- Vế đối thứ nhất: PHÚC TẠI TÂM, ĐỨC NHI HIẾU KÍNH PHỤ MẪU YÊN tức là Niềm vui, sự may mắn xuất phát ở lòng mình, người con có đức phải kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ để làm yên lòng cha mẹ. Vế này được lấy ý từ câu của các cụ ngày xưa: “NHÂN SINH BÁCH HẠNH HIẾU VY TIÊN” tức là trong đời người có 100 việc tốt thì việc hiếu thảo với cha mẹ là việc đứng hàng đầu.
- Vế đối thứ hai: LỘC TỰ TRÍ, THÀNH NAM YẾU VY THIÊN HẠ KỲ tức là Công danh, tiền bạc từ trí tuệ của mình mà ra, người đàn ông thành đạt phải làm những việc quan trọng, khác thường trong thiên hạ. Vế này được lấy ý từ câu thơ của Đường Giới thời nhà đường khi tiễn bạn lên Trường An mưu cầu việc lớn “NAM TỬ YẾU VY THIÊN HẠ KỲ” tức là người đàn ông phải làm những việc quan trọng khác thường trong thiên hạ.
Ý thơ của Đường Giới cũng được hai cụ Nguyễn Công Trứ và Phan Bội Châu vận dụng làm ý thơ trong tác phẩm của mình, cụ thể:
+ Mở đầu bài “Chí nam nhi” cụ Nguyễn Công Trứ viết “Thông minh nhất nam tử, Yếu vy thiên hạ kỳ…” tức là một người đàn ông thông minh phải làm việc gì đó quan trọng, khác thường trong thiên hạ.
+ Còn mở đầu bài thơ “Xuất dương lưu biệt” cụ Phan Bội Châu có viết: “Sinh vy nam tử yếu hy kỳ” tức là sinh ra làm đàn ông đâu phải chuyện gì kỳ lạ, khác thường.
- Về quy tắc đối: Hai câu này đối rất chỉnh về ý nghĩa và loại từ (danh từ đối với danh từ, tính từ đối với tính từ, động từ đối với động từ…), tuy nhiên về mặt thanh điệu thì chưa tốt. Mặc dù vậy, hai câu này lại rất đặc biệt, tự trong từng câu đã có vần điệu, vế thứ nhất là… TÂM… KÍNH… YÊN (AN) còn vế thứ hai là… TRÍ… VY… KỲ, bên cạnh đó vần điệu của hai câu cũng đan xen lẫn nhau… TÂM… NAM… KÍNH… YÊN và… TRÍ… NHI… VY… KỲ.
- Về ý nghĩa: Hai câu này chủ yếu mang tính chất tự răn mình, vì vậy có thể dùng làm câu đối treo tại phòng làm việc hoặc phòng khách.

Thanh Tâm