Chưa có đánh giá nào
Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
2 bài trả lời: 2 thảo luận

Đăng bởi Kim Diệu Hương vào 16/07/2007 21:34, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Kim Diệu Hương vào 27/04/2008 04:36

(Tặng Tuấn Anh)

I

Tôi tới đây này, Lạc Thuỷ ơi!
Sông Bôi(*) vang tiếng trẻ reo cười
Kìa hang Trinh Nữ(*) cô sơn nữ
Dăm gã trai khờ men tới nơi
Bòng Bong(*) cây đứng như ai đứng
Chi Nê(*) thì thầm em với tôi
Ông lão đánh cờ không lạc nước
Chòm râu phơ phất áng mây trời
Bà lã lưng còng tay bới gió
Lá vàng tứ phía cứ rơi rơi
Đôi bò khua vó con đường đá
Mặt trời
          đi
             đủng đỉnh
                như người.

II

Đầm Đa(*) lau trắng như tơ trắng
Hoa vải Thanh Hà(*) hong nắng mai
Hương chè ai hái thơm lên tóc
Cầu Cả(*) bao chàng
             ríu
               bước
                    say.

III
Đồng Nội(*) người xưa thương mến ơi!
Ù…u… vỏ ốc rúc liên hồi
Nhớ em một sớm tôi tìm lại
Lối cũ bơ phờ... ai lẻ đôi!


Các địa danh ở Lạc Thuỷ, Hoà Bình.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Lạc Thuỷ- tên gọi một bài thơ

Lạc Thuỷ, một địa danh, qua cảm xúc thẩm mỹ của cây bút Nguyễn Anh Nông, trở thành tên gọi một bài thơ, một tên gọi rất đặc trưng cho nhà thơ nhiều hào hển , lắm thảng thốt, trong lành và ngơ ngác, hồn nhiên và trải nghiệm này .
Cái tên riêng mà thành thơ, lại ở mật độ cao, đồng thời lại là địa danh anh chưa một lần đặt chân tới, thế mà anh làm nên bài thơ hay.Tại sao thế !Cái gì đây?
 Anh đã làm cho quan niệm “tên riêng và con số là hai điều tối kỵ trong thơ , nhất là thơ trữ tình”, trở thành không đúng nữa, ít ra là bài này là một hy hữu , việc bài thơ của anh trở thành ngoại lệ với một tiền lệ phổ biến đưa ra những ý kiến lý thú và ngạc nhiên và nghĩ ngợi .
Vậy Nguyễn Anh Nông thoát hiểm bằng cách nào. Thế mà anh cũng nhiều võ : bài bản và mảng miếng ra trò đấy. Thứ nhất anh biến địa danh thành tên gọi nhân vật trữ tình:
Tôi đến đây này Lạc Thuỷ ơi !
Anh dõng dạc, anh đàng hoàng tuyên bố cuộc viếng thăm người đẹp tưởng tượng, gọi tên một huyện như gọi tên người yêu.Từ “ơi” sao mà tha thiết, nồng thắm thế, nó vang trong tâm tưởng ít nhất là hai đối tượng, nhiều nhất không biết là bao nhiêu. Biến thiên nhiên thành đối tượng, xưa nay là thủ pháp quen thuộc, nhưng biến địa danh thành khách thể trữ tình thì chưa nhiều, với Anh Nông lại thành công. Điều kỳ lạ hơn là anh dùng thủ pháp này có ý thức bởi một số lượng khá lớn và cùng một thủ pháp mà anh biến hoá “màu sắc trữ tình”.
Với hang Trinh Nữ thì :
Kìa hang Trinh Nữ, cô Sơn nữ
Dăm gã trai khờ men tới nơi.
Với dốc Bòng Bong thì:
Bòng Bong, cây đứng như ai đứng
Với thị trấn Chi Nê thì :
Chi Nê thì thầm em với tôi.
Ở cái hang thắng cảnh thì chàng ví von, lại thổi vào sự đam mê, ví von nhân tình và khơi gợi đam mê khác giới.
Ở cái dốc thì chàng đặt câu hỏi mơ màng “ai” đứng , “ai” vừa dùng để hỏi, vừa dùng để tả .
Ở thị trấn thì chàng đã thân mật thì thầm, rì rào. Đặc biệt với di tích ngàn, vạn năm thì:
Đồng nội , người xưa thương mến ơi!
Thương mến ơi! Yêu mến à! Quý nhớ nữa! ạnh gọi ai đấy, con người ư, không, thiên nhiên đấy. Đến đây, chợt thấy niềm hoà đồng với tự nhiên của Nguyễn Anh Nông, thật là sâu xa, thật là gắn bó. Các địa danh anh đưa vào thơ vừa là tên riêng, lại là hình dung từ rất lạ, rất mới : Bòng Bong, Trinh Nữ, Đồng Nội ..., mới lạ đến mức thân quen, hay đúng hơn là vừa quen vừa lạ. Chính điều này đem hấp dẫn cho thơ.
Sau khi đã chuyển hoá thiên nhiên thành con người, tác giả còn đi bước nữa, đó là cá thể hoá cái con người thiên nhiên đó :
Ông lão đánh cờ không lạc nước
Chòm râu phơ phấp áng mây trời
Bà lão lưng còng tay bới gió
Lá vàng tứ phía cứ rơi rơi.
Ông lão, bà lão – hay là dáng núi, hình non mang dáng hình ông lão, bà lão. Núi hình người, non bóng người mà đó là người thì núi cũng có thể đánh cờ không lạc nước và lưng còng bởi gió và lắng nghe .
Đôi bò khua vó con đường đá
Và ngắm nhìn:
Mặt trời đi đủng đỉnh như người
Hai câu thơ tung ra như hai nét vẽ cẩn thận và phóng túng.
Đôi bò- khua vó- con đường đá, hay con đường đá- khua vó- đôi bò, chỉ một thủ pháp hoán vị cộng với thủ pháp biến trạng ngữ thành tân ngữ tạo cho câu thơ sắc lẹm đến óng ánh thuỷ tinh.
Đôi bò khua vó con đường đá.
Ý vừa xa lại vừa gần, vừa cũ lại vừa mới, còn nữa tạo nên sự đanh gọn, khúc triết.
Thủ pháp “hoán vị” lại là thủ pháp có ý thức nữa:
Đầm Đa, lau trắng như tơ trắng
Hoa vải Thanh Hà hong nắng mai.
Hai từ Đầm Đa, đưa lên đứng một mình trong câu, vừa tưng bừng, kệ nó, mặc nó xoay xở lấy ý chí của nó thế mà nó xoay xở được! “ Lau trắng như tơ trắng”.
Trở lại câu thơ: Mặt trời đi đủng đỉnh như người.
Mặt trời không quay, không lên xuống, mà đi, còn đi đửng đỉnh nữa. Có núi cao mây thấp mới nhìn ra mặt trời như thế, có “bình yên” mới có thì giờ nhìn nó đủng đỉnh, thì rừng và suối chả bình yên mãi sao. Hoá ra câu thơ rất “miền núi”. Vì quả vậy, mặt trời đi đủng đỉnh thì là mặt trời trong màn sương rồi. Nó lại như người nữa, con người nơi bình yên, thanh thản nơi vùng cao mà.
Một phát hiện nữa là mối quan hệ giữa sự sáng tạo và thực tế sáng tác. Cụ thể là “Lạc Thuỷ” là nơi tác giả chưa hề đến mà có một bài thơ hay. Trong khi chúng tôi, những người viết, đến đó ở hàng tháng lại không viết nổi như thế. Và thế là vấn đề thực tế lại không có vai trò gì chăng? tôi chợt nhớ tới đến ý trong lời một học giả: Nếu ở gần quá anh sẽ chẳng nhìn thấy gì, nhìn rõ nhất là qua một khoảng cách thích hợp. Hoá ra là thế: Nhìn gần quá bằng nhiều lý do anh lẫn lộn cái lớn, cái nhỏ, cái chính yếu và cái thứ yếu, cái bên ngoài và cái bên trong, nhìn xa hơn anh sẽ chữa được sai sót cảm tính đó, tức là đã đủ xa để bình tĩnh sàng lọc các chi tiết, tái hiện các ấn tượng, nhìn rõ bản chất của vấn đề, các chi tiết- còn- nhớ là chi tiết đắt, các chi tiết quên là chi tiết rẻ. Vấn đề quan trọng hơn là xa cách làm ta nhìn tổng thể sự việc. Vậy, đúng thế, các chi tiết “ Lạc Thuỷ” thật độc đáo và sinh động.
Hoa vải Thanh Hà hong nắng mai
Hương chè ai hái thơm lên tóc.
“ Hoa” thì “ hong nắng”, “hương” thì “ thơm lên”, cả hoa và hương đều động đậy và chủ động.
Cái thực tế lùi xa mà tồn tại sâu lắng trong lòng tác giả. Chuyện gì đây, hoá ra chưa đến Lạc Thuỷ, tác giả đã có Lạc Thuỷ rồi, từ đòi nảo , đời nào, từ ba bốn kiếp trước. Chả trách anh, nhà thơ Nguyễn Anh Nông cười mỉm, có chút gì ghen tuông với:
Dăm gã trai khờ men tới nơi
Chàng thơ, càng cảm thông với sự tấp nập của người cùng giới .
Cầu cả, bao chàng ríu bước say
Hoá ra anh đã có duyên tình với Lạc Thuỷ từ lâu rồi :
Nhớ em, một sớm tôi tìm lại
Lối cũ bơ phờ ... ai lẻ đôi!
Mình cô đơn , còn đổ cho người khác lẻ đơn, hay người ta lẻ đôi là người mình đơn chiếc .
Từ thực tế Nguyễn Anh Nông, có ý kiến cho rằng thực tế của thơ không phải là thực tế bên ngoài mà là thực tế trong lòng tác giả. Vậy đâu phải là anh không đi không có thực tế, vấn đề là thực tế nào, ở đâu tiếp cận nó, bằng phương thức nào.
Nguyễn Anh Nông có thể chưa đến Lạc Thuỷ nhưng thực tế miền núi đã thấm vào anh lâu rồi, thành ấn tượng rồi, thành tiềm thức rồi, nay chỉ cần nhắc đến : dốc Bòng Bong, thị trấn Chi Nê, Đầm Đa, hang Trinh Nữ là ấn tượng ấy được gọi tên và niềm cảm xúc thức dậy ca hát thành thơ và sự đặt hàng thơ anh chỉ còn là cái cớ khơi dậy dòng sông kỷ niệm .
Còn gì để nói về bài thơ “ Lạc Thuỷ” không nhỉ ? Còn vô số, còn các thủ pháp “ ve sầu thoát xác”, “mỹ nhân kế”, “đổi khách làm chủ”... nhất là “mượn xác hoàn hồn” và “ vô trung sinh hữu”.
Từ “trong cái không tạo ra cái có”, Nguyễn Anh Nông đã đối diện: không có chi tiết mà có, không có chí mà có, không có tình mà có. Anh chẳng tới đó mà anh đầy chi tiết, anh không cấu tứ mà thành tứ, không phải thơ tình mà hoá thơ tình.
Chi tiết của anh cứ tự thị, tự tôn, nối tiếp nhau mà chẳng liên quan gì. Không thấy chi tiết mà chỉ thấy cái thần thái của chi tiết, không thấy sự liên kết mà chỉ thấy sợi chỉ hồng xuyên suốt mong manh, có mà không đấy, cứ dây mơ rễ má mà vòng vèo quanh co, vớ vẩn mà có chủ ý. Các chi tiết rời rạc mà thần của nó gắn kết lại. Cái tứ ư: làm gì có, mà tồn tại hiện diện, lại sáng rõ cả bản tính, bản sắc nữa. Bài thơ ba đoạn, ngỡ vô tình mà hữu ý, đoạn nào cũng mở đầu bằng địa danh, bằng cảnh, các chi tiết thì phải chú thích, chú thích và chú thích, thế mà chan chứa nhân tình, chan chứa sự hoà hợp.
Thơ tình ư, viết về cảnh đấy chứ, mê đích thị bài thơ tình. Lấy tình yêu trang trí cho bài thơ thôi, thế mà thành sự trang hoàng có chủ đề. Anh như chàng trai trong bài thơ Lạc Thuỷ khờ khạo lắm, nôn nao lắm và bơ phờ lắm. Đa tình nữa chứ.
Từ không mà có, từ không đi mà tới, Nguyễn Anh Nông đã để lại một kinh nghiệm làm thơ cho bạn bè, cho độc giả, nhất là cho chính anh: nhà thơ Nguyễn Anh Nông ạ ./.

Nguyễn Tấn Việt
( Sở VH-TT Hoà Bình)
Hoà Bình,9/2001

LẠC THUỶ
(Tặng Tuấn Anh)
I

Tôi tới đây này, Lạc Thuỷ ơi !
Sông Bôi (*) vang tiếng trẻ reo cười
Kìa hang Trinh Nữ (*) cô sơn nữ
Dăm gã trai khờ men tới nơi
Bòng Bong(*) cây đứng như ai đứng
Chi Nê(*) thì thầm em với tôi
Ông lão đánh cờ không lạc nước
Chòm râu phơ phất áng mây trời
Bà lã lưng còng tay bới gió
Lá vàng tứ phía cứ rơi rơi
Đôi bò khua vó con đường đá
Mặt trời
đi
đủng đỉnh
như người.
II
Đầm Đa(*) lau trắng như tơ trắng
Hoa vải Thanh Hà(*) hong nắng mai
Hương chè ai hái thơm lên tóc
Cầu Cả(*) bao chàng
ríu
bước
say.
III
Đồng Nội(*) người xưa thương mến ơi !
Ù…u… vỏ ốc rúc liên hồi
Nhớ em một sớm tôi tìm lại
Lối cũ bơ phờ... ai lẻ đôi !

Nguyễn Anh Nông

-------------------------
(*) Các địa danh ở Lạc Thuỷ –Hoà Bình


Nguyễn Tấn Việt (Nhà thơ - Hội viên hội Nhà văn Việt Nam)

(do Kim Diệu Hương gửi)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

của Nguyễn Thị Bích Nga

LAC THUY
I

Hi, Lac Thuy! Here I come to you!

Boi river is noisy with the children’s laughter

There is a mountaineer in Trinh Nu (*) cave

where some silly boys approach with their small steps

In Bong Bong (*) the trees stand look like people

Chi Ne (*) whispers the story of you and I

The old man plays chess with a good move

His beard quivers like a cloud in the sky

The old woman with a bent-back scratches the wind

Yellow leaves keep falling down from four directions

Two oxen walk noisily on the road full of stones

The sun

         steps

                  slowly

                            like a man.

II

In Dam Da (*) the vetiver is white or the silk is white?
Thanh Ha cotton flowers sunbathes in the morning

The smell of tea leaves is all over the hair
On Ca bridge (*) many boys
            drunk
                  step
                   slowly.

III

Oh Dong Noi (*) you’re my old lover!

U… u… I hear the non-stop sound of the horns,

I miss you then one morning I come back to find you

The old way is deserted…

there’s only me!

 
(*) the land names in Lac Thuy, Hoa Binh


Dịch tháng 8 năm 2009
Chưa có đánh giá nào
Trả lời