Mưỡu:
Thuyền từ một lá vơi vơi,
Bể trần chở biết bao người trầm luân.

Nói:
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật,
Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài.
Chiếc thuyền từ một lá vơi vơi,
Vớt chìm đắm đưa người lên cõi tĩnh.
Chữ kiến tính cũng là xuất tính,
Trong ống dòm đổ tiếng hư vô.
Kẻ muốn đem nhân kỳ nhân, hoả kỳ thư, lư kỳ cư,
Song đạo thống hỏi rành rành công cứ.
Bạng y thiên lý hành tương khứ,
Đô tự nhân tâm tố xuất lai.
Bát khang trang chẳng chút chông gai,
Cùng nghiêng ngả một dòng Hà Lạc.
Trong nhật dụng sao rằng đạo khác,
Cái luân hồi chẳng ở đâu xa.
Nghiệp duyên vốn tại mình ra,
Nơi vuông tấc đủ thiên đường địa ngục.
Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,
Nên mơ màng một bước một khơi.
Khiến cho phiền muộn Như Lai.



[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

ý đã phiêu bồng

Khi ý đã phiêu bồng
      (Thị sắc tức thị không}
Giữa mịt mù cõi tạm
Ta sống đời mù mê
Như con chim lạc bạn
Đang mù lối quay về

Bên trời, em có biết
Gương lược đã trầm xanh
Mộng vàng xưa đã vỡ
Ngoài biển đời mong manh

Giữa mịt mù cõi tạm
Ta, chẳng biết về đâu
Gã thiền tu loạng quạng
Quanh quẩn nơi chân cầu

Bên kia, bờ bát nhã
Bên này là đa mang
Cõi lòng ta chấp vá
Những mộng cuồng tan hoang

Một đời đuổi theo trăng
Chỉ thấy toàn hư ảo
Một đời đuổi theo em
Ôi, dáng mờ phương cảo

Ta, gã thiền tu buồn
Đuổi hoài theo bóng nắng
Ta, gã thi sĩ cuồng
Uống hoài cơn sầu đắng

Có lúc ngồi quán tưởng
Ta lại tự nhủ lòng
Gã thiền tu bấn loạn
Bao giờ mi qua sông?

Giờ thì ta đã biết
Giữa cõi đời mênh mông
Làm sao mà xuôi ngược
Khi ý đã phiêu bồng


chỉnh
Tôi nào đâu với đam mê
Với bao la,trước bến bờ viễn vông
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

"Thiên thượng thiên hạ vô như Phật, nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài."

Theo chỗ hiểu của tôi thì hai câu: "Thiên thượng thiên hạ vô như Phật, nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài." Có lẽ phải là: "Thiên thượng thiên hạ vô như Phật, nhỏ không trong chí lớn không ngoài." mới thoát ý.
Đây là phong cách diễn đạt của người xưa. "nhỏ không trong" là ám chỉ cái được gọi là nhỏ nhất thì không có "trong". "lớn không ngoài" Cái được gọi là lớn thì không có "ngoài". Ở đây muốn nói trong thế gian từ cái gọi là nhỏ nhất, tới cái cho là lớn nhất, không có cái nào "như Phật"(Chứ không phải"bằng Phật" vì đạo Phật là đạo Vô Ngã, nên không có sự ví von hơn thua như vậy). Còn câu truyền thuyết: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" còn một vế nữa "Nhất thiết thế gian sinh lão bệnh tử." Hai câu này Ngài tuyên bố sau khi đi 7 bước mỗi bước nở một đoá sen(Biểu tượng sự trong sạch) Ngài đứng trên đoá sen lớn nhất, một tay chỉ trời một tay chỉ đất... Theo chỗ hiểu của tôi thì đây chỉ là biểu tượng nói về hành giả tu giải thoát, sau khi trong sạch 6 căn( Tai; mắt; mũi lưỡi; thân; ý ) thì bước lên quả vị Phật là đoá sen thứ 7 là bậc đáng tôn quý. Còn chúng sinh ở trong thế gian phải chịu sinh già bệnh chết.

Nhất Nguyên
25.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Theo chỗ hiểu của tôi về bài Vĩnh Phật của cụ Nguyễn Công Trứ

Thuyền từ một lá vơi vơi,
Bể trần chở biết bao người trầm luân.

Con thuyền từ tuy khiêm tốn (một lá) nhưng lòng từ vô lượng (vơi vơi) luôn đủ cho tất cả chúng sinh đang bị chìm đắm trong biển sinh tử (bể trần) cần được cứu vớt.

Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Nhỏ không trong lớn cũng không ngoài.
Chiếc thuyền từ một lá vơi vơi,
Vớt chìm đắm đưa người lên cõi tĩnh.

Vũ trụ vạn vật từ cái được cho là nhỏ nhất đến cái được cho là lớn nhất đều trong vô thường thuộc pháp sinh diệt nên không như Phật, vì Phật tức bản thể diệu giác chưa từng sinh diệt bao giờ.
Chiếc thuyền nhà Phật với lòng từ bi, xưa nay đã cứu vớt biết bao chúng sinh khỏi sự chìm đắm trong bể sinh tử, đưa lên cõi vĩnh hằng lặng lẽ.

Chữ kiến tính cũng là suất tính,
Trong ống dòm đổ tiếng hư vô.
Kẻ muốn đem nhân kỳ nhân, hoả kỳ thư, lư kỳ cư,
Song đạo thống hỏi rành rành công cứ.
Bạng y thiên lý hành tương khứ,
Đô tự nhân tâm tố xuất lai.

Kiến Tính của nhà Phật và Suất Tính của nhà Nho cùng bàn về chỗ nhận hiểu bản thể chân thật của vạn hữu, nhưng đó tầm nhìn còn bị hạn chế (trong ống nhòm) mà lên án đạo Phật chủ về hư vô yếm thế, nên muốn bắt hoàn tục, đốt kinh, dẹp chùa, mà không biết rằng đạo vốn nương theo ý trời và lòng người mới ra như vậy.

Bát khang trang chẳng chút chông gai,
Cùng nghiêng ngả một dòng Hà Lạc.

Đạo Phật đi vào đời sống của con người khiêm tốn bình dị (bát khng trang) biểu tượng bằng chiếc bát đi hoá duyên của các bậc tu hành mà tư tưởng triết lý sâu rộng, làm lung lay chao đảo cả nền tư tưởng đạo học vũ trụ nhân sinh đã ăn sâu bám rễ của nhà Nho được biểu tượng bằng Hà Đồ, Lạc Thư của Kinh Dịch.

Trong nhật dụng sao rằng đạo khác,
Cái luân hồi chẳng ở đâu xa.
Nghiệp duyên vốn tại mình ra,
Nơi vuông tấc đủ thiên đường địa ngục.

Trong đời sống hàng ngày người ta cho rằng đạo là của người tu không liên quan gì tới họ, nhưng cái luật nhân quả, luân hồi thì hiển hiện hàng ngày trong cuộc sống, ngay tại cái thân này vốn là tập khí của những thói quen trong quá khứ, nay lại làm duyên gieo nhân cho cái thân mai sau luân hồi trong sáu nẻo thiên đường, địa ngục.

Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,
Nên mơ màng một bước một khơi.
Khiến cho phiền muộn Như Lai.

Vì chúng sinh còn bị trói buộc trong tâm mê lầm (lòng trần) và những nhận biết theo thói quen (mắt tục) nên bước đi trong cuộc đời như những người mù không biết làm sao cho phải (nên mơ màng một bước một khơi) khiến cho tính giác Chân Như (Như Lai) của mình trở nên ám muội.

Nhất Nguyên
65.00
Trả lời