文王演易處

至德無端中毀傷,
且將明聖讓君王。
細推易理看辰變,
靜把羲圖演卦詳。
此地縱非閒晦養,
先天誰為闡微茫。
羑城遺績瞻碑碣,
偶憶昌黎琴操章。

 

Văn Vương diễn Dịch xứ

Chí đức vô đoan trúng huỷ thương,
Thả tương minh thánh nhượng quân vương.
Tế suy Dịch lý khan thời biến,
Tĩnh bả Hy đồ diễn quái tường.
Thử địa túng phi nhàn hối dưỡng,
Tiên thiên thuỳ vị xiển vi mang.
Dũ thành di tích chiêm bi kiệt,
Ngẫu ức Xương Lê “Cầm tháo” chương.

 

Dịch nghĩa

Bậc chí đức vô cớ bị tổn thương lớn,
Lại đem sự sáng suốt tài giỏi của bậc thánh nhường cho quân vương.
Suy xét cặn kẽ nghĩa lý Kinh dịch, để thấy những biến đổi của thời thế,
Tĩnh tâm [đem] diễn nghĩa rõ ràng tám quẻ trong tượng đồ Phục Hy.
Nơi này nếu không phải là nơi ở ẩn để đợi thời,
Thì lấy ai phát huy được ý tinh vi của tiên thiên.
Ngắm tấm bia đá còn lại ở thành Dữu Lý,
Bỗng nhớ đến bài thơ “Cầm tháo” của ông Xương Lê.


Nguyên dẫn: “Tại Thang Âm huyện bắc giới, từ tiền môn biển khắc thượng hạng ngũ tự, hựu đông biên hữu Chu Văn Công Dữu Lý thành thạch bi” 在湯陰縣北界,祠前門扁刻上項五字,又東邊有周文公羑里城石碑 (Đền ở phía bắc địa giới huyện Thang Âm, trước cổng đền treo tấm biển khắc năm chữ “Văn Vương diễn Dịch xứ”, phía đông có bia đá Chu Văn Công ở thành Dữu Lý).

Văn Vương họ Cơ tên là Xương, cuối thời nhà Thương làm chức Tây bá, cho nên cũng gọi là Bá Xương. Văn Vương dùng những người có năng lực trong công việc, thi hành chính sách làm cho dân được dư dật, nhưng bị vua Trụ nhà Thương ghét giam ở Dữu lý, thuộc huyện Thang Âm, tỉnh Hà Nam ngày nay. Trong thời gian này ông đã diễn nghĩa Kinh dịch. Sau khi ra tù, Bá Xương cũng đã gây dựng thế lực, thu chiếm lãnh thổ, chuẩn bị để Vũ Vương làm nốt việc diệt Trụ lập ra nhà Chu. Sau khi lên ngôi, Vũ Vương truy phong cha là Văn Vương.

Trong bài có 2 chữ có lẽ đã bị chép nhầm: 朱文公羑里城 (Lời dẫn), chữ Chu phải là Chu 周; chữ ức ở câu thơ 8 phải là (nhớ), không thể là 億 (ức triệu) như nguyên bản.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]