Động Liên Hoa ở Trường An, phía ngoài thành cố đô triều Đinh. Mạch núi từ Tam Điệp tới, dài vài mươi dặm, cao ngất trời, tới đây thấp dần. Hình núi, phần nhiều đỉnh nhọn như bút. Phía ngoài có một dòng khe từ sông Tiểu Hoàng Long ngoằn ngoèo chảy tới, xuyên qua chân núi. Trịnh vương đặt tên là động xuyên sơn và có thơ khắc vào đá.

Trong động có ruộng cày cấy được chừng hai trăm mẫu, chung quanh đều là núi. Có hơn chục nhà ở đó làm ruộng. Cửa khe chảy đến đầu khe Hương Áng, đỗ vài ngã ba An Đăng (tục gọi ngã ba Trãi) rồi thành một nhánh thông ra biển, một nhánh quay vòng về đến thành Ninh Bình đổ vào sông lớn thành ngã ba tục gọi là ngã ba Non Nước. Hạ lưu sông này cũng thông ra biển, thượng lưu thông đến sông Đại Hoàng; đến Trường An chia ra một nhánh tức là sông tiểu Hoàng Giang. Tôi thuở trẻ dạy học ở Ninh Bình, thấy ở đấy có nhiều núi nổi tiếng, có khi cùng học trò trèo lên núi để ngâm vịnh, nhưng nơi này thì chưa đặt chân đến.

Mùa đông năm Tự Đức thứ 26 (1873) Quý Dậu. Giặc Tây tới Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình thất thủ. Là thương biện Nam Định làm công việc phòng giữ bờ biển, tôi đem thủ hạ đến đóng ở đồn Độc Bộ phòng giữ cùng quyết chiến với thuyền của giặc. Hoà ước kí xong, có chiếu chỉ vẫn cho giữ chức thương biện tỉnh Nam Định, tôi đi hiểu dụ sĩ dân, lương giáo may được tạm yên.

Năm sau đến tuổi về hưu, tôi dâng sớ xin về không được. Đến sau mới được về quê nghỉ. Gần đây, con thứ ba là cử nhân mở trường ở xã Trường An, tôi có dịp thăm. Học trò là Nguyễn Tố dẫn vào động, đi thuyền nhỏ qua cửa động, dạo chơi khắp nơi.

Đến một chỗ thấy hình núi tựa hoa sen, bốn bên có dòng suối vòng quanh, có đất ấp vào sườn núi cao đến hơn trượng. Dưới chân núi, có một hoàn đá giống như tấm bia, lại có một hòn đá dựng ngay bên khe, tục gọi là Đá Bàn. Qua đó, có một động gọi là U Cốc, trong hang có ước nữa mẫu sen. Nước khe từ trong hag chảy ra, nhập với các dòng khe khác. Thấy vậy, tôi bảo học trò chỗ này có thể làm nhà và đặt tên chung là núi Liên Hoa. Rồi sai đắp nền ở chân núi, dựng năm gian nhà lá, cùng với một vài tiểu đồng ở đấy. chợt có đôi chim công đến đậu bốn năm ngày tôi có làm thơ ghi việc đó.

Nhân thấy ruộng ở đây cũng mà mỡ, tôi thuê người cày cấy để tự túc. Lại dò hỏi biết được các nơi trong động có chỗ thờ hai vị tả hữu tướng quân trung thần triều Đinh rất thiêng. Có điều gần đây thường bị nước lũ tràn ngập, bèn dựng riêng một ngôi đền ở mảnh đất cạp vào sườn núi, gọi là miếu công đồng. Phía trước có núi ông trạng, núi Hòm Sách, đều là do người địa phương dựa theo hình dáng mà đặt tên.

Lại lập cho các nhà trong động ruộng giỗ, ruộng tế và thể lệ cúng tế quanh năm. Trên tấm đá, khắc ba chữ lớn “Liên Hoa động”. dùng hòn đá bàn làm nơi ngồi câu. Môn sinh là tri huyện Gia Viễn tên là Vũ Liễn, người xã Lộng Điền, lập bia ghi lại việc này.

Mỗi buổi sớm khi mặt trời mới mọc, tôi đem bầu rượu lên hòn Đá Bàn, trông vời bốn phía. Sắc núi xanh thẫm, cây cối um tùm, chim muông ca hót, thuyền bè qua lại, ngư tiều canh mục, đủ mọi thú vui. Xuân hạ thu đông, mùa nào cảnh nấy. già trẻ trong động khi tặng rượu khi biếu quả, thường đến thăm hỏi chẳng khác gì phong vị nơi đào nguyên. Còn như dân đạo, khi tôi mới tới đây, có người nghi ngờ, e ngại, nhưng lâu dần cũng thôi. Thỉnh thoảng tôi làm bài ca quốc âm sai ca công hát để tiêu khiển. tôi cũng tự nghĩ, dường như ngẫu nhiên mà cũng không phải ngẫu nhiên.

Mùa đông năm đó, qua bố chính Nam Định là Vũ Khoa thăng bộ thị lang bộ Hộ, vào triều đem việc đó tâu lên. Mùa xuân năm Ất Hợi, được vua ban một trăm lạng bạc. tôi lại được chỉ phán rằng: “ở đây xa mối hiềm nghi, sống đạm bạc để giữ chí, thế cũng tiện”. Do đó cái tên động Liên Hoa mới được gần xa đều biết ví thế tôi làm bài kí này.

Nguyễn Văn Huyên