Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Thôi Hiệu
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn!
Theo sách Tề hài chí, Phí Văn Vi thành tiên, thường cưỡi hạc về nghỉ ở Hoàng Hạc lâu. |
Một địa điểm bên sông Dương Tử, tỉnh Hồ Bắc. |
Khu bãi bến khúc sông thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. |
Trang trong tổng số 12 trang (117 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Khoi Dinh Bang ngày 02/05/2010 14:45
Có 2 người thích
Đến nay đã có trên 50 bản dịch Hoàng Hạc Lâu...nhưng xem ra chỉ có 2 bản là đáng đọc hơn cả-đó là bản của Tản Đà và bản của Vũ Hoàng Chương ( 2 Nhà thơ lớn của Dân tộc ).
Như ta đã biết : Thôi Hiệu,con ngừơiphát ốm vì làm thơ,Thi sĩ đã vận dụng hết mười phần công lực phá vỡ luật thơ thất ngôn,sử dụng 6 thanh "trắc" liên tiếp để "vẽ" lên và gửi vào đấy nỗi lòng (của con người thời đại):
Hoàng hạc mhất khứ bất phục phản
bạch vân thiên tải không du du
để đến bậc Thi hào bậc nhất đương thời là Lý Bạch phải "đạo bất đắc " chịu thua,cúi đầu ra đi...
Còn Thi sĩ Vũ Hoàng...ở Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư, thì "ung dung rút kiếm(nói như Tô Thẩm Huy)là giữa trời thơ,phóng con mắt nghìn đời dõi theo cánh hạc đã mù khơi bay mất mà thong thả dụ dắt nó quay về trong cung bậc thất ngôn niêm luật ? Đó là 2 câu dịch thực hay của Vũ bay bổng giữa trời aỏ diệu:
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi,
Trắng một màu mây vạn vạn đời.
một màu vàng lóe lên giữa trời vụt tắt,một màu vàng tung lên rồi vĩnh viễn ra đi,không,bao giờ trở lại,nhưng mãi mãi lấp lánh trong tâm tưởng và thân phận con người(kiếp nhân sinh).Đọc đến câu cuối "Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi" thì là cả một trời Đường Thi nghìn năm bỗng lay động.Giá như Thôi Hiệu xưa sống lại đọc bản dịch của Vũ thì chắc cũng rất tri âm tri kỷ với " sóng ơi,sầu đã chín,xin người thôi giục"đó là sóng của bể dâu,hưng phế .
Ta thử đọc lại 2 câu theo âm Hán/Việt :
-Yên ba giang thựơng sử nhân sầu
-Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi !
Sẽ thấy: nội công thâm hậu của Vũ (tài hoa,lao tâm khổ tứ khi dịch):
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Nếu đưa chữ "hạc" lên đầu câu :
Hạc vàng tung cánh đi đi mãi
thì cả một trời thơ lung linh tối sầm lại ?"
Chao ôi, Thi tài là thế-và có lẽ sau Vũ Hoàng...không ai nên dịch lại(Hoàng Hạc Lâu)nữa ?
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Pang De ngày 04/06/2010 13:45
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Pang De ngày 11/06/2010 10:34
Có 1 người thích
Người trước bay đâu cùng cánh hạc,
Chốn này trơ lại mỗi lầu không.
Hạc vàng một chuyến không về lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn lượn vòng.
Sông tạnh Hán Dương cây rõ bóng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh nồng.
Chiều buông mắt dõi quê đâu tá,
Khói sóng khơi buồn toả mặt sông.
Gửi bởi Lâm Nguyệt ngày 06/10/2010 21:09
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Lâm Nguyệt ngày 06/10/2010 21:12
Có 1 người thích
VỀ BÀI THƠ "HOÀNG HẠC LÂU"...
1. Tôi quên không biết đã đọc bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Vũ Hoàng Chương ở đâu, nhưng lại rất nhớ là bài dịch rất hay, rất khác với những bản dịch của các nhà thơ nỏi tiếng khác, như Tản Đà, Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng... Cái hay, cái khác đó, chính là "sự sáng tạo lại" của nhà thơ "say" họ Vũ. Đọc bài thơ (dịch), ta thấy nỗi lòng của tác giả gửi gắm vào trong đó; và đăc biệt, nỗi buồn ở đây không chỉ còn là của riêng tác giả, mà là của cả một thế hệ, một thời đại... Tôi rất tán đồng ý kiến của Khoi Dinh Bang trên kia, khi anh phân tich những từ ngữ, hình ảnh và cách sử dụng chúng trong bản dịch của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Rất cảm ơn Khoi Dinh Bang!
2. Theo tôi hiẻu (có thể hơi khác cách hiểu của các bạn đọc khác), từ HƯƠNG QUAN trong bài thơ không phải để chỉ QUÊ HƯƠNG như mọi người vẫn hiểu; mà nó chỉ một khái niêm có tính chất "trừu tượng" hơn, đó là "nơi quê hương vĩnh viễn, ngàn thu", nơi sau này, mọi người đang sống tạm bợ trên trái đất đầy đau khổ của chúng ta, sẽ trở về! Từ thế giới hiện thực đang sống, ngắn ngủi, tạm bợ, "dâu bể", đầy bất trắc và đau khổ, tác giả Hoàng Hạc Lâu (Thôi Hiệu) nghĩ tới một thế giới vĩnh hằng ngàn thu, nơi "quê hương đích thực" của mình (và của cả loài người, trong đó có mỗi người chúng ta) hiện không biết ở nơi nào (hà xứ thị?), vì vậy nỗi buồn mơi sâu sắc và có ý nghĩa phổ biến điển hình. Và như vậy, bài thơ mơi thật sự hay.
Bùi Xuân Lâm.
Gửi bởi trongvu ngày 16/10/2010 21:20
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi trongvu ngày 20/11/2010 18:50
Có 1 người thích
Người xưa cưỡi hạc vàng bay,
Thừa ra lầu ấy trời này ủ ê.
Hạc vàng bay mãi không về,
Ngàn năm mây trắng chẳng hề thôi bay.
Hán dương sông tạnh phô cây,
Cỏ non Anh Vũ chân mây xanh rì.
Quê đâu dưới bóng chiều đi?
Trên sông khói sóng làm chi thêm sầu!
Gửi bởi donghoa ngày 20/10/2010 06:37
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi donghoa ngày 20/10/2010 06:43
Có 1 người thích
Bài hoạ
Hán Sở hà chương tích
Cai Hạ(*) khởi niên lai nguyệt khứ
Hà chương tích điển cổ hoàng lâu
Hán kỳ đại phất thiên binh khởi
Sở bá tận suy mạt đế du
Hậu ký đáo môn hồi ấn thủ
Tiên đàm yếm khẩu đoạt long châu
Đoạn giang ly quốc di tầm thị
Khốc nhục quan san kiến dã sầu
Đông Hòa NGUYỄN CHÍ HIỆP
13.02.2009
(*) Thành Cai Hạ , Trung Quốc thời nhà Tần
Tạm dịch :
- Trận chiến Cai Hạ (202 TCN)mở đầu một mùa trăng mới ( triều đại mới )
- Chuyện đã ghi trong lịch sử ở một ngôi nhà xưa
- Nhà Hán mang đại quân tiến đánh
- Tây Sở đại bại xa giá phải lưu vong
- Quân Hán việc đầu tiên là truy bắt lấy ấn tín
- Quân Hán đã hoàn thành chiến dịch diệt Sở
- Một nửa đất nước bị mất ( chuyện ly tán trước mắt )đã thành sự thật
- Giọt nước mắt rơi khắp nơi chứng kiến sự đau lòng
Gửi bởi phuhoang4142 ngày 21/10/2010 03:52
Có 1 người thích
Người xưa cỡi hạc bay xa rồi
Đất cũ còn lầu Hoàng hạc thôi !
Hoàng hạc bay đi không trở lại
Mây trời dịu dặc mãi còn trôi !
Rặng cây rũ bóng Hán Dương ấy
Cồn cỏ vương hương Anh Vũ ơi !
Quê cũ là đâu chiều vẫn ngóng
Khói mờ sông vắng dạ bồi hồi !
Gửi bởi Nguyễn Xuân Bình ngày 05/11/2010 08:56
Có 3 người thích
Lầu Hoàng Hạc
Thuận nghịch độc
Xưa (trông) người cưỡi hạc bóng cao bay
(hạc hồng lầu không ảnh chốn này)
Cảnh Hạc Lầu không ảnh chốn này
Phong trắng mây (ánh) ngàn thu luống trải
Hạc vàng chim sải cánh trùng ngay
Sông Dương Hán tạnh cây bày sắc
Bãi Võ Oanh xanh cỏ ngọn dày
Lòng não nhớ quê chiều khuất bóng
Sông trên sóng phủ khói buồn vây
Đọc ngược
Vây buồn khói phủ sóng trên sông
Bóng khuất chiều quê nhớ não lòng
Dày ngọn cỏ xanh Oanh Võ bãi
Sắc bày cây tạnh Hán Dương Sông
Ngay trùng cánh sải chim vàng hạc
Trải luống thu ngàn ánh trắng phong
Này chốn ảnh không Lầu Hạc cảnh
Bay cao bóng hạc cưỡi người xưa(Trông)
3 – bỏ 2 từ đầu đọc xuôi
Cưỡi hạc bóng cao bay
Lầu không ảnh chốn này
Mây ngàn thu luống trải
Chim sải cánh trùng ngay
Hán tạnh cây bày sắc
Oanh xanh cỏ ngọn dày
Nhớ quê chiều khuất bóng
Sóng phủ khói buồn vây
4- bỏ 2 từ cuối đọc ngược
Khói phủ sóng trên sông
Chiều quê nhớ não lòng
Cỏ xanh Oanh Võ bãi
Cây tạnh Hán Dương Sông
Cánh sải chim vàng hạc
Thu ngàn ánh trắng phong
Ảnh không Lầu Hạc cảnh
Bóng hạc cưỡi người xưa(trông)
5 -bỏ 3 từ cuối đọc xuôi
Vây buồn khói phủ
Bóng khuất chiều quê
Dày ngọn cỏ xanh
Sắc bày cây tạnh
Ngay trùng cánh sải
Trải luống thu ngàn
Này chốn ảnh không
Bay cao bóng hạc
7- bỏ 4 từ đầu đọc xuôi
Bóng cao bay
Ảnh chốn này
Thu luống trải
Cánh trùng ngay
Cây bày sắc
Cỏ ngọn dày
Chiều khuất bóng
Khói buồn vây
8- bỏ 4 từ cuối đọc ngược
Sóng trên sông
Nhớ não lòng
Oanh Võ bãi
Hán Dương Sông
Chim vàng Hạc
Ánh trắng phong
Lầu Hạc cảnh
Cưỡi người xưa
9 - Lục bác đọc xuôi
Người Xưa cưỡi hạc cao bay
Bóng lầu hạc cảnh chốn này ảnh không
Ngàn thu mây trải trắng phong
Luống chim vành hạc cánh trùng sải ngay
Hán Dương sông tạnh cây bày "Tản Đà"
Bãi Oanh Võ ngọn cỏ dày sắc xanh
Bóng quê chiều khuất não lòng
Trên sông khói phủ sóng buồn nhớ vây
Lục bác đọc ngược
Khói buồn sóng phủ trên sông
Chiều quê bóng khuất não lòng nhớ vây
Bãi Anh Võ cỏ ngọn dày
Hán Dương sông tạnh cây bày sắc xanh
Sải ngay cánh hạc chim vàng
Luống thu trùng trải mây ngàn trắng phong
Chốn này Hạc cảnh Lầu không
Ảnh xưa hạc cưỡi bóng người cao bay
Lục bác đọc tự do trong 56 ký tự
Vây buồn sóng phủ trên sông
Khói chiều bóng khuất não lòng nhớ quê
Cỏ dày Anh Võ bãi xanh
Ngọn sông tạnh sắc cây bày Hán Dương
Sải ngay cánh hạc chim vàng
Trùng thu luống trải mây ngàn trắng không
Ảnh này cảnh Hạc Lầu phong
Chốn xưa hạc cưỡi bóng người cao bay
Texas MÙA THU 2007
Gửi bởi tile_kg86 ngày 18/11/2010 09:27
Có 2 người thích
Tôi nhìn từng dòng chữ mà xúc động, tôi tự dưng tưởng tượng mấy nghìn năm trước, các bài thơ Đường và thơ chữ Hán nói chung đã xa nhưng đến nay vẫn còn sống âm ĩ trong lòng bạn đọc; tôi cũng có cơ hội mở rộng tầm mắt. Đó cũng là nhờ lòng mến mộ và ủng hộ của tất cả các độc giả, dịch giả, tác giả hoạ thơ. Những bài đối đáp, những câu chữ nhiều khi chân phương, lắm khi mượt mà, không kém phần sinh lực, làm sống lại một thời thơ. Trong tôi, thiết nghĩ, có thơ là thuốc dưỡng cho tâm hồn. Tôi chân thành cảm ơn tất cả các thành viên đã tạo nên những bài viết trong này. Tôi đồng thuận và tôn trọng những gì mà các tác giả đã giữ gìn!
Thi Lễ cẩn kí
Gửi bởi buhi.thaonguyen ngày 04/01/2011 06:25
Tôi bầu chọn bài dịch của Tản Đà.Bài của Tản Đà hàm súc, đủ nghĩa.
Gửi bởi donghoa ngày 12/06/2011 05:26
Có 1 người thích
SAY
Ngồi yên thả mắt thoáng chìm say
Nhìn dáng hoa bay cánh rũ đầy
Sống mãi đời theo men đắng ấy
Chết rồi thân gửi mộ nơi đây
Xuân tan chim đã bay rời tổ
Ngày hết đêm qua tóc nhuốm mây
Mãn kiếp vui vầy cùng với rượu
Thế nhân thay đổi mặc tình ai
Đông Hòa - Nguyễn Chí Hiệp
Trang trong tổng số 12 trang (117 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối