Thơ » Nga » Sergei Mikhalkov
Đăng bởi hongha83 vào 15/10/2018 10:44
Действующие лица сказки:
Лесник.
Лесничиха.
Медведь.
Лиса.
Волк.
Дятел.
Потерял лесник в лесу свою трубку, кисет с табаком и самодельную
зажигалку. А Медведь их нашел. С этого все и началось! Стал Медведь трубку
курить. И так он к этой трубке привык, что, когда лесников табак в кисете
весь вышел, решил Медведь в лесу сухой лист собирать и вместо табаку трубку
им набивать.
Раньше, бывало, Медведь с солнышком проснется, в траве покувыркается -
разомнется, на реку бежит: купаться да рыбку ловить, а потом в малинник - за
малиной или по дуплам лазать - мед искать, а теперь чуть свет глаза
продерет, сухим листом трубку набьет, сунет ее в пасть, чиркнет зажигалкой и
лежит под кустом: кольцами дым пускает. Так целый день с трубкой в зубах и
проваляется.
И все бы ничего, да стал Миша прихварывать.
Шел как-то опушкой, встретил Лису. Увидала Лиса Медведя, так и ахнула.
Лиса (удивленным голосом)Сергей Михалков. Сказки Михалкова. Как медведь трубку нашел
Миша! Друг мой! Ты ли это?
Не видались мы все лето.
Как ты, бедный, похудел,
Будто целый год не ел!
Что с тобою? Ты больной?
Медведь (нездоровым голосом)
Сам не знаю, что со мной!
Нездоровится мне что-то:
Лезет шерсть, в костях ломота,
Ничего почти не ем -
Аппетита нет совсем!
Стал я раньше спать ложиться,
Да не сплю! Никак не спится!
Кашель душит по утрам,
Дурнота по вечерам:
Колет в сердце, в лапах дрожь.
Лиса (добрым голосом)
Что ж ты к Дятлу не пойдешь?
К Дятлу надо обратиться!
Он у нас такая птица:
Сразу скажет, что к чему.
Не ленись, сходи к нему!
Медведь
Вот недельку обожду,
Станет хуже, так пойду!
Вот прошла неделька, прошла другая. Стало Медведю хуже. Шел он как-то
оврагом, Волка встретил. Увидал Волк Медведя, так и присел на задние лапы.
Волк (удивленным голосом) Сергей Михалков. Сказки Михалкова. Как медведь трубку нашел5
Слушай, Миша-Михаил!
Что ты делал? Как ты жил?
Провалилися бока -
Шкура стала велика!
Ты хвораешь?
Медведь (грустным голосом)
Да. Хвораю.
Волк
Что с тобою?
Медведь (нездоровым голосом)
Сам не знаю...
Нездоровится мне что-то:
Лезет шерсть, в костях ломота.
Ничего почти не ем -
Аппетит пропал совсем!
Начал раньше спать ложиться,
Да не сплю! Никак не спится!
Душит кашель по утрам,
Дурнота по вечерам:
Сердце колет, в лапах дрожь...
Пропадаю!
Волк (добрым голосом)
Пропадешь,
Если к Дятлу не пойдешь!
Надо к Дятлу обратиться!
Он у нас такая птица:
Разберется, даст совет.
Да, так да! А нет, так нет!
Медведь
Завтра я к нему пойду!
Волк
А найдешь его?
Медведь
Найду!
Разыскал Медведь Дятла в лесу. Тот на старой сосне дупло себе на зиму
готовил. Подошел Медведь к сосне, голову кверху задрал.
Сергей Михалков. Сказки Михалкова. Как медведь трубку нашел6Медведь (жалобным голосом)
Дятел, Дятел! Старый друг!
Ты спустись на нижний сук!
Дятел (веселым голосом)
Ба! Топтыгину привет!
Ты здоров ли?
Медведь (нездоровым голосом)
Видно, нет!
Нездоровится мне что-то:
Лезет шерсть, в костях ломота,
Ничего-то я не ем -
Аппетит пропал совсем!
Начал раньше спать ложиться,
Да не сплю! Никак не спится!
Страшный кашель по утрам,
Дурнота по вечерам:
Сердце колет, в лапах дрожь...
Дятел
Верно, куришь, коль не пьешь?
Медведь
Да, курю. Откуда знаешь?
Дятел (строгим голосом)
Больно дымом ты воняешь!
Ну-ка, сядь под этот сук!..
Дай-ка спину!.. Тук-тук-тук!..
Да-с! Выстукивать не просто
Медведей такого роста!
Не дышать и не сопеть:
Ты больной, хоть и Медведь!
Ну-с... Мне все как будто ясно...
Медведь (испуганным голосом)
Не смертельно? Не опасно?
Дятел (строгим голосом)
Накопилась в легких копоть -
От куренья вся беда!
Ты, Топтыгин, хочешь топать?
Брось куренье навсегда!
Медведь (жалким голосом)
Бросить? Трубку? Зажигалку?
И с сухим листом кисет?
Не могу! Не брошу! Жалко!..
Дятел (строгим голосом)
Выполняй-ка мой совет!
А не то в своей берлоге
Ты протянешь скоро ноги!
Поблагодарил Медведь Дятла за совет и поплелся домой. Приплелся, присел
на пенек, достал трубку, набил ее сухим листом, хотел было закурить, да
вспомнил, что ему на прощанье Дятел сказал, и забросил трубку в овраг
подальше.
День не курит. Два не курит. На третий день не вытерпел, полез в овраг
искать трубку. Искал, искал - насилу нашел. Нашел, о шкуру вытер, сухим
листом набил, сунул в пасть, чиркнул зажигалкой - закурил. Только начал дым
кольцом пускать, вдруг слышит: за оврагом Дятел сосну выстукивает:
“Тук-тук-тук! Тук-тук-тук!” Тут опять вспомнил Медведь, что ему Дятел на
прощанье сказал, вынул трубку из пасти и забросил в овраг дальше прежнего.
День не курил. Два не курил. Три не курил. На четвертый день не
вытерпел, полез в овраг за трубкой, искал ее, искал, искал - насилу нашел.
Вылез из оврага весь в колючках и репьях, сел на пенек, вытер трубку о
шкуру, сухим листом ее набил - закурил! Сидит, дым пускает, а сам
прислушивается: нет ли где Дятла поблизости?
Все лето и всю осень, до самой зимы, бросал Медведь трубку курить, да
так и не бросил.
Наступила зима. Поехал как-то лесник в лес за дровами и собачонку с
собой взял. Едет лесник по дороге, а его Заливай по лесу бегает: заячьи
следы разбирает.
Вдруг слышит лесник, Заливай голос подает: “Тяв-тяв! Тяв-тяв!” Не
иначе, нашел кого-то! Остановил лесник лошадь, вылез из саней, встал на лыжи
и пошел прямо на Заливайкин лай. Продрался сквозь чащу, выбрался на полянку,
видит: лежит большая ель, бурей поваленная, из земли с корневищами
вывороченная, а у самого корневища снежный бугор - медвежья берлога. А из
берлоги синий дымок вьется... И Заливай на него лает-заливается: “Тяв-тяв!
Тяв-тяв!”
Удивляется лесник: из медвежьей берлоги дым валит! Поднял лесник
Медведя в берлоге, а Медведь от куренья так ослаб, что его и вязать не надо,
- голыми руками бери! Стоит бедняга против лесника, на своих четырех лапах
качается. Глаза от дыма слезятся, шерсть клочьями, а в зубах трубка!
Узнал лесник свою трубку, вынул ее у Медведя из пасти, заглянул в
берлогу - еще кисет с зажигалкой нашел. Вот уж не ждал, не гадал!
Спрятал лесник находку в карман тулупа, Медведя на сани взвалил и
поехал домой. Увидала лесничиха, что муж из леса приехал, выбежала на
крыльцо.
Лесничиха (с любопытством)
Что привез из леса, Федя?
Лесник
Посмотри! Привез Медведя!
Лесничиха (смотрит)
Настоящий?
Лесник
Настоящий!
Да к тому ж еще курящий!
Лесничиха (испуганно)
Что ж теперь нам делать с ним?
Лесник (спокойно)
Как что делать? Продадим!
Завтра утром на возу
В город, в цирк его свезу!
И отвез лесник Медведя в город.Сергей Михалков. Сказки Михалкова. Как медведь трубку нашел
В нашем цирке есть Медведь.
Приходите посмотреть.
Смел и ловок Мишка бурый;
И ребята говорят,
Что артист с мохнатой шкурой
Самый лучший акробат!
Если кто проходит мимо
С папиросою во рту
Или с трубкой - запах дыма
Мишка чует за версту
И, топчась на задних лапах,
Начинает вдруг реветь,
Потому что этот запах
Не выносит наш Медведь!
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 15/10/2018 10:44
CÁC VAI
Bác Gác Rừng
Vợ Bác Gác Rừng
Gấu Mi-sa
Cáo
Sói
Gõ Kiến
Một hôm, Bác Gác Rừng đánh rơi chiếc ống điếu, túi thuốc lá và chiếc bật lửa ở trong rừng. Gấu Mi-sa đã nhặt được những thứ đó. Và thế là câu chuyện bắt đầu!
Gấu ta tập hút ống điếu rồi nghiện ngập đến nỗi khi thuốc lá của Bác Gác Rừng vừa hết, thì Gấu liền quyết định thu nhặt lá khô dùng thay cho thuốc lá
Ngày trước, Gấu dậy sớm từ lúc trời mới rạng đông. chú ta thường nhào lăn trên thảm cỏ, rồi nhảy ào xuống suối để bơi và kiếm cá. Sau đó chú thường đi kiếm những vạt cây mâm xôi hoặc đi tìm những cây có bọng ong rừng. Nhưng giờ đây, buổi sáng, vừa mở mắt dậy là chú ta đã nhét đầy lá khô vào ống điếu, ngậm chặt giữa hai hàm răng, châm lửa và nằm ngả lưng dưới một lùm cây rồi phả những vòng khói thuốc suốt cả ngày
Một thời gian sau, Gấu bắt đầu cảm thấy ốm yếu
Một hôm, Gấu đang đi lang thang thì gặp Cáo ở mép rừng. Cáo ngắm nhìn Gấu và kinh ngạc há hốc miệng
CÁO (giọng kinh ngạc):
- Ôi chà, chào bạn Mi-sa!
Làm sao bạn đến nỗi ra thế này?
Tấm thân bạn gầy như ống sậy
Suốt mùa hè đằng ấy ở đâu?
Thiếu ăn? Hay lại ốm đau?
GẤU (giọng yếu ớt):
- Tôi không rõ, nhưng tôi thấy lạnh
Cảm trong mình có cảnh dị thường
Tôi đau hết các khớp xương
Bữa ăn chẳng thiết chẳng vương chút gì
Không biết ngon từ khi Xuân lại
Lên giường nằm, trời hãy sáng trưng
Cả đêm trằn trọc không ngừng
Suốt ngày ho, thở, tưởng chừng nhai rơm
Tim loạn nhịp, chân nhơm nhớp ướt...
CÁO:
- Ồ, số một chính là Gõ Kiến
Bạn phải nên tìm đến đó ngay
Khắp tất cả cánh rừng này
Chỉ bác ta mới rõ ngay cần gì
Tốt cho bạn đó - đến đi!
GẤU:
- Tôi sẽ đợi chừng thêm tuần nữa
Thấy còn đau tôi hứa đến ngay!
Một tuần lễ trôi qua và rồi lại một tuần nữa, Gấu cảm thấy còn ốm yếu hơn trước. Nó đang đi bên hẻm núi thì gặp Sói. Sói nhìn Gấu rồi huýt gió gọi
SÓI (giọng kinh ngạc):
- Chào Mi-sa, bác bạn già!
Làm sao bạn có thể ra nhường này?
Trở nên đống xương gầy khủng khiếp
Ở nơi đâu? Hay cũng không nhà?
Làm sao thế, bác Mi-sa?
GẤU (giọng thảm thiết):
- Tôi chẳng rõ nào!
SÓI:
- Bác bệnh hay sao?
GẤU:
- Có lẽ vậy và tôi thấy lạnh
Cảm trong mình có cảnh dị thường
Tôi đau hết các khớp xương
Bữa ăn chẳng thiết chẳng vương chút gì
Không biết ngon từ khi Xuân lại
Lên giường nằm, trời hãy sáng trưng
Cả đêm trằn trọc không ngừng
Suốt ngày ho, thở, tưởng chừng nhai rơm
Tim loạn nhịp, chân nhơm nhớp ướt
Chắc rằng tôi đến bước cùng đời!
SÓI:
- Sẽ vậy thôi, nhất định rồi!
Nếu chẳng kịp thời đến Gõ Kiến ngay
Khắp tất cả cánh rừng này
Chỉ bác ta mới rõ ngay cần gì
Tôi xin khuyên bạn: đến đi!
GẤU:
- Nhất định sáng mai tôi sẽ đến!
SÓI:
- Bác liệu chừng có kiếm được nhà?
GẤU:
- Tất nhiên chứ! Sẽ tìm ra!
Gấu tìm được cây thông già có tổ của Gõ Kiến. Gấu bước tới cây thông và nhìn lên
GẤU (giọng thảm thương):
- Bác Gõ Kiến! Bạn già thương nhớ!
Hãy ra và giúp đỡ một tay!
GÕ KIẾN:
- Ồ, Mi-sa đó à? Chào bạn!
Chuyện ra sao? Mà dáng ốm đau?
GẤU (giọng yếu ớt):
- Đúng vậy đó vì tôi thấy lạnh
Cảm trong mình có cảnh dị thường
Tôi đau hết các khớp xương
Bữa ăn chẳng thiết, chẳng vương chút gì
Không biết ngon từ khi Xuân lại
Lên giường nằm, trời hãy sáng trưng
Cả đêm trằn trọc không ngừng
Suốt ngày ho, thở, tưởng chừng nhai rơm
Tim loạn nhịp, chân nhơm nhớp ướt...
GÕ KIẾN:
- Thôi, dám chắc thế này ắt phải
Hút liên miên, rít mãi khói vào?
GẤU:
- Đúng rồi! Biết tính làm sao?
Hãy khuyên bảo ít lời nào, bạn ơi!
GÕ KIẾN (giọng nghiêm khắc):
- Bởi khói thuốc kinh niên ấy đấy!
Thôi lại đây, ngồi xuống nơi đây!
Áp lưng vô với tai này
Nào đâu phải chuyện chơi hay giỡn đùa
Khi phải nghe tim cho họ Gấu?
- Đừng hắt hơi! Nào cậu nín hơi!
Tôi nghe rõ cậu thở rồi
Cậu là gấu bệnh, thế thôi, rõ rành!
GẤU (giọng sợ hãi):
- Hết phương chữa? Đời đành là tận?
GÕ KIẾN (giọng nghiêm khắc):
- Phổi anh đầy muội lẫn bụi than
Khói kia khiến tấm thân tàn
Cai ngay thuốc! - Cách thoát nàn cho anh
Liệu chừng muốn khỏi cho nhanh!
GẤU (giọng lo buồn):
- Quẳng ống điếu? Quẳng luôn bật lửa?
Túi lá khô này nữa? Ngon sao!
Chịu thôi, chẳng thể được nào
Dẫu là dũng sĩ...
GÕ KIẾN (giọng nghiêm khắc):
- Thế sao? Không à?
Không nghe tôi, hẳn là sẽ chết
Ngay trên giường, thuốc giết đời anh!
Gấu cám ơn Gõ Kiến đã khuyên bảo mình rồi lật đật lê bước về hang. Cuối cùng rồi Gấu ta cũng tới nơi. nó liền ngồi xuống một gốc cây cụt và lấy ống điếu ra, nhồi đầy lá khô vào. Đúng khi Gấu định châm lửa thì nó nhớ lời cảnh cáo của Gõ Kiến. Gấu ráng sức ném ống điếu ra khe núi.
Ngày hôm đó, Gấu không hút thuốc. Ngày tiếp theo cũng không. Nhưng đến ngày thứ ba thì nó không thể nhịn được nữa và Gấu trèo xuống khe núi tìm cái ống điếu. Sau một hồi tìm kiếm, cuối cùng Gấu thấy lại cái ống điếu. Chú ta nhặt ống điếu lên, chùi vô bộ lông, rồi nhồi lấy lá khô, ngậm chặt ống điếu giữa hai hàm răng, châm lửa và bắt đầu phun khói. Đúng lúc Gấu vừa thả ra vòng khói thuốc đầu tiên thì chú ta nghe tiếng Gõ Kiến đang gõ ở cây thông già bên kia khe núi. “Chát! Chát! Chát! Chát!, chát, chát, chát!”
Nhớ tới những lời cảnh cáo của Gõ Kiến, Gấu lôi ống điếu ra khỏi miệng và ráng sức liệng nó ra xa hơn, vô khe núi.
Ngày hôm đó Gấu không hút thuốc. Ngày hôm sau cũng thế, và cả ngày thứ ba nữa. Nhưng đến ngày thứ tư, nó không thể nhịn được nữa, và Gấu trèo xuống khe núi để tìm cái ống điếu. Chú ta phải chật vật lắm mới tìm được. Cuối cùng, lúc chú ta bò ra khỏi khe núi thì mình dính đầy gai. Gấu ngồi xuống một gốc cây cụt, chùi chiếc ống điếu vô bộ lông rồi nhồi đầy lá khô và châm lửa.
Gấu ngồi đó hút thuốc, vừa dỏng tai lên lắng nghe coi chừng Gõ Kiến có thể ở đâu đây
Suốt cả mùa thu ấy, Gấu ta đã cố cai thuốc, nhưng cuối cùng vẫn không tự kiềm chế nổi
Rồi mùa đông tới. Một hôm, Bác Gác Rừng đi vô rừng để kiếm củi sưởi. Bác đưa theo con chó Phơ-rít-ki. Bác Gác Rừng còn vướng con ngựa và cỗ xe trượt, nhưng Phơ-rít-ki thì tha hồ chạy đó chạy đây, lần theo hàng trăm vết chân thỏ. Đột nhiên chó Phơ-rít-ki bắt đầu sủa. Chú chó ta đã tìm thấy thứ gì đây! Bác Gác Rừng ghìm cương ngựa, trèo ra khỏi cỗ xe trượt, mang bàn trượt tuyết vô và lần theo tiếng sủa của con Phơ-rít-ki. Bác xuyên qua những lùm cây, đến một khoảng trống. Một cây linh sam cổ thụ bị bão quật đổ, nằm lên trên mặt đất, đám rễ của nó chĩa cả lên trời. Ngay kế đám rễ cây là một đụn tuyết lớn. Đó là một hang gấu. Một làn khói xanh đang cuộn lên từ hang đó. Đó chính là cái đang làm cho Phơ-rít-ki sủa đấy!
Bác Gác Rừng hết sức ngạc nhiên. Trước nay bác chưa hề trông thấy khói cuộn lên từ một hang gấu như thế!
Bác Gác Rừng đã lôi Mi-sa ra khỏi hang của nó. Bác ta chẳng cần đến cả dây thừng để trói Gấu lại. Bởi vì gấu ta quá ốm yếu do hút thuốc. Nó chẳng còn đứng vững nổi trên bốn chân của nó nữa. Mắt Gấu ướt nhèm vì khói. Lông của Gấu bị bết lại. Nhưng ống điếu thì vẫn được cắn chặt giữa hai hàm răng!
Bác Gác Rừng nhận ra được chiếc ống điếu đó của bác. Bác lôi chiếc ống điếu ra khỏi miệng Mi-sa. Bác nhìn vô hang Gấu liền thấy chiếc bật lửa và túi đựng thuốc. Bác Gác Rừng đã yên trí là chẳng bao giờ còn hy vọng thấy lại được mấy thứ đó!
Bác cất tất cả vô túi, rồi kéo Gấu đặt vô xe trượt, đoạn quay về nhà
Trông thấy Bác Gác Rừng, vợ bác chạy vội ra đón
VỢ BÁC GÁC RỪNG (quýnh lên vì tò mò):
- Ồ, mình kiếm được gì đây?
BÁC GÁC RỪNG:
- Thấy không? Thực chú gấu này sống nguyên!
VỢ BÁC GÁC RỪNG:
- Nó không cắn?...
BÁC GÁC RỪNG:
- Lại chuyện hút tẩu!
VỢ BÁC GÁC RỪNG (giọng sợ hãi):
- Ta cần gì đến gấu, mình ơi?
BÁC GÁC RỪNG:
- Sợ gì mai chở đi thôi
Bán cho đoàn xiếc họ nuôi đấy mà!
Bác Gác Rừng đem Gấu
Ra đoàn xiếc tỉnh nhà
Có anh hề đoàn xiếc
Đến coi chú Mi-sa
Và rất ưng chú ta
Chú gấu Mi-sa ấy!
- Sao nó đẹp đến vậy
Thật là hết chỗ chê!
Các em nhỏ rất mê
Tiết mục diễn nhà nghề
Chú gấu nâu lông rậm
Nhưng mỗi khi một đám
Khói thuốc lá bay qua
Đủ làm cho chú ta
Đứng vươn lên giận dữ!
Đó là Gấu Mi-sa
Chú giận dữ gào la
Khi ngửi mùi khói thuốc
Chú không hút nữa mà!
“XIN MIỄN HÚT THUỐC LÁ!”