Phạm Tất Đắc một con người mang trong mình ý thức sớm về việc cách mạng chủ nghĩa, sớm thấu nỗi lòng, chứng kiến nhiều đau khổ của người dân, căm thù bọn giặc Pháp xâm lược. Tuy ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ dưới sự khắc nghiệt của bọn thực dân, nhưng khả năng của ông đã được công nhận rõ nhất qua thơ ca với sự thành công của tập thơ Chiêu hồn nước.

Tập thơ nhỏ gồm 198 câu song thất lục bát, với lời lẽ thống thiết, lúc lại sôi sục căm hờn dấy lên lòng yêu nước của người Việt qua các thời đại, đặc biệt trong cảnh đô hộ của người Pháp, chạm được vào tấm lòng của rất nhiều thế hệ thanh niên thời đó, được đón nhận rất nồng nhiệt.Trong trích đoạn này gồm có 34 câu thơ dường như mang được ý nghĩa bao hàm sâu sắc của cả tập thơ vang vọng, có độ ấn tượng không thua kém gì những khúc ca bi tráng của đất nước được cất lên.

Nhan đề của bài thơ dường như là một sự rất mới lạ ở thời kì này, sự mạnh mẽ, nhiệt huyết trong từng suy nghĩ,len lỏi vào mạch máu của người thanh niên trẻ tuổi này mới từ chính tâm hồn, con người ông. Chiêu hồn chính là gọi hồn đất nước. Trong thời kì lầm than, nô lệ, đất nước thiếu sự sống chỉ có một cách là gợi về lịch sử hào hùng của dân tộc để phần nào phục hồi lại lòng yêu nước trong nhân dân.

Cũng nhà cửa, cũng giang san
Thế mà nước mất nhà tan hỡi trời!
Nghĩ lắm lúc đang cười hoá khóc
Muốn ra tay ngang dọc, dọc ngang
Vạch trời thét một tiếng vang
Cho thân tan với giang san nước nhà!
Bài thơ được mở đầu khá ấn tượng với lời than nhuốm màu nô lệ của một đất nước vốn tự do, mạnh mẽ, dòng tự sự chân thật của tác giả theo cảm xúc tự nhiên khi nghĩ về đất nước khiến “Cười hoá khóc”. Nước mất thì đó là nghịch cảnh nỗi nhục nhã bi ai lớn nhất. Với một đất nước với bề dày lịch sử, có “giang sơn, nhà cửa” đã được Trời định mà dường như các thế hệ tiếp nối dễ để sơ hở cho những điều xấu xa nhất trong lịch sử thâm nhập quá dễ- Chế độ phong kiến hà khắc, Bọn thực dân tham lam, tàn ác làm cho đất nước đến mỗi nếp nhà đau đớn oằn mình chịu đựng. Là người trí thức sức trẻ ngùn ngụt với suy nghĩ mới, đau nỗi đau chung dân tộc tác giả phải thốt lên những lời mạnh mẽ xé lòng có thể thấy qua ngòi bút đẫm tình muốn bứt ra khỏi vòng nô lệ mà chiến đấu. Tâm sự điển hình ấy không chỉ của mỗi người thanh niên trẻ mà là của biết bao con người ở thời thế đó làm cho mỗi câu thơ thêm thúc giục vào những tâm hồn đang ngủ quên với lòng yêu nước.
Đồng bào hỡi con nhà Đại Việt
Có thân mà chẳng biết liệu đời
Tháng ngày lần lữa đợi thời
Ngẩn ngơ ỷ lại ở người, ai thương?
Sự khích lệ vào sự tự do là cái ta có thể thấy rõ nhất thức tỉnh về sự chần chừ trong thời điểm cứu nước, cứ lặng yên mặc cho bọn thực dân giày xéo, ở đây vẫn thấy được sức trẻ, suy nghĩ trẻ hoá giúp tình yêu nước không chỉ dừng lại ở lời nói mà sẵn sàng hy sinh, phải hành động để cứu nước. Sự khơi gợi về lòng tự tôn dân tộc, trở về với cội nguồn, truyền thống cao cả thiêng liêng chốn
“Nhị, Nùng” còn thể hiện ở những câu thơ tiếp đây:
Nên mau mau dậy ngay kẻo muộn....
Cũng tai cũng mắt như đời khác chi
Trong giọng thơ toàn bài có thể thấy có sự mỉa mai nhẹ từ phía tác giả nhưng hơn hết đó là sự đau lòng quá sâu của tác giả để thốt ra được những lời nói kích thích vào lòng tự trọng để mong mỗi người đọc hiểu mà thấm về hoàn cảnh của quốc gia đang có nguy cơ suy vong, nỗi đau nhục nhã đến bờ vực của cảm xúc để cùng đồng cảm với tác giả.
Cảnh như thế, tình thì như thế,
Sống mà chi, sống để mà chi?
Đời người đến thế còn gì nước non!
Tác giả sử dụng thành thạo biện pháp tu từ, câu cảm thán, điệp ngữ “đến thế còn gì, sống mà chi...” làm tăng độ xoáy vào trong tâm hồn người đọc làm thấm thía hơn từng câu chữ.

Không chỉ thương xót cho đất nước tác giả đã quay về thương cho chính bản thân mình một chút dường như suy nghĩ về tội ác giặc quá lớn quá đau làm tác giả trẻ tuổi đã phải suy nghĩ mông lung một chút về hoàn cảnh của mình khi đứng ra giúp nước, một câu hỏi lớn được đặt ra “liệu sức của mình có đủ để làm việc gì đó làm cho đất nước như các vị anh hùng thời đại?” nhưng hiện hữu vẫn là những tình cảm quá nhiệt huyết, sâu sắc của tác giả rất mong muốn đóng góp cho sự nghiệp chung thể hiện qua suy nghĩ, thơ văn đến những hành động đậm tính khởi đầu cho phong trào chủ nghĩa xã hội sẵn sàng bỏ tất cả lại để được chết cho tự do, chứ quyết không sống nhục như con người đương thời.Câu thơ nhuốm đầy máu,nước mắt của tác giả càng làm cho người đọc thêm cảm thông một cách thật lòng, gần gũi nhất với tác giả.
Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ,
Trông non sông lã chã giòng châu,
Một mình cảnh vắng đêm thâu,
Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang san.
Những vần thơ trên đã xứng đáng với kì vọng muốn cất lời trong một bài thơ sâu sắc để đời, khúc tráng ca mãi mãi trường tồn cùng thời gian. Phải hun đúc cho mình ngọn lửa sự tự do của đất nước. Lay động nhiều con người yêu nước, giục giã họ lên đường cho tự do góp một phần công sức nhỏ bé như tác giả không mong được công nhận chút nào để tiến hành cách mạng kể cả có đổ máu, có sự hy sinh nhưng đất nước được sống đó mới là ý nghĩa của “chí làm trai - sống cùng đại cuộc”.

Bài thơ mang vừa mang tính lịch sử cao mang tính nghệ thuật dù có trải qua bao nhiêu sự kìm hãm, vùi dập của bọn thực dân tàn ác nhưng ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ cháy rạo rực trong lòng giúp ta hiểu được, càng tự hào hơn về một gương mặt như tác giả xuất thân một nhà thơ, một chí sĩ yêu nước vô cùng trẻ tuổi làm cho đất nước luôn được mang sức sống của tự do dù có trải qua bao nhiêu sự dày vò của bọn xâm lược khắc nghiệt.

tửu tận tình do tại