Кассандре

Я не искал в цветущие мгновенья
Твоих, Кассандра, губ, твоих, Кассандра, глаз,
Но в декабре торжественного бденья
Воспоминанья мучат нас.

И в декабре семнадцатого года
Всё потеряли мы, любя;
Один ограблен волею народа,
Другой ограбил сам себя...

Когда-нибудь в столице шалой
На скифском празднике, на берегу Невы
При звуках омерзительного бала
Сорвут платок с прекрасной головы.

Но, если эта жизнь — необходимость бреда
И корабельный лес — высокие дома,—
Я полюбил тебя, безрукая победа
И зачумленная зима.

На площади с броневиками
Я вижу человека — он
Волков горящими пугает головнями:
Свобода, равенство, закон.

Больная, тихая Кассандра,
Я больше не могу — зачем
Сияло солнце Александра,
Сто лет тому назад сияло всем?


Tháng chạp năm 1917

Đây là bài thơ viết về Anna Akhmatova. Cassandra – theo thần thoại Hy Lạp là con gái của vua Priam.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Phương Thảo

Anh không đi tìm những khoảnh khắc đầy hoa
Bờ môi em, Cassandra, hay ánh mắt
Nhưng những đêm không ngủ trong tháng chạp
Kỷ niệm xưa vẫn hành hạ hai ta.

Năm 1917, trong tháng chạp
Ta đã để mất tất cả, trong tình
Một người bị ý chí nhân dân cướp bóc
Còn người kia tự cướp bóc chính mình…

Rồi thủ đô sẽ có một khi nào
Trên bờ sông Nê-va, trong ngày lễ
Trong tiếng ồn đêm hội rất kinh sợ
Ai giật chiếc khăn tuyệt đẹp trên đầu.

Nhưng nếu như cuộc đời – cần mê sảng
Và một rừng thông – những ngôi nhà cao –
Anh đã yêu em, vụng về chiến thắng
Và một mùa đông dịch hạch năm nào.

Trên quảng trường với những xe bọc thép
Anh nhìn ra người ấy – một con người
Dọa bệnh than như chó sói dọa người
Hô: bình đẳng, tự do và luật pháp.

Còn em,  Cassandra đớn đau, lặng lẽ
Anh đã không còn có thể nữa đâu em
Mặt trời Aleksandr(*) có phải từng cháy lên
Một trăm năm trước soi cho tất cả?


* Aleksandr I (1777-1825) – Hoàng đế Nga từ năm 1801.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Đông A

Anh không đi tìm những khoảnh khắc nở hoa
Của đôi môi em, Cassandra, của đôi mắt em, Cassandra
Nhưng vào tháng chạp trong đêm mất ngủ ngày lễ hội
Ký ức không ngừng giày vò hai chúng ta

Đúng tháng chạp của năm mười bảy
Chúng ta mất mọi thứ cả ái tình
Một người bị ý chí nhân dân cướp lấy [1]
Còn người kia tự cướp chính mình

Nhưng nếu cuộc đời này là tất yếu hoang tưởng
Cánh rừng thông cao vút những ngôi nhà
Hãy bay đi, vụng về chiến thắng
Trận bắc phong dịch hạch lan xa

Trên quảng trường đầy những chiến xa
Anh nhìn thấy một con người ở đấy
Doạ chó sói bằng than bỏng cháy
Tự do, bình đẳng và pháp quyền

Cassandra dịu dàng yêu mến
Em rền rĩ, em cháy sáng, để làm gì
Vầng mặt trời Alexander bừng sáng [2]
Trăm năm trước có soi sáng mọi người?

Sẽ lúc nào đó ở kinh đô mất trí
Bên bờ sông Neva trong ngày lễ Scyth dân gian [3]
Trong tiếng ồn ào của vũ hội gớm ghiếc
Chiếc khăn bị giật tung khỏi mái đầu đẹp tuyệt trần


Bài thơ này có một số dị bản khác nhau ở một số chỗ. Bản dịch ở đây được dịch theo bản tiếng Nga trong bộ tuyển tập Mandelshtam 4 tập do Struve và Filippova biên tập. Bài thơ này đăng lần đầu trên tờ Ý chí nhân dân, và duy nhất ở lần đó bài thơ có nhan đề Gửi Cassandra. Các lần xuất bản sau, bài thơ không có nhan đề. Anna Akhmatova kể rằng trong khoảng thời gian đó bài thơ được cho có liên quan tới bà. Sau những do dự, bà quyết định giải thích với Mandelshtam rằng bà và Mandelshtam không nên gặp gỡ nhau thường xuyên để thiên hạ thêu dệt về mối quan hệ của họ. Sau đó vào khoảng tháng 3 năm 1918 Mandelshtam biến mất. Khi đó mọi thứ biến mất hay xuất hiện không làm ai ngạc nhiên.

Cassandra là con gái vua Priam của thành Troy. Để cưa cô thần Apollo cho cô tài tiên tri. Nhưng Cassandra từ chối tình yêu của thần Apollo, và bị thần Apollo nguyền lời tiên tri của cô sẽ không ai tin. Cassandra có khá nhiều tiên tri, đều trở thành sự thật, nhưng không ai tin như về cuộc chiến và sự sụp đổ của thành Troy. Sau khi thành Troy sụp đổ, Cassandra bị Ajax quấy rối và cưỡng hiếp. Sau đó cô làm thê thiếp cho Agamemnon, nhưng cuối cùng cả cô và Agamemnon đều bị hoàng hậu Clytemnestra cùng nhân tình giết chết.

[1] Ý chí nhân dân còn có nghĩa là tên tờ báo nơi đăng thơ của Mandelshtam và Akhmatova.
[2] Alexander Pushkin còn được gọi là vầng mặt trời của thi ca Nga.
[3] Scyth là dân tộc du mục thống trị vùng thảo nguyên Hắc hải thời kỳ cổ đại.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời