Ngô Thì Nhậm 吳時壬 (có sách viết 吳時任, 25/10/1746 - 9/3/1803) hay Ngô Thời Nhiệm, tự Hy Doãn 希尹, hiệu Đạt Hiên 達軒, là danh sĩ đời hậu Lê - Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử, đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê - Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778, làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.

Sau vụ án năm Canh Tý (1780), ông bị nghi ngờ là người tố giác Trịnh Khải nên phải bỏ…

 

  1. Ân thái sư Tỉ Can chi mộ
    2
  2. Ba Lăng đạo trung
    2
  3. Bắc thành du hứng
    3
  4. Bệnh thuật
    2
  5. Bố Chính đạo trung
    2
  6. Cảm hứng
    2
  7. Cầu Dinh hữu cảm
    1
  8. Chu trung vọng Hoàng Hạc lâu
    2
  9. Cô chu
    1
  10. Cổ miếu
    3
  11. Cô tùng
    1
  12. Cổ tự
    4
  13. Cung cận hoa
    2
  14. Dạ độ Hùng Bi lĩnh
    1
  15. Dạ hành
    1
  16. Dạ phục độ Xích Bích giang khẩu
    2
  17. Dữ dật sĩ Phạm Thời Thấu liên vận kỳ 1
    2
  18. Dữ dật sĩ Phạm Thời Thấu liên vận kỳ 2
    2
  19. Đại phong
    2
  20. Đăng Bàn A sơn cảm hứng
    1
  21. Đăng Hoành Sơn vọng hải
    2
  22. Đăng Hỗ sơn hữu cảm
    3
  23. Đăng Mẫu Tử sơn
    1
  24. Đề ngự bình hoạ đồ kỳ 1 - Đào viên tam kết nghĩa
    4
  25. Đề ngự bình hoạ đồ kỳ 2 - Dược mã quá kiều khê
    2
  26. Đề ngự bình hoạ đồ kỳ 3 - Tam cố thảo lư
    4
  27. Đề ngự bình hoạ đồ kỳ 4 - Gia Cát tế phong
    2
  28. Đề Nhạc Vũ Mục vương miếu
    2
  29. Đề Tỳ Bà đình
    3
  30. Đề Yển Thành Nhạc vương miếu
    2
  31. Điếu Huy quận công
    1
  32. Điếu Sở Tam Lư đại phu
    1
  33. Đình tiền trì ngẫu hứng
    3
  34. Độ Nguyệt Đức giang
    1
  35. Độ Như Thiết thuỷ
    1
  36. Gia Cát Vũ Hầu miếu
    2
  37. Giang thiên viễn diểu
    4
  38. Giang tự tình du
    2
  39. Hạ hình bộ thượng thư Mỗ doanh trạch
    1
  40. Hạ hữu
    2
  41. Hà Nam đạo trung
    2
  42. Hạ nghiêm thân phó trị
    2
  43. Hạ niên quyến Phan Thuỵ Nham đốc thị Nghệ An
  44. Hàn than đãi phiếm kỳ 1
    1
  45. Hàn than đãi phiếm kỳ 2
  46. Hành cung tống giá
    1
  47. Hành Dương nhàn thuật
    1
  48. Hạo Thành
    2
  49. Hoạ “Trùng dương tiểu chước” chi tác
    2
  50. Hoá Châu kỳ 1
    1
  51. Hoá Châu kỳ 2
    1
  52. Hoạ công bộ Vũ Hạo Trạch vịnh liên nguyên vận kỳ 1
  53. Hoạ công bộ Vũ Hạo Trạch vịnh liên nguyên vận kỳ 2
    1
  54. Hoạ công bộ Vũ Hạo Trạch vịnh liên nguyên vận kỳ 3
    1
  55. Hoạ công bộ Vũ Hạo Trạch vịnh liên nguyên vận kỳ 4
    1
  56. Hoạ kê tiên
  57. Hoài nội kỳ 1
    5
  58. Hoài nội kỳ 2
    4
  59. Hoành Sơn đạo trung
    1
  60. Hồi trình hỷ phú
    2
  61. Hữu sở tư kỳ 04
    2
  62. Khách quán trung thu
    2
  63. Khâm ban nhật thị Thanh Di điện cung ký
    1
  64. Khẩn hành thuỵ nan
    3
  65. Khẩn hành thực nan
    1
  66. Khiển hoài
    3
  67. Khiển muộn
    2
  68. Kinh Cát Thuỷ huyện vấn Văn thừa tướng
    2
  69. Kinh đường tễ nhật
    8
  70. Ký Bảo Triện Trần hoàng giáp
    1
  71. Ký đệ Học Tốn thị
    3
  72. Ký kiến
    1
  73. Ký lại bộ Tả Đồng Lôi Phong Hầu
    2
  74. Lạc Dung đạo trung
    1
  75. Lãng ngâm
    2
  76. Lãng ngâm
    2
  77. Lạng Sơn đạo trung kỳ 1
    2
  78. Lạng Sơn đạo trung kỳ 2
    2
  79. Lệ giang nhàn vịnh
    2
  80. Lệ giang vãn diểu
    2
  81. Liễu mạch
    1
  82. Lục địa liên
    2
  83. Lữ xá
    2
  84. Lực tật thư hoài
    3
  85. Ly giang thu phiếm
    1
  86. Nam Ninh ký kiến
    1
  87. Ngẫu ngâm
    1
  88. Nghệ An đạo trung
    1
  89. Nghi Cửu Nghi
    1
  90. Ngôn hoài
    4
  91. Ngụ Dinh Cầu muộn thuật
    1
  92. Ngũ Vân lâu vãn diểu
    1
  93. Nguyệt dạ lãng ngâm
    2
  94. Nhàn thuật
    2
  95. Nhật Lệ hải môn dạ phiếm
    1
  96. Nhuệ giang tịch phiếm
    4
  97. Như thử lương dạ hà?
    1
  98. Ninh Minh giang ký kiến
    1
  99. Phân Mao lĩnh
    1
  100. Phong phàm quá hồ, kính dụng Lã Tiên “Lãng ngâm phi quá Động Đình hồ” thi cú
    2
  101. Phong Phạn tự tị vũ
    1
  102. Phú tứ nguyệt sơn hoa
    1
  103. Phục Ba miếu
  104. Phụng chỉ trùng khai Thiên Uy cảng cung ký
    2
  105. Phụng nghĩ trấn thủ tiễn đốc đồng
    1
  106. Quá Chu Văn Trinh công miếu hữu hoài kỳ 1
    3
  107. Quá Chu Văn Trinh công miếu hữu hoài kỳ 2
    1
  108. Quá Hoành Sơn
    3
  109. Quá quan lưu tặng Phan ngự sử, Vũ công bộ, Ngô hiệp trấn kỳ 1
    2
  110. Quá quan lưu tặng Phan ngự sử, Vũ công bộ, Ngô hiệp trấn kỳ 2
  111. Quá Thần Đầu hải ngạn
    1
  112. Quá Tống trạng nguyên Phùng Kinh cố trạch
    1
  113. Quá Trường Sa ức Giả Nghị
    3
  114. Quá Tử Cống từ
    1
  115. Quá Tương Âm
  116. Quá Yển Thành ức Nhạc Vũ Mục
  117. Quan “Dị thuyết phản Đường” truyện
    1
  118. Quan Âu Dương công thần đạo
    1
  119. Quan đệ Minh Trai “Tục Từ Thức truyện” ngẫu thành kỳ 1 - Vịnh Từ Thức
    1
  120. Quan đệ Minh Trai “Tục Từ Thức truyện” ngẫu thành kỳ 2 - Vịnh Giáng Hương
    3
  121. Quan đệ Minh Trai “Tục Từ Thức truyện” ngẫu thành kỳ 3 - Nghĩ Giáng Hương phụng đáp kim mã khách
    1
  122. Quan đệ Minh Trai “Tục Từ Thức truyện” ngẫu thành kỳ 4 - Nghĩ kim mã khách tái đáp Giáng Hương
    1
  123. Quế Lâm tỉnh thành
    1
  124. Sa châu
    1
  125. Sơn hành
    1
  126. Sơn pha quy mã
    2
  127. Tái kinh Thiền Lâm tự
    3
  128. Tảo triều Trung Hoà điện tứ nhập nội, thị độc chiến thủ tấu nghị cung ký
    3
  129. Tân niên cung hạ nghiêm thân
    2
  130. Tân Ninh ký kiến
    1
  131. Thạch Long tuyền
    4
  132. Thái Bình nhàn vịnh
    2
  133. Thai Dương di sự
    1
  134. Thang Âm đạo trung, thu văn dã vọng
    2
  135. Thần Phù sơn vọng hải
    1
  136. Thị ngự chu quá Hà Trung hồi cung ký
    2
  137. Thiền am tự cựu
    2
  138. Thu châm
    3
  139. Thu cúc
    5
  140. Thu dạ
    3
  141. Thu dạ lữ đình
    2
  142. Thụ Hàng thành
    3
  143. Thu khuê
    4
  144. Thu nguyệt
    3
  145. Thu thuỷ
    4
  146. Thu tứ kỳ 1
    3
  147. Thu tứ kỳ 2
    4
  148. Thu tứ kỳ 3
    4
  149. Thu tứ kỳ 4
    3
  150. Thuỷ thanh
    2
  151. Thư đề Miễn Trai
    1
  152. Thư thị bạn tống Lý Hiến Kiều
  153. Tích vũ Huyền Trân
    6
  154. Tiên khảo sinh thần cảm tác
    2
  155. Tịnh đầu liên
    1
  156. Toàn Châu ký kiến
    1
  157. Tống Cao Bằng đốc đồng
    3
  158. Tống hình bộ tả thị lang Cừ Châu hầu thụ Quảng Nam hiệp trấn chi mệnh
    1
  159. Tống hữu Bắc sứ kỳ 1
    1
  160. Tống hữu Bắc sứ kỳ 2
    2
  161. Trung thu
    2
  162. Trường đoản cú ngâm
    1
  163. Tuyết nguyệt nghi phú
    2
  164. Tức cảnh kỳ 1
    3
  165. Tức cảnh kỳ 2
    2
  166. Tức cảnh kỳ 3
    2
  167. Tương Âm dạ phát
    1
  168. Tương Âm dịch đình dạ túc
  169. Tương giang chu thứ
    2
  170. Tương giang hiểu phát
    1
  171. Vãn du Pha Tiên đình
    2
  172. Vãn thu tham thiền
    2
  173. Vạn Tùng sơn
    3
  174. Văn giá cô thanh
    1
  175. Văn hải đào thanh
    1
  176. Vân Môn tự
    2
  177. Vi chi phú
    1
  178. Viên Minh viên
    2
  179. Vĩnh Châu dạ phát
    1
  180. Vũ hành
    1
  181. Xuân mộ
    3
  182. Xuân ngâm
    1
  183. Yên Sơn
    2

 

 

Ảnh đại diện

Đối đáp với Đặng Trần Thường

Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau. Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường: “Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.” Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.

Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường. Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Có thuyết nói rằng, nguyên câu đối lại của Ngô Thì Nhậm là:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế
hoặc là:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế
Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại như câu nói “thế đành theo thế” (hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế). Ngô Thì Nhậm không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.

Sau trận đòn về nhà, Phan Huy Ích không bị đánh bằng thuốc độc nên còn sống. Còn Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ, biết mình không qua khỏi, trước khi qua đời ông có làm bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường như sau:
Ai tai Đặng Trần Thường
Chân như yến xử đường
Vị Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường

(Thương thay Đặng Trần Thường,
Nay quyền thế lắm đấy, nhưng khác nào như chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽ khốn đến nơi.
Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ, rồi bị Cao tổ giết ở cung Vị Ương,
Kết cục của ngươi rồi cũng thế đó.)
Tạm dịch:
Thương thay Đặng Trần Thường
Tổ yến nhà xử đường
Vị Ương cung chuyện cũ
Tránh sao kiếp tai ương?
Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử.

tửu tận tình do tại
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều vua Lê Chiêu Thống

Các bài viết tiểu sử của Ngô Thì Nhậm thường bỏ qua giai đoạn từ 1786 đến 1788. Vào giai đoạn này, Ngô Thì Nhậm được vua Chiêu Thống bổ nhiệm làm chức Hộ bộ Đô cấp sự trung, sau thăng lên làm Hiệu thư kiêm toản tu quốc sử. Có mấy bài thơ văn Ngô Thì Nhậm sáng tác ở thời kỳ này, chép trong tập Ngọc đường xuân khiếu, như là Hạ ngự sử Nguyễn Bút Phong, Ngũ Vân lâu công hà ký tịnh ngữ (cũng theo lời dẫn bài này thì Ngô Thì Nhậm làm giám khảo cho khoa thi năm Đinh Mùi).

Chưa có đánh giá nào