Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Thiệu Trị hoàng đế » Thần kinh nhị thập thắng cảnh
成均遊藝惜光陰,
夜半咿唔倚案吟。
鼓吹久經調雅韻,
笙簧六籍聽佳音。
武城餘響弦歌美,
齒冑芳聞意味深。
遜志策勤相播告,
興文用慰待賢心。
Thành quân du nghệ tích quang âm,
Dạ bán y ngô ỷ án ngâm.
Cổ xuý cửu kinh điệu nhã vận,
Sinh hoàng lục tích thính giai âm.
Vũ thành dư hưởng huyền ca mĩ,
Xỉ trụ phương văn ý vị thâm.
Tốn chí sách cần tương bá cáo,
Hưng văn dụng uý đãi hiền tâm.
Nhớ tiếc thời gian ta còn học trong trường,
Nửa đêm thường tựa án mà ngâm nga.
Ngân nga tiếng Cửu Kinh hoà hợp âm vận thanh nhã,
Trầm bỗng lời Lục Tịch (Lục Thư) để nghe thanh âm hay.
Tiếng nhạc Vũ Thành xưa vẫn vang vọng khúc ca hay,
Tiếng thơm từ những tài năng vẫn ý vị sâu sắc.
Ta kém chí nên cố gắng động viên truyền bá sách vở,
Cho mở mang việc học để an ủi tấm lòng của người hiền tài.
Trường học ngày xưa do Hoàng Đế thiết lập. Tích nguyên nghĩa là ánh sáng, ung có nghĩa là hài hoà. Đạo học ngày xưa chú tâm dạy cho con người ta sáng suốt và hài hoà. |
Cũng là tên của trường học ngày xưa. |
Là nơi lưu trữ sách vở, hiệu đính so sánh các thư tịch, có từ thời Đường. Đến đầu thời Minh, vẫn còn có tên này, song về sau nhập vào Văn Uyên các. |
Sách Hậu Hán thư ghi rằng, thời vua Minh Đế cho lập trường Tam Ung, chính nhà vua tự thân giảng kinh cho sĩ tử, nho sĩ. Người đến thường cầm sách để hỏi những điều còn chưa tường tận (chấp kinh vấn nạn). Người đến đây nghe giảng có đến hàng vạn và quây lại thành hình tròn (viên kiều), nên nơi này có tên là Viên Kiều môn. |
Quỹ là ánh sáng của mặt trời, cao là một đấu, chỉ chung cho chất đốt ngày xưa. Kế quỹ phần cao có nghĩa là đốt dầu để nối tiếp ánh sáng mặt trời. Ý nói chăm chỉ học suốt ngày đêm. |
Có nghĩa là ba phần dư thừa. Đổng Ngô thời Tam Quốc từng chú rằng: “Người đi học cần phải tận dụng hết tam dư, tức mùa đông là phần dư của năm, ban đêm là phần dư của ngày, tối tăm lúc mưa gió là phần dư của giờ”. |
Là trường đại học ngày xưa. |
Du nghĩa là rong chơi, nghệ ở đây chỉ lục nghệ. Du nghệ có nghĩa là rong chơi trong cõi lục nghệ, mà lục nghệ trong bài lại phiếm chỉ Lục kinh, tức Kinh dịch, Kinh thư, Kinh thi, Kinh lễ, Kinh nhạc, Kinh Xuân Thu. Vậy nên “du nghệ” cũng hàm nghĩa học hành. |
Quang là ánh sáng, âm là bóng tối. Từ này dùng để diễn tả thời gian. |
Tức chín loại kinh sách, mỗi thời xếp mỗi khác. Thời nhà Tống lấy Cửu kinh là Kinh dịch, Kinh thi, Kinh thư, Kinh Xuân Thu, Tả truyện, Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử. Thời nhà Minh, theo Trương Chiếu thì Cửu kinh gồm Kinh dịch, Kinh thi, Kinh thư, Kinh Xuân Thu, Chu lễ, Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử; nhưng theo Hác Kính thì gồm Kinh dịch, Kinh thi, Kinh thư, Kinh Xuân Thu, Lễ ký, Nghi lễ, Chu lễ, Luận ngữ, Mạnh Tử. Đến thời nhà Thanh, Huệ Đống lại xếp Cửu kinh gồm Kinh dịch, Kinh thi, Kinh thư, Chu lễ, Nghi lễ, Lễ ký, Công Dương truyện, Cốc Dương truyện, Luận ngữ. |
Sinh (sênh) là một loại nhạc cụ gồm nhiều ống trúc buộc vào nhau, hoàng là cái lưỡi gà bằng đồng hoặc thường là trúc mỏng nằm bên trong “sinh” để phát ra tiếng. |
Tên của một thành ở nước Lỗ. Khi Khổng Tử đến Vũ thành, ngài nghe thấy tiếng âm nhạc do học trò ngài là Tử Du dựa vào giáo hoá cho dân chúng, bèn cười bảo rằng: “Sát kê hà dụng ngưu đao?” (Giết gà cần gì dùng dao mỗ trâu). Tử Du thưa rằng: “Ngày xưa Yển (tên của Tử Du) nghe thầy dạy rằng quân tử học đạo tất thương mến người, tiểu nhân học đạo tất dễ sai bảo”. Khổng Tử cười nói rằng: “Này các đệ tử, trò Yếu nói đúng đấy, mấy lời ta nói vừa rồi chí là đùa đó thôi”. |
Xỉ có nghĩa là thứ tự theo tuổi tác, trụ là con cháu nối dõi về sau, còn để chỉ con trường. “Trụ tử” được dùng để chí con cháu của các bậc đế vương và công hầu khanh tướng. |
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Thuở học ngày xưa gây vấn vương,
Ngâm nga tựa án suốt đêm trường.
Cửu kinh tấu hợp đầy phong nhã,
Lục Tịch hoà âm đủ vạn chương.
Vũ Thành ca hát dư âm mãi,
Xỉ Trụ hương thơm ý vị trường.
Kém chí gắng sức truyền việc học,
Cho văn hưng thịnh thoả hiền lương.
Gửi bởi YensidTim ngày 13/11/2020 06:54
Trường xưa ta học nhớ bao năm,
Tựa án thâu d dêm, giọng cất ngâm.
Âm vọng Cửu Kinh hoà nhạc điệu,
Điệu vang Lục Tịch hợp thanh âm.
Vũ Thành trầm bổng lời còn đọng,
Xỉ Trụ ngạt ngào ý vẫn thâm.
Khuyến học chuyên cần luôn gắng sức,
Văn chương thịnh mãi trọng hiền tâm.