Thơ » Trung Quốc » Minh
Đăng bởi Vanachi vào 31/05/2008 02:02
Huyền Huyền cúi đầu, xin dốc cả bầu tâm huyết gửi tới dưới ghế phu nhân:Bài tuyệt cú kèm theo ở cuối bức thư nói rằng:
Từ lúc dự tiệc ở ngoài thành để tiễn phu nhân đi tới miền quan ải tới nay, thiếp và phu nhân xa cách nhau như kẻ trên trời, người dưới đất. Nơi cửa quan, lúc thời tiết đẹp, hẳn phu nhân cũng không đến nỗi cô đơn. Tình cảm thiếp luôn tha thiết hướng về phu nhân, ngước trông như luôn thấy đám mây từ bi trước mặt; được phu nhân chia nồng sẻ lạnh, thiếp thấy như đang nép dưới gối bố mẹ. Dù thân phân thành trăm mảnh cũng chưa đủ đền đáp.
Em và dì đều khoẻ cả chứ? Nhớ đêm nguyên tiêu năm nào ở lầu phía nam, xem đèn hoa, cười đùa, dì chỉ vào hình một cô gái đứng tựa lan can trên bức bình phong rồi nói: “Con yêu tinh xinh đẹp dễ thương kia đứng một mình trước gió nhìn ra phía xa, bàng hoàng như dang có tâm tư gì, có lẽ chính là Tiểu Thanh đó chăng?”. Thiếp cười rồi cũng chỉ vào hình một người hầu gái và bảo: “Cô a hoàn kháu khỉnh đang cầm cây phất trần lén đứng cạnh chàng trai kia chả phải cũng giống cô em đấy chăng?”. Hôm đó, mọi người tranh nhau giật giải trong các trò chơi, vui vẻ lu bù thâu đêm suốt sáng, ai ngờ gió thổi mây tan, mỗi người một phương như ngày nay!
Chiếc thuyền xưa đã đưa phu nhân vượt sông lên Bắc, chỉ còn một cành cây gãy ở lầu Nam! Tiếng gầm gừ như chó sủa, tiếng gào rống như thú kêu, một ngày phải nghe không biết đến bao lần! Dần dà rồi cũng có những lời nói nửa vời, úp mở đúng như phu nhân đã dự liệu và chỉ giáo. Kẻ hèn mọn trộm nghĩ không bao giờ có thể thế được. Làm gì có tấm lòng Bồ Tát ở bọn đồ tể, có chuyện chồn đói thương chuột cùng sào. Họ nói thế chỉ là muốn đem thiếp “đổi ngựa”, không thì cũng đưa thiếp ra bán rượu ở quầy để làm nhục đó thôi! Bỏ ra đi thì thân thiếp sẽ như cánh hoa mỏng manh vật vờ trước gió, ở lại thì như chồi lan u sầu chìm đắm trong sương. “Nhân” là giống lan quý mà “quả” lại là cánh hoa mỏng manh, nghiệp báo này sao mà sâu nặng! Cắt tóc nương nhờ cửa Phật thì phải bỏ hết mọi thứ điểm trang, phải tẩy sạch mọi suy nghĩ trần tục, song với thiếp, chỉ cần một thoáng xúc động là những suy nghĩ tình tứ, những lời nói văn hoa sẽ ào tới ngay. E rằng Phật tính dù đã phôi thai song tình đời khó dứt. Đó quả cũng là điều không dễ thổ lộ!
Chưa nói chuyện mỗi độ thu buồn, tiếng địch từ xa vọng tới, nghe tiếng mưa rơi bên ngọn đèn cô quạnh, mưa tạnh địch ngừng, lại nghe tiếng thông reo nổi lên rền rĩ. Mặc áo lụa mỏng mà cảm thấy như làn da bị chèn ép, soi gương chẳng bao giờ thấy hình bóng khuôn mặt ráo khô, nước mắt sáng chiều đã dâng thành nước triều sớm tối. Mảnh thân gầy nay đã cơ hồ không thể chống chọi được nữa! Đờm sôi phổi cháy, nhìn thấy thức ăn là nôn oẹ. Tình ý rối bời, mừng giận khôn bề chế ngự. Mẹ già và các em ở cách phương trời, bặt vô âm tín. Than ôi! Đã không còn biết sống là lạc thú thì sao còn biết chết là đau thương? Đâu phải là không biết oán hận cuộc đời ngắn ngủi và muốn ở lại với đời thêm chút nữa? Song bẩm sinh đã quá thông minh, nhanh nhẹn, sắc sảo, bỉ sắc tư phong, xét về lí, làm sao có thể đôi bề trọn vẹn? Đã đành là thế và giờ hoá kiếp thành thần hồn của thiếp đã gần đến song thiếp cũng không nên lặng lẽ ra đi. Đâu phải cho đến giờ đời thiếp mới đắm chìm? Từ ngày kết tóc xe tơ, đã chỉ có đêm không ngày. Không khí thê lương ở chốn dạ đài cũng có gì khác đâu! Hà tất phi như Tử Ngọc biến thành khói, vợ Hàn Bằng biến thành bướm mới mới gọi là chết?
Sau này có quay xe về Nam và dừng lại nghỉ ở Dương Châu, nếu mẹ già của thiếp được phu nhân hạ cố đến thăm hỏi và uý lạo, thì cũng như chính thiếp nhận được ân huệ của phu nhân vậy.
Dì Tần thật tội nghiệp, dám mong phu nhân luôn thương yêu chăm sóc cho. Những tặng phẩm quý giá ngày xưa, thiếp rất muốn được chôn theo cùng thiếp: áo thêu, trâm hoa quý báu... những thứ mà phu nhân, vị phúc tinh của thiếp, cho thiếp, có thể giúp thiếp vượt qua kiếp luân hồi, rửa sạch ác nghiệp. Dì Sáu qua đời trước, đang đợi thiếp; xuống đó, thiếp không lo thiếu bạn!
Cuối thư, xin dâng phu nhân một bài tứ tuyệt. Đây là tiếng kêu lâm li của con chim bé nhỏ. Tập thơ và bức tranh chân dung của thiếp, thiếp nhờ má Trần cất giấu kỹ, khi có dịp sẽ gửi ngay đến phu nhân. Song tấm thân đã không thể bảo toàn thì làm gì những thứ vặt vãnh, lạnh lùng còn lại ấy?
Nếu có bao giờ phu nhân đi thuyền ven đê, lên núi Cô Sơn thưởng mai, hãy mở tung cửa lầu phía tây, hãy ngồi lên chiếc giường phủ bóng cây xanh của thiếp, phu nhân sẽ mường tượng thấy hình bóng của thiếp, nghe thấy tiếng nói của thiếp y như lúc bình sinh, sẽ thấy bức màn trống trải bay rập rờn lặng lẽ. Đây là thực chăng? hư chăng? Con người thiếp còn lởn vởn đâu đây chăng? Than ôi! Phu nhân ơi! Âm dương ngăn cách, từ nay vĩnh biệt. Cổ tay trắng muốt, nhan sắc đẹp như ngọc, thế mà nay sắp hoá thành bụi đất! Nghĩ đến đó, khóc than sao cho xiết!
Huyền Huyền xin cúi đầu, cúi đầu lạy tạ.
Bách kết hồi trường tả lệ ngân,Có người nào đó bà con với Phùng sinh gom những bài thơ của Tiểu Thanh lại thành tập rồi đưa in, đặt tên sách là Phần dư.
Trùng lai duy hữu cựu chu môn.
Tịch dương nhất phiến đào hoa ảnh,
Tri thị đình đình sảnh nữ hồn?
(Thắt ruột viết dòng thả đẫm lệ,
Ai về chỉ thấy cửa son xưa!
Bóng nhỏ cành đào nương nắng xế,
Hay hồn ta đó đứng chơ vơ?)
Nay thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. |
Ngay thuộc Dương Châu, tỉnh Giang Tô. |
Thủ phủ của Dưng Châu đương thời. |
Xưa từng có quan niệm: “mạn tàng hối đạo,...” (cất giấu khinh suất là dạy cho người ta ăn trộm, trau chuốt dung nhan là dạy cho người ta...không ngoan). |
Theo Thi Nhuận Chương, đây là vợ của tiến sĩ Dương Đình Hoè, một người bà con của Phùng sinh, thường được gọi là Dương phu nhân. |
Người đời Đường, vốn là vợ lẽ của Lí sinh, một hôm đứng trên lầu nhìn ra xa bỗng thấy một thư sinh tên là Hàn Hoành đi qua bèn đem lòng yêu mến, về sau trở thành vợ chồng. Vì cô gái họ Liễu, lầu ở Chưng Đài nên trong một bài thơ của Hàn Hoành, nàng đã được gọi là Chương Đài Liễu. |
Tên là Giả Tư Đạo, một gian thần đời Nam Tống, Bình Chương là tên một chức quan tương đương với Tể tướng. |
Xứ sở này chỉ có La Sát lớn, không có La Sát nhỏ. |
Tên là Đảng Tiến, sống đầu đời Tống, là một tay hết sức thô lỗ cục cằn. |
Theo Liệt tiên truyện, Hoài Nam Vương Lưu An đời Hán uống linh đan hoá thành tiên, gà chó của ông uống những viên thuốc còn thừa, cũng được bay lên trời theo chủ. |
Tức năm Vạn Lịch thứ 40, năm 1612. |
Trong các truyền thuyết, nhuỵ hoa quỳnh trong cõi tiên là vật rất quý hiếm; thời gian tồn tại của hoa đàm rất ngắn, do đó có thành ngữ “Đàm hoa nhất hiện”, dùng để chỉ sự tồn tại mong manh, tạm bợ của sự vật. |
Nhân vật chính trong vở kịch Mẫu Đơn đình của Thang Hiển Tổ. Trong giấc mơ, nàng thấy mình gặp một chàng trai tên là Liễu Mộng Mai, tỉnh dậy, tương tư, ốm rồi chết. Sau sống lại, cùng với Liễu Mộng Mai kết duyên vợ chồng. |
)Khúc đàn mà Kê Khang thời Lục Triều chơi trước lúc bị hành quyết. Lúc chơi xong khúc đàn này, Kê Khang cất tiếng than: “Quảng Lăng tán ư kim tuyệt hĩ!”. |
Trong chiến tranh Hán-Sở, có lúc Sở đã chiếm ưu thế. Lúc bị vây ở Huỳnh Dương, Kỉ Tín giả làm Lưu Bang nên Lưu Bang đã trốn thoát được. |
Nguyên văn: “Tiên tra” (chiếc mảng chở người đi tìm tiên). |
Tạp khúc ca từ trong Nhạc phủ có bài Ái thiếp hoán mã. Tương truyền Tào Chương (con Tào Tháo) cũng từng đưa vợ lẽ đi đổi lấy ngựa quý. |
Trác Văn Quân đời Hán sau khi tư thông với Tư Mã Tương Như cũng đã từng phải bán rượu ở quầy. |
Theo Sưu thần ký của Can Bảo đời Tấn: Con gái của Ngô Vưng Phù Sai là Tử Ngọc yêu Hàn Trọng, duyên không thành, mang bệnh chết. Hàn Trọng đến mộ nàng tưởng niệm, nàng hiện lên tặng chàng một chuỗi ngọc, đưa chàng cùng xuống mộ sum họp một thời gian ngắn. Hàn Trọng đến trách Ngô Vương, bị Phù Sai xua đuổi. Tử Ngọc về gặp vua cha, cuối cùng biến thành một làn khói bay đi. |
Vợ Hàn Bằng rất đẹp, bị Tống Khang Vương chiếm đoạt. Hàn Bằng tự sát. Nhân lúc đứng cùng với Tống Khang Vương trên đài cao, vợ Hàn Bằng đã lao xuống đất mà chết. Khi nàng lao xuống, quần thần níu áo lại nhưng chiếc áo đã rách thành từng mảnh nhỏ và những mảnh đó đã biến thành những con bướm bay mất. |