Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Thời kỳ: Trần
6 bài trả lời: 4 bản dịch, 2 thảo luận
1 người thích

Đăng bởi Vanachi vào 13/09/2008 02:11

扈駕天長書事其二

即墨行都古澗瀍,
民熙俗古太平年。
榮河水繞九重殿,
保口風搖百丈船。
兩岸新霜金橘國,
滿成細雨土蝦天。
小臣歲歲陪鸞輅,
依舊藍袍司隸前。

 

Hỗ giá Thiên Trường thư sự kỳ 2

Tức Mặc hành đô cổ Giản Triền,
Dân hi tục cổ thái bình niên.
Vinh hà thuỷ nhiễu cửu trùng điện,
Bảo khẩu phong dao bách trượng thuyền.
Lưỡng ngạn tân sương kim quất quốc,
Mãn thành tế vũ thổ hà thiên.
Tiểu thần tuế tuế bồi loan lộ,
Y cựu lam bào tư lệ tiền.

 

Dịch nghĩa

Hành đô Tức Mạc như miền sông Giản sông Triền xưa,
Nhân dân vui vẻ, phong tục chất phác giữa những năm thái bình.
Nước sông Vinh vây quanh toà điện chín tầng,
Gió cửa Bảo lay động con thuyền trăm trượng.
Sương mới hai bên bờ một vùng quít vàng,
Mưa phùn đầy thành, một trời rươi.
Kẻ hạ thần hàng năm theo hầu xe loan,
Vẫn là viên Tư lệ áo lam như cũ.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Đào Phương Bình

Tức Mặc hành đô cảnh lạ lùng,
Dân vui đời thịnh lại thuần phong.
Gió đưa cửa Bảo thuyền trăm trượng,
Nước diễu sông Vinh điện chín trùng.
Cả xứ mưa bay rươi trắng nõn,
Hai bờ sương xuống quýt vàng hung,
Hàng năm thần tử, hầu loan giá.
Vấn tấm bào lam mãi ruổi rong

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Đặc sản Quýt và Rươi trong thơ văn Phạm Sư Mạnh và thực tại

Hai bài thơ này của Phạm Sư Mạnh có nhắc đến giống hai đặc sản nổi tiếng của đất Thiên Trường xưa cách đây gần bảy trăm năm Rươi và Quýt. Trong bài thơ “Hạnh Thiên Trường hành cung” của vua Trần Thánh Tông cũng viết về đặc sản quýt được trồng rất nhiều ở vùng đất bãi ven sông Châu xưa. Đó là giống Quýt hương Lý Nhân thơm, ngọt lịm khác thường, chẳng đâu có được mà ngày nay vẫn còn ở xã Văn Lý, Lý Nhân, Hà Nam.
Món chả rươi cùng vỏ quýt từng là món ăn ngon, để lại những hương vị không thể phai mờ cho người Hà thành xưa, được ghi trong tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của cố nhà văn Vũ Bằng.
Thế nhưng do ảnh hưởng của việc đắp đê chặn lũ, không cho nước sông Hồng vào sông Châu cách đây hàng chục năm đã làm cho vùng đất Lý Nhân không còn được phù sa màu mỡ bồi đắp hàng năm nữa, chất đất thay đổi dần và giống quýt hương này hiện nay ngày càng mai một, suy tàn và vắng bóng dần trên thị trường. Chính quyền và nhân dân Lý Nhân đang có quyết tâm bảo vệ nguồn gien quý hiếm này và mong muốn được sự giúp đỡ của mọi tổ chức và những người quan tâm.

Theo báo: Trường Tiểu học Văn Lý

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thảo luận

Bài thơ này đã được nhắc đến trong tác phẩm "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" (欽定越史通鑑綱目), quyển VIII, được biên tập vào những năm 1856-1881- thời Tự Đức nói về thổ sản rươi và quýt của vùng đất Thiên Trường thời Trần.
“Tiết trời mới có sương, trông hai bên bãi tưởng là một nước toàn là quýt vàng. Gặp lúc mưa nhỏ thì khắp nơi trong thành chỉ thấy trên là trời, dưới có rươi.
Rươi và quýt là một món ăn ngon và bổ dưỡng truyền thống của người Lỵ Nhân từ xưa tới nay.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Hành cung Tức Mặc đẹp thay
Dân vui đời thịnh lại dày thuần phong
Sông Vinh ôm điện chín tầng
Gió đưa cửa Bảo thuyền rồng uy nghi
Hai bờ quít ngọt sương phơi
Đầy thành mưa bụi một trời rươi ngon
Kẻ thần theo bánh xe loan
Vẫn là Tư Lệ áo lam thuở nào

14.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Tức Mạc Hành đô Giản Triền xưa,
Thuần phong thịnh trị dân mừng vui.
Sông Vinh vây bọc chín tầng điện,
Cửa Bảo gió lay trăm trượng thuyền.
Sương mới hai bên bờ ruộng quít,
Đầy rươi thành nội mưa phùn liền.
Hàng năm thần tử theo loan giá,
Tư lệ áo lam vẫn quan viên.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Hành đô Tức, Giản khi xưa,
Thuần phong thịnh trị mừng vui dân lành.
Sông Vinh quanh điện chín tầng,
Gió lay Cửa Bảo thuyền dâng cao buồm.
Quít vàng sương mới ruộng vườn,
Mưa phùn thành nội đầy đường rươi lên.
Thần hầu loan giá vua trên,
Áo lam Tư lệ quan viên thường ngày.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời