舟中望黃鶴樓

未暇登樓縱一觀,
橫舟睇眄五雲端。
翬飛鬼巧施工易,
鴻印神奇會意難。
為憶仙翁乘鶴去,
可憐俗子食魚嘆。
笠山負我年前約,
留待回軿仔細看。

 

Chu trung vọng Hoàng Hạc lâu

Vị hạ đăng lâu túng nhất quan,
Hoành chu thê miện ngũ vân đoan.
Huy phi quỷ xảo thi công dị,
Hồng ấn thần kỳ hội ý nan.
Vị ức tiên ông thừa hạc khứ,
Khả liên tục tử thực ngư than (thán).
Lạp Sơn phụ ngã niên tiền ước,
Lưu đãi hồi bình tử tế khan.

 

Dịch nghĩa

Chưa rảnh để lên lầu thả mắt nhìn cho thoả,
Đành quay ngang thuyền, đưa mắt trông mây năm sắc màu.
Kiểu lầu tráng lệ tuyệt khéo, làm ra cũng rất dễ dàng,
Dấu vết thoáng qua thần kỳ, hiểu ý mới thật là khó.
Nhớ vị tiên ông đã cưỡi hạc ra đi,
Thương phường tục tử từng than lời ăn cá.
Ông Lạp Sơn đã phụ lời hẹn với ta năm trước,
Thôi chờ xe sứ quay về, sẽ xem thật kỹ càng.


Hoàng Hạc lâu ( 30.539,114.301): Hoàng Hạc lâu 黃鶴樓 là một ngôi lầu được ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Lầu được xem là một trong Tứ đại danh lâu của Trung Quốc (cùng với Nhạc Dương lâu ở Nhạc Dương, Đằng Vương các ở Nam Xương, Bồng Lai các ở Bồng Lai). và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng. ghềnh đá Hoàng Hạc của Xà sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán, huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, vào năm Hoàng Vũ thứ 2 (223) đời nhà Ngô thời Tam Quốc. Đến nay, lầu đã có 12 lần bị thiêu huỷ, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.

Tên gọi Hoàng Hạc của lầu này bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian. Tương truyền Phí Vĩ 費禕 (?-253) tự Văn Vi 文偉, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thuỷ. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên Xà sơn để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc lâu. Thời xưa, đây là nơi gặp mặt của các văn nhân mặc khách. Thời Đường (618-907), các thi nhân đến đây để vừa thưởng ngoạn phong cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ.

Chiến tranh và thời gian đã phá huỷ những kiến trúc của lầu và đều được tái thiết. Lầu nguyên có 3 tầng, vào khoảng niên hiệu Hàm Phong (1851-1861) bị giặc giã đốt phá, tới niên hiệu Đồng Trị (1862-1874) tình hình ổn định, lầu Hoàng Hạc mới được xây dựng lại năm 1868 gồm 2 tầng, tầng trên thờ Phí tiên, tầng dưới thờ Lã tiên, gọi là Thanh lâu, nhưng đến niên hiệu Quang Tự lại bị cháy năm 1884. Năm 1957, khi ngôi cầu đầu tiên vượt sông Dương Tử được xây cất, vị trí cũ của Hoàng Hạc lâu bị trưng dụng và các kiến trúc Hoàng Hạc lâu được dời cách vị trí cũ 1km. Tháng 10-1981, Hoàng Hạc lâu được tái thiết và tháng 6-1985 khánh thành. Tháp hiện nay là một công trình được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy. Hoàng Hạc lâu giờ nằm trong Hoàng Hạc công viên, là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước Trung Quốc.

Hoàng Hạc lâu
Hình: Hoàng Hạc lâu

Hoàng Hạc lâu
Hình: Hoàng Hạc lâu



[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lâm Giang

Chưa rỗi lên lầu ngăm cảnh quan,
Quay thuyền đưa mắt ngắm mây ngàn.
Kiểu lầu tráng lệ làm cũng dễ,
Dấu vết thần kỳ hiểu khó khăn.
Nhớ vị tiên ông vui cưỡi hạc,
Thương phường tục tử thốt lời than.
Lạp Sơn đã phụ lời giao ước,
Đành đợi trở về hãy tới xem.


tửu tận tình do tại
15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Đinh Tú Anh

Chưa rảnh lên lầu ngắm thoả thơi,
Đành quay, ngũ sắc, ngắm mây trời.
Kiểu lầu tráng lệ, làm ra, dễ.
Dấu vết thần kỳ, hiểu được, khơi.
Nhớ vị tiên ông, chim đà cưỡi,
Thương phường tục tử, cá nào xơi.
Lạp Sơn đã phụ lời ta nhé,
Xe sứ khi về, tính sổ… chơi.


01/2/2024
15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời