Khó gọi thâm nghiêm cửa chín trùng[1],
Ngày nào cha mẹ[2] cứu con cùng.
Bốn mùa man mác tình nhà cửa,
Trăm dặm đau buồn cảnh núi sông.
Mây trắng đã giăng trời Bến Nghé[3],
Nắng chiều dường cháy Gò Công[4].
Ngọn cờ phá lỗ[5] bao giờ thấy,
Thiên hạ người đều ngóng cổ trông.


Cuối năm 1874, quân Pháp sai Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương tấn công vào căn cứ Bình Cách, nơi nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân đang đóng. Đỗ Hữu Phương là tổng đốc, vốn là học trò cũ của Nguyễn Hữu Huân. Nghĩa quân tan vỡ, ông thoát về Chợ Lớn, vẫn nuôi ý định cương quyết chống trả thực dân Pháp. Ông đã trở về lại Tân An quyên góp tiền bạc của các nhà giàu, những người yêu nước để mua vũ khí. Trong khi đứng ra thu thập các toán nghĩa quân tản mát lại, Nguyễn Hữu Huân lại bị bắt vì những kẻ phản bội chỉ điểm cho bọn thực dân Pháp. Khi bị bắt và sống trong nhà Đỗ Hữu Phương được đối đãi rất ân cần, Nguyễn Hữu Huân vẫn âm thầm nuôi chí khí phất cờ khởi nghĩa lần ba. Nửa đêm, Nguyễn Hữu Huân thức dậy làm bài thơ để lại cho Đỗ Hữu Phương rồi trốn ra khỏi nhà xuống An Giang khởi nghĩa lần thứ ba.


Chú thích:
[1]
[2]
Ý từ câu “quan chi phụ mẫu”, chỉ vua quan nói chung. Câu này và câu trên ý nói không thể trông đợi vào vua quan nhà Nguyễn để chống Pháp.
[3]
Chỉ chung vùng đất bị thực dân Pháp chiếm đóng.
[4]
Căn cứ kháng chiến của Trương Định sau Hoà ước 1862.
[5]
Phá trận địa của giặc.


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]