Đăng bởi Vanachi vào 24/06/2005 15:24, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 10/02/2006 09:13

Những cuộc chia lìa khởi tự đây,
Cây đàn sum họp đứt từng dây.
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc,
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày...

Có lần tôi thấy hai cô bé,
Sát má vào nhau khóc sụt sùi.
Hai bóng chung lưng thành một bóng,
“- Đường về nhà chị chắc xa xôi?”

Có lần tôi thấy một người yêu,
Tiễn một người yêu một buổi chiều,
Ở một ga nào xa vắng lắm!
Họ cầm tay họ, bóng xiêu xiêu.

Hai chàng tôi thấy tiễn chân nhau,
Kẻ ở sân toa, kẻ dưới tàu,
Họ giục nhau về ba bốn bận,
Bóng nhoà trong bóng tối từ lâu.

Có lần tôi thấy vợ chồng ai,
Thèn thẹn đưa nhau, bóng chạy dài,
Chị mở khăn giầu, anh thắt lại:
“- Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”

Có lần tôi thấy một bà già,
Đưa tiễn con đi trấn ải xa.
Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng,
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.

Có lần tôi thấy một người đi,
Chẳng biết vì đâu, nghĩ ngợi gì!
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,
Một mình làm cả cuộc phân ly.

Những chiếc khăn mầu thổn thức bay,
Những bàn tay vẫy những bàn tay,
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?

             *

Tôi đã từng chờ những chuyến xe,
Đã từng đưa đón kẻ đi về.
Sao nhà ga ấy, sân ga ấy,
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly?


Hà Nội, 1937

[Thông tin 5 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (13 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Cùng suy nghĩ

Tôi thấy một số từ sửa lại như bạn nói mới đúng phong cách Nguyễn Bính, và Khổ cuối cùng chẳng ăn nhập gì, bài thơ kết lại " buồn ở đâu hơn ở chốn này" là hoàn toàn hợp lý rồi.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Cũng nghe lại bài thơ qua giọng ngâm của nghệ sĩ Hồng Liên

Những bóng người trên sân ga

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Kẻ ở sân ga kẻ cuối tàu

Hai chàng tôi thấy tiễn chân nhau,
Kẻ ở sân ga, kẻ cuối tàu,
Họ giục nhau về ba bốn bận,
Bóng nhoà trong bóng tối từ lâu.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (13 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]