Hạn vần: để ra, mãnh ơi!

Tiên sanh đường bệ,
Đa sĩ tể tể.
Nhi khúc khúc nhiên, nhi khích khích nhiên,
Nhất nhược phó tiên sinh chi quách kệ.

Tiên sinh giận lắm, hỏi rằng: Làm sao?
Đệ tử đứng lên, thưa thầy con kể: Cái Huệ nó để...!
Nhân ngày hôm qua, thầy đi vắng nhà.
Đương mùa hè chi vô sự; viên bàn cờ hề giở ra.

Bất ý: Chị ta, ngồi lê, ngồi la.
Bèn giương mép rải, bèn cửng mào gà.
Người chẳng ra người, ma chẳng ra ma.
Nhi bành bạnh ra! nhi chành chạnh ra!
Ức ông mãnh ra? Ức ông kệnh ra? Ức hổ mang chi cổ bạnh ra?

Toại sử: Tướng muốn thượng lên, pháo tranh nước cạnh.
Tốt hữu ý ư nhập cung; sĩ manh tình ư nhứt ghểnh.
Thế mà không cười, có hoạ ông thánh!
Tiên sinh nghe rồi, nãi mỉm kỳ môi.
Nãi vỗ kỳ đùi, nãi quẳng kỳ roi.

Thán tức ngôn viết: Ối trời ơi! Ối đất ơi!
Chết nỗi, hôm qua thế mà không có tôi!


Xưa có cô con gái tên là Huệ, phải lòng thầy đồ, thường khi sang chơi trường học. Một ngày kia, cô Huệ sang chơi, thầy đồ đi vắng, thấy lũ học trò đang đánh cờ, cô ta ngồi lại ngó chơi, vô ý mặc cái quần rách đáy để lộ chỗ kín ra. Tới khi thầy về, học trò đọc sách, cứ khúc khích cười. Thầy giận, toan đem đánh tuốt cả học trò. Sau có tên học trò nhỏ nói thực đầu đuôi là vì cô Huệ, thầy mới tha cho, mà làm bài phú này, cũng là một lối phú cổ thể, cứ nói tự sự.


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]