Листопад

Осенью в Москве на бульварах
вывешивают дощечки с надписью
“Осторожно, листопад!“


Осень, осень! Над Москвою
Журавли, туман и дым.
Златосумрачной листвою
Загораются сады.
И дощечки на бульварах
всем прохожим говорят,
одиночкам или парам:
“Осторожно, листопад!”

О, как сердцу одиноко
в переулочке чужом!
Вечер бродит мимо окон,
вздрагивая под дождем.
Для кого же здесь одна я,
кто мне дорог, кто мне рад?
Почему припоминаю:
“Осторожно, листопад”?

Ничего не нужно было,-
значит, нечего терять:
даже близким, даже милым,
даже другом не назвать.
Почему же мне тоскливо,
что прощаемся навек,
Невеселый, несчастливый,
одинокий человек?

Что усмешки, что небрежность?
Перетерпишь, переждешь...
Нет - всего страшнее нежность
на прощание, как дождь.
Темный ливень, теплый ливень
весь - сверкание и дрожь!
Будь веселым, будь счастливым
на прощание, как дождь.

...Я одна пойду к вокзалу,
провожатым откажу.
Я не все тебе сказала,
но теперь уж не скажу.
Переулок полон ночью,
а дощечки говорят
проходящим одиночкам:
“Осторожно, листопад”...

 

Dịch nghĩa

Mùa thu ở Matxcơva
người ta treo những tấm biển nhỏ trên các đại lộ
với dòng chữ: “Coi chừng lá rụng!“


Mùa thu, mùa thu! Trên bầu trời Matxcơva
Những đàn sếu, sương mù, và khói,
Những khu vườn cháy sáng lên
tán lá vàng ẩm tối,
Và những tấm biển nhỏ trên các đại lộ
nói với tất thảy khách bộ hành đi qua,
những kẻ cô đơn hay những cặp đôi:
“Coi chừng lá rụng!”

Ôi, trái tim mới cô độc làm sao
trên ngõ nhỏ xa lạ!
Chiều lang thang lướt qua những khung cửa,
run lên dưới mưa.
Tôi vì ai ở lại một mình,
Tôi thương quý ai, ai mừng vui khi gặp mặt?
Cớ gì tôi cứ nhớ lời thầm nhắc:
“Coi chừng lá rụng”?

Nếu đã từng chẳng tha thiết điều gì,-
thì nghĩa là chẳng có gì để mất:
thậm chí là người thân, thậm chí là người thương,
thậm chí là bạn thôi cũng không thể được.
Thế mà sao tôi cứ thấy buồn,
rằng ta đang rời xa mãi mãi,
Hỡi con người bất hạnh, không vui
và cô độc?

Có là gì đâu sự nhạo cười, có là gì đâu niềm khinh mạn!
Anh sẽ chịu được thôi, anh hãy kiên tâm chờ đợi
để mọi điều qua đi.
Không - đáng sợ hơn cả là nỗi dịu dàng,
giống như mưa, khi mình chia biệt.
Cơn mưa rào tối thẫm, cơn mưa rào ấm áp,
Cả cơn mưa cứ ánh lên lấp lánh và run rẩy!
Hãy vui lên anh, hãy hạnh phúc nhé anh,
giống như mưa, khi mình chia biệt...

Tôi một mình ra ga,
khước từ người đưa tiễn.
Chưa nói thoả cùng anh,
giờ thôi không cần nữa.
Ngõ nhỏ đầy ắp đêm,
trên đường bao tấm biển
nhắc những kẻ độc hành:
“Coi chừng lá rụng”!


1938

Dịch nghĩa của Thuỵ Anh.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 3 trang (27 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Mình nghi ngờ về sự chính xác của thông tin này :)

Mình thì nghi ngờ về sự chính xác của thông tin này. Trong cuốn hồi ký của Olga và cuốn "Nhớ Olga Becgôn" của nhiều tác giả, NXB Leningrat năm 1979 đã nêu rõ, bài này bà viết tặng Lugovskoy (1901-1957), nhà thơ, một người bạn thân thiết của bà.
Mình muốn nói thêm với butgai, khi bạn dịch lại các bài thơ, việc cố gắng gìn giữ câu chữ nguyên bản là quan trọng và cần thiết. Mình cũng thích cách tiếp cận như vậy của bạn. Và nhiều chỗ bạn cảm nhận bài thơ rất chính xác. Nhưng mình có đôi điều phân vân là bạn quá câu nệ vào chuyện đọc các bản dịch của những người đã dịch trước, do đó bị ảnh hưởng nhiều cả từ ngữ và âm điệu, ko thoát ra được. Nên chăng, bạn hãy đọc nguyên bản và dịch thẳng luôn, không nhất thiết phải đọc bản dịch cũ. Mình tin chắc rằng, bạn sẽ có những bản dịch thực sự của bạn, thực sự độc đáo và chính xác.

"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Gửi HXT

Vì comment của bạn rơi vào trang 2 nên hôm nay Butgai mới tình cờ đọc đến và trả lời.

Xin lưu ý với bạn 1 điều là trong tất cả các bản dịch thơ của mình, Butgai đều sử dụng thơ 7-8 chữ với nhịp vần 2-3, 4-1 và không hề bị ảnh hưởng bởi âm điệu của bất cứ bản dịch nào. Nếu có, Butgai đã ghi chú. Bạn đã rất chủ quan khi nhận xét điều này khi mới chỉ đọc 1 vài bản dịch của Butgai post trên mạng

Những bài thơ nổi tiếng 1 thời thì việc Butgai có đọc bản dịch từ lâu trước đây là điều rất bình thường và đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi ngôn từ một cách không chủ ý. Khi dịch, bao giờ Butgai cũng chỉ đọc bản gốc, nhưng khi dịch xong thì cũng tham khảo các bản dịch trước (nếu có) để cố gắng chỉnh sửa những ngôn từ vô tình bị trùng (nếu có). Cố gắng thôi, nhưng không phải lúc nào Butgai cũng "nhường quyền sử dụng" từ đó cho người dịch trước khi nó khó thay thế trong bản dịch của Butgai, nếu thay, nó sẽ làm câu thơ kém hay chẳng hạn.

Dịch khác sáng tác ở chỗ sáng tác không có chỗ hoặc có rất ít khả năng trùng lặp ý tưởng. Còn dịch, ý thơ đã có sẵn, ngôn từ tác giả gốc sử dụng cũng đã có sẵn, nên việc 1, 2 hay nhiều người cùng sử dụng từ đó trong khi chuyển ngữ sang tiếng mẹ đẻ là điều rất dễ hiểu, thiết nghĩ HXT cũng không nên nặng nề. Quan trọng là cái câu, cái chữ ấy vang lên ở bài dịch nào hợp hơn, hay hơn.

Thơ thì quan trọng nhất là tứ thơ, người dịch cần có cảm nhận của riêng mình về tứ thơ một cách chính xác thì mới chuyển tải đúng hồn thơ được. Hơn nũa, cần hiểu về văn hóa, bối cảnh ra đời của bài thơ để dịch chính xác hơn. Butgai không tin một người đã dịch "Tránh đụng vào cây mùa lá rụng" lại là người cảm nhận đúng hồn bài thơ. Nhân tiện, việc bài thơ này được OB tặng ai, theo Butgai, không liên quan lắm đến bối cảnh ra đời nó. Không lẽ, nhà thơ (nam) được tặng kia lại là nhân vật chính trong thơ??? Việc nhân vật nữ và mối tình đơn phương trong Mùa lá rụng là không thể phủ nhận, không liên quan đến việc bài thơ được tặng cho ai (có nhiều dẫn chứng mà có lẽ nên để dịp khác nói về chuyện này).

Thứ 2, thơ là cuộc chơi của ngôn ngữ, ta không thể tùy ý "sáng tác" thêm từ ngữ vào bài thơ 1 cách không cần thiết và làm sai ý đồ của tác giả. Dịch càng trung thành với bản gốc bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Quyền cảm nhận là ở người đọc.

Thứ 3 là vần điệu, bài thơ hay phải có vần điệu, nhạc điệu trong thơ, đây thuần túy là khả năng linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ khi chuyển ngữ và nắm chắc niêm luật thơ trong tiếng mẹ đẻ

Cuối cùng, về quan niệm đồng sáng tác: khi đọc bản dịch của ai đó mà ta thấy như được 2 bài thơ thì theo Butgai đó là Đạo thơ hoặc dịch tồi.
Đồng sáng tác thì phải có sự bàn bạc, nhất trí 1 số điểm cơ bản của tác phẩm để cùng cho ra đời nó chứ không phải là 1 người thêm mắm thêm muối vào 1 tác phẩm có sẵn của một người khác (đã chết) mà không hề hỏi ý kiến để cho ra đời "một bài thơ" khác như HXT nói.

Dịch là chuyển ngữ trung thành, chứ không phải là sáng tác trên ý tưởng của một người nước ngoài. Điều này đã bị lên án trong lĩnh vực âm nhạc. Một số nhạc sỹ đã vay mượn ý tưởng, giai điệu của ca khúc nước ngoài, chế tác thành ca khúc Việt. Hay trong lĩnh vực Văn học, các tiểu thuyết khi được chuyển thể từ ngôn ngữ Văn học sang ngôn ngữ điện ảnh (cũng là chuyển thể, hay nôm na là dịch), nếu có sự khác biệt về nội dung cũng đều phải được sự đồng ý của tác giả Văn học. Cho nên, dịch thì chỉ có khái niệm đúng và hay thôi, không có khái niệm đồng sáng tác.

Một dòng cá nhân 1 chút: những gì HXT thể hiện ở trên Thiviện này, cả về thơ và bài viết, nói lên một điều là bạn có rất nhiều thời gian, và vì thế, bạn dịch rất nhiều. Còn hay và đúng không thì còn phải xem. Mà với Butgai, hay và đúng mới là 2 tiêu chí cơ bản của dịch nói chung và dịch thơ nói riêng, chứ không phải nhiều, hay "sáng tác" 1 cái gi đó trong bản dịch.

Vài dòng như vậy, rất tiếc là đọc bài này muộn quá nên trả lời HXT muộn.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Trả lời Bút gai

Tất cả những gì mình viết trên kia mình cũng viết lâu rồi. Giờ cũng không có thời gian đọc lại kỹ để trả lời bạn nữa. Quan điểm dịch của mình mình cũng đã từng viết ra rồi. Mình cũng không tự cho mình viết và dịch là hay và đúng đâu. Mình đã và sẽ sửa những bản dịch của mình theo những lời khuyên và góp ý của mọi người, nếu mình cảm thấy thế là hợp lý. Mình mong muốn sẽ có những bản dịch ưng ý, ít nhất là để không hổ thẹn với Olga.

Những gì bạn góp ý cho mình, mình rất cảm ơn, mình cũng sẽ để tâm và vì chưa có thời gian nên chưa ngồi ngẫm nghĩ để dịch lại được. Thời gian của mình cũng không có nhiều như bạn tưởng đâu. Nhưng thiết nghĩ, chuyện nhiều thời gian hay không, ở đây không quan trọng. Mình không rõ bạn nhấn mạnh chuyện này ở đây làm gì nữa, hì, vì không phải ai có thời gian là cũng dịch và viết vào diễn đàn này nhiều đâu! Mình góp sức cho TV từ một năm rưỡi nay, và những gì mình làm, mình tự hào nói rằng chỉ để góp tình, góp sức, góp công mà không cần bất kỳ ai khen ngợi. Nên mình cũng hy vọng rằng điều bạn nói không có ý là chê trách là mình nhiều thời gian quá - như kiểu ăn không ngồi rồi, rỗi hơi lại dám dịch thơ, nhỉ? :P

Ở Thi Viện không chỉ một mình mình ít thời gian nhưng vẫn tranh thủ đưa thơ lên đâu. Biết bao thành viên âm thầm làm điều đó. Mình nhìn thấy hàng ngày. Và những bạn ấy khiến mình đôi lúc thức khuya hơn một chút để đánh máy một bài thơ gửi lên đấy.

Nhưng bạn cũng thấy đó, dạo này mình đã dừng dịch thơ để ngẫm nghĩ lại. Mình muốn trau dồi lại cái phông văn hoá và ngôn ngữ của mình đã, cho dù với Olga, mình dịch bằng cả tình yêu. Nhưng bạn nói đúng, chưa chắc đã ổn! Nhất định mình sẽ chỉnh sửa lại cho ổn hơn. Còn thì, mình cũng tin vào trình độ cảm nhận của người đọc nữa, không vì chuyện bạn chê mình mà mình buồn đâu. Chỗ nào bạn nói đúng, mình tiếp thu để sửa mình!

Mình viết những dòng ở trên hoàn toàn chân thành, vì nói thực, chuyện sáng tác hay dịch thuật cũng rất nhạy cảm, mình hiểu điều đó. Mỗi người có cách suy nghĩ riêng mà. Mình không có ý định phê phán gì bạn, nhưng điều mình viết là cảm nhận của mình khi đọc một vài bản dịch trước đó của bạn. Mình nghĩ, mình phát biểu thật lòng. Còn chuyện xuất xứ bài thơ này, do bạn đưa ra thông tin kia nên mình mới phát biểu là mình nghi ngờ. Theo mình, khi phân tích, "mổ xẻ" (Hic, mặc dù mình không thích việc này chút nào!) bài thơ, bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng rằng có cô gái, chàng trai... vân vân, nhưng khi khẳng định xuất xứ: "Bài này Olga viết khi... dành cho...." thì lại nên cẩn trọng. Vì đó thuộc vào loại thông tin cần chính xác và cẩn có sự kiểm chứng rồi. Mình xin hứa với bạn, sẽ tìm ra dẫn chứng xác tín hơn về xuất xứ bài thơ này, cho khỏi băn khoăn thôi.

Vài dòng như vậy, vì mình đúng là không có thời gian (:D chứ không quá rỗi rãi đâu, mặc dù mình ngày nào cũng cố vào Thi Viện gửi thơ của các tác giả, góp vào Lầu Thơ chung này những bài thơ mới, dù ít). Mong bạn đừng hiểu lầm những điều chân thành mình đã viết ra.

HXT.

"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Em nói linh tinh đừng ai chú ý! ;)

Èo, đã 13 bài trả lời rồi cơ đấy, em thêm một bài nữa để thành 14 vậy, (Số 13 theo quan niệm phương Tây là rất "kỵ" đấy nhé!). Tiếc là em không biết tiếng Nga nhể! (Chị nhớ khi nào về dạy em đấy nhé!) Em không biết tiếng Nga, nhưng em cũng có lúc "xí xớn" dịch vớ vẩn linh tinh. Mà ở trên kia, bác Butgai đã đưa ra một vài "ý" trong việc dịch. Em cũng xin có ý kiến ạ!

Thực ra bài thơ (hay bất cứ thể loại nào) là của tác giả, nhưng khi dịch, nó lại mang rất nhiều dấu ấn của dịch giả. Nếu như theo lời bác Butgai nói, nó không giống nhau thì đó là do người dịch tồi! Theo em thì suy nghĩ của bác không chắc sai, nhưng chưa hẳn đúng (thực ra em không đồng tình lắm). Khi nhìn vào mỗi bản dịch, người ta nhận ra được dấu ấn của dịch giả, trong khi đó những ý nghĩa và nét đẹp của bài thơ nguyên tác không bị mất đi. Đó mới là một bản dịch thành công. Giả sử như các bản dịch cứ giống nhau, từ bản này đến bản khác, thì sao không để luôn một bản dịch cho người ta dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhìn,... mà lại dịch ra nhiều bản làm gì? Đó là điều mà em cảm thấy không đồng tình lắm.

Còn về vấn đề thời gian. Nếu như bác nói vậy thì bác nhầm rồi! Ai cũng có công việc của mình. Nhưng bên cạnh đó, người ta còn có niềm đam mê của mình nữa. Nếu như theo bác nói như thế, thì hoá ra các ĐHV đều là những người rỗi việc, ăn không ngồi rồi nên mới làm những việc "phi lợi nhuận" như thế này chứ gì?

Thế thì phải xem lại độ nhàn rỗi của anh Điệp đi nhá! :P Anh hơi rỗi việc khi mất bao nhiêu công sức để bỏ ra gây dựng cho cái Thi viện này đấy! ;))

Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Chao Camy

Dành nhiều thời gian cho thiviện thì là đương nhiên bạn HXT phải có nhiều thời gian thì mới dành được. Với 1 khối lượng khủng khiếp vài ngàn bài viết, cả thơ dịch, thơ sáng tác, bình luận thì rõ ràng là HXT đã phải dành rất nhiều thời gian, công sức cho thi viện này. Đó là điều đáng trân trọng.

Butgai chỉ muốn nói là dù góp ít hay nhiều công sức thì chúng ta cũng đều bình đẳng trước nghệ thuật. Nhiều nhà thơ cả đời chỉ làm được 1 bài, nhưng lại được truyền tụng qua năm tháng. Trong khi thế giới này hàng ngày có hàng triệu người đang đẻ ra những vần thơ và không được ai biết đến. Vậy tiêu chí để thơ tồn tại là gì: HAY. Còn dịch thơ thì Butgai thêm 1 tiêu chí nữa là ĐÚNG. Trước tiên là phải đúng, rồi đến hay, vừa đúng vừa hay là một bản dịch đạt yêu cầu. Còn HAY mà không ĐÚNG với nguyên tác thì mời bác sang mảng SÁNG TÁC, bác cứ sáng tác thoải mái cho hay bằng ý tưởng, tứ thơ của mình, cần gì dựa vào ý thơ của 1 người nước ngoài để "sáng tác".
ĐÚNG mà không HAY thì mời bác qua mảng DIỄN XUÔI. Đơn giản vậy thôi.

Có thể bạn hiểu nhầm cụm từ "nhiều thời gian" với "ăn không ngồi rồi". Và bạn lại nhầm trầm trọng hơn khi đang nói về HXT lại dẫn chứng Điệp luyến Hoa vào đây??? 2 người đó và 2 khái niệm đó hoàn toàn khác nhau bạn ạ.

Việc có nhiều bản dịch là lẽ tự nhiên. Thơ hay thì có nhiều người dịch, và mỗi bản dịch thì khác nhau bởi cách cảm nhận và thể hiện của mỗi dịch giả khác nhau. Sự hiểu biết, từng trải, phông văn hóa, kiến thức, bản lĩnh... và quan trọng nhất khi dịch thơ là tâm hồn  của mỗi người dịch khác nhau sẽ dẫn đế cách hiểu khác nhau về 1 bài thơ, nhất là khi nó không phải là tiếng mẹ đẻ. Và không phải ai cũng đủ những tố chất đó để cho là mình đã hiểu đúng, dịch đúng. Mìh cho là đúng thì mới dịch ra thế, nhưng người khác lại cho là khôg đúng và họ có quyền đưa ra cách dịch của họ. Vậy nó mới sinh ra nhiều bản dịch. Quyền đánh giá là ở độc giả.

Hơn nữa, gu độc giả cũng khác nhau, nhiều người cùng dịch sẽ cho người đọc sự lựa chọn phong phú hơn.

Nên câu hỏi của bạn tại sao lại phải có nhiều bản dịch, thực ra Butgai không hiểu lắm vì nó là lẽ tự nhiên như khi hỏi tại sao ta ăn, uống, hít thở vậy. Đặt câu hỏi cũng là một nghệ thuật...

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Dịch dọt

Ý Cammy nói là, nếu như theo bác các bản dịch đúng thì sẽ giống nhau, thế thì dịch nhiều ra làm gì cho người ta mất công đọc, vì bản dịch của bác, mặc dù được nói là "không dựa vào các bản dịch khác" nhưng phần khác nhau lại rất ít.

Em lấy ví dụ cho bác tham khảo một bài Ngũ ngôn tứ tuyệt: http://www.thivien.net/vi...ID=luh3umfudFftDKWfxhANCw
Chỉ có 20 chữ nhưng 8 bản dịch lại rất khác nhau.

Tính em ngại đọc, nếu bác có hạ cố trả lời thì viết ngắn ngắn giúp em nhé. Cám ơn bác trước.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Em tên là Cammy nhớ!

Chán bác! Có cái tên em cũng viết sai! :( Em ko sai khi đưa anh Điệp vào đây. Về lượng bài thơ, bài dịch, và công việc nữa, đối với TV này anh Điệp còn làm nhiều hơn là chị HXT cơ mà! Thôi bỏ qua cái vụ thời gian, tranh cãi mệt xác.

Mà anh Điệp nói đúng ý em đấy ạ! Nói thẳng toẹt ra là: Nếu như bác mất công dịch ra một bài khác, mà nó chẳng khác bài kia là  mấy, thì thà đừng dịch cho xong! Vừa mất công mình, vừa mất công độc giả phải đọc. Thế thôi ạ!

Còn những vấn đề liên quan đến dịch dọt í, bác đưa ra diễn đàn có lẽ hợp lý hơn!

Theo em thì những bài trả lời kiểu như thế này (hoặc như thế khác mà gần gần giống) ở các bài thơ, nếu không có liên quan nhiều đến bài thơ thì mình nên để ra ngoài diễn đàn đi anh ạ. Vì có những thứ nó không ăn nhập gì với bài thơ mà cũng cứ để nó là bài trả lời thì nghe nó hơi hơi vô lý.

Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bình luận

Hi hi, thực ra cái comment ở trên kia mình viết từ trước khi cả nhà tranh luận trong một bài thơ khác của Olga rất lâu rồi. Giờ quay lại chủ đề này thành ra cũ, vì comment trên không liên quan gì đến những bản dịch sau này của bác Bút Gai đưa lên. Liên quan đến những bản dịch trước mà mình được biết thôi.

Ai cũng có quyền nói lên ý kiến của mình. Thêm nữa, vì sao mình bình luận nhiều, thực ra là vì mình nhận trách nhiệm phần tiếng Nga của Thi Viện. Không dám nhận là giỏi tiếng Nga, nhưng có thể chịu trách nhiệm một phần. Ai cũng có thể có sai, dịch có lỗi, nhầm từ.. vân vân... không ai thoát được, có phải thánh nhân đâu! (Lời của chú Tạ Phương!) Nhưng khi mình đọc và thêm lời bình là mình muốn góp ý những gì mình cảm nhận và hy vọng bạn nào đưa bài đó lên hoặc dịch giả có thể đọc và nếu thấy ý kiến xác đáng, sẽ chỉnh sửa lại bản dịch cho chuẩn hơn!

Đấy là lý do tại sao mình lại viết nhiều thế, chứ hoàn toàn không phải do mình có thời gian hơn người khác! Quả là ý này bạn đưa vào đây khiến mình cảm giác là chê trách chứ không phải là đáng trân trọng như bạn nói, :D.

Cũng như khi bác Bút Gai bình, những bài mình dịch, mình cũng đọc và gạn lọc cái nào chính xác, mình nhất định sẽ sửa! Việc này cũng phải làm dần dần.

Mình nhận xét không có ý dạy khôn người ta, mong bác Bút Gai hiểu cho điều đó! Có thể cách viết của mình chưa khéo khiến bạn bực mình chăng?

Riêng về dịch thơ, ngoài đúng, ngoài câu chữ, còn có cảm hứng nữa. Có những bản dịch đúng từng câu từng chữ mà đọc lại chỉ là vỏ của ngôn từ! Nhưng dẫu gì mình vẫn ủng hộ ý kiến dịch sát ý bài thơ, đồng thời có sự cảm nhận riêng và rung động nữa. Nếu mình quay lại với các bản dịch, mình sẽ cẩn trọng hơn trước rất nhiều. :) Nhưng mình cũng sẽ suy nghĩ ý kiến của bạn khi mời mình sang mảng diễn xuôi! :P

"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Đăng Kiên

Mùa thu, ở Matxccơva, người ta thường
treo những tấm biển trên các đại lộ với
dòng chữ "Cẩn thận, mùa lá rụng"


Matxccơva vừa độ vào thu
Những đàn sếu tránh rét bay vội vã
Sương bay bay và khói đâu lan toả
Sẫm ánh vàng trên vòm lá, hàng cây
Trên đại lộ những tấm biển treo đầy
Nhắc người đi qua dù có đôi có lứa
Hay vẫn còn cảm thấy cô đơn quá
"Cẩn thận mùa thu, lá rơi dày"
Ôi trái tim cô độc của tôi
Giữa chốn thị thành xa lạ quá
Buổi chiều từng cơn mưa giăng buốt giá
Qua cửa sổ sáng đèn bỗng run lên
Tôi vì ai mà tôi đang ở đây?
Cô đơn quá, ai làm tôi vui được nhỉ?
Tại sao lúc nào tôi cũng luôn suy nghĩ
"Cẩn thận mùa thu, lá rơi dày"
Bây giờ nếu tôi không còn cần gì nữa
Thì tức là chẳng còn gì để mất đâu
Anh chẳng phải người thân, người bạn tâm đầu
Hay chỉ bạn bè quen biết thôi cũng không phải nốt
Thế thì vì sao tôi cứ thấy buồn thổn thức
Khi nghĩ mình xa cách mãi từ đây
Anh- người chẳng có hạnh phúc tràn đầy
Người không được cuộc đời ban may mắn
Thiếu sự cẩn trọng ư? hay chỉ nực cười
Nhưng thôi, chờ đợi thời gian sẽ xoá nhòa tất cả
Cơn mưa rơi nhẹ nhàng mà chịu đựng sao khó quá
Sự dịu dàng của giây phút chia ly
Mưa sầm sập nhưng ấm áp thế kia
Sấm chớp nhập nhoà mưa vẫn giăng đều đặn
Hãy vui lên anh, dù xa cách hẳn
Hãy nghĩ rằng hạnh phúc cũng như mưa
Một mình tôi lặng lẽ đến sân ga
Chỉ một mình thôi không cần ai tiễn biệt
Tôi chưa nói cùng anh cho đến hết
Nhưng bây giờ tôi không nói nữa đâu
Con ngõ nhỏ, bóng tối chiếm từ lâu
Những tấm biển dọc đường kia vẫn nhắc
Người đi qua-những con người đơn độc
"Cẩn thận mùa thu, lá rơi dày"

14.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Vũ Thị Minh Nguyệt

Mùa thu, mùa thu Matxcova!
Đàn sếu bay, sương mù khói toả.
Nhuộm sắc vàng trên từng chiếc lá
Những khu vườn rực rỡ thần tiên.

Trên đại lộ những tấm biển treo lên
Với tất cả người bộ hành nhắc nhở
Kẻ cô đơn hay là đôi lứa:
"Cẩn trọng, mùa lá rụng của cây"…

Trái tim ơi, vò võ thế này
Lơ đãng bước trên con đường xa lạ
Chiều lang thang qua từng ô cửa sổ
em rùng mình run rẩy dưới mưa.

Vì ai một mình em đã đến nơi này,
người nâng niu em, người làm em vui sướng?
Vì sao em luôn tâm tưởng:
"Cẩn trọng, mùa lá rụng của cây"?

Chẳng có gì em cần nữa nơi đây,-
có nghĩa là, không có gì để mất:
dẫu chẳng gũi gần, chẳng còn thân mật,
thậm chí là người bạn cũng không.

Vì sao em thổn thức trong lòng,
rằng mình sẽ xa anh mãi mãi,
xa người không vui, đời không ưu ái,
người một mình đơn côi?

Có chuyện gì sơ sẩy, nực cười?
Vẫn kiên tâm, vẫn chờ vẫn đợi..
Không - sợ nhất là dịu dàng quá đỗi
như cơn mưa này, trong cuộc chia xa.

Cơn mưa đêm, ấm áp vỡ òa
tất cả - run run và ánh chớp!
Hãy vui lên, hãy cố mà hạnh phúc
như cơn mưa này, trong cuộc chia xa.

…Em một mình đi đến sân ga,
từ chối những lời tiễn biệt.
Em không nói cho anh biết hết,
và bây giờ em cũng chẳng nói thêm.

Con đường mòn hun hút vào đêm
những tấm biển vẫn còn nhắc nhở
người bộ hành một mình đơn lẻ:
"Cẩn trọng, mùa lá rụng của cây"…

Nếu một mai kiệt sức quỵ bên đường
Em sẽ mang theo gương mặt anh rạng rỡ
Mùa Thu reo chấm nắng vàng sớt lửa
Pha bột màu thương nhớ vẽ trời yêu!
Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 3 trang (27 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối