Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong
Thời kỳ: Nam Bắc triều
2 bài trả lời: 2 bản dịch
1 người thích

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Vanachi vào 14/09/2008 00:51

題銅鏡上詩

鏡與人俱去,
鏡歸人不歸。
無復嫦娥影,
空留明月輝。

 

Đề đồng kính thượng thi

Kính dữ nhân câu khứ,
Kính quy nhân bất quy.
Vô phục Thường Nga ảnh,
Không lưu minh nguyệt huy.

 

Dịch nghĩa

Gương và người đều đi,
Gương về người không về.
Không thấy lại bóng Hằng Nga,
Chỉ còn lưu ánh trăng sáng.


Đây là điển cố “gương vỡ lại lành” (phá kính hoàn viên). Sách Bản sự thi 本事詩 chép chuyện Từ Đức Ngôn làm phò mã nước Trần, lấy Lạc Dương công chúa nhưng đúng vào lúc ấy giặc giã nổi lên, nhà Trần suy loạn. Ông nói với vợ rằng hai người thế nào cũng ly tán vì thời cuộc, rồi lấy tấm gương soi đập vỡ thành hai, mỗi người giữ một mảnh và hẹn nhau ngày rằm tháng giêng (ngày thượng nguyên) năm sau ra chợ Trường An kiếm nhau. Nhà Trần mất, Lạc Dương công chúa bị bắt, bị bán làm nô tỳ cho Dương Tố 楊素 và được Dương Tố đặc biệt yêu mến. Một năm sau, Từ Đức Ngôn ra chợ thì gặp một thiếu nữ bán mảnh gương vỡ. Từ Đức Ngôn đem mảnh gương của mình ra ghép vào thì thấy vừa khít nên biết ngay đó là nửa gương của vợ. Người bán gương kể cho Từ Đức Ngôn nghe nỗi lòng của công chúa, Từ Đức Ngôn bèn lấy bút đề bài thơ này lên nửa tấm gương của vợ. Lạc Dương công chúa đọc bài thơ, biết là của chồng liền vật vã than khóc. Dương Tố hỏi nguyên cớ, khi biết chuyện, liền cho mời Từ Đức Ngôn đến, trả lại Lạc Dương công chúa cho chàng, vợ chồng đoàn tụ.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Điệp luyến hoa

Gương với người đi mất,
Gương về người lại không.
Hằng Nga đâu mất bóng,
Chỉ còn ánh trăng trong.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Châu Hải Đường

Gương kia cất bước cùng người;
Gương về người vẫn ở nơi chốn nào.
Bóng Hằng Nga biết nơi đâu?
Chỉ riêng còn lại một mầu trăng suông.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời