Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ:
12 bài trả lời: 12 bản dịch
3 người thích

Đăng bởi Vanachi vào 29/05/2006 04:17, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 04/06/2006 06:14

示諸禪老參問禪旨

般若真無宗,
人空我亦空。
過現未來佛,
法性本相同。

 

Thị chư thiền lão tham vấn thiền chỉ

Bát nhã chân vô tông,
Nhân không, ngã diệc không.
Quá hiện vị lai Phật,
Pháp tính bản tương đồng.

 

Dịch nghĩa

Trí tuệ bát nhã không thuộc tông phái nào (tông phái vô tông, ý chỉ tông yếu của mọi tông phái, cốt lõi của Phật giáo)
Không phải Người, cũng không phải Ta
Các vị Phật của quá khứ, hiện tại và tương lai
Vốn cùng chung một Pháp tính.


Trong một cuộc đàm đạo, Lý Thái Tông nói: “Bàn về cái tâm của Phật, thánh hiền xưa còn chưa khỏi bị chê bai huống chi những kẻ hậu học. Nay ta muốn cùng các vị trưởng lão trình bày sơ ý nghĩ của mình, mỗi người hãy đọc môt câu kệ xem ý tứ thế nào?”. Mọi người đang suy nghĩ thì nhà vua đã đọc bài kệ này.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tấn Hưng

Chẳng gốc nào sinh trí tuệ ra,
Không là ai, cũng chẳng là ta.
Phật nay, Phật trước, nghìn sau mãi...
Vẫn chỉ là sen nở một tòa.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
24.50
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Bá Chung

Bát nhã chả thuộc tông nào
Lối người không lối ta vào cũng không
Phật thời quá, hiện, mai, đồng
Bao la một trái tim hồng cổ kim.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thích Chơn Thiện

Trí tuệ giải thoát là vô ngã
Người vô ngã ta cũng vô ngã
Chư Phật trong ba đời
Thể tánh đồng vô ngã.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Xuân Như

Bát nhã vốn vô tông
Người không ta cũng không
Trước, giờ, sau vẫn Phật
Pháp tính là tương đồng

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Xuân Như

Chân như trí huệ vốn khôn cùng
Người cũng không mà ta cũng không
Phật vẫn ở trong ba thế giới
Xưa nay pháp tính vẫn tương đồng

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Ngô Tất Tố

"Bát nhã" thực vô tông,
Người không, mình cũng không.
Phật trước, nay, sau nữa,
Pháp tính vốn tương đồng.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
23.50
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phạm Đình Nhân

Bát Nhã vốn không tông
Người không, ta cũng không
Ba đời các đức Phật
Pháp tính vốn chung cùng


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của nguyenvandungvicar

Trí tuệ thật không tông
Người không ta cũng không
Ba thì các chư Phật
Pháp tính vốn dĩ cùng

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Bát Nhã vốn vô tông
Người không ta cũng không
Tam thế chư vị Phật
Pháp tính vốn tương đồng

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Bát nhã vốn là vô tông,
Của người không phải, cũng không ta mà.
Tam thế chư vị Phật là,
Cùng chung Pháp tính một nhà Phật ra.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối