☆☆☆☆☆ 634.44
Nước:
Ấn Độ457 bài thơ
53 người thích: tunglam, Petal Le, MaiHoa, estrange, haidang179, hoadongnoi, T0mato, chieuthu, Nguyễn Minh Trí, t_amelia1994, thutrinh, hoang khac tho, janiloveyou, parkshinyang, Long Tâm, ngoc_sa7188, Khách Cô Liêu, Dra Kawatashi, herotruongdinh, trần phương thanh, Prometheus, Tuấn Khỉ, Lá Vàng, Giọt Mưa Trong, Uyên Trường, abigpig, Lucky Roo, manhngocyen, What_is_in_a_name, hoalucbinh, Tống Hà, Minh Trúc, San.San, Đông Phương Điểm Trần, Sai Toàn Năng, nttt_kancha, Thang Trúc Phương, ylang2412, ThienXuyen, Duy Phi, Hữu Ân, Lliz, 妙香, Nguyen Thi Thanh Thao, Hàm anh trớ hoa 含英咀華, Nguyễn Duy Nhất, phuc_9999, Đức Cường, Thanh Khương, Phương Tiểu Di Cô Nương, Hiền Tư, Đức Cường, onggiaongheo
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 25/06/2005 19:12 bởi
Vanachi, đã sửa 5 lần, lần cuối ngày 13/06/2008 02:43 bởi
Cammy Rabindranath Tagore (7/5/1861 - 7/8/1941) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và hoạ sĩ Ấn Độ, giải Nobel Văn học năm 1913. Là con thứ mười bốn của một điền chủ - nhà cải cách tôn giáo giàu có. Ông đi học ở trường một thời gian ngắn; về sau học ở nhà với cha. 8 tuổi, R. Tagore nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, hoạ, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn và dịch kịch Shakespeare; 17 tuổi sang Anh du học; năm 1880, trở về ấn Độ, viết vở nhạc kịch đầu tiên. Năm 1910 ra đời tiểu thuyết sáng giá nhất của R. Tagore - Gora - ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị. Năm 49 tuổi R. Tagore xuất bản Gitanjali (theo tiếng Bengal có nghĩa là Lời dâng). Thi phẩm này là lí do cho việc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là kỳ công thứ hai của văn học ấn Độ (sau Sakuntala của Kalidasa, nhà thơ lớn ấn Độ thế kỷ thứ V). R. Tagore được trao giải vì những vần thơ tuyệt diệu, mang những cảm nhận sâu sắc, độc đáo, thể hiện một tài năng thơ ca đặc biệt khác thường. Thơ của Tagore giàu tinh thần nhân loại, là chiếc gạch nối giữa những truyền thống văn hoá Ấn Độ và văn hoá hiện đại phương Tây. Thời kì sau Lời dâng R. Tagore bắt đầu được tôn vinh ở Tổ quốc của mình như một vị thánh. Năm 68 tuổi R. Tagore bắt đầu vẽ tranh và triển lãm ở Munich, New York, Paris, Moxcva và nhiều nơi khác. 80 tuổi R. Tagore qua đời sau hai năm bị mù, để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín cùng hàng ngàn ca khúc và tranh vẽ vô giá.
Tác phẩm:
- Câu chuyện nhà thơ (Kabikahine, 1878, trường ca)
- Tiếng hát buổi chiều (Sandhya sangeet, 1882, thơ)
- Tiếng hát buổi sáng (Prabhat sangeet, 1883, thơ)
- Lễ hiến sinh (Visarjan, 1890, kịch)
- Một lí tưởng (Manasi, 1890, thơ)
- Con thuyền vàng (Sonar tari, 1894, thơ)
- Khoảnh khắc (Khanika, 1900, thơ)
- Tặng vật (Naivedya, 1901, thơ)
- Kí ức (Sharan, 1902, thơ)
- Hạt cát nhỏ (Cokher bọli, 1903, tiểu thuyết)
- Đắm thuyền (Naukọdubi, 1906, tiểu thuyết)
- Trẻ thơ (Sisu, 1909; năm 1915 đổi tên thành Trăng non, thơ)
- Gora (1910, tiểu thuyết)
- Vượt biển (Kheya, 1906, thơ)
- Hi sinh (Naibedya, 1910, thơ)
- Lời dâng (Gitanjali, 1910, thơ)
- Thân chủ của gia đình (Raja, 1910, kịch)
- Vô cảm (Achalayatan, 1912, kịch)
- Sở bưu điện (Dakghar, 1912, kịch)
- Hồi ức (Jibansmriti, 1912, thơ)
- Đá khát và những câu chuyện khác (Hungry stones and other stories, 1913, tập truyện)
- Bài hát tưởng niệm (Gitimalya, 1914, thơ)
- Người làm vườn (The gardener, 1914, thơ)
- Vòng hoa thơ (Gitali, 1914, thơ)
- Ngôi nhà và thế giới (Ghare - baire, 1916, tiểu thuyết)
- Thầy tu khổ hạnh (Xaniaxi, 1916, kịch)
- Mùa xuân trở lại (Phalguni, 1916, kịch)
- Đường bay của chiếc cần cẩu (Balaka, 1916, thơ)
- Mùa hái quả (Fruit - gathering, 1916, thơ)
- Tặng vật (Lover’s gift, 1918, thơ)
- Kẻ lánh nạn (The fugitive, 1921, thơ)
- Thác nước (Muktadhara, 1922, kịch)
- Cây trúc đào đỏ (Rakta - karabi, 1926, kịch)
- Dòng chảy (Yogayog, 1929, tiểu thuyết)
- Cuộc khủng hoảng của nền văn minh (Sabhyatar sankat, 1941, tiểu luận)
Rabindranath Tagore (7/5/1861 - 7/8/1941) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và hoạ sĩ Ấn Độ, giải Nobel Văn học năm 1913. Là con thứ mười bốn của một điền chủ - nhà cải cách tôn giáo giàu có. Ông đi học ở trường một thời gian ngắn; về sau học ở nhà với cha. 8 tuổi, R. Tagore nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, hoạ, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn và dịch kịch Shakespeare; 17 tuổi sang Anh du học; năm 1880, trở về ấn Độ, viết vở nhạc kịch đầu tiên. Năm 1910 ra đời tiểu thuyết sáng giá nhất của R. Tagore - Gora - ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị. Năm 49 tuổi R. Tagore xuất bản Gitanjali (theo tiếng Bengal có nghĩa là Lời dâng). Thi phẩm này là lí do cho việc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là kỳ công…