13.00
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Trần
8 bài trả lời: 7 bản dịch, 1 thảo luận

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Vanachi vào 09/08/2008 11:08

題東山寺

雲似青山山似雲,
雲山長與老僧親。
自從圓公去世後,
天下釋子空無人。

 

Đề Đông Sơn tự

Vân tự thanh sơn sơn tự vân,
Vân sơn trường dữ lão tăng thân.
Tự tòng Viên công khứ thế hậu,
Thiên hạ Thích tử không vô nhân.

 

Dịch nghĩa

Mây giống núi xanh, núi xanh giống mây,
Mây và núi mãi mãi gần gũi với sư già.
Từ sau khi Viên công qua đời,
Phật tử trong thiên hạ không còn ai nữa.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (8 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Huệ Chi

Núi như mây biếc, mây như núi,
Mây núi cùng sư bạn một đời.
Từ thuở Viên công lìa cõi thế,
Dưới trần Phật tử chẳng còn ai.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Mây tựa non xanh, non tựa mây
Núi mây bè bạn với nhà sư
Viên công từ lúc xa trần thế
Phật tử còn đâu được mấy người

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Đông sơn tự ở đâu.Viên công là ai?

*Đông Sơn tự ở Việt Nam ta biết có mấy bài thơ chữ Hán
-Đề Đông Sơn tự của vua Trần Minh Tông
-Đông Sơn tự hồ thượng lâu của Phạm Sư Mạnh(đời Trần)
-Đề Đông Sơn tự của Nguyễn Trãi(đời Lê)
Đông Sơn tự có thể dịch ra tiếng việt là chùa Đông Sơn,chùa Núi Đông
Tên chùa Đông Sơn ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng có nhiều ,như ở Thanh Hoá,Bắc Ninh,Quảng Ninh…
*Trong chú ở bài thơ -Đề Đông Sơn tự của Nguyễn Trãi(đời Lê)
Có ghi”Đông Sơn: một ngôi chùa tại xã Vĩnh Lũ, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương.”.Do địa phận,tên gọi đơn vị hành chính mỗi thời gian có thể khác nhau,hoặc do nhầm lẫn,nên chưa tìm thấy xã Vĩnh Lũ huyện Đông Triều,vì thế ta chưa biết Đông Sơn tự ở đâu.
*Để tìm Đông Sơn tự ở đâu tôi tập trung vào Đông Triều,
-Vì ở đây có Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hoá gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Các di tích này nằm ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, bao gồm 4 khu vực: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang), Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc – Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
-Vì Đông Triều(triều đình ở phía đông) là quê của các vua Trần cũng là địa đầu đất nước nên quân thần nhà Trần hay tới đây
-Vì Đông Triều gần nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn
*Huyện Đông Triều nay là thị xã Đông Triều có hai nơi có chùa gắn với chữ Đông sơn:
-Một là chùa Đông Sơn ở phường Xuân Sơn(phường này còn có chùa Mễ Sơn) hai chùa này không quá nổi tiếng
-Hai là chùa Non Đông ở phường Mạo Khê dưới chân núi Đông Sơn,chùa này nổi tiếng từ thời xa xưa với văn bia cổ lập năm 1331 ghi công đức của Thánh tổ Non Đông còn lưu giữ tại chùa(Non Đông là một âm nôm của Đông Sơn)
*Văn hoá-Đất và người Quảng Ninh giới thiệu:
“Tường Quang tự, ngôi chùa cổ còn có tên gọi chùa Non Đông, toạ lạc tại chân núi Đông Sơn, trong vòng cung Đông Triều, thuộc thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều). Theo sử sách thì ngôi chùa được xây dựng năm Trùng Hưng 1285 đời Trần, ghi dấu một thời hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam.” “nơi Thánh Tổ Non Đông trụ trì”
“Theo tài liệu lịch sử, Thánh tổ Non Đông họ Vương, hiệu Quán Viên, tự Tuệ Nhẫn, sinh năm 1257, quê gốc xã Dưỡng Mông, huyện Kim Thành (Hải Dương). Thuở nhỏ, cha mất sớm, mẹ ở vậy nuôi con. Truyền thuyết kể rằng, năm Vương Tuệ Nhẫn 19 tuổi, có lần rời nhà đi tìm mẹ, trên đường đi gặp một gia đình bán mía, liền xin nước uống và nghỉ chân. Sau đó, khi biết chàng trai đi tìm mẹ mà không thấy, chủ nhà ngỏ lời đề nghị ở lại giúp việc, hàng ngày chuyên lo dọn mía, rửa mía. Bỗng một hôm ông thấy một cây mía có tới 72 gióng, thấy đó là điều lạ, ông đem cất đi. Đến tối, ông xin nghỉ việc và không cần chủ nhà trả công, chỉ xin một cây mía. Chủ nhà vui vẻ cho ngay và Vương Tuệ Nhẫn lại lên đường về Kinh Bắc. Trên đường đi Kinh Bắc, ông vào chùa Nghĩa Trụ, yết kiến Hoàng Kiên đại sư và được thu nhận. Từ đó, ông trau dồi Phật pháp, đến năm 30 tuổi ông đã đắc đạo. Sau đó ông xin rời khỏi chùa để tuyên truyền Phật pháp theo giáo lý của thiền phái Trúc Lâm. Nơi đến đầu tiên là Mạo Khê, nơi đây có ngôi chùa Non Đông. Ông quyết định trụ trì tại đó và ra công tu tạo 72 ngôi chùa lớn nhỏ quanh vùng Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh... Thánh tổ Non Đông nhập niết bàn ngày 27 tháng Giêng năm Ất Sửu năm 1325 niên hiệu Khai Thái thứ hai đời vua Trần Anh Tông&.”
*Từ những cứ liệu trên,dựa vào phong cảnh chùa Non Đông,và miêu tả của vua Trần Minh Tông trong bài thơ “Đề Đông Sơn tự” ta tin:
-Đông Sơn tự là:chùa Non Đông(Tường Quang tự),toạ lạc tại chân núi Đông Sơn,trong vòng cung Đông Triều,thuộc thị trấn Mạo Khê Thị xã Đông Triều ngày nay
-Viên công là:Thánh tổ Non Đông (Vương Quán Viên).
& (((Ở đây Văn hoá Quảng Ninh có sự nhầm lẫn đó là vua Trần Minh Tông)))
3-9-2016

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng Vicar

Mây tựa non xanh, núi liền mây
Núi mây thân mãi với sư thầy
Sau thuở Viên công xa trần thế
Dưới trời Phật tử chẳng còn ai.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nhất Nguyên

Mây tựa núi xanh núi tựa mây
Núi mây gần gũi lão tăng đây
Viên công tự thủa lìa nhân thế
Phật tử không người được pháp Vô.

Nhất Nguyên
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nhất Nguyên

Mây tựa non xanh núi tựa mây
Thân cùng mây núi lão tăng đây
Viên công tự thủa lìa nhân thế
Phật tử tâm không chẳng có người.

Nhất Nguyên
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Mây giống núi xanh, non giống mây,
Núi mây gần mãi với sư thầy.
Viên công từ thuở lìa nhân thế,
Phật tử không người còn đến đây.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Đồng Thành

Mây cùng núi biếc, tựa nhau,
Núi mây gần mãi với bao sư thầy.
Viên công lìa thế từ ngày,
Không còn Phật tử đến đây một người.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời