Hiếu đâu dám sánh kẻ cày voi,
Muối xát lòng ai, nấy mặn mòi.
Hán còn nhiều rường cột vững,
Về Tào chi sá một cây còi!
Mảng nghe nhớ mẹ khôn nâng chén,
Chạnh tưởng trông vua biếng giở roi.
Chẳng đặng khôn Lưu đành dại Nguỵ,
Thân này xin gác ngoại vòng thoi!


Từ Thứ, một nhân vật đời Tam Quốc, làm quân sư cho Lưu Bị trước khi ông này gặp Khổng Minh. Từ Thứ bị mắc kế của Trình Dục, đành vì chữ hiếu trở về đầu Tào Tháo, rồi giới thiệu Khổng Minh với Lưu Bị. Bài này được Phan Văn Trị hoạ lại với tên là Vịnh hát bội, Bùi Hữu Nghĩa hoạ với tên Đôi đũa bếp.

Bài thơ dùng bộ vần “voi, mòi, coi, roi, thoi” thật khó gieo, mà Tôn Thọ Tường dùng rất tự nhiên. Các sĩ phu miền Nam bắt đầu lấy mấy vần đó mà hạn lệ trong các bài thơ xướng hoạ, gọi là vần Từ Thứ.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Nhiều cột cả...

Ở Hán hãy còn nhiều cột cả
Hay là: Ở Hán còn nhiều rượt cột cả!!???

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nhiều cột cả...

Ở Hán hãy còn nhiều cột cả
Hay là: Ở Hán còn nhiều rượt cột cả!!???

Theo âm vận (âm điệu), tiếng thứ 5 và tiếng thứ 7 đối vận (Bằng đối trắc)
Nên ở đây: "Ở Hán hãy còn nhiều cột cả" là đúng
Hà Như.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Vận Từ Thứ

Thuở trước, các văn hữu miền Nam làm thơ thường hạn những vần ngộ nghĩnh: "Xô, cô, vô, ô, rô" - "Gà, qua, nhà, bà, già" - "Ôi, thôi, rồi, nồi, xôi" - "Chà, và, la, mã, tà" - "Thằng, ăn, măng, nhăn, răng" ... Đến khi Tôn Thọ Tường làm bài thơ này, dụng vận thật hiểm hóc: "Vòi, còi, mòi, roi, thoi". Nhiều người dùng vận ấy mà làm gọi là Vận Từ Thứ.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Rất thưởng thức thơ của cụ

Bài hoạ: TIỂU HỔ

Tiểu hổ đâu nào dám giỡn voi
Cơm ăn rượu cúng phải trông mòi
Đêm dài ngóng sự vênh tai thính
Ngày ngắn vầy tro ủ mạng còi
Mặc chó quen nhà ưa cậy chủ
Thây gà ỷ cựa thích coi roi *
Vừa hôm cáu bẳn người quăng quật
Chết dễ chi mà cũng thóp thoi.

Thiện Phc (潘正善)


_________
“Coi roi” là một từ địa phương.
23.00
Trả lời