Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng
Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng dày như củi.

Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ,
Cày ruộng vườn, trồng lúa ngô khoai
Mấy năm qua quên tết tháng Giêng, quên rằm tháng bảy,
Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
Nhớ một hôm mù mịt mưa rơi
Cơn gió bão trên rừng cây đổ
Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
Đường đi lại vắt bám đầy chân.

Súng nổ kia! Giặc Tây lại đến lùng.
Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi,
Nó vơ hết áo quần trong túi
Mẹ địu em chạy tót lên rừng
Lần đi trước, mẹ vẫy gọi con sau lưng
Tay dắt bà, vai đeo đẫy nải
Bà loà mắt không biết lối bước đi.

Làm sao bây giờ: ta phải chống!
Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh,
Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây
Súng nổ ngay đì đùng một loạt,
Cha ngã xuống nằm lăn trên mặt đất
Cha ơi: cha không biết nói rồi...

Chúng con còn thơ, ai nuôi ai dạy?
Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời!
Mẹ ngồi khóc, con cúi đầu cũng khóc.
Sợ Tây nghe, mẹ dỗ “nín”, con im.
Lán anh em rải rác không biết nơi tìm
Không ván, không người đưa cha đi cất.
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng,
Con cởi áo liệm thân cho bố;
Mẹ con đưa cha đi nằm một chỗ
Máu đầy tay, trên mặt nước tràn...
Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm xương thịt mày, tao mới hả.

Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang
Dọn láng, rời rừng, người xuống làng
Người nói cỏ lay trong ruộng rậm
Con cày mẹ phát, ruộng ta quang.
Đường cái kêu vang tiếng ô tô.
Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ.
Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá.
Mặc gà gáy chó sủa không lo,
Ngày hai bữa rau ta có muối.
Ngày hai buổi không tìm củ pấu, củ nâu
Có bắp xay độn gạo no lâu,
Đường ngõ từ nay không cỏ rậm,
Trong vườn chuối, hổ không dám đến đẻ con
Quả trên cành không lo tự chín tự rụng,
Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng.
Bộ đội đỡ phải đi thung lũng núi rừng,
Ra đường xe, hát nói ung dung
Từng đoàn người dắt lá cây tiến bước
Súng bên vai, bao gạo buộc bên vai,
Chân đi có giày không sợ nẻ
Trên đầu có mũ che nắng mưa.
Mặt trời lên sáng rõ rồi mẹ ạ!
Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà,
Giặc Pháp, giặc Mỹ còn giết người cướp của trên đất nước ta.
Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ.


Mùa đông 1950

Bài thơ được tác giả sáng tác bằng tiếng Tày, sau đó dịch sang tiếng Việt.

Bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Ngữ văn 12 từ 2007.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ “Dọn về làng”

I. Giới thiệu
1. Tác giả
a. Cuộc đời

Nông Quốc Chấn (1923 - 2002) tên khai sinh Nông Văn Quỳnh, dân tộc Tày, quê ở Ngân Sơn, Bác Cạn sớm giác ngộ cách mạng. Là một trong những gương mặt văn hoá tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức dân tộc ít người trưởng thành trong cách mạng. Nhiều năm vừa đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực quản lý văn hoá, văn nghệ, vừa bền bỉ sáng tác.

b. Sự nghiệp văn học

Nông Quốc Chấn để lại một sự nghiệp văn học có giá trị. Tác phẩm tiêu biểu:
- Tập thơ: Tiếng ca người Việt Bắc (1959); Đèo gió (1968); Suối và biển (1984)...
- Tiểu luận: Đường ta đi (1970); Một vườn hoa nhiều hương sắc (1977)

Đặc điểm sáng tác: Thơ ông mang cảm xúc chân thành, giản dị, lối diễn đạt tự nhiên mà giàu hình ảnh - lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi.

2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

Dọn về làng được viết bằng tiếng Tày, tác giả tự dịch ra tiếng Việt, in trong tập Tiếng ca người Tây Bắc (1959). Dọn về làng viết 1950, viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống Pháp đau thương mà anh dũng, được trao giải nhì tại đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới tại Béc- lin. Sau đó, tác phẩm được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu.

b. Thể loại: Thơ tự do

c. Bố cục: Chia làm hai phần
- Khổ 1, 5, 6: niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng
- Khổ 2, 3, 4: Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc.

d. Chủ đề

Thông qua lời người con tâm sự với “mẹ” (cụ thể và khái quát), bài thơ là nỗi đau khổ của nhân dân và là bản cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Đồng thời cũng nói lên niềm vui của nhân dân được giải phóng, niềm tin vào tương lai tươi sáng của quê hương và lòng biết ơn của người dân miền núi đối với bộ đội giải phóng và nhân dân.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc
a. Nỗi thống khổ của nhân dân

Cuộc sống cay đắng đủ mùi (mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy - chạy hết núi lại khe cay đắng đủ mùi, cơn sấm sét sụp xuống khiến tan nhà nát cửa - đường đi lại vắt bám đầy chân):
- Cuộc sống không ổn định, luôn phập phồng lo âu.
- Chạy giặc loạn lạc trong cảnh mưa bão mịt mù, sấm sét dữ dội.
- Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng.
- Chết không ai chôn.

Hình tượng người mẹ: chịu bao đau thương, mất mát nhưng can trường trước hoàn cảnh (đó là người mẹ đồng thời cũng là biểu tượng cho người mẹ chung, đó là quê hương đất nước).

b. Tội ác của giặc
- Đốt nhà, cướp của, coi rẻ sinh mạng của nhân dân.
- Vét hết quần áo, tra tấn, đánh đập.
- Biện pháp liệt kê và tự sự mở ra một không gian nghệ thuật với bao chi tiết rất sống động; cảnh đau đớn và thương tâm được tái hiện một cách chân thực.

c. Lòng căm thù giặc sâu sắc

Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm thịt xương mày, tao mới hả!
- Đó chính là thảm hoạ của dân tộc ta và cũng là nỗi đau đớn của nhà thơ nói riêng và của nhân dân ta nói chung.
- Bài thơ như bản cáo trạng kể tội thực dân xâm lược.
- Qua đó, bộc lộ thái độ của tác giả về sức chịu đựng và tình cảm yêu nước của dân tộc vùng cao.

2. Niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng: bằng một phong cách riêng, mang đậm màu sắc tư duy của người miền núi được thể hiện qua:

a. Bố cục giản dị
- Mở đầu bài thơ là những cảm xúc diễn tả niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng: Mọi người chuẩn bị “Dọn về làng” để khôi phục cuộc sống.
- Tiếp theo là nỗi buồn tuổi, xót xa, căm giận bọn thực dân Pháp đã tàn phá, gieo rắc tội ác trên quê hương và gia đình tác giả.
- Đoạn kết trở lại với niềm vui hân hoan vì từ nay quê hương được giải phóng - thanh bình trở lại
- Cách kể theo trật tự: hiện tại - quá khứ - hiện tại.

b. Lối nói cụ thể, cảm xúc, suy nghĩ được diễn đạt giàu hình ảnh: Quê hương được hồi sinh, sức sống của dân tộc trỗi dậy mãnh liệt, từ âm thanh rộn ràng đến hình ảnh náo nức đáng yêu (người đông như kiến, súng đầy như củi, đường cái kêu vang tiếng ô tô... nhà lá). Điệp từ “không” để khẳng định từ nay làng sẽ đổi khác, sẽ hồi sinh và vươn mình.

c. Giọng điệu tươi vui, hân hoan, hồ hởi: Từ những chi tiết, âm thanh cụ thể, niềm vui tràn ngập như bay lên trên từng câu chữ mộc mạc. Qua đó, càng cho ta thấy khát vọng tự do của dân tộc ta.

III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung
Bài thơ đã tái hiện được quá khứ đau thương cùng với niềm vui chiến thắng và giải phóng, cũng như ca ngợi sự hồi sinh, vươn dậy của quê hương và của đồng bào Cao - Bắc - Lạng.

2. Giá trị nghệ thuật
- Bút pháp tương phản: Giọng kể có phong vị hồn nhiên, bộc lộ được dấu ấn cá nhân. Đậm màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh: chỉ số nhiều (người đông như kiến, súng đầy như củi, người nói cỏ lay trong rừng rậm), chỉ cái chết (cha ơi! cha không biết nói rồi....), chỉ cuộc sống yên ổn, no ấm (hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối, quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng), không khí vui tươi, sinh động (đường cái kêu vang tiếng ô tô, trong rừng ríu rít tiếng cười con trẻ).
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, thiên về ví von; cụ thể mà khái quát.

tửu tận tình do tại
93.56
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ "Dọn về làng"

Nhân dân Việt Nam đã phải chịu rất nhiều những cực khổ đắng cay do thực dân Pháp gây nên để hiểu và cảm thông cho những nỗi đau mà thực dân Pháp gây nên cho dân tộc Nông Quốc Chấn đã sáng tác nên bài thơ Dọn về làng để tố cáo tội ác của kẻ thù và những nỗi đau mà nhân dân ta phải chịu đựng.

Những đắng cay đau đớn và những nỗi khổ mà nhân dân chịu đựng trước sự áp bức của Thực dân Pháp gây lên, những tội ác đó đã được đúc kết và kết tinh thành những ngôn ngữ nhầm tố cáo sâu sắc tội ác của kẻ thù, những nỗi đau đớn và những khổ cực mà nhân dân chịu đựng đã để lại cho nhân dân ta những nỗi đau và những lòng yêu nước thầm kín và vô cùng sâu sắc, thông qua những nỗi đau đó mà nhân dân ta đã ý thức lòng yêu nước nồng nàn và những điều đó mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc cho mỗi con người. Những hình ảnh con người bị bóc lột đã được tác giả thể hiện vô cùng sâu sắc, để chống lại kẻ thù nhân dân Việt Nam đã quen hết những phong tục tập quán của dân tộc để tập trung chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, những rằm, tết đều không nhớ, những hình ảnh đó thể hiện một cách sâu sắc nhân dân ta đã phải đối mặt với thực dân Pháp một cách rất kiên trì và gian khổ... những hình ảnh đó đã mang một ý nghĩa nhầm tố cáo tộ ác của kẻ thù một cách sâu sắc, mấy năm nay quên tết quên rằm, chạy hết núi khe cay đắng... những hình ảnh những người mẹ địu con, sự áp bức đó rất ác liệt đã làm cho nhân dân phải chạy trốn khỏi kẻ thù xâm lược và hàng loạt những hình ảnh đã thể hiện điều đó mẹ địu con chạy sau lưng tay dắt và, vai đầy tay ải... những hình ảnh đó đã thể hiện được những đợt tản cư của người dân để chống lại kẻ thù xâm lược.

Tội ác của kẻ thù được tố cáo ngày càng mạnh mẽ qua các chi tiết thể hiện một cách sâu sắc trong bài và điều đó nói lên những nỗi lòng của người dân về một cuộc sống ấm no, tự do và hoà bình được lập lại, trước những hình ảnh của một làng đi tản cư chạy trốn sự áp bức của kẻ thì, những cuốc sống bấp bênh nay chạy mai trốn đó đã thể hiện mạnh mẽ được tư tưởng chủ đề của tác phẩm được thể hiện mạnh mẽ trong bài, những hình ảnh mang đậm những dấu ấn và sự tố cáo mạnh mẽ đó đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều cảm xúc ngoài những hình ảnh thể hiện sự căm thù trước những tội ác của kẻ thù còn thể hiện được những nỗi lòng và sự cảm thông của tác giả đối với dân tộc Việt Nam khi phải trải qua thời kì khó khăn và gian khổ nhất.

Tội ác của kẻ thù đã được Nông Quốc Chấn khắc hoạ sâu sắc qua từ ngữ chân thực mà không hề chau chuốt những hình ảnh sinh động và vô cùng chân thực đó đã tố cáo và gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng mỗi người, những người cha bị bắt những người con bị đánh chết và những hình ảnh của sự chôn cất những người đã khuất của những người mẹ, những tên lính Tây tàn ác chúng thiêu chụi đi những lán nhà ở của nhân dân, chúng vơ vét và bóc lột đến tận xương tuỷ, những tên đại ác đó đã làm những điều mà không khác gì những loài cầm thú, nhân dân ta lúc đó đã phải chịu những đắng cay, những cực khổ và cả những hình ảnh về sự căm thù giặc vô cùng sâu sắc. Những hình ảnh đó mang lại nhiều suy nghĩ đối với những người đã và đang đọc tác phẩm của Nông Quốc Chấn, những hình ảnh đó thể hiện được những nỗi lòng của người đọc đối với dân tộc Việt Nam, hình ảnh trên thể hiện được những nỗi nhớ mong và những hình ảnh tượng trưng sâu sắc, dân tộc Việt Nam luôn mong muốn sống một cuộc sống hoà bình và hạnh phúc ấm no.

Những tội ác đó đã được nhân dân ta nuôi dưỡng và mong ngày chờ chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, những miếng cơm manh áo của dân tộc cũng bị chúng cướp đi, đây là những tội ác mà dân tộc ta không thể tha thứ được chúng phải bị đánh đuổi và ra khỏi lãnh thổ của chúng ta, những hình ảnh mang đậm những giá trị tố cáo và nhiều hình ảnh mang giá trị cũng được đúc kết và thể hiện mạnh mẽ trong tác phẩm này. Những hình ảnh về sự giải phóng của dân tộc đã được nhà thơ thể hiện trong bài thơ với những hình ảnh đó đã mang lại nhiều những giá trị sây sắc những tên giặc Tây bị bắt và đoàn vệ quốc của chúng ta đã giành được chiến thắng những điều đó đã để cho mỗi chúng ta cảm thấy tự hào về một dân tộc có truyền thống đấu tranh và bảo vệ cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân:

Mẹ! Cao Lạng hoàn toàn được giải phóng
Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến súng dày như củi.
Những hình ảnh về sự giải phóng đã được thể hiện mạnh mẽ trong tác phẩm của Nông Quốc Chấn hàng loạt những hình ảnh đó đã đem lại cho dân tộc ta những nỗi niềm tự hào lớn lao và điều đó không chỉ ảnh hưởng và đem lại nhiều giá trị to lớn đối với mỗi một con người. Hình ảnh về ngày mai tươi sáng đã được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm này, những đóng tro tàn và tàn dư của chiến tranh để lại đã được dọn sạch và nhân dân ta lại trở về làng với những niềm vui mới, cuộc sống mới sẽ được mở ra và ngày càng mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc, những luống cỏ, những ruộng khoai vẫn được trồng xới lên và những năm quên rằm tháng giêng và tết nay đã được trả về và lại hoàn thành những phong tục của dân tộc mình.

Nhưng rồi chiến tranh đi qua nhưng tác giả đã thể hiện nó mạnh mẽ qua những hình ảnh người chết mà không có người chôn cấy, hình ảnh mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng, máu đầy tay, trên mặt nước tràn... những hình ảnh đó đã làm tăng lên sự căm thù giặc sâu sắc... mày sẽ chết thằng giặc Pháp hung tàn đây là những hình ảnh thể hiện sự căm thù trước những tội ác của kẻ thù, hình ảnh đó đã mang lại nhiều những giá trị lớn và vô cùng có giá trị những nỗi nhớ mong và hình ảnh băm xương thịt mày tao mới hả đã là những lời lẽ về sự căm thù và nhất định sẽ trả thù tên giặc Tây tàn ác... những hình ảnh đau thương và sự thực khi chiến tranh để lại đã làm cho dân tộc ta chịu nhiều đau đớn và những tàn khốc do chiến tranh để lại đã làm nỗi đau của dân tộc ngày càng tăng lên và đó là những nỗi lòng mà dân tộc muốn khắc hoạ.

Niềm vui của dân tộc khi quên hương được giải phóng đã được tác giả thể hiện qua những tiếng cười vang, hân hoan và với lời thơ mộng mạc chúng ta thấy sự hạnh phúc của mỗi người đối với dân tộc của mình. Với những hình ảnh trên nhân dân ta không chỉ đem lại cho dân tộc được những nỗi nhớ nhung mà còn thể hiện được những hạnh phúc và những nỗi niềm khi dân tộc được giải phóng...

Dọn về làng là bài thơ đã khắc hoạ được những nỗi niềm hạnh phúc khi nhân dân ta được giải phóng và những hình ảnh đó đã khắc hoạ thành công qua những trang văn thơ của dân tộc mình, hình ảnh về một đất nước đã chịu nhiều đau thương và nỗi lòng đó đã được thể hiện một cách thầm kín và vô cùng sâu sắc.

tửu tận tình do tại
74.43
Chia sẻ trên FacebookTrả lời