Nguyễn Hữu Bài 阮有排 (28/9/1863 - 28/7/1935), tước Phước Môn quận công, là một đại thần nhà Nguyễn và là một nhà cách mạng ôn hoà thời cận đại. Ông sinh năm 1863 trong một gia đình Công giáo tại làng Cao Xá, tổng Xuân Hoà, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng dõi thánh tử đạo Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, một hậu duệ của công thần nhà Lê Nguyễn Trãi. Khi nhỏ ông theo học tại Tiểu chủng viện An Ninh rồi được chuyển tiếp lên Đại chủng viện Penang, Mã Lai.
Khi Trung Kỳ bị bảo hộ, triều đình Huế cần dùng người biết tiếng Pháp để giúp việc tại Nha Thương-bạc Huế, Nguyễn Hữu Bài cùng nhiều tu sĩ khác được trao công việc. Ông là người có tinh thần minh mẫn và biết sử dụng nhân lực. Năm 1908, ông lãnh chức Thượng thư Bộ Lại. Khi khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng Tự Đức, Nguyễn Hữu Bài nhất quyết phản đối. Dân chúng đương thời đặt ra câu tục ngạn:
Năm 1923, ông được thăng Thái phó, Võ hiển điện Đại học sĩ, Cơ mật Viện trưởng đại thần. Năm 1932, ông được vua Bảo Đại phong tước Phước Môn quận công. Năm 1933, vua Bảo Đại muốn cải cách triều đình bèn ban cho về hưu một lúc 5 thượng thư các Bộ: Lại, Hình, Binh, Lễ, Công vốn chỉ thông nho học, nhường chỗ cho những người thông thạo học vấn phương Tây. Nguyễn Hữu Bài trong số những người bị bãi chức. Ông từ trần tại tư đệ ở Phủ Cam (Huế), hưởng thọ 73 tuổi. Linh cữu ông được đưa ra mộ phần gần Phước Môn.
Nguyễn Hữu Bài 阮有排 (28/9/1863 - 28/7/1935), tước Phước Môn quận công, là một đại thần nhà Nguyễn và là một nhà cách mạng ôn hoà thời cận đại. Ông sinh năm 1863 trong một gia đình Công giáo tại làng Cao Xá, tổng Xuân Hoà, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng dõi thánh tử đạo Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, một hậu duệ của công thần nhà Lê Nguyễn Trãi. Khi nhỏ ông theo học tại Tiểu chủng viện An Ninh rồi được chuyển tiếp lên Đại chủng viện Penang, Mã Lai.
Khi Trung Kỳ bị bảo hộ, triều đình Huế cần dùng người biết tiếng Pháp để giúp việc tại Nha Thương-bạc Huế, Nguyễn Hữu Bài cùng nhiều tu sĩ khác được trao công việc. Ông là người có tinh thần minh mẫn và biết sử dụng nhân lực. Năm 1908, ông lãnh chức Thượng thư Bộ Lại. Khi khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng Tự Đức, Nguyễn…