15.00
Thể thơ: Thơ mới năm chữ
Thời kỳ: Hiện đại
2 bài trả lời: 2 thảo luận
Từ khoá: quê hương (312) thơ thiền (153) mùa xuân (291)

Đăng bởi Bích La vào 28/07/2021 16:57, đã sửa 5 lần, lần cuối bởi Bích La vào 30/07/2021 14:52

Từ độ có tâm xuân
Ngày đông thêm nắng ấm
Ánh dương không xa thẳm
Hương sắc thiền khai hoa

Từ độ có tâm xuân
Ngày hè thêm gió mát
Hương sắc thiền toả ngát
Cho mọi người - cho ta

Bao vần thơ lấm bụi
Nhớ lại thời ca dao
Bao linh hồn trần tục
Tỉnh thức nhớ trời cao...

Mùa xuân ơi mùa xuân!
Cảm ơn hương sắc thiền
Giữa cõi đời gian khổ
Giữa tình đời đảo điên

Mùa xuân ơi mùa xuân!
Cho người vơi nước mắt
Cõi lòng thêm tiếng hát
Yêu cuộc đời thăng hoa.


2021

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Giới thiệu tác phẩm & thơ-thiền

ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT (VÀ TOÀN BỘ BỔ SUNG) được Thi Viện giới thiệu và lưu trữ; gồm 117 bài thơ (ở phần chính), một số truyện ngắn, bài viết, bài sưu tầm... (ở phần thảo luận). Một số bài sưu tầm có sự lặp lại, nhưng có xen kẽ những đoạn mới.
Tác giả đã kiểm tra kĩ để chỉnh sửa các lỗi về văn bản. Vì thế một số “thiền ngôn” nghe có vẻ phi lí, có thể được xem là đáng tin cậy về mặt văn bản.
(Có 5 bài thơ viết tặng thiếu nhi được đăng 2 lần).
Một số bài trong phần thảo luận được giới thiệu ở danh mục, dưới bài thơ Thay Lời Cảm Tạ Bậc Minh Sư Vĩ Đại.
Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn
----------------------------

“Bao linh hồn trần tục
Tỉnh thức nhớ trời cao...
(...)
Cõi lòng thêm tiếng hát
Yêu cuộc đời thăng hoa).
(Ánh tâm xuân; TT LBB)

“NHƯ LÀ HIỀN TRIẾT CHO ĐỜI THÊM HOA” - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn sưu tầm hồi hướng Ngày Thơ Thế Giới (WPD, 21/3) & Ngày Hoà Bình Thế Giới (21/9)
--

* Theo MINH TRIẾT tâm linh-cuộc sống, TÂM TÍNH mang năng lượng tương tác, góp phần quan trọng TẠO SỐ MỆNH riêng và chung. Vì thế, Thiền khuyên chúng ta cần tích luỹ TÂM TRÍ HOÀ BÌNH, TỪ-BI-HỈ-XẢ (đọc thêm mục sưu tầm 25, 26, 27, 28, 29, 30).
------------

1.
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”.

(Ngôn sứ; Kahlil Gibran; Nguyễn Nhật Ánh dịch; Thivien net - diễn đàn).
***

2.
“Đạo vốn không nhan sắc
Mà ngày càng gấm hoa
Trong ba ngàn cõi ấy
Đâu chẳng phải là nhà”.

(Tăng thống thị chúng; Thường Chiếu-thiền sư VN; Phạm Đình Nhân dịch; Thivien net).
***

3.
“Cảm ơn từng đoá hoa cuộc sống
Biết yêu thương nên bớt đảo điên
Thiên đường giữa cõi lòng tri túc
Cái “tôi” nhẹ gánh nghiệp ưu phiền”.

(Biết tri túc - biết cảm ơn đời; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net - có các sưu tầm dưới nhiều bài thơ của tác giả, danh mục dưới bài “Thay lời cảm tạ bậc minh sư vĩ đại”).
***

4.
“Nếu em nhớ, đời bôn ba tất bật
Dòng miên man... còn chảy đến vô cùng
Dừng chân lại, quay về trong Lẽ Thật
Đốt hương trầm, Tỉnh Thức sống ung dung”.

(Nếu em nhớ; An Nhiên Thích Tánh Tuệ; Thivien net).
***

5.
“Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say”.

(Động hoa vàng; Phạm Thiên Thư; Thivien net).
***

6.
“Từ khi lộ ánh trăng thiền
Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời
Vô ngôn sáng giữa muôn lời
Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không”.

(Dấn thân; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net).
***

7.
“Xuân qua, trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt, việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi...
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”.

(“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”).

(Cáo tật thị chúng; Mãn Giác-thiền sư VN; Ngô Tất Tố dịch; Thivien net).
***

8.
“Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra...
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa”.

(Hơi thở minh triết; bài thực hành; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net).
--
(Lắng nghe = cảm nhận (mà không nghĩ ngợi miên man, không căng thẳng, không tập trung vào ngực hay đầu) = giác = tuệ giác = tri giác thuần tuý = ý thức trực tiếp-vô niệm = thấy biết như thực = tự tri-tỉnh thức).
--
(Chân Tâm = tánh Không = vô ngã = tánh Viên Giác (Phật tánh) = trường tiềm năng = trường ý thức = pháp thân = pháp giới = bổn lai diện mục (mặt thật nghìn đời, chủ thể tuyệt đối) = Chân Thiện Mĩ = không tịch-linh tri = sống với ánh sáng Viên Giác đại thừa: một niệm hiện tiền đang là với cái đang là).
--
(Vọng tưởng là những nhớ tưởng, suy nghĩ không cần thiết, xuất hiện trong lúc tĩnh tâm thiền định. Chúng là ngôn từ trong tâm). (Đọc thêm phát biểu của ngài Krishnamurti trong các sưu tầm ở dưới).
--
(Giác ngộ rồi - sơ ngộ - còn phải tiếp tục trưởng dưỡng; có thể trải qua nhiều kiếp luân hồi mới dứt sạch vô minh ngã chấp).
***

9.
“Mặc đời ô trọc vừa qua
Tấm thân nhỏ nhặt người la mắng người
Buồn phiền vỡ mộng đường dài
Ta xin một góc ta ngồi với ta”.

(Những bài thơ không tựa; Trịnh Công Sơn; Thivien net).
***

10.
“Tịch liêu
cũng là niềm vui thú
chiều thu”.

(Tịch liêu; Yosa Buson; Đông A dịch; Thivien net).
--
(Ngài J. Krishnamurti nói rằng: “Nhân đức là việc đối mặt với hiện thể, và đối diện với sự kiện là một trạng thái hạnh phúc tuyệt trần”. Tự do đầu tiên và cuối cùng; Phạm Công Thiện dịch).
***

11.
“Chút thiền nhé mười phương bạn lữ
Tâm rỗng rang đầu sẽ tỉnh hơn
Tình sẽ chảy xanh dòng nhân thế
Ước nguyện trần gian bớt chuyện buồn”.

(Sống với ánh sáng Viên Giác mang năng lượng đại thừa: Tâm-Rỗng-Không đang là với cái đang là).

(Bên cội mai trổ sớm; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net).
***

12.
“Đời đời, đạo đạo, trước và sau
Đạo gắn với đời, sống có nhau
Sống đời vui đạo theo duyên phận
Nhân Quả và Duyên nối tiếp nhau”.

(Cư trần lạc đạo; Phạm Đình Nhân; Thivien net).
***

13.
“Dằng dặc trầm luân từ mấy độ
Thuyền ta trôi hề, Ý ta bay
Sông in bóng nguyệt, Không mà Có
Hay Có mà Không nhỉ gã say?”

(Bài ca siêu thoát; Vũ Hoàng Chương; Thivien net).
***

14.
“Tạm quên cỏ nội mây ngàn
Trở về cố quận trà đàm cố nhân
Cố nhân: diện mục Pháp thân
Cố hương: Pháp giới thanh xuân yên bình...
Về đây tỏ ngộ chính mình
Thêm duyên cứu khổ chúng sinh muôn trùng”.

(Chùm thơ vô đề; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net). (Viết theo chánh tư duy, hỗ trợ khởi phát Bồ đề tâm).
--
(Diện mục Pháp thân: thật tướng - bản thể - bất sinh bất diệt của sinh mệnh; Pháp giới: quê hương chung của tất cả sinh mệnh).
***

15.
“Ngồi lặng công đường lưng tựa ghế
Suối lòng không động, như nước trong
Nghe sấm nổ cửa lòng chợt mở
Này, lão vẫn ngồi ở quê cũ”.

(Triệu Biện, nhân một hôm việc quan rỗi rảnh, ngồi nghỉ ngơi tại công đường, bỗng nghe một tiếng sấm nổ mà hoát nhiên đại ngộ; ông đã ghi lại bài thơ trên.
Trích theo Thiền luận-quyển trung; Daisetz Teitaro Suzuki-thiền sư học giả; Tuệ Sỹ dịch).
--
"(...) Tâm không sao bước vào một chiều không gian hoàn toàn mới khác nếu còn có bóng đen của kỉ niệm (mang tính tâm lí). Bởi “cái kia” vốn phi thời gian. Cái chiều không gian kia vốn vĩnh hằng, và tâm trí muốn thâm nhập vào đó phải không có yếu tố thời gian (tâm lí). Tôi nghĩ điều này hợp lẽ và hợp logic.”

(Lửa giác ngộ; J. Krishnamurti; Đào Hữu Nghĩa dịch).
***

16.
“Chung trà đạo cho lòng trần bớt tục
Để sáng mai: năm mới trọn tâm hồn
Tận nhân lực và biết tri thiên mệnh
Trân trọng mình - cảm tạ cả càn khôn.

(Thiên mệnh: đại luật vận hành của vũ trụ).

(Trà đạo cuối năm; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net).
***

(Mời đọc tiếp phần ở dưới)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

"Như là hiền triết... " (tiếp theo)

17.
“Sự sống, về bản chất là ý thức, là vĩnh hằng, và không có đối lập. Không có cái chết, chỉ có những biến dạng của các hình thái sự sống, biểu hiện ý thức thế này hoặc thế khác”.

(Eckhart Tolle, tác giả của The power of now-quyền năng của hiện tại).
***

18.
“Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do “Ý Thức Vũ Trụ”. Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng”.

(Đoàn Xuân Mượu-giáo sư tiến sĩ, nguyên là viện trưởng Viện văcxin Quốc gia, viện trưởng Viện Pasteur Đà Lạt...; Dantri com vn).
***

19.
“Con người gồm 7 phần, gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần; trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là năng lượng đặc) (...). (...) Khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, các phần năng lượng khác vẫn tồn tại. (...).

(...) Vì vậy về phương diện xã hội, nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí, thì không còn chỗ nương thân cho mê tín dị đoan đang lan tràn rộng rãi như hiện nay”.

(Đoàn Xuân Mượu-nguyên viện trưởng Viện Pasteur Đà Lạt...; Dantri com vn).
--
“Động lực chủ hướng ở chúng sinh chính là cái “tôi” -  là ý chí còn trong trạng thái vô minh. Động lực chủ hướng (ý chí), tri giác, cảm xúc, trường tiềm năng, đó là những thành tố quan trọng của sự sống. Vì chúng tồn tại nên sự sống tồn tại mãi; ở chúng sinh là các hình thể khác nhau của nghiệp - do năng lượng của động lực chủ hướng tạo nên”. (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
***

20.
“Gọi là Thượng Đế hay chân lí đều như nhau. Chân lí là giải thoát tâm trí khỏi mọi gánh nặng của trí nhớ tâm lí”. (Trí nhớ tâm lí tức là cái “tôi”, là thời gian tâm lí).

(Jiddu Krishnamurti; phỏng vấn của Rom Landau. Danh nhân giác ngộ J. Krishnamurti là người không theo tôn giáo nào cả; được Liên Hiệp Quốc, được nhiều danh nhân tôn giáo và xã hội tôn vinh).
--
(Chân lí mà ngài Krishnamurti  nói đến ở đây là chân lí tuyệt đối, là trí tuệ vũ trụ, là tình thương phổ quát của bản thể, là ý thức sáng tạo của tinh thần vô ngã).
***

21.
“Giác động niệm là chấm dứt động niệm, đó mới thực là thiền”.

(Lửa giác ngộ; J. Krishnamurti; Đào Hữu Nghĩa dịch).
--
(Kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ nói rằng: Quán tâm nơi (trên) tâm thì Niết-bàn hiện tiền).
--
(Kinh Viên Giác cũng nói: Tri huyễn tức li (lìa), li huyễn tức giác).
***

22.
"(...) Người ta còn gọi dopamine như một hoóc-môn hạnh phúc, bởi chúng tạo ra động lực phát triển trí não, sự chú ý và thậm chí điều chỉnh chuyển động của cơ thể, (...) tạo ra cảm giác vui vẻ và lạc quan, thúc đẩy hành vi của bạn.(...).
Sản lượng dopamine sẽ tăng đến 64% nếu bạn thực hiện thiền định trong một giờ”.

(Những cách làm tăng hormone dopamine một cách tự nhiên để bạn luôn lạc quan vui vẻ; Kênh 14 vn).
--
(Đọc trong bài “Trầm cảm” ở trang Wikipedia; mục “lối sống” & mục “các biến thể”:
“Trong các nghiên cứu quan sát, việc cai thuốc lá có lợi ích cho trầm cảm tương đương hoặc lớn hơn so với việc dùng thuốc chữa trầm cảm”.
“Các chương trình thực hành tỉnh giác/chánh niệm cũng dường như là đầy hứa hẹn trong giới trẻ”. (Gọi là thiền chánh niệm).
***

23.
“Thiền không còn bị nhìn với sự nghi ngờ, đạo học đã được coi trọng, ngay cả trong cộng đồng khoa học”.

(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí ở nhiều đại học danh tiếng Anh, Mĩ; Nguyễn Tường Bách dịch).
***

24.
“Bản ngã (cái “tôi”) - một ảo tưởng - là kết quả của bộ não bị quy định, bị chương trình hoá”.

(Tương lai nhân loại; David Bohm-nhà khoa học, giáo sư tiến sĩ vật lí). (Ngài David Bohm có cuộc đối thoại với ngài Jiddu Krishnamurti trong “Chấm dứt thời gian”-dịch giả: Đào Hữu Nghĩa. (Đọc Lửa Giác Ngộ - Fire in the mind - của Krishnamurti, một tác phẩm rất giá trị về Thiền, tôi chọn bản dịch của Đào Hữu Nghĩa).
--
(Thiền luận (D. T. Suzuki) chỉ ra rằng: Cái “tôi” là ý chí ở trạng thái vô minh, điên đảo, phiền não. Vô minh là bỏ nhà ra đi; giác ngộ chân tâm-vô ngã là trở về).
***

25.
“Các nhà khoa học cũng đang quay lại và hướng sự tập trung vào việc tìm hiểu cách thức suy nghĩ và trạng thái của chúng ta, chúng thực sự ảnh hưởng đến lực từ trường bên trong và xung quanh chúng ta. (...). Khoa học có sự liên kết với bản chất tâm linh của nhân loại sẽ có thể bỏ xa khoa học công nghệ của quá khứ, trong việc đóng góp vào sự phồn vinh của nhân loại”.

(Trí tuệ nổi trội; Karen Nesbitt Shanor-nhà sinh học; Vũ Thị Hồng Việt dịch).
--
(“Hồi hướng công đức cho bao cõi khổ: / Ánh sáng Chân Tâm - năng lượng thiện lành”. Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thivien net - có nhiều sưu tầm về minh triết tâm linh-cuộc sống dưới nhiều bài thơ của tác giả).
***

26.
"(Thầy Đaram nói) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng(...). Tâm ý tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch...”.

(Chúng ta thoát thai từ đâu; Erơnơ Munđasép-nhà bác học Nga; Hoàng Giang dịch).
***

27.
“Krishnamurti: (Thế giới) tự nhiên vốn thuộc cái tâm vũ trụ (...).
David Bohm: Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động (tuệ giác) này ảnh hưởng toàn nhân loại cũng từ nền tảng.
Krishnamurti: Vâng”.

(Chấm dứt thời gian; J. Krishnamurti-danh nhân giác ngộ & D. Bohm-nhà khoa học; Đào Hữu Nghĩa dịch).
***

28.
“Muốn chuyển hoá thế giới, chuyển hoá sự khốn khổ, chiến tranh, nạn thất nghiệp, nạn đói, sự phân chia giai cấp và tất cả sự hỗn loạn khắp nơi, thì chúng ta phải chuyển hoá chính bản thân mình”.

(Tự do đầu tiên và cuối cùng; J. Krishnamurti; Phạm Công Thiện dịch).
***

29.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình”.

(Đường về minh triết-có bổ sung; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen org).
--
"Sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa lắng nghe Tâm Không-nhất thể-hải triều âm-cái đang là". (TT LBB).
***

30.
“Bạn là năng lượng. (...). Suy nghĩ “sinh ra” năng lượng. (...).
Bạn là một thỏi nam châm sống. Bạn hút vào - theo đúng nghĩa đen của từ này - người, vật, ý tưởng và các tình huống có tần số năng lượng rung động và cộng hưởng như của bạn, về phía mình. (...). Nếu chúng ta tập trung chú ý (tập trung tâm ý) vào điều gì đó (tiêu cực xấu ác, hoặc tích cực thiện lành), thì vũ trụ sẽ gửi lại cho chúng ta chính điều đó, nhưng nhiều hơn”.

(Người nam châm - bí mật của luật hấp dẫn; Jack Canfiel & D. D. Watkins; Thu Huyền & Thanh Minh dịch).
***

31.
Tâm tình nghi vấn (nghi tình):

“Đại Ứng quốc sư nói: Chỉ có một câu mà thiền gia nên ra sức công phu và tìm thấy giải đáp chung quyết là “Bổn lai diện mục của ta là gì?”.
(...)
Thiền sư Không Cốc Long nói rằng, thiền giả đừng quên mang vào mình cái tư tưởng này: “Tâm này còn tạo tác khi thân này còn tồn tại trong hiện hữu như huyễn của nó, nhưng nó sẽ an trú nơi đâu khi xác chết này ra tro bụi?”. Để thấy cái Một của vạn pháp rốt ráo ở đâu, người học phải phản quan tự chiếu và đặt nghi tình vào vấn đề để quyết định nơi chốn của nó là đâu.
(...)
Thiền sư Lâm Tế giảng giải: “Chính vì tâm người mãi đuổi tìm mọi vật không biết kềm hãm lại ở đâu, vì vậy tổ sư dạy rằng: các người điên rồ mang đầu đi tìm đầu. Theo lời dạy, các người hãy hồi quang phản chiếu, không tìm cầu đâu khác, các người sẽ thấy ra rằng tâm mình cùng với Phật và Tổ không khác. Đến chỗ vô sự như thế mới gọi là đắc pháp”.

(Thiền luận II; D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
***

32.
“Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại một nền văn minh mới”.

(Báo Giác ngộ số 15/1991).
--
“Trí thức đích thực, hiền triết đích thực là những nhân cách có ý thức trách nhiệm, có năng lực phản biện xã hội (phản biện về những vấn đề xã hội-cuộc sống)”. (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).
***

33.
“Mặc dù các trường phái đạo học phương Đông khác nhau về nhiều chi tiết, nhưng tất cả đều nhấn mạnh đến tính nhất thể của vũ trụ, đó là điểm trung tâm của mọi giáo pháp. (...) Sự tỉnh giác này - có khi gọi là giác ngộ - không phải chỉ là một tiến trình hiểu biết, mà là một kinh nghiệm tự nếm trải, kinh nghiệm này chiếm toàn bộ thân tâm hành giả và vì thế có tính chất tôn giáo”.

(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí ở nhiều đại học danh tiếng Anh, Mĩ; Nguyễn Tường Bách dịch).
***

34.
“Truyền thống đạo học thực ra có mặt trong mọi tôn giáo, và các yếu tố huyền bí cũng có mặt trong các trường phái triết học phương Tây”.

(Đạo của vật lí; Fritjof Capra-giáo sư vật lí; Nguyễn Tường Bách dịch).
***

(Một số sưu tầm trích trong “Những may mắn lớn nhất đời tôi” - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Daophatngaynay com).
----------------------------------------------------

Chưa có đánh giá nào
Trả lời