Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.


Trường Sơn, 16-12-1974

Theo lời kể của Nguyễn Đình Thi, mùa thu năm 1974, ông cùng Tế Hanh, Phạm Tiến Duật, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định cùng vào Trường Sơn trên một chiếc xe. Xe đang chạy trên đường bỗng thấy một anh bộ đội cứ giơ hai tay ra hiệu cho xe dừng lại và chỉ lên trời. Thấy vậy, bốn người vội rời khỏi xe, tìm vào một hẻm núi trú ẩn. Bỗng một tiếng nổ vang trời, chiếc xe tan tành, nhưng may mắn tất cả đều sống sót. Sau đó bốn người lại tiếp tục đi bộ, trên đường đi ông thấy nhiều bộ đội kéo pháo, xe tải và người đi nườm nượp, vội vã, hối hả. Ông đoán biết là sắp có một trận đánh lớn, nhưng điều ngạc nhiên là nhiều phụ nữ, nhiều em gái trẻ trung, mảnh mai đứng ở những nơi nguy hiểm để dẫn đường cho xe vượt qua suối hoặc qua những đoạn đường khó. Ông nhớ lại, hồi kháng chiến chống Pháp cũng thấy vậy, dân công trở gạo, mang vũ khí, tải đạn, làm y tá, đa phần là phụ nữ. Họ ra tận chiến hào cùng bộ đội đánh giặc. Nguyễn Đình Thi chưa thấy ở đâu trong cuộc chiến tranh vệ quốc, phụ nữ lại tham gia đông đảo, hồn nhiên, dũng cảm và lạc quan như ở Việt Nam. Cứ thế, nghĩ và đi, cuối cùng nhà thơ và đồng đội đã vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm. Và một lần đến những cánh rừng giáp Lào, ông thấy mùa thu ở đây rừng chuyển màu toàn lá đỏ, rất lạ và rất đẹp. Ông đã nhặt một chiếc lá ép vào cuốn sổ. Tối đó, cảm xúc về những cô gái trên chiến trường ác liệt, về rừng lá mùa thu đã tạo nên thi hứng để viết bài thơ này. Bài thơ này ban đầu có tiêu đề Em gái Trường Sơn và nội dung như sau:
Gặp em giữa rừng lộng gió
Quân đi ào ào lá đỏ.

Em đứng bên đường - như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.

Đồi núi ngút ngàn nắng loá
Quân
đi bụi mờ trời lửa.

Chào em - Chiến sĩ Trường Sơn
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em đứng vẫy cười, đôi mắt trong.
Bài thơ được chính tác giả đọc lần đầu tại Cục Chính trị Tây Nguyên. Không lâu sau, bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát Lá đỏ. Bài hát trở nên nổi tiếng, được rất nhiều người yêu thích và trở thành ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng. Sau này, lần cuối cùng, bài thơ được chọn đưa Tuyển tập Nguyễn Đình Thi (NXB Văn học, 1994), ông đã sửa chữa một số câu chữ và cấu trúc lại bài thơ như ở trên.

[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Lời phổ nhạc cho bài thơ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp

Lá đỏ

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ
Em đứng đứng ở bên  đường
như quê hương vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trong trời lửa
Chào em, em gái tiền phương ơi em gái
tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

Chào em, em gái tiền phương ơi em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
263.73
Trả lời
Ảnh đại diện

Chiến tỉn

Hay quá thanks vânchi

113.82
Trả lời
Ảnh đại diện

Vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh

Bài thơ trên là một ví dụ tuyệt vời về cấu tứ và hình ảnh, không chỉ tạo nên một bức tranh sống động mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Cấu tứ trong bài thơ này không chỉ giúp tạo ra một âm điệu lãng mạn mà còn tạo nên sự cân đối, đều đặn trong từng câu, từng cụm từ. Sự kết hợp của những dòng thơ ngắn, nhưng rất chắc chắn, đã giúp tạo nên một bức tranh tinh tế về cảnh sắc và tâm trạng. Hình ảnh được sử dụng trong bài thơ là điểm nhấn lớn. Từ “cao lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ” cho đến “bụi Trường Sơn nhoà trời lửa” đều là những hình ảnh mạnh mẽ, gợi lên cảm giác mạnh mẽ và quyến rũ của đất nước, cùng với sự đẹp đẽ và hoang sơ của thiên nhiên. Mỗi dòng thơ đều chứa đựng nhiều cảm xúc khác nhau, từ sự hồi hộp, sợ hãi cho đến sự hứng khởi và hy vọng. Sự đan xen giữa hình ảnh thiên nhiên hoang sơ và hình ảnh con người, giữa nét đẹp tự nhiên và nét đẹp của tâm hồn, đã tạo nên một bức tranh tâm trạng đa chiều và phong phú. Nhìn chung, cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn chứa đựng rất nhiều giá trị văn học và tâm hồn, khiến cho người đọc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của cả một cảnh vật lẫn tâm trạng con người.

184.33
Trả lời