊNH HOÁ BẢN THÂN. OM là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật (pháp thân). OM LÀ TRÍ TUỆ THANH THẢN, AN BÌNH. OM cũng là thân, khẩu, ý.
(…)
Chữ AUM có 100 ý nghĩa khác nhau và là một từ tối cao và từ tạo được mọi điều. NẾU BẠN ĐANG HÀNH THIỀN TRONG IM LẶNG SÂU SẮC, BẠN CÓ THỂ NGHE NHỮNG ÂM THANH TRONG AUM. ĐÓ LÀ NHỮNG ÂM THANH NGUYÊN THUỶ CỦA VŨ TRỤ”.
-----

* (Trích trong: Sự Sống Sau Cái Chết-gánh nặng chứng minh; tiến sĩ y học-nhà nghiên cứu tâm linh Deepak Chopra; dịch giả Trần Quang Hưng)

“Các bình diện tồn tại khác nhau TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC TẦN SỐ Ý THỨC (tâm thức) khác nhau. Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của một tần số nhất định. (Vài chục năm sau tôi mê mẩn khi được biết các nhà vật lí cho rằng CÓ MỘT ÂM THANH NỀN CỦA VŨ TRỤ, rất đặc biệt, kêu như nốt nhạc Si giáng, mặc dù nó rung ở tần số thấp hơn mức tai người nghe được hàng triệu lần).
(…)
Yoga sử dụng các khoảng thời gian kéo dài trong TRẠNG THÁI TĨNH LẶNG SÂU SẮC (ĐỊNH-SAMADHI) để đưa CÁC RUNG ĐỘNG PHÚC LẠC vi diệu lên bề mặt của tâm trí, khiến người ta LĨNH HỘI ĐƯỢC ÂM “O O” CỦA VŨ TRỤ hiện diện trong mọi thể nghiệm”.
-----

* (Trích trong Bích Nham Lục; hoà thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng)

“Trên trời, nhân gian chẳng tự hay / Trong MẮT trong TAI lắm thích thú.” (Thiền sư-thi sĩ Tuyết Đậu).
-----

* (Trích trong: Lửa Giác Ngộ; danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti; dịch giả Đào Hữu Nghĩa)

“(…) Não không còn nhai đi nhai lại, không còn tiếp diễn, nếu bạn thấy chỗ tôi muốn nói. Não tịch lặng.
(…) Khi não thực sự LẮNG NGHE VÀ TỊCH LẶNG, không do bất kì động cơ nào, bấy giờ mới có TUỆ GIÁC. Tôi không cần giải thích đủ cách về sự hạn chế của tư tưởng. Nó là thế.

(…)
Khi não tuyệt đối tịch lặng thì KHÔNG CÓ TIẾNG ĐỘNG TẠO RA BỞI TỪ NGỮ (tâm ngôn-tâm hành, nghĩ ngợi-nói năng trong tâm). Đó mới là LẮNG NGHE SỰ THỰC. (…).
Não khi nó động nó tạo tiếng ồn. Trở lại vấn đề âm thanh, vì vấn đề này hết sức thú vị. Âm thanh là gì? ÂM - THUẦN ÂM - CHỈ CÓ THỂ TỒN TẠI KHI CÓ KHÔNG GIAN VÀ SỰ TỊCH LẶNG; khác đi thì chỉ là sự ồn ào náo động.

(…)
Giác đòi hỏi một tâm thái tuyệt dứt quá khứ. GIÁC LÀ PHI THỜI GIAN. Thế đấy. TÔI TRI GIÁC HAY GIÁC. Trí não tôi đầy nghẹt định kiến, kiến thức, kết luận, tin tưởng, tín điều và TÔI NHÌN HIỆN TẠI QUA CÁC CÁI ĐÓ. Và hiện tại đó được cải biên bởi thách thức - tôi có thể thay đổi vài tin tưởng nhưng tôi vẫn ở trong cùng một phạm vi. Hiện tại được cải biên và do đó, tương lai là sự cải biên.

(…)
Tôi đã nói: GIÁC NGHĨA LÀ KHÔNG CÓ NGƯỜI GIÁC. Hãy thấy nghĩa lí hàm súc trong đó. Giác giả hay người giác là quá khứ và vị lai. CÒN GIÁC LÀ BÂY GIỜ, HIỆN TẠI. Cho nên, giác là phi thời gian, như hành động là phi thời gian vậy.

(…)
Bạn có thấy điều gì diễn ra ngay bây giờ không? NGHE KHÔNG THUỘC THỜI GIAN. Nếu tôi nghe, cái nghe đó là BÂY GIỜ. Thưa ông, ông hiểu chứ?

(…)
Nhưng hãy nhận rõ điều gì đã diễn ra trước khi ta khám phá. TRÍ NÃO ĐÃ TỰ GẠT BỎ hết mọi khái niệm, mọi lí thuyết, mọi hi vọng, dục vọng. Ngay bây giờ trí não đang sống trong một TRẠNG THÁI SÁNG SUỐT. Đúng chứ? Trong trạng thái đó, bạn mới có thể KHÁM PHÁ KHÔNG THÔNG QUA NGÔN TỪ (tâm ngôn-tâm hành, nghĩ ngợi-nói năng trong tâm). Đó là chỗ tôi muốn đề cập.

(…)
Bạn không thể hiểu CHÂN LÍ bởi vì bạn muốn hiểu nó thông qua tiến trình tri thức: bằng tranh luận, lí luận, bằng một tiến trình phản ứng, SỬ DỤNG TRIỀN MIÊN TỚI LUI NHỮNG TỪ NGỮ. (…).

(…)
(Người hỏi:… Nhưng làm sao khám phá mà không từ? Chắc ông thấy, tâm thái này, theo tôi, là chấm dứt khám phá, chứ không phải bắt đầu công cuộc khám phá).
Đúng đấy, nếu là chấm dứt khám phá thì bạn có DỪNG Ở ĐẤY không? Não - nó có THẤY ĐIỀU ẤY không? NẾU THẤY, THẾ LÀ DỨT, LÀ HẾT. Bạn theo kịp chứ?

(…)
Đừng phản ứng mà hãy LẮNG NGHE SỰ KIỆN rằng não bộ bạn là một mạng lưới gồm những từ và từ, và rằng bạn không thể thấy bất cứ cái mới nào nếu bạn còn luôn luôn dùng từ, từ, từ. (…).
Khi bạn NHÌN MÀ KHÔNG CÓ TỪ (tâm ngôn-tâm hành, nghĩ ngợi-nói năng trong tâm), thực sự chứ không phải bằng lí thuyết, biến cố gì diễn ra? (Từ là kí hiệu, là biểu tượng, là kiến thức và tất cả mọi cái đó).

(…)
Thế giới là tôi, thế giới là cái “tôi”, cái ngã, THẾ GIỚI LÀ NHỮNG CÁI “TÔI” KHÁC. Cái ngã đó là tôi. Vậy sự cố gì diễn ra khi có trạng thái ấy (trạng thái chấm dứt sự động đậy của ngôn từ, của cái tôi-tâm lí quy ngã), có thực sự chứ không phải nói năng suông? Trước hết, có một năng lượng khủng khiếp, MỘT NĂNG LƯỢNG GIẢI THOÁT - không phải thứ năng lượng tạo ra bởi tư tưởng, không phải thứ năng lượng xuất sinh từ kiến thức, mà là một thứ năng lượng hoàn toàn khác, bấy giờ đứng ra HÀNH ĐỘNG. Năng lượng đó là LÒNG TỪ, năng lượng đó là tình yêu. Bấy giờ tình yêu và lòng từ là TRÍ TUỆ - trí tuệ đó đứng ra hành động.

(…)
Tôi thấy rằng toàn bộ sự động đậy là để bảo tồn CÁI TÔI VẬT LÍ VÀ TÂM LÍ. Đó là một sự kiện. Phải chăng đó là phá hoại “trí”, phá hoại “não”? (…).
Vậy thưa ông, vấn đề đặt ra là: ngưng dứt động đậy, chấm dứt động đậy CHỨ KHÔNG PHẢI CHẤM DỨT TRI KIẾN THỨC. Thực sự đó mới là vấn đề.

(…)
“Tôi sẽ giải thích chỗ tôi hiểu LẮNG NGHE là gì. (…).
Tôi hiểu “nghe” là không chỉ nghe bằng tai thuộc giác quan, mà còn nghe với tai bất động (tức là tri giác nội tâm - cái nghe nội tại, không bằng tai thuộc 5 giác quan). Đó mới thực là nghe (CÁI NGHE NỘI TẠI). Nghe không phải là diễn dịch; nghe không phải là so sánh; nghe không phải là CỐ GẮNG để tìm thấy. Nghe là cái gì đó trọn vẹn, hoàn toàn…”.

(…)
“… Bạn thấy đấy, nếu bạn nói với tôi điều ấy, tôi sẽ muốn tìm thấy CỘI NGUỒN. Và khi tôi thật sự khai mở cội nguồn – với tôi là một nỗi đam mê – tôi muốn khám phá, tôi muốn khám phá cội nguồn của tất cả sự sống. Và khi cội nguồn được khai mở, lúc đó cuộc sống của tôi, hành động của tôi - tất cả - sẽ khác đi”.

(…)
“Bất cứ người nào có CHÚ TÂM, muốn nghe, đam mê thực sự chứ không phải do tình cờ hay bất chợt và thực sự nói, “Tôi phải thấy CỘI NGUỒN của sự sống” - người ấy sẽ nghe. Người ấy sẽ nghe – không phải nghe tôi; người ấy sẽ nghe, thế thôi. Nó ở trong trời đất ấy”.

-----

* (Trích trong: Chấm Dứt Thời Gian - một đối thoại của ngài Jiddu Krishnamurti và nhà khoa học; dịch giả Đào Hữu Nghĩa)

David Bohm (nhà vật lí danh tiếng): (…). Nhưng CÁI MÊNH MÔNG VÔ TẬN ẤY SẼ TÁC ĐỘNG HAY THAY ĐỔI NHÂN LOẠI cách nào? Khi ông nói thế, gợi ý người ta hiểu rằng có một hiệu quả siêu-cảm-giác lan toả khắp.

Krishnamurti: Đó là chỗ tôi đang nắm bắt đây. (...).

David Bohm: Vâng. Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động này ẢNH HƯỞNG TOÀN NHÂN LOẠI CŨNG TỪ NỀN TẢNG (bản thể tâm thức).

Krishnamurti: Vâng.

(...)
Krishnamurti: (...) “X” nói, có lẽ chỉ cần có MƯỜI NGƯỜI được trang bị bằng TUỆ GIÁC này là có thể làm THAY ĐỔI XÃ HỘI, không phải tổ chức lại hệ thống chính trị này, khác. Công cuộc thay đổi đó hoàn toàn khác hẳn và ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN TRÍ TUỆ VÀ TỪ BI.

(…)
Krishnamurti: (…). Nhưng để đánh lệch hướng đi vào chỗ huỷ diệt của con người, ai đó phải BIẾT LẮNG NGHE. Đúng chứ? Ai đó, người nào đó – MƯỜI NGƯỜI NÀO ĐÓ CŨNG ĐƯỢC - phải biết lắng nghe.

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Lắng nghe TIẾNG GỌI CỦA CÕI MÊNH MÔNG VÔ TẬN ĐÓ.

David Bohm: Vậy là cái mênh mông vô tận có thể làm lệch hướng đi của con người. Cá nhân không thể làm được việc đó.

(...)
Krishnamurti: Tôi muốn thảo luận với bạn và có lẽ cả Narayan (hiệu trưởng trường Rishi Valley) xem điều gì đang diễn ra nơi bộ não nhân loại. Ta có một nền văn minh mở mang, tiến bộ rất cao nhưng đồng thời cũng rất dã man, tàn ác với tính vị kỉ được nguỵ trang dưới mọi lớp áo tinh thần, tôn giáo. TẬN SÂU TRONG NỘI TÂM CŨNG CÓ TÍNH VỊ KỈ KHỦNG KHIẾP ĐÓ. Não bộ con người đã tiến hoá liên tục qua nhiều ngàn năm để đi đến GIAI ĐOẠN CHIA RẼ HUỶ DIỆT NÀY mà tất cả chúng ta đều biết. Vì thế tôi tự hỏi phải chăng não bộ người, không phải não bộ đặc biệt riêng tư nào cả, mà là NÃO BỘ LOÀI NGƯỜI, ĐANG HƯ HỎNG, SA ĐOẠ? Phải chăng não đang ở trong tình trạng suy đồi một cách chậm và chắc? Hay liệu trong một đời người ta, ta có thể MANG LẠI TRONG NÃO MỘT SỰ ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN - một cuộc đổi mới toàn vẹn, triệt để, bất nhiễm? Tôi đã tự hỏi mọi điều ấy và tôi muốn thảo luận.

Tôi nghĩ não bộ nhân loại không phải là não bộ của cá nhân nào, nó không phải của tôi hay bất kì của ai khác. Đó là NÃO BỘ CỦA NHÂN LOẠI ĐÃ TIẾN HOÁ QUA NHIỀU NGHÌN NĂM. Và trong cuộc tiến hoá đó, não đã tích luỹ một lượng lớn khủng khiếp kinh nghiệm, kiến thức và những hành động tàn ác, hung bạo và thô bỉ CỦA TÍNH VỊ KỈ hay ích kỉ (cái “tôi” tâm lí). Có thể nào cởi bỏ tất cả mọi thứ ấy và đổi khác không? Bởi vì rõ ràng NÃO ĐANG VẬN HÀNH TRONG NHỮNG MÔ HÌNH. Dù đó là mô hình tôn giáo, khoa học, kinh doanh... hay mô hình gia đình thì não vẫn luôn luôn vận hành trong CÁI VÒNG LUẨN QUẨN NHỎ NHEN CẠN CỢT. Các vòng luẩn quẩn ấy VA CHẠM NHAU, mâu thuẩn dường như không có chỗ dứt. Vậy cái gì, yếu tố nào sẽ đứng ra phá vỡ việc hình thành các mô hình này mà không rơi vào mô hình mới khác, mà PHÁ VỠ TOÀN BỘ HỆ THỐNG MÔ HÌNH, dù là đau khổ hay khoái lạc? Tóm lại, não đã chịu nhiều cú sốc, nhiều thách thức và áp lực. Và nếu nó không đủ khả năng ĐỂ TỰ ĐỔI MỚI hay tự trẻ hoá lại thì có rất ít hi vọng. Bạn hiểu chứ?

(…)
Krishnamurti: Hãy đi xa hơn. Bấy giờ, có sự trống không hoàn toàn.

David Bohm: Đúng. Trống không nội dung. Nhưng khi ông nói trống không hoàn toàn, phải ý ông muốn nói TRỐNG KHÔNG TẤT CẢ NỘI DUNG TÂM LÍ NÀY?

Krishnamurti: Đúng thế. Và sự trống không đó có một năng lượng khủng khiếp. CÁI KHÔNG ĐÓ LÀ NĂNG LƯỢNG”.
-----

* (Trích trong Pháp Bảo Đàn Kinh):

"(...) Trong tâm mình không có sai quấy, không có ác, không tật đố (ghen ghét), không tham sân, không cướp hại, gọi là giới hương (hương thơm giới hạnh)”.
"(...) Khuyên thiện tri thức quy y TỰ TÁNH Tam Bảo (Tam Bảo trong tâm mình). Phật là Giác vậy. Pháp là Chánh vậy. Tăng là Tịnh vậy (...).” (Pháp Bảo Đàn kinh; hoà thượng-thiền sư Thích Thanh Từ dịch và giảng).
-------

(Thuvienhoasen org; Vài Trải Nghiệm Hành Thiền; TT LBB)
-------------

* "Sinh Mệnh Tuệ Giác Đại Thừa lắng nghe Tâm Không-nhất thể-hải triều âm-cái đang là".

* Thiền gọi Tuệ-Giác-đại-thừa (Tự tánh Viên Giác) là Hòn-ngọc-như-ý.

* Theo cái đang là-Tâm Không-nhất thể
Tuệ Giác liêu xiêu
Lấm bụi đời...
Tìm hiền triết - ẩn cư bên xóm chợ
Tâm không tịch-linh tri
Hiển lộ
Giữa vầng trăng
Lặng lẽ hải triều âm.
(Gặp đoá hoa vô danh; T.Th).

* Sống với Ánh sáng Tự tánh Viên Giác (Tâm Định Tuệ - Tâm không tịch-linh tri), mang năng lượng đại thừa thiện ích vô biên. (Không tịch là tâm rỗng không-tĩnh lặng, linh tri là tự tri-đang là-nhận biết-thấy nghe-cảm nhận một cách linh hoạt, linh diệu).

* (Phần tham khảo thêm có 10 trích đoạn; trừ trích đoạn cuối cùng, 9 trích đoạn còn lại, với cách nói khác nhau, có nói đến Hải triều âm, tức âm Om - âm thanh của Nguồn cội muôn vật và tất cả sinh mệnh tâm linh).

* ("Trưởng dưỡng Tuệ Giác đại thừa: Miên mật hải triều âm-tuệ quán về Nguồn (định-tuệ nhất thể)"...
Mời đọc thêm "Ngân vọng lòng tôi tiếng quê xưa" dưới bài thơ Chùm Thơ Vô Đề, và phần tham khảo dưới bài thơ Quê Hương Trong Tôi - cùng tác giả).
------------------------

Chưa có đánh giá nào
Trả lời