長干行其一

妾髮初覆額,
折花門前劇;
郎騎竹馬來,
繞床弄青梅。
同居長干里,
兩小無嫌猜。
十四為君婦,
羞顏未嘗開;
低頭向暗壁,
千喚不一回。
十五始展眉,
願同塵與灰,
常存抱柱信,
豈上望夫台?
十六君遠行,
瞿塘灩澦堆;
五月不可觸,
猿聲天上哀。
門前遲行跡,
一一生綠苔。
苔深不能掃,
落葉秋風早。
八月蝴蝶黃,
雙飛西園草;
感此傷妾心,
坐愁紅顏老。
早晚下三巴,
預將書報家;
相迎不道遠,
直至長風沙。

 

Trường Can hành kỳ 1

Thiếp phát sơ phú ngạch
Chiết hoa môn tiền kịch
Lang kỵ trúc mã lai
Nhiễu sàng lộng thanh mai
Đồng cư Trường Can
Lưỡng tiểu vô hiềm sai
Thập tứ vi quân phụ
Tu nhan vị thường khai
Đê đầu hướng ám bích
Thiên hoán bất nhất hồi
Thập ngũ thuỷ triển mi
Nguyện đồng trần dữ hôi
Thường tồn bão trụ tín
Khởi thướng Vọng Phu đài
Thập lục quân viễn hành
Cù Đường, Diễm Dự đôi
Ngũ nguyệt bất khả xúc
Viên thanh thiên thượng ai
Môn tiền trì hành tích
Nhất nhất sinh lục đài
Đài thâm bất năng tảo
Lạc diệp thu phong tảo
Bát nguyệt hồ điệp hoàng
Song phi tây viên thảo
Cảm thử thương thiếp tâm
Toạ sầu hồng nhan lão
Tảo vãn há Tam Ba
Dự tương thư báo gia
Tương nghênh bất đạo viễn
Trực chí Trường Phong Sa

 

Dịch nghĩa

Tóc em khi mới xoã ngang trán
Bẻ hoa trước cửa nhà chơi
Chàng cưỡi ngựa tre lại
Chạy quanh giường nghịch ném quả mơ xanh
Cùng sống ở làng Trường Can
Hai trẻ nhỏ không hề có tị hiềm
Năm mười bốn thiếp về làm dâu nhà chàng
Mặt còn thẹn thùng không dám cười đùa
Cúi đầu ngoảnh vào trong vách tối
Trời gọi cả ngàn lần vẫn không dám đáp lại một câu
Năm mười lăm mới bắt đầu lộ nét tươi cười
Nguyện sống bên nhau trong cảnh gian khổ
Mãi mãi giữ lời như Vĩ Sinh ôm cột
Có nghĩ đến chuyện phải ra Vọng Phu đài ngóng chàng
Năm mười sáu chàng đi xa
Đến Cù Đường và Điễm Dự
Tháng năm nước dâng cao, không đi được đến đó
Trên cao nghe có tiếng vượn kêu ai oán
Trước sân dấu chân dạo hồi xưa còn đó
Đâu đâu cũng đầy những lớp rong rêu
Rêu mọc dày quá không quét đi hết
Lá đã rơi trong gió thu đến sớm
Tháng tám bươm bướm bay lại
Bay từng đôi với nhau trong khu vườn mé tây
Nhìn thấy vậy thiếp bỗng sinh thương tâm
Ngồi buồn sợ già đi mất
Sớm muộn gì chàng về đến Tam Ba
Nhớ gởi thư về nhà báo
Thiếp chẳng sợ đường sá xa xôi sẽ đi
Đến tận Trường Phong Sa đón chàng


(Năm 725)

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (19 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của (Không rõ)

Trán thiếp tóc che nửa
Hái hoa chơi trước cửa
Chàng cưỡi ngựa tre lên
Đùa mai ở giường bên
Trường Can chung một xóm
Đôi trẻ rất hồn nhiên
Mười bốn về làm vợ
Thẹn e dấu mặt liền
Cúi đầu vào vách tối
Nghìn gọi chẳng nhìn lên
Mười lăm mày mới nở
Nguyện gắn bó lâu bền
Tin chàng thường giữ cột
Vọng Phu thiếp chẳng nguyền
Mười sáu chàng đi mãi
Cù Diễm cách đôi miền
Tháng năm không tới được
Trời cao tiếng vượn truyền
Dấu chân ngoài ngõ cũ
Rêu biếc phủ mờ nguyên
Rêu dày không thể quét
Gió thu lá rụng hết
Tháng tám bướm vàng bay
Vườn tây từng cặp kết
Cám cảnh thiếp đau lòng
Má hồng già thảm thiết
Chàng hễ xuống Tam Ba
Xin nhắn ngay về nhà
Dù xa, em sẽ đón
Thẳng đến Trường Phong Sa

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
35.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của hahuyen

Thiếp xưa tóc xỏa ngang mày
Bẻ hoa trước ngõ chơi đùa gió mây
Chàng qua với ngựa tre này
Dạo quanh giường thiếp nghịch mai những lần
Hai ta cùng ở Trường Can
Tuổi thơ vui hợp chẳng màn để tâm
Theo chồng mười bốn tuổi xuân
Thẹn thùng úp mặt những lần nhìn nhau
Cúi đầu về phía tường sâu
Nghìn lần chàng gọi gục đầu chẳng quay
Mười lăm vừa biết mở mày
Nguyền như cát bụi tháng ngày bên nhau
Giữ niềm son sắc về sau
Há lên đài vọng phu sầu hay sao?
Chàng đi mười sáu tuổi đời
Cồ Đường, Diễm Dự đôi nơi xa mù
Tháng năm không thể đến nơi
Đường đi vượn hú bên trời bi ai!
Dấu xưa còn lại cổng ngoài
Rêu xanh phủ kín một vài lối qua
Làm sao quét hết rêu dày
Gió thu thổi sạch, những ngày lá bay
Tháng tám đàn bướm lại đây
Vườn Tây đôi bướm lượn bay chập chờn
Cảm này sao chẳng đau lòng!
Ngồi buồn thiếp thấy má hồng phôi pha
Mốt mai chàng xuống Tam Ba
Nhớ xin thư báo về nhà biết nha
Đón chàng chẳng ngại đường xa
Thiếp xin đến Trường Phong Sa gặp chàng.

25.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trúc Khê

Tóc em mới kín trán,
Trước cửa bẻ hoa đùa.
Chàng cưỡi ngựa trúc lại,
Quanh ghế tung mơ chua.
Cùng ở xóm Trường Can,
Đôi trẻ vui tha hồ,
Mười bốn làm vợ chàng,
Thơ ngây em hổ thẹn
Bên vách cúi gầm đầu,
Mặc cho chàng gọi đến.
Mười lăm mới bạo dạn,
Quấn nhau không muốn rời.
Ôm cột nguyền giữ ước,
Vọng Phu chẳng lên đài.
Mười sáu chàng đi xa
Tháp Cổ, hòn Diễm Dự,
Nước lớn đương tháng năm...
Vượn kêu buồn lắm nữa.
Vết giày in trước cửa,
Xanh xanh rêu mọc đầy.
Rêu nhiều không thể quét,
Lá rụng gió thu lay.
Tháng tám bươm bướm vàng,
Bay đôi trên áng cỏ
Xúc cảm em đau lòng,
Héo già thương má đỏ.
Chàng sớm rời Tam Ba
Báo trước thư về nhà,
Đón chàng em há quản
Đến tận Trường Phong Sa.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hải Đà

Tóc em xòa ngang trán
Trước nhà hái hoa chơi
Chàng phi ngựa tre đến
Mơ xanh ném nhau cười
Trường Can cùng chung sống
Vui đùa chẳng nhớ nhung
Lấy chồng năm mười bốn
Thơ ngây với thẹn thùng
Cúi gầm bên vách tối
Chẳng đáp lại một câu
Mười lăm em khôn lớn
Nguyện sống chẳng rời nhau
Ôm cột giữ lời nguyền
Vọng phu đài chẳng lên
Chàng đi em mười sáu
Cổ đường thiếp chẳng quên
Tháng năm đò qua khó
Vượn kêu buồn thiết tha
Dấu giầy in trước cổng
Rêu xanh phủ sân nhà
Làm sao quét rêu dầy
Gió thu rụng lá đầy
Bướm bay vàng tháng tám
Dập dìu cỏ phía tây
Cảnh buồn thiếp xót xa
Hồng nhan thương phận già
Khi nào đến Tam Ba
Chàng ơi gửi thư nhé
Em chẳng ngại đường xa
Hẹn đón Trường Phong Sa.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trần Trọng San

Khi tóc vừa buông trán
Hái hoa trước cổng chơi
Chàng cưỡi ngựa tre đến
Quanh giường tung trái mai
Trường Can cùng chung xóm
Cả hai đều thơ ngây
Mười bốn, về làm vợ
Thiếp còn e lệ hoài
Cúi đầu vào vách tối,
Gọi mãi, chẳng buồn quay
Mười lăm, mới hết thẹn
Thề cát bụi không rời
Bền vững lòng son sắt
Há lên Vọng phu đài
Mười sáu, chàng đi xa
Cù Đường, Diễm Dự đôi
Tháng năm không đến được
Vượn buồn kêu trên trời
Trước cổng vết chân cũ
Rêu xanh mọc um đầy
Rêu nhiều không quét hết
Gió thổi, lá vàng rơi
Tháng tám bươm bướm vàng
Trên cỏ vườn bay đôi
Cảnh ấy đau lòng thiếp
Má hồn buồn phôi pha
Khi chàng xuống Tam Ba
Nhớ gởi thư về nhà
Thiếp sẽ mau đi đón
Đến thẳng Trường Phong Sa.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
12.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của cao nguyên minh

Nhớ ngày nao thiếp còn thơ dại,
Trước cổng nhà đang hái hoa chơi.
Ngựa tre chàng cưỡi đến nơi,
Đùa vui tung những trái mơ quanh giường.
Chàng và thiếp, người Trường Can cả,
Vẫn chơi chung đâu há ngại ngùng.
Mười bốn tuổi, thiếp lấy chồng,
Mặt hoa bỡ ngỡ thẹn thùng vẻ xinh.
Quay vào vách làm thinh không nói,
Chàng gọi hoài, mặc gọi, chẳng thưa.
Mười lăm tuổi, hết thẹn thùa,
Nguyện cùng kết tóc xe tơ trọn đời.
Lòng chung thuỷ nhớ người họ Vỹ,
Đá vọng phu nào nghĩ tới mình.
Thiếp mười sáu, chàng đăng trình,
Cồ Đình, Diễm Dự viễn hành đôi nơi.
Tháng năm nước ngập trời ngập đất,
Làm sao lên? chẳng biết làm sao.
Đau thương tiếng vượn kêu gào,
Cổng nhà mất dấu chân, rêu xanh rì.
Rêu cứ mọc, quét đi không hết,
Gió mùa thu, lá chết rụng đầy.
Tháng tám, bươm bướm vàng bay,
Sóng đôi trên cỏ vườn Tây rập rờn.
Nhìn cảnh ấy thiếp hờn thiếp tủi,
Dung nhan tàn khi tuổi xuân xanh.
Chàng ơi có thấu ngọn ngành,
Khi nào chàng xuống đến thành Tam Ba.
Vì chàng, nào ngại đường xa,
Thiếp xin đến Trường Phong Sa đón chồng.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn phước Hậu

Tóc chấm trán buông lơi
Hái hoa cổng đùa chơi
Cỡi ngựa tre chàng đến
Quanh giường liệng thanh mai.

Hai đứa người Trường Can
Không tị hiềm tuổi nhỏ
Mười bốn thành vợ chàng
Mặt hoa chưa rạng tỏ.
Đầu quay vào vách tối
Không thưa dù ngàn gọi.
Mày ngài tuổi mười lăm
Nguyện chung đời nghèo đói.
Ôm trụ giữ tình thương
Dù vọng phu mỗi buổi.
Chàng Diễm Dự, Cồ Đường
Xa em mười sáu tuổi.
Tháng năm thiếp ngóng trông
Tiếng vượn hú đau lòng.
Vết chân xưa trước cổng
Nay rêu phủ xanh rong.
Quét sao hết rêu dầy
Gió sớm lá thu bay
Bướm vàng về tháng tám
Đủ cặp khắp vườn tây.
Trước cảnh lòng thương cãm
Buồn nét mặt hao gầy.
Về Tam Ba sớm muộn
Xin thư báo nhà hay.
Đường đón chàng chẳng ngại
Thiếp đến Trường Phong ngay.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của mailang

Thiếp thuở ấy tóc vừa xoả trán,
Hái hoa đùa cửa trước ngây thơ.
Ngựa tre chàng cỡ bâng quơ,
Ném bên giường thiếp quả mơ xanh dờn.
Xóm Trường Can, nhà gần cùng ngõ,
Cũng hồn nhiên, trẻ nhỏ như nhau,
Về chàng, mười bốn làm dâu,
Thẹn thò, lòng thiếp dàu dàu không vui.
Những khi ấy, mặt vùi vách tối,
Để nghìn lần, chàng gọi không lay,
Mười lăm tươi tỉnh nét mày,
Dẫu ra tro bụi, cũng vầy bền lâu.
Tin lòng chàng thiếp dầu ôm cột,
Đài vọng phu há đội gió sương,
Tuổi đầu mười sáu tha hương,
Diệm Dự chàng đến, Cù Đường chàng qua.
Nước tháng năm thuyền ra không lọt,
Vọng trời cao vượn hót bi ai,
Dấu xưa còn để cửa ngoài,
Mà nay rêu đã xanh dài lối đi.
Từng dấu rêu, xanh rì khó xoá,
Gió ban mai đưa lá thu sang,
Nhởn nhơ tháng tám bướm vàng,
Phía tây bãi cỏ, nhịp nhàng từng đôi.
Trông cảnh ấy lòng bồi hồi nhớ,
Theo tháng năm má đỏ phai màu,
Tam Ba về tới hãy mau,
Phương chi thì cũng mấy câu về nhà,
Đón chàng chẳng quản đường xa,
Thiếp đây lên tận Phong Sa cũng đành.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

dịch bài thơ này

Bốn câu đầu của bài thơ rất khó hiểu khi được dịch. Vừa rồi lên mạng thấy người Hoa họ cũng bàn luận về điều này rất nhiều. Xin trích 1 bài. Theo tác giả bài này thì cách hiểu của chúng ta sai hết

绕床弄青梅作何解:

现以王穆之 2004 -3-30发表于中国李白网之句解为例:[ 李白《长干行》中“绕床弄青梅”一句存在两个疑问,即“床”为何义?全句如何串解?对此诸家注本颇多分歧。“床”应是“胡床”,是坐具,其实就是马扎。对于句意 旧注 多囿于全句本身连贯串解的困难,有牵强含混处。实际上这是一个比较特殊的句式,“绕床”和“弄春梅”应分属不同的两层意思。“绕床”承上句“郎骑竹马来”,意为男孩跨骑竹马而来,围绕井栏旋转奔跑;“弄青梅”则承前句“折花门前剧”,意为小姑娘用手把玩着刚才从门前折回的青梅花枝。在李白的诗歌里,类似“绕床弄青梅”这样特殊的句式不乏其例。]

其实,以上句解根本不通。因为做此句解者根本就没有理解了“折花门前剧”所表现的内涵。此句最难解释的是“剧”字,按“剧烈”解,在此根本不通;按“戏剧”解,当时根本没有此意的诞生,况也讲不通;有人提出按“居”解,即站立讲,但古字意这两字就根本不同意或通用,凭想当然的臆断是不会得到大众认可的。笔者为此也困惑了近二十年!九五年购得《辞海》,高兴之间翻阅,在“剧”字条下发觉了如此解释:剧:(广韵)艰也。灵感一动,即找李白此诗再读,疑惑顿解,豁然开朗:
 
剧: (广韵)艰也。也即艰难、困难之意。床:胡床,是坐具,相当于现在的马扎。白居易《咏兴》池上有小舟,舟中有胡床,床前有新酒,独酌还独尝。
 
此四句即可解为:妾的头发刚刚覆盖前额的时候,在门前折花时遇有困难;恰 逢你骑着竹马来到,绕着马扎用竹杆(所骑竹马)为我设法取得青梅。


       参考资料:http://baike.baidu.com/view/121474.htm

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

bổ sung bài trên

马扎

“马扎”俗名撑 板凳、杌扎,2600年前发源于齐国故都,以其工艺独特、外形美观、坚固耐用、携带方便而著称.本品以优质红木、紫檀木、枣木等木质原料精工制作而成,凳面手工编织图案,古色古香;中间用黄铜轴支撑,结实耐用;边缘镶嵌龙黄饰件,古朴典雅;表面光洁细腻,时间愈久,色泽愈鲜亮,既方便实用,又具有收藏价值,是孝敬老人,馈赠亲友之佳品。
  马扎也称马闸、交杌或交椅,其模样同我们今天见到的小凳子相似,“杌”就是凳子,如今仍有人将小凳子称为“杌子”或“小杌子”。而我们的马扎源自北方游牧民族的“胡床”,东汉始传入,见于文献记载,但没有形象资料。胡床由八根木棍组成,坐面由棕绳联接,后世称为马扎。图为最早见到的马扎形象。
胡床,汉代自胡人传入,为垂足之坐,如今之行军椅。所谓床,《释名》云:“床,装也,所以自装载也。”《广雅》云:“栖,谓之床。”装,载也,栖也,皆为人坐卧之用。故古代供跪坐之物,如同日本今之坐蒲团,曰床。床固同床,然此床非彼床,内容迥殊,以之划分时代,盖为此也。(参考黄现璠著 《古书解读初探》)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (19 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối