834.57
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
226 bài thơ, 156 bài dịch
2 bình luận
39 người thích
Tạo ngày 20/03/2005 07:11 bởi Méri, đã sửa 5 lần, lần cuối ngày 22/12/2009 20:45 bởi karizebato
Tế Hanh (20/6/1921 - 16/7/2009) tên thật là Trần Tế Hanh, sinh tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, mất tại Hà Nội. Thuở nhỏ ông học trường làng, rồi trường huyện. Năm 1936 đậu tiểu học, ra học tại trường Quốc học Huế. Năm 1943 đậu tú tài triết học. Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng, là uỷ viên giáo dục trong Uỷ ban lâm thời thành phố Đà Nẵng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Năm 1947, ông làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hoá kháng chiến Nam - Trung bộ, uỷ viên thường vụ chi…

 

  1. 9 phút tấn công
  2. Anh đến với em là lẽ tất nhiên
  3. Anh trong đau ốm gặp em
  4. Anh yêu em
  5. Ao ước
  6. Ba bài thơ về Ba Bể
  7. Ba Gia
  8. Bà mẹ canh biển
  9. Bài ca trở về
  10. Bài học nhỏ về nhà thơ lớn
  11. Bài thơ - bức tranh - bản đàn
  12. Bài thơ tháng bảy (I)
  13. Bài thơ tháng bảy (II)
  14. Bài thơ tình ở Hàng Châu
    2
  15. Bão
    1
  16. Bay lên
  17. Bằng lăng
  18. Bé hát dưới trăng
  19. Bé Việt vẽ
  20. Bên anh
  21. Bên phải bên trái
  22. Biển lửa đấu tranh
  23. Bóng anh
  24. Buồn riêng, vui chung, vui riêng
  25. Bước đi chiến thắng, bước đi mùa xuân
  26. Ca ngợi
  27. Các anh sẽ trả thù cho em
  28. Cái chết của em Ái
  29. Cái giếng đầu làng
  30. Cái mốc
  31. Cái nhìn
  32. Cảm thông
  33. Cánh đồng bao la
  34. Cắn đào
  35. Cây Bác Hồ
  36. Cây nhót
  37. Cha ngồi ở giữa
  38. Chào mừng ngày 1 tháng 5
  39. Chị công nhân chăn bò
  40. Chị Duyên anh Hải
  41. Chiếc rổ may
    1
  42. Chiêm bao (I)
  43. Chiêm bao (II)
  44. Chiều thu
  45. Chú bé “dũng sĩ diệt Mỹ”
  46. Chủ nhật
  47. Chùa
  48. Chung bến chung lòng
  49. Chúng ta đi
  50. Chuyện buồn
  51. Chuyện cái hầm
  52. Chuyện chiếc mũ sắt
  53. Chuyện em bé cười ra đồng tiền
  54. Chứa chất
  55. Có một con tàu mang tên anh
  56. Có những con đường
    1
  57. Con đường
  58. Con đường rợp bóng Hồ Chí Minh
  59. Con nằm
  60. Cũng là có nhau
  61. Dặm liễu
  62. Dặn con đi sơ tán
  63. Dễ thương
  64. Diệu huyền
  65. Đắng cay
  66. Đêm 2 tháng 9
  67. Đêm nay
  68. Đến Mộc Châu
  69. Đi học trường Đảng
  70. Đi tìm mùa xuân
  71. Điệu quê hương
  72. Đọc “Từ tuyến đầu tổ quốc”
  73. Độc ác
  74. Đội vũ trang tuyên truyền Lâm Đồng
  75. Đu đủ và cam
  76. Đưa con đi học
  77. Em chờ anh
  78. Em đến với anh
  79. Em gần gũi, em xa xôi
    1
  80. Em ở đâu
  81. Em trả lời
  82. Giấc mộng diệu huyền
  83. Giấc mộng xuân
  84. Giữa anh và em
  85. Giữa mùa xuân dâng Đảng bó hoa xuân
  86. Gửi bạn đang kháng chiến lần thứ hai ở quê hương
  87. Gửi đồng chí Bi Năng Tắc
  88. Gửi miền Bắc
  89. Gửi Quảng Nam - Đà Nẵng
  90. Hà Nội 1966
  91. Hà Nội vắng em
  92. Hai câu
  93. Hải Phòng - Qui Nhơn
  94. Hai ta
  95. Hẹn
  96. Hoa
  97. Hoa báo mưa
  98. Hoa hồng Bun-ga-ri
  99. Hoa nở theo trăng
  100. Hoa xuyên tuyết
  101. Hoàng hôn
  102. Họp tổ đêm trăng
  103. Hờ hững
  104. Kể lể
  105. Không đề (I)
  106. Không đề (II)
  107. Lên bình kịch
  108. Lên Đông Bắc
  109. Liên Xô anh cả chúng ta mở đường
  110. Liễu
  111. Lời chào đoàn kết đấu tranh
  112. Lời con đường quê
  113. Lời tình
  114. Mai vàng
  115. Mặt mùa xuân
  116. Mặt quê hương
  117. Mẹ con
  118. Mía
  119. Miếng vá trên áo anh
  120. Mong manh
  121. Một làng thương nhớ
  122. Một nỗi niềm xưa
  123. Mua hoa
  124. Mùa thu ở nông trường
  125. Mùa thu tiễn em
  126. Mùa xuân rực lửa
  127. Muối
  128. Mưa ngâu
  129. Nam Bắc, Bắc Nam
  130. Ngại ngùng
  131. Nghe tin cha mất
  132. Ngoài khơi trong lộng
  133. Ngọn đèn - con mắt - vì sao
  134. Nguỵ biện
    1
  135. Người đàn bà Ninh Thuận
  136. Người hà tiện
  137. Người mẹ
  138. Người thuỷ thủ và con chim én
  139. Nhà hội hoạ - nhà điêu khắc và nhà thơ
  140. Nhà vắng em
  141. Nhắn nhe
  142. Nhật ký về Mặt Trăng 9 và Sao Kim 3
  143. Nhớ
  144. Nhớ bác Mao
  145. Nhớ bạn
  146. Nhớ con sông quê hương
    11
  147. Nhớ Quy Nhơn
  148. Nhớ về Hà Nội hôm nay
  149. Những con chim
  150. Những đêm tối
  151. Những loại kính
  152. Những lời ngoài bưu thiếp
  153. Những lớp người cùng chiến đấu
  154. Những ngày nghỉ học
  155. Những người đẹp nhất
  156. Nói chuyện với người yêu một ngày đầu năm
  157. Nói chuyện với sông Hiền Lương
  158. Nói về tình yêu
  159. Nối liền Bắc Nam
  160. Nông trường cà phê
  161. Nước chảy ngang
  162. Ở chiến khu cách mạng
  163. Phần mộ mẹ cha
  164. Phơi phới
  165. Phượng
  166. Qua công trường gỗ
  167. Quê bạn
  168. Quê hương (I)
    11
  169. Quê hương (II)
  170. Quê mới
  171. Quyển vở nháp
  172. Rét nàng Bân
  173. Sao ba lại đánh em?
  174. Sầu tên
  175. Sóng
  176. Sông Tiền Đường
  177. Sống vội
    1
  178. Ta đã yêu em
  179. Tặng
  180. Tặng đồng chí thương binh
  181. Tặng hoa (I)
  182. Tặng hoa (II)
  183. Tấm lịch đời
  184. Tâm lý trên trời
  185. Tâm sự
  186. Tên quê hương
  187. Thắc mắc
  188. Thăm đồi A1
  189. Thăm nhà một người đánh cá
  190. Thăm quê hương kết nghĩa
  191. Thăm quê hương Lỗ Tấn
  192. Thơ vui tặng con nhỏ
  193. Thu
  194. Thương
  195. Tiếng ca không giới tuyến
  196. Tiếng gọi thiêng liêng
  197. Tiếng sóng
  198. Tiếp tục giấc mơ Nguyễn Công Trứ
  199. Tìm xuân - tầm xuân
  200. Tình Bắc Nam
  201. Tình tự
  202. Tình yêu và vĩnh viễn
  203. Trả lời thầy Tề Bạch Thạch
  204. Trái chín
  205. Trái thu
  206. Trao đổi
  207. Trăng
  208. Trăng tàn
  209. Trên chiếc tàu Ba Lan
  210. Trời sắp sáng rồi
  211. Trung Hoa
  212. Trung thu
  213. Trước mộ Lenin
  214. Trường xưa
  215. Từ giã
  216. Ước ao
  217. Vạn Lý Trường Thành
  218. Văn xuôi cho em
  219. Về tình yêu
  220. Viết tên trên cát
  221. Vĩnh viễn
  222. Với một vì sao
  223. Vu vơ
  224. Vườn cũ
  225. Vườn xuân
  226. Vườn xưa

Tuyển tập chung

Thơ dịch tác giả khác

  1. “Ai ngày xưa phát minh chiếc đồng hồ...” “Sag mir, wer einst die Uhren erfund...” (Heinrich Heine)
    2
  2. “Bằng thời gian anh giao kết cùng em...” (Andrey Voznhesenski)
    1
  3. “Cảnh thiên đường không hấp dẫn tôi...” “Mich locken nicht die Himmelsauen...” (Heinrich Heine)
    1
  4. “Cô gái trong dàn đồng ca hát vang...” “Девушка пела в церковном хоре...” (Aleksandr Blok)
    3
  5. “Đêm nay tôi mơ thấy...” “Im nächt’gen Traum hab ich mich selbst geschaut...” (Heinrich Heine)
    2
  6. “Đồi và nhà soi bóng...” “Berg’ und Burgen schaun herunter...” (Heinrich Heine)
    2
  7. “Hãy đặt tay em...” “Tedd a kezed...” (József Attila)
    3
  8. “Hãy sống không phải trong không gian mà trong thời gian...” “Живите не в пространстве, а во времени...” (Andrey Voznhesenski)
    1
  9. “Họ dày vò thân tôi...” “Sie haben mich gequälet...” (Heinrich Heine)
    3
  10. “Không ai biết anh...” “On ne peut me connaître...” (Paul Éluard)
    2
  11. “Một vì sao hôm...” “Вечерний свет звезды...” (Stepan Sipachev)
    1
  12. “Mùa hè nồng cháy...” “Es liegt der heiße Sommer...” (Heinrich Heine)
    4
  13. “Nàng chạy như con hươu...” “Sie floh vor mir wie ‘n Reh so scheu...” (Heinrich Heine)
    1
  14. “Nếu có cuộc thi vô địch...” “Если были бы чемпионаты...” (Andrey Voznhesenski)
    1
  15. “Ngày, giờ, và vĩnh viễn...” “Stunden, Tage, Ewigkeiten...” (Heinrich Heine)
    1
  16. “Những hoa hồng tái nhạt...” “Warum sind denn die Rosen so blaß...” (Heinrich Heine)
    4
  17. “Những người sinh ra trong những năm không lịch sử...” “Рожденные в года глухие...” (Aleksandr Blok)
    1
  18. “Phàm những cuộc đời kỳ lạ...” “Все живое особой метой...” (Sergei Yesenin)
    4
  19. “Thêm một lần...” “И снова в небе вьются птицы...” (Leonid Martynov)
    1
  20. “Thuở ấy, tôi có một tổ quốc rất đẹp...” “Ich hatte einst ein schönes Vaterland...” (Heinrich Heine)
    1
  21. “Tôi từng mơ những cơn mơ say đắm...” “Mir träumte einst von wildem Liebesglühn...” (Heinrich Heine)
    1
  22. “Trên đồi Gruzi đêm xuống...” “На холмах Грузии лежит ночная мгла...” (Aleksandr Pushkin)
    9
  23. “Trí nhớ - đó là bầy sói trên cánh đồng...” “Память – это волки в поле...” (Andrey Voznhesenski)
    2
  24. “Triệu năm...” “Es stehen unbeweglich...” (Heinrich Heine)
    5
  25. “Trong đêm tối đời tôi...” “In mein gar zu dunkles Leben...” (Heinrich Heine)
    1
  26. “Về chiến công, lòng dũng cảm, vinh quang...” “О доблестях, о подвигах, о славе...” (Aleksandr Blok)
    4
  27. An ủi Vigasz (József Attila)
    1
  28. Anh đã thấy Ich seh im Stundenglase schon (Heinrich Heine)
    1
  29. Anh đến em Je suis venu vers toi (Louis Aragon)
    1
  30. Anh ngủ sao? Dormez-vous ? (Jean Cayrol)
    1
  31. Bác Hồ (Madeleine Riffaud)
    1
  32. Bài ca Chanson (Eugène Guillevic)
    2
  33. Bài ca của người hát trong ngục tù tra tấn Ballade de celui qui chanta dans les supplices (Louis Aragon)
    2
  34. Bài ca nước biển La balada del agua del mar (Federico García Lorca)
    1
  35. Bài hát ru Altató (József Attila)
    1
  36. Bài hát về con chó mẹ Песнь о собаке (Sergei Yesenin)
    2
  37. Bài thơ cuối Le dernier poème (Robert Desnos)
    2
  38. Bánh xe Колело (Bagriana Elisaveta)
    1
  39. Bảy bài thơ tình thời chiến (01) Les sept poèmes d’amour en guerre (01) (Paul Éluard)
    1
  40. Bảy bài thơ tình thời chiến (02) Les sept poèmes d’amour en guerre (02) (Paul Éluard)
    1
  41. Bị máy nghiến Munkáshalál (József Attila)
    2
  42. Binh đoàn quốc tế đến Madrid Llegada a Madrid de la Brigada Internacional (Pablo Neruda)
    1
  43. Bình minh nhuốm L'aube point (Mohammed Dib)
    1
  44. Bọn buôn bán khoan hồng (trích) Les vendeurs d’indulgence (extrait) (Paul Éluard)
    1
  45. Bóng tối Az árnyékok (József Attila)
    1
  46. Brandebourg (André Frénaud)
    1
  47. Các em đi tìm hoà bình (trích) Kinderkreuzzug (extrakt) (Bertolt Brecht)
    1
  48. Cách mạng Forradalom (Petőfi Sándor)
    1
  49. Cảm hoài về hiện tại Ностальгия по-настоящему (Andrey Voznhesenski)
    2
  50. Can đảm Courage (Paul Éluard)
    1
  51. Cặn bã Lumpentum (Heinrich Heine)
    1
  52. Cầu Mirabeau Le pont Mirabeau (Guillaume Apollinaire)
    12
  53. Cây sáo ngày qua Старинна флейта (Bagriana Elisaveta)
    1
  54. Cây Xêqua Lênin Секвойя Ленина (Andrey Voznhesenski)
    1
  55. Chỉ có lặng im Il n'y avait que le silence (Jean Rousselot)
    1
  56. Chỉ thị Avis (Paul Éluard)
    1
  57. Chiếc tàu buôn người da đen Das Sklavenschiff (Heinrich Heine)
    2
  58. Chiến tranh (trích) La guerre (extrait) (Louis Aragon)
    1
  59. Chín viên đạn Neuf balles (Madeleine Riffaud)
    3
  60. Chúng nó Eux (Jean Marcenac)
    1
  61. Con chim của hoang tàn L’oiseau des ruines (Yves Bonnefoy)
    1
  62. Con đường số Một Дорога номер один (Evgeny Evtushenko)
    1
  63. Công trình Hесущих (Andrey Voznhesenski)
    1
  64. Cuối cùng tôi tìm ra xứ sở Ime, hát megleltem hazámat (József Attila)
    1
  65. Dã sử về Gabriel Péri Légende de Gabriel Péri (Louis Aragon)
    1
  66. Diều hâu Коршун (Aleksandr Blok)
    2
  67. Dọc sông Đa-nuýp A Dunánál (József Attila)
    1
  68. Dominique đây rồi (trích) Dominique aujourd’hui présente (extrait) (Paul Éluard)
    1
  69. Đại hội 12 12e congrès (Paul Éluard)
    1
  70. Đám rước Cortège (Jacques Prévert)
    1
  71. Đảo xanh Poema Salgado (Ovídio Martins)
    1
  72. Đẹp hơn nước mắt Plus belle que les larmes (Louis Aragon)
    1
  73. Đề mộ một người nông dân Tây Ban Nha Egy spanyol földmíves sírverse (József Attila)
    1
  74. Để sống ở đây Pour vivre ici (Paul Éluard)
    1
  75. Đôi mắt Elsa Les yeux d’Elsa (Louis Aragon)
    3
  76. Đôi ta đã chạm môi Puisque j’ai mis ma lèvre à ta coupe encor pleine (Victor Hugo)
    4
  77. Đông lại Замерзли (Andrey Voznhesenski)
    1
  78. Đời chúng ta Notre vie (Paul Éluard)
    1
  79. Đường ra mặt trận Дорога на фронт (Olga Berggoltz)
    1
  80. Em chết mà vẫn sống Ma morte vivante (Paul Éluard)
    1
  81. Em ơi đã đến lúc rồi Пора, мой друг, пора (Aleksandr Pushkin)
    3
  82. Gabriel Péri (Paul Éluard)
    1
  83. Gặp một em bé lượm củi Rencontre d'une belle fagotière (Victor Hugo)
    2
  84. Giấc mơ Сон (Andrey Voznhesenski)
    1
  85. Gió Le vent (Jean Tardieu)
    2
  86. Gió Vents (Saint-John Perse)
    1
  87. Gió gào thét trong rừng (Stepan Sipachev)
    1
  88. Giới nghiêm Couvre-feu (Paul Éluard)
    1
  89. Giới thiệu Bevezető (József Attila)
    1
  90. Gửi chị Jocó Kedves Jocó (József Attila)
    2
  91. Gửi Flora Flóra (József Attila)
    2
  92. Gửi mẹ tôi B. Heine, sinh tại Geldern An meine Mutter B. Heine, geborne v. Geldern (Heinrich Heine)
    5
  93. Gửi người trong mơ À celle dont ils rêvent (Paul Éluard)
    1
  94. Hãy chờ xem Wartet nur (Heinrich Heine)
    2
  95. Hoa lila và hoa hồng Les lilas et les roses (Louis Aragon)
    1
  96. Hoa và bướm La pauvre fleur disait au papillon céleste (Victor Hugo)
    1
  97. Hòn đất với hòn đất Rög a röghöz (József Attila)
    1
  98. Hỡi số phận, mở trước tôi... Sors, nyiss nekem tért... (Petőfi Sándor)
    1
  99. Im lặng Мълчание (Daltchev Athanas)
    1
  100. Im lặng! Тишины! (Andrey Voznhesenski)
    2
  101. Không đề (Stepan Sipachev)
    1
  102. Không đề Töredékek (József Attila)
    1
  103. Kỷ niệm thoáng qua Könnyű emlékek (József Attila)
    1
  104. Liên Xô, sự hứa hẹn duy nhất (Paul Éluard)
    1
  105. Lòng tin của Henri Martin La confiance d’Henri Martin (Paul Éluard)
    1
  106. Lợi nhuận Haszon (József Attila)
    1
  107. Lời từ biệt và chiếc khăn Sbohem a šáteček (Vítězslav Nezval)
    2
  108. Lời từ giã lúc ra đi Despedida en el momento de partir (Agostinho Neto)
    1
  109. Mẹ tôi Anyám (József Attila)
    2
  110. Một chuyện biệt li (Nazim Hikmet)
    1
  111. Ngày mai Demain (Robert Desnos)
    2
  112. Nguyền rủa Анафема (Andrey Voznhesenski)
    1
  113. Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa Не пой, красавица, при мне (Aleksandr Pushkin)
    8
  114. Người tí hon bằng cát Песчаный человек (Andrey Voznhesenski)
    1
  115. Nhớ Ady Ady emlékezete (József Attila)
    1
  116. Những cây keo Ákácokhoz (József Attila)
    1
  117. Những đêm ấy Нощи (Bagriana Elisaveta)
    1
  118. Những người bị bắn ở Châteaubriant Les fusillés de Châteaubriant (René Guy Cadou)
    1
  119. Những người theo chủ nghĩa xã hội Socialisták (József Attila)
    1
  120. Nói theo cách Rasul Gamzatov По мотивам Расула Гамзатова (Andrey Voznhesenski)
    1
  121. Nước Pháp ở xa La France au loin (Jules Supervielle)
    1
  122. Ôi cái nước tên là nước Pháp O pays nommé France (Jean Tardieu)
    2
  123. Ở phía Nam của đất (Mireille Gansel)
    1
  124. Phục sầu kỳ 03 (Đỗ Phủ)
    11
  125. Quần chúng Tömeg (József Attila)
    1
  126. Quyển sách Книга (Bagriana Elisaveta)
    1
  127. Ru Ringató (József Attila)
    7
  128. Sinh nhật tôi Születésnapomra (József Attila)
    1
  129. Sonnet 07 (Jean Cassou)
    3
  130. Sonnet 22 (Jean Cassou)
    2
  131. Ta chào nước Pháp Je vous salue ma France (Louis Aragon)
    1
  132. Tháng ba Március (József Attila)
    1
  133. Tháng mười một Novembre (Pierre Seghers)
    1
  134. Tháng năm nở đầy hoa Mai tout en fleurs (Victor Hugo)
    3
  135. Thần tiên Le sylphe (Paul Valéry)
    1
  136. Thông điệp (Mieczysław Jastrun)
    1
  137. Thơ A költészet (Petőfi Sándor)
    1
  138. Thơ phải lấy chân lý thực tiễn làm mục đích La poésie doit avoir pour but la vérité pratique (Paul Éluard)
    1
  139. Thơ tặng Praha Sloky o Praze (Vítězslav Nezval)
    4
  140. Thư gửi Roberto Obregon Morales Приглашение Роберто Обрегон Моралес (Andrey Voznhesenski)
    1
  141. Tiếng hát người làm thuê Bérmunkás-ballada (József Attila)
    1
  142. Tình yêu Любовь (Leonid Martynov)
    1
  143. Tình yêu và hạnh phúc Que serais-je sans toi? (Louis Aragon)
    2
  144. Tổ quốc Hazám (József Attila)
    1
  145. Tôi chỉ cần một bạn đọc Csak az olvassa (József Attila)
    1
  146. Trời mưa (Francis Carco)
    1
  147. Trước ngày lễ lớn (Pavel Antokolsky)
    1
  148. Tuổi thơ tôi (I) Mon enfance (I) (Victor Hugo)
    1
  149. Tuyên ngôn về thơ Ars poetica (József Attila)
    2
  150. Tự do (II) Liberté (Paul Éluard)
    5
  151. Vĩ thanh Épilogue (Louis Aragon)
    1
  152. Việc làm đẹp Le beau travail (Pierre Seghers)
    1
  153. Viết trên tường Ecrit sur le mur (Jean Cayrol)
    1
  154. Xi bê ri Огни Сибири (Aleksandr Tvardovsky)
    1
  155. Xứ Bretagne Bretagne (Eugène Guillevic)
    2
  156. Xưởng thuỷ tinh Стеклозавод (Andrey Voznhesenski)
    1

 

 

Ảnh đại diện

Rớm lệ Tế Hanh

Tôi vừa đến Cát Bà thì nhận được điện của Thân báo nhà thơ Tế Hanh vừa mất trưa nay, 16/7/2009. Một cái tin thật đơn giản, nhưng đã làm tôi lặng người. Bởi không chỉ một con người ra đi, mà con người ấy lại là một nhà thơ, một nhà thơ mang tên Tế Hanh.

Tôi chợt nhớ câu thơ thật thân phận của ông thuở hoa niên, câu thơ hay và lạ ấy lại như vận vào chính ông những năm tháng cuối đời:

Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Vâng, 10 năm cuối đời sau một cơn tai biến mạch máu não trong đêm thơ kỷ niệm 40 năm đường Trường Sơn 559 lịch sử (1999), ông đã phải nằm im lặng trên giường bệnh cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng. 10 năm thật chậm chạp với ông như một chuyến đi “không đủ sức đi mau”. Tại sao vậy? Khó mà giải thích. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng, nhà thơ Tế Hanh vẫn còn nặng nợ với đời.
Mười lăm năm trước, tôi hỏi ông có còn làm nhiều thơ không, ông liền đọc cho tôi nghe bài thơ 2 câu:
Người ta hỏi tôi làm gì?
- Tôi làm thinh
Làm thinh với ông cũng là một hành động?

10 năm “làm thinh” trên giường bệnh, trong bệnh viện hay trong căn phòng trên gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội, ông đã nghĩ gì? Không ai biết. Nhưng những câu thơ của ông vẫn làm lay động bao thế hệ Việt cả trong và ngoài nước. Năm ngoái, khi tôi đến Canada, một anh bạn nghe bài hát Khúc hát sông quê của tôi phổ thơ Lê Huy Mậu, liền nhắc tới bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh và anh đọc thuộc không sai một chữ. Tế Hanh lặng lẽ sống bằng những bài thơ của mình như thế trong lòng bạn đọc.
Chẳng biết nước có nhớ ngày nhớ tháng
Nhớ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hồi tôi làm báo Thơ (2003-2004) của Hội Nhà Văn, tôi đề nghị nhà thơ Tế Hanh tự chọn trang thơ tâm đắc của ông, và ông chỉ gật gật bài nào ông đồng ý khi đưa ra danh mục tôi chọn trước, nhưng rồi ông cứ chưa yên, hoá ra thiếu bài Nhớ con sông quê hương. Quả là với Tế Hanh, không thể thiếu con sông quê hương được. Ông cũng có một câu thơ mà chỉ nổi tiếng khi Trần Đăng Khoa đã lặp lại của ông để trở thành một bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Thành: “Biển một bên và em một bên”. Câu thơ gốc của ông không có chữ “và”.

Có lẽ trong 4 nhà thơ từng được bình chọn trong một cuộc trưng cầu bạn yêu thơ trên tạp chí Tác phẩm mới sau 1975, cùng với Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên… Tế Hanh lại được khá nhiều bạn đọc yêu thích, là nhờ cái điệu thơ chân thành đôi khi đến “ngẩn ngơ thi sĩ” của ông.
Nông trường ta rộng mênh mông
Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài
Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị
Những câu thơ như ai cũng có thể làm được, nhưng phải đến Tế Hanh mới có những câu thơ như thế. Những câu thơ khiến tôi liên tưởng tới thi sĩ đồng quê tuyệt diệu của nước Nga – Xergay Esenin.

Tế Hanh, một thi sĩ hiền lành thế lại cũng đã từng dịch thành công nhiều bài thơ của Esenin, có một câu thơ theo tôi không thể nào dịch khác Tế Hanh: “Nếu không thành nhà thơ/ tôi đã thành trộm cướp”. Vâng, thi sĩ chính là những tính cách mạnh một cách chân thành như vậy đó. Đó chính là bài thơ Esenin tâm sự với mẹ.

Tế Hanh cũng đã hơn một lần nói về mẹ trong thơ, nhưng chưa lần nào làm tôi xúc động như bài thơ Bên mồ mẹ. Bài thơ chỉ mấy khổ ngắn, ông viết khi nước nhà thống nhất, trở lại quê nhà Quảng Ngãi sau mấy chục năm xa cách. Ông cũng như bao người thắp hương bên mồ mẹ, nhưng cũng chỉ Tế Hanh mới có cái tâm trạng chân thật đến đau buốt này:
Quê mẹ không còn mẹ
Bao giờ con lại về
Bây giờ, nhà thơ thương quê thương mẹ ấy đã ra đi. Ông vĩnh viễn từ biệt cuộc đời này, nhưng thơ ông thì dường như cứ bảng lảng bên cạnh những người còn sống. Đó cũng là con người ông, cách sống ông, hồn thơ ông – một rớm lệ Tế Hanh.


Cát Bà, 16.7.2009
Nguyễn Trọng Tạo
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
55.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mảnh hồn làng trong thơ Tế Hanh

Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Quê hương)
Tế Hanh giới thiệu về quê hương mình bằng những câu thơ chân mộc, hồn nhiên đến thế. Vậy mà, khi đọc lên không ai lại không cảm thấy nao lòng khi nghĩ về làng quê của mình. Bởi lẽ đã là người, ai cũng có một làng quê để chào đời, một làng quê để lớn lên và một làng quê để thương nhớ. Cái làng quê ấy đối với người Việt Nam đã trở thành một sức mạnh tinh thần trong quá trình dựng nước và giữ nước cũng như giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Nó cũng là nơi tìm về của mỗi chúng ta sau những ngày tháng phiêu linh trong cuộc đời trần thế nầy. Tế Hanh hôm nay đã trở về cõi vĩnh hằng hay chính ông đã trở về với “mảnh hồn làng” của quê hương ông. Trở về cái nơi mà ông đã cất tiếng khóc chào đời cách đây 89 năm.

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20-6-1921 tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, trường huyện. Sau đó, ông ra học trung học tại trường Quốc học Huế. Như một cơ duyên, ở đây ông được tiếp xúc với những người bạn trong phong trào thơ Mới như Huy Cận, Xuân Diệu cũng như được tiếp xúc nhiều hơn với nền thơ ca thế giới mà dặc biệt là thơ Pháp. Với tình yêu thơ sẵn có, ông đã làm thơ và cho ra đời tập thơ đầu tiên vào năm 1939 lấy tên là Nghẹn ngào, được giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn, rồi trở thành một trong những gương mặt trẻ của phong trào thơ Mới lúc bấy giờ. Tháng 8 năm 1945, ông gia nhập phong trào Việt Minh, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Làng quê của Tế Hanh là một vùng sông nước nằm ven bờ hạ lưu sông Trà Bồng, con sông đã “tắm mát” đời ông. Đây cũng chính là nơi tạo nên nguồn cảm hứng để thi nhân sáng tác những bài thơ nổi tiếng về sông nước quê hương như: Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Trở lại con sông quê hương, Bài thơ mới về con sông xưa... Chính vì vậy, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã không tiếc lời ca ngợi: “Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng”, trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật...” Phải chăng cái “thế giới rất gần gũi” trong thơ Tế Hanh mà Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói đến trong Thi nhân Việt Nam chính là cái tình quê da diết của Tế Hanh, cái đã làm nên “mảnh hồn làng” trong thơ ông.

“Mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh bình dị và trong trẻo đến lạ lùng. Nó không phải là những hình tượng thơ hoành tráng, lớn lao, đầy âm hưởng anh hùng ca và sử thi (vốn không phải là cái tạng của thơ Tế Hanh) như ở một số nhà thơ khác mà có thời chúng ta đã không tiếc lời ngợi ca, mà nó thật sự nhỏ nhoi, lặng lẽ, khiêm nhường như chính cái hồn thơ đôn hậu, tinh tế, trong trẻo của ông:
Đó chính là hình ảnh cái làng quê ở một vùng cù lao sông nước
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
(Quê hương)
Là “con đường quê” oằn mình trong mưa nắng để chia sẻ những nỗi cơ cực của người dân quê một nắng hai sương quanh năm lam lũ
Tôi con đường nhỏ chạy lang thang
Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng
...
Tôi thâu tê tái trong da thịt
Hương đất hương đồng chẳng ngớt tuôn
(Lời con đường quê)
Đó là hình ảnh cái ga tàu lặng lẽ nơi phố huyện buồn thê thiết khi chứng kiến bao cảnh tiễn biệt nơi sân ga. Để rồi với tâm hồn nhạy cảm của một thi nhân, Tế Hanh đã nghẹn ngào, xa xót...
Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vướng víu trong hơi máy
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.
(Những ngày nghỉ học)
Đó còn là hình ảnh một ngôi trường làng nhỏ nhoi lặng im mà sau bốn năm xa cách, khi về thăm, thi nhân không khỏi chạnh lòng trước cảnh xác xơ của một nơi đã từng ôm ấp bao kỷ niệm mộng mơ của tuổi học trò.
Hơn bốn năm trời trở lại đây
Trường ơi! Sao giống tấm thân này?
Mái hư, vách lở buồn xơ xác
Tim héo, hồn đau tủi đoạ đày.
(Trường xưa)
Rồi “mảnh hồn làng” ấy lớn dần theo năm tháng, đã ăn sâu trong tâm thức của thi nhân để trở thành một thứ tâm cảm, một thứ tâm linh trong thơ Tế Hanh dào dạt và sâu lắng, tha thiết mà ngọt ngào. Chính vì vậy cho dẫu sau này khi đã bước “sang bờ tư tưởng” mới, không còn vướng víu những buồn tủi cô đơn của một “thời thơ ây”. Nhưng không vì thế mà nó thiếu vắng ngọn lửa nhớ thương cháy bỏng, những thao thức đến nghẹn lòng khi nhà thơ hồi tưởng về hình ảnh quê hương. Và lúc ấy “mảnh hồn làng” lại hiện lên với những cung bậc tình cảm mới da diết và nhói đau. Bởi đây là thời gian nhà thơ phải ly hương “xa nhà đi kháng chiến”, để rồi sau đó phải sống dằn dặt xa quê với tâm trạng “ngày Bắc đêm Nam” trong hơn hai mươi năm trời khi đất nước tạm thời bị chia cắt. Vì vậy, “Mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh lúc nầy là hình ảnh một “vườn xưa” cháy bỏng khát vọng tìm về sau những ngày công tác
Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?
(Vườn xưa)
Là hình ảnh một “con sông quê hương” cuồn cuộn chảy trong tâm thức thi nhân với biết bao hồi ức chất đầy nỗi nhớ thương mà mỗi khi đọc bài thơ lòng chúng ta không khỏi thấy cồn cào, se thắt khi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ ở một con sông quê nào đó trên đất nước Việt Nam dấu yêu gắn liền với nền văn minh sông nước này
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.
(Nhớ con sông quê hương)
Và cái “mảnh hồn làng” trong tâm thức của thi nhân không chỉ là hình ảnh “con sông quê hương”, là “mảnh vườn xưa” mà còn là “tiếng sóng” xao xác trong hồn thơ của ông, cho dù sống trong xa cách nghìn trùng ông vẫn mang nó trong lòng. Bởi với ông cái hồn quê sông biển ấy vừa là thực lại vừa là mộng, vừa hiện hữu lại vừa hư vô, như thân phận của mỗi con người.
“Nơi rất thực và cũng là rất mộng.
Của đời tôi yêu biển tự bao giờ
Trong giấc ngủ vẫn nghe tiếng sóng
Như tiếng lòng, giục giã những lời thơ.”
(Tiếng sóng)
Thật vậy, cũng như bao người dân Việt vốn hấp thụ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, sông biển đã trở thành tâm thức trong thơ Tế Hanh. Và tâm thức về sông biển phải chăng là sự kết tinh của cái “mảnh hồn làng”, là sự hiện hữu của hồn quê, tình quê trong thơ ông. Đây cũng là biểu hiện của văn hoá làng trong thơ Tế Hanh. Vì vậy, nói đến thơ Tế Hanh không thể không nói đến tâm thức sông biển như một căn tính của thơ ông. Bởi chính nhà thơ đã xác quyết.
Tôi nói đến trời mây, tôi nói đến
Những cánh đồng, nhà máy, những hoa chim
Nhưng muốn nói nhiều hơn về xứ biển
Như cái gì thầm kín nhất trong tim
(Tiếng sóng)
Quả thật, hồn quê trong thơ Tế Hanh chính là kết tinh của “mảnh hồn làng” và đó là cái làm nên giá trị của thơ ông. “Mảnh hồn làng” ấy đã ôm ấp trong nó không chỉ có sông biển quê hương, có con đường quê với những ngày nghỉ học, có những toa tàu, có những vườn xưa lối cũ, có những bãi mía xạc xào những tiếng lòng thương nhớ mà còn có cả hình ảnh của những con người dân quê lam lũ “Sớm khuya chài lưới bên sông / Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng”, là hình ảnh người mẹ dấu yêu mà ngày mẹ mất tác giả như thấy cả đất trời sụp đổ.
Con lặng nhìn chung quanh
Thấy mồ to mả bé
Và nhìn lại đời mình
Thấy từ đây thiếu mẹ
(Bên mồ mẹ)
Đó cũng là cái tủ sách của cha mà với nhà thơ “cái hòm nhỏ con con / với tôi là của quý / thơ đã hoá tâm hồn / sách đã thành tri kỉ” (Cái tủ sách của cha tôi)... Và tất nhiên trong đó không thể thiếu vắng hình ảnh của người thương ở “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” để rồi cho mãi đến bây giờ thi nhân vẫn cứ thấy lòng ngẩn ngơ bất ổn.
Câu chuyện ngây thơ tự thuở nào
Bây giờ nhớ lại ngỡ chiêm bao
Ơi cô bạn nhỏ đâu rồi nhỉ?
Chỉ thấy trong tôi mía xạc xào...
(Mía)
Quả thật, cái làm nên “mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh là thế đó. Tất cả đã kết tinh thành một điệu hồn riêng trong thơ ông, tạo nên một phong cách thơ đôn hậu, đằm thắm và ngọt ngào. Và Tế Hanh cũng chỉ thành công ở những bài thơ mang giọng điệu trữ tình. Đó là cái duyên, cái độc đáo trong thơ Tế Hanh tạo nên gương mặt riêng của Tế Hanh trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Điều ấy mãi mãi hiện tồn như chính cái “mãnh hồn làng” trong thơ ông. Và chính cái hồn quê thấm đẫm chất văn hoá làng thuần Việt này đã biến thành máu thịt trong ông. Vì vậy dẫu những ngày đang sống ở Bắc Kinh tráng lệ thi nhân vẫn thấy hồn quê lai láng chảy trong tâm cảm của mình
Đêm nay trăng sáng Bắc Kinh
Nhớ trăng Hà Nội thấm tình quê hương
Lòng như cuộn chỉ yêu thuơng
Quấn theo mỗi một đoạn đường ra đi
(Dặm liễu)
Để rồi như một qui luật tất yếu của tình cảm đối với dân tộc mà chính ông đã nghiệm sinh “Anh xa nước nên yêu thêm nước” ông đã mơ thấy “Hàng Châu thành Hà Nội/ Nước Tây Hồ bỗng hoá nước Hồ Tây” (Bài thơ tình ở Hàng Châu). Thế mới biết cái tình quê, cái hồn quê, cái “mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh sâu nặng và thiết tha đến dường nào. Nói như nhà thơ Phạm Hổ trong lời giới thiệu tuyển tập thơ Tế Hanh (1938 - 1988) do sở Văn hoá và thông tin Quảng Ngãi, quê hương ông xuất bản năm 1989, năm đầu tiên tái lập tỉnh, cách đây đúng hai nươi năm: “Nếu tôi không nhầm thì thời ấy, (thuở phong trào thơ mới 1932 - 1945 - THA) khi Xuân Diệu say đắm làm thơ về tình yêu, Lưu Trọng Lư mơ màng làm thơ về sầu mộng, Chế Lan Viên suy tư về sự điêu tàn, Phạm Huy Thông hướng về lịch sử, Huy Cận cảm xúc với đất trời... thì Tế Hanh đã nói đến cái làng quê của mình: “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới...” (Quê hương). “Tôi con đường nhỏ chạy lang thang / kéo nỗi buồn không dạo khắp làng” - chữ “không” sao mà đáng yêu và đáng thương (Lời con đường quê). Và ngay từ đầu, anh đã nói về quê hương của mình với một nỗi buồn lặng lẽ, khá mênh mang... Có lẽ đó là cái “tạng” cái bản chất của anh chăng?

Với một con người có tấm lòng gắn bó với quê hương một cách tự nhiên “trời sinh” như Tế Hanh, cuộc sống lại dành cho anh những điều không may, mà lại rất may cho sự nghiệp làm thơ của anh. Yêu quê hương nhưng không mấy khi được sống với làng quê!” (Phạm Hổ).

Vâng tôi đồng ý với nhà thơ Phạm Hổ. Điều không may ấy cho Tế Hanh khi phải sống ly hương lại là cái may của Tế Hanh và thơ ca hiện đại Việt Nam khi ông đã có những bài thơ viết về quê hương hay và da diết đến như thế. Những bài thơ không chỉ đi vào sách giáo khoa, để lại bao nhiêu mỹ cảm trong tâm hồn các thế hệ thầy cô giáo và học sinh cũng như biết bao người đọc mà còn mãi mãi là tài sản vô giá của thơ ca Việt Nam hiện đại. Và chính nó đã làm nên hệ giá trị riêng cho thơ Tế Hanh trong thi đàn thơ Việt.

Vì vậy, dẫu hôm nay Tế Hanh đã đi ra “ngoài cõi sống” để trở về với “mảnh hồn làng”. Nhưng thơ ông thì vẫn còn sống mãi trong cuộc đời, vẫn mãi mãi xanh tươi như cây đời, như một Bài ca sự sống (*) chứa chan một tình yêu quê hương đất nước. Và như vậy sự ra đi của Tế Hanh, một trong những chứng nhân hiếm hoi còn lại của Thi ca tiền chiến đã để lại trong lòng những người yêu thơ Việt Nam một khoảng trống không thể nào bù đắp. Để rồi trong tận cùng nỗi đau và sự tiếc nuối, chúng ta không khỏi ngậm ngùi thốt lên những lời thê thiết “những người muôn năm cũ / hồn ở đâu bây giờ” (**)


(*) Tên một tập thơ của Tế Hanh.
(* *) Ông đồ - Vũ Đình Liên.

Quảng Ngãi, 17/7/2009
Trần Hoài Anh
tửu tận tình do tại
15.00
Chia sẻ trên Facebook