浴翠山靈濟塔記

吾鄉多勝景,少時遊覽,足跡殆遍;嘗捨舟登此山,拊奇崖碑,剝苔認讀,則知故塔乃李朝廣祐七年辛未所建也。及陟嶔岑上嶒巓,但見殘磚癈址委翳于幽叢亂石間,不覺愀然長嘆:何興亡成敗纔二百數十餘年,遽成陳跡,將從而磨滅耶?又有作者否耶?自有宇宙,便有此山,登臨而同盡者,不知其幾也!餘後客四方,士患于纏,被未臺凊,千街舊隱,時服夢中遊你!

余後客四方,仕宦于朝,備位台省,天崖舊隱,時復夢中遊耳!

今上即位之二年冬,余在京師,山僧智柔至門告曰:重建寶塔,粵自開祐丁丑,歲臘六週,今畢工矣,願公記之。所有功德不可思議;所有報應,亦復如是。初占時,僧德文夢千餘人集山巓,其中三貴,相貌殊異,語眾曰:『汝等當知造塔是拯三塗勝事』。及下手日,僧德門夜夢竹林普慧尊者結印安鎮。及僧德淨,德明前後砌塔門路,推落大石,命與石俱訇磕數仞而下。觀者駭散以為粉碎且盡;及到地扶起,無損傷處。塔成四層,夜放光明,遠近咸賭。凡此類者,無非我佛神通力也!

且柔聞之,昔阿育王役鬼神造八萬四千塔,瞻禮者如親見佛;杖頭刻塔,亦弭妖氛;跨海浮圖,俄隨霧隱;事非怪誕,今古同符。請劖于石,以傳來世,永托伽籃境界,用為含識津梁,無乃不可乎?

余謂:釋迦老子以三空證道,滅後末時,少奉佛教,蠱或眾生,天下五分,僧殺居其一,廢滅彝倫,虛費財寶;魚魚而遊,蚩蚩而從,其不為妖魅姦軌者幾希!彼其所謂惡惡可。

雖然師乃普慧侍者,深得竹林法髓,律身苦行,有蔑三條,直張空拳,成大手段。念其躇雲根,累卷石,由寸而尺,尺而仞,一步進一步,一重高一重,以至屼然特立,勢倚穹蒼,增關河之壯觀,與造物而論功,豈滔滔閒衲可同日而語也!

噫,後此者又幾百年,俯仰變滅,重有發余長慨,寧無柔等輩數人,何可必也!若夫翠巘滄波,江空塔影,日謩扁舟,飄然其下,推蓬傲睨,戛船舷而歌滄浪,溯子陵一絲之清風,訪陶朱五湖之舊約;此景,此懷,惟余與此江山知之。

紹豊三年日月,左司郎中左諫議大夫張漢超升甫記。

 

Dục Thuý sơn Linh Tế tháp ký

Ngô hương đa thắng cảnh, thiếu thời du lãm, túc tích đãi biến; thường xả chu đăng thử sơn, phụ kỳ nhai bi, bác đài nhận độc, tắc tri cố tháp nãi Lý triều Quảng Hựu thất niên Tân Mùi sở kiến dã. Cập trắc khâm sầm thượng tằng điên, đãn kiến tàn chuyên phế chỉ uỷ ế vu u tùng loạn thạch gian, bất giác thiểu nhiên trường thán: hà hưng vong thành bại tài nhị bách sổ thập dư niên, cự thành trần tích, tương tòng nhi ma diệt da? Hựu hữu tác giả phủ da? Tự hữu vũ trụ, tiện hữu thử sơn, đăng lâm nhi đồng tận giả, bất tri kỳ kỷ dã!

Dư hậu khách tứ phương, sĩ hoạn vu triều, bị vị đài sảnh, thiên nhai cựu ẩn, thời phục mộng trung du nhĩ!

Kim thượng tức vị chi nhị niên đông, dư tại kinh sư, sơn tăng Trí Nhu chí môn cáo viết: Trùng kiến bảo tháp, việt tự Khai Hựu Đinh Sửu, tuế lạp lục chu, kim tất công hĩ, nguyện công ký chi. Sở hữu công đức bất khả tư nghị; sở hữu báo ứng, diệc phục như thị. Sơ chiêm thời, tăng Đức Văn mộng thiên dư nhân tập sơn điên, kỳ trung tam quý, tướng mạo thù dị, ngữ chúng viết: “Nhữ đẳng đương tri tạo tháp thị chửng tam đồ thắng sự”. Cập hạ thủ nhật, tăng Đức Môn dạ mộng Trúc lâm Phổ Tuệ Tôn giả kết ấn an trấn. Cập tăng Đức Tịnh, Đức Minh tiền hậu xế tháp môn lộ, thôi lạc đại thạch, mệnh dữ thạch câu oanh cái sổ nhận nhi hạ. Quan giả hãi tán dĩ vi phấn toái thả tận; cập đáo địa phù khởi, vô tổn thương xứ. Tháp thành tứ tằng, dạ phóng quang minh, viễn cận hàm đổ. Phàm thử loại giả, vô phi ngã Phật thần thông lực dã!

Thả Nhu văn chi, tích A Dục vương dịch quỷ thần tạo bát vạn tứ thiên tháp, chiêm lễ giả như thân kiến Phật; trượng đầu khắc tháp, diệc nhị yêu phân; khoá hải phù đồ, nga tuỳ vụ ẩn; sự phi quái đản, kim cổ đồng phù. Thỉnh sàm vu thạch, dĩ truyền lai thế, vĩnh thác già lam cảnh giới, dụng vị hàm thức tân lương, vô nãi bất khả hồ?

Dư vị: Thích Ca lão tử dĩ tam không chứng đạo, diệt hậu mạt thời, thiểu phụng Phật giáo, cổ hoặc chúng sinh, thiên hạ ngũ phần, tăng sát cư kỳ nhất, phế diệt di luân, hư phí tài bảo; ngư ngư nhi du, xuy xuy nhi tòng, kỳ bất vi yêu mỵ gian quỹ giả cơ hi! Bỉ kỳ sở vị ô ô khả.

Tuy nhiên sư nãi Phổ Tuệ thị giả, thâm đắc Trúc lâm pháp tuỷ, luật thân khổ hạnh, hữu miệt tam điều, trực trương không quyền, thành đại thủ đoạn. Niệm kỳ trước vân căn, luỹ quyển thạch, do thốn nhi xích, xích nhi nhận, nhất bộ tiến nhất bộ, nhất trùng cao nhất trùng, dĩ chí ngột nhiên đặc lập, thế ỷ khung thương, tăng quan hà chi tráng quan, dữ tạo vật nhi luận công, khởi thao thao nhàn nạp khả đồng nhật tráng quan, dữ tạo vật nhi luận công, khởi thao thao nhàn nạp khả đồng nhật nhi ngữ dã!

Y, hậu thử giả hựu kỷ bách niên, phủ ngưỡng biến diệt, trùng hữu phát dư trường khái, ninh vô Nhu đẳng bối sổ nhân, hà khả tất dã! Nhược phù thuý nghiễn thương ba, giang không tháp ảnh, nhật mộ biển chu, phiêu nhiên kỳ hạ, thôi bồng ngạo nghễ, dát thuyền huyền nhi ca “Thương Lang”, tố Tử Lăng nhất ti chi thanh phong, phỏng Đào Chu Ngũ hồ chi cựu ước; thử cảnh, thử hoài, duy dư dữ thử giang sơn tri chi.

Thiệu Phong tam niên nhật nguyệt, Tả ty lang trung Tả gián nghị đại phu Trương Hán Siêu thăng Phủ ký.



[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Trần Thị Băng Thanh, Huệ Chi

Quê ta nhiều cảnh đẹp, thuở thiếu thời dạo chơi, in dấu chân hầu khắp. Từng dừng thuyền lên núi này, vỗ tấm bia bên vách núi, cạo rêu mà đọc kỹ, mới biết ngôi tháp cũ đây xây từ năm Tân Mùi, niên hiệu Quảng Hựu thứ bảy triều Lý. Đến khi trèo lên tận đỉnh cheo leo, chỉ thấy nền hoang ngói vỡ vùi lấp giữa lùm cây rậm rạp, đá tảng ngổn ngang, bất giác bùi ngùi than thở. Sao sự hưng vong thành bại mới trải hai trăm mấy mươi năm mà đã trở thành dấu vết cũ kỹ? Rồi đây sẽ mai một cả ư? Hay lại có người xây dựng lại? Từ có vũ trụ đã có núi này, khách lên núi dạo chơi rồi vắng bóng, không biết đã bao người?

Về sau ta làm khách bốn phương, giữ việc quan tại triều, lạm dự chức nơi Đài sảnh thì chốn ẩn dật xưa ở bên trời chỉ còn đôi lúc được về thăm trong giấc mộng mà thôi!

Vào mùa đông năm thứ hai sau khi đức vua lên ngôi, ta đang ở Kinh thành thì vị sơn tăng là Trí Nhu tới bảo rằng: Việc xây dựng lại tháp báu bắt đầu từ năm Đinh Sửu, niên hiệu Khai Hựu qua sáu năm tròn, nay đã xong, xin ông làm cho bài ký. Công đức to lớn không biết chừng nào mà việc báo ứng cũng vậy. Khi mới xem đất để khởi công, sư Đức Văn đêm chiêm bao thấy hơn một nghìn người tụ hợp ở đỉnh núi, trong đó có ba vị quí nhân, tướng mạo khác thường, bảo với mọi người rằng: “Các người nên biết xây tháp là một việc tốt đẹp, để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi tam đồ”. Hôm bắt tay vào việc, sư Đức Môn lại chiêm bao thấy đức Trúc lâm Phổ Tuệ kết ấn giữ cho tháp yên vững. Thế rồi khi các sư Đức Tịnh, Đức Minh, kẻ trước người sau đang làm việc xây đường đi vào tháp, bỗng đẩy rơi một tảng đá lớn, người cũng rơi theo, lăn lộc cộc đến mấy nhận. Mọi người trông thấy đều kinh hãi chạy tản hết, cho rằng thân thể họ tất phải nát vụn. Thế mà khi rơi tới đất, vực dậy thì không bị tổn thương một chỗ nào. Tháp xây bốn tầng, đêm toả hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ. Tất cả những việc ấy, có việc nào không phải do phép mầu nhiệm của đức Phật ta.

Vả tôi lại nghe nói: xưa vua A Dục sai quỷ thần xây bốn vạn tám nghìn ngôi tháp; người đến chiêm ngưỡng cúng bái đều như chính mắt được trông thấy Phật. Hình tháp khắc ở đầu gậy cũng có thể trừ được yêu khí; cả ngôi tháp vượt qua bể chỉ phút chốc đã lẩn khẩn trông mây mù. Sự việc đó không phải là quái đản mà xưa và nay đều phù hợp; xin khắc vào bia đá, truyền lại cho đời sau, gửi lại lâu dài nơi cảnh chùa, dùng làm bến làm cầu tế độ chúng sinh. Như vậy há chẳng nên sao?

- Đức Thích Ca lão trượng lấy “tam không” để chứng đạo. Khi Phật tịch rồi, đời sau ít người tôn thờ giáo lý của Phật mà chỉ làm mê hoặc chúng sinh. Đất thiên hạ năm phần, chùa chiền chiếm một, làm cho hư nát đạo thường, hao phí tiền của; bọn sư sãi thì dông dài mà những người khờ khạo lại tin theo. Như thế mà không trở thành quỉ quái gian tà, thật cũng hiếm có. Những việc làm ấy không thể được, không thể được!

Tuy nhiên, sư Trí Nhu là người theo hầu đức Phổ Tuệ, thâm hiểu tôn chỉ của phái Trúc lâm, tu thân khổ hạnh, bỏ được lễ nghi phiền phức và giơ hai bàn tay không mà làm nên việc lớn. Nghĩ đến việc nhà sư lấn chân mây, xếp từng hòn đá, từ một tấc đến một thước, từ một thước đến một nhận, một bước tiến thêm một bước, một tầng cao thêm một tầng; tới lúc tháp cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ đẹp của non sông, tranh công xây dựng cùng tạo hoá, thì bọn sư sãi tầm thường đâu có thể sánh được!

Than ôi, mai sau mấy trăm năm nữa, chốc lát cảnh tượng biến đổi, nếu lại có kể buông lời than thở như ta, lẽ nào không có vài người như sư Nhu xây dựng lại? Việc ấy không đoán trước được! Còn như non xanh nước biếc bóng tháp in dòng, lúc chiều tà buông chiếc thuyền con lênh đênh dưới núi, nâng mái bồng nhìn quanh ngạo nghễ, gõ mạn thuyền ca khúc “Thương Lang”, thử sợi dây câu tìm phong cách thanh cao của Tử Lăng, dạo chơi Ngũ hồ hỏi ước cũ của Đào Chu, thì cảnh này tình này duy có ta với non sông này biết nhau mà thôi.

Mùa hè năm Quý Mùi, niên hiệu Thiệu Phong thứ ba (1343), Tả ty lang trung Tả gián nghị đại phu Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ ghi.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Đông Châu

Làng ta có nhiều thắng cảnh, thuở nhỏ du lãm, vết chân ta đi gần khắp, thường khi tự dưới thuyền bước lên núi này, vỗ cái bia ở sườn núi cạo rêu đi, nhân đọc ra mới biết cái tháp cổ kia dựng ra tự năm Tân Mùi niên hiệu Quảng Hựu thứ bảy (1091), triều nhà Lý. Đến khi lên đến trên đỉnh núi, chỉ thấy ngói tàn đền đổ, bỏ vùi rập ở trong sỏi đá bụi rậm, không ngờ bùi ngùi thở dài: Cớ sao hưng, vong, thành, bại, mới độ hai trăm vài mươi năm nay, mà đã thành ra nơi trầm tích! Hay từ đây mà ma diệt đi chăng? Hay lại có người tu đạo lại chăng? Từ khi có vũ trụ, đã có núi này, những kẻ đăng lâm cùng về đâu hết cả, không biết là bao nhiêu người vậy.

Về sau ta đi khách du bốn phương, làm quan trong triều, bị vị nơi đài tỉnh, thời chốn cựu ẩn ở bên trời chỉ mơ màng chơi trong giấc mộng mà thôi.

Đương khi nhà vua mới lên ngôi, mùa đông năm thứ hai, ta ở kinh đô, có người sơn tăng là Trí Nhu đến bảo ta rằng: Mới dựng lại cái bảo tháp từ tháng Chạp năm Đinh Sửu niên hiệu Khai Hựu (1337), sáu năm nay bây giờ mới xong, xin ông làm cho bài ký, công đức nguy nga, không thể lường được, còn về phần báo ứng cũng lại như thế này: Lúc xem lễ, có nhà sư là Đức Văn mộng thấy hơn nghìn người họp ở trên núi, trong có ba người quý tướng, trạng mạo lạ lùng, bảo rằng: “Lũ chúng ngươi nên biết dựng tháp, rất là danh thắng”. Đến nửa ngày hôm sau, nhà sư Đức Uyên lại mộng thấy ông Trúc lâm Phổ Tuệ tôn giả buộc ấn làm phép trấn yên. Lại nhà sư Đức Tĩnh, Đức Minh trước sau lên xây đường cửa tháp, hòn đá lớn lở xuống, người cùng đá tự trên vài nhận đều ném xuống, người đứng xem kinh hãi tưởng là nát rừ ra cám, đến khi rơi xuống đất, đỡ dậy, không có đau đớn gì cả. Xây tháp thành bốn từng, đêm đốt đèn quang minh, bóng tan ra, xa gần đều trông thấy, phàm những sự ấy đều là sức thần thông của đức Phật ta.

Vả lại Nhu nghe rằng: Xưa kia vua A Dục sai khiến quỷ thần, dựng thành tám vạn bốn nghìn cây tháp, lúc đem lễ như là thân trông thấy Phật. Khắc cái tháp lên đầu gậy cũng trừ được yêu khí, dựng cây tháp qua bể, vụt chốc biến mất, không phải là việc quái đản, xưa nay cũng in như thế, xin khắc vào đá truyền tin về sau, chẳng cũng nên ư?

Ta bảo rằng ông Thích già Lão Tử lấy tam không chứng đạo chân tu, khi diệt rồi, đến lúc đời cuối nhiều người phụng thờ đạo Phật để cổ hoặc chúng sinh, trong thiên hạ ba phần, chùa chiếm ở một phần, bỏ dứt luân thường, hao tổn của báu, ngây ngây mà chơi, ngẩn ngẩn mà theo, mà không hoá làm yêu quỷ gian tà, ấy cũng ít vậy, và còn làm ác nữa sao nên.

Dẫu thế, nhà sư là học trò ông Phổ Tuệ, học được phép Phật Tổ Trúc Lâm, tu thân khổ hạnh, cũng thật đáng khen. Vả lại giơ nắm tay không, thành thủ đoạn lớn, bám rễ mây, chồng nắm đá, đo từ một tấc mà lên đến thước, đến nhận, bước tiến một bước, trùng cao một trùng, cho đến lúc nguy nga độc lập, hình thế ngất lưng trời, thêm vẻ tráng quan cho non nước sánh với tạo vật cũng đồng công, không phải những lũ tăng đạo tầm thường sánh nổi.

Than ôi! Sau này nữa lại vài trăm năm, chớp mắt biến diệt, chỉ thêm nỗi thở dài cho ta, không còn thấy lũ sư Nhu nữa, thì còn chắc gì? Còn như non xanh nước biếc, bóng tháp giữa dòng sông, chiếc thuyền buổi chiều mát, tiêu diêu ở dưới sông, nâng mái bồng lên mà ngạo nghễ, gõ khoang thuyền mà hát thơ “Thương Lãng”; hóng gió mát ông Tử Lăng rủ cần câu cá, thăm ước cũ ông Đào Chu đi chơi năm hồ, cảnh ấy tình kia, chỉ ta với non sông này biết mà thôi.

Năm Quý Mùi, niên hiệu Thiệu Phong thứ ba (1343), mùa hạ, Nhập nội hành khiển, Tả tư thị lang, kiêm Lạng Châu lộ kinh lược sứ Độn tẩu Trương Hán Siêu Thăng Phủ ký.


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]
tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Cảm xúc

Bản dịch rất hay, tâm tình của người xưa được gợi lên tha thiết!

Chưa có đánh giá nào
Trả lời