宣州謝眺樓餞別校書叔雲

棄我去者,
昨日之日不可留;
亂我心者,
今日之日多煩憂。
長風萬里送秋雁,
對此可以酣高樓。
蓬萊文章建安骨,
中間小謝又清發。
俱懷逸興壯思飛,
欲上青天攬明月。
抽刀斷水水更流,
舉杯銷愁愁更愁。
人生在世不稱意,
明朝散髮弄扁舟。

 

Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân

Khí ngã khứ giả,
Tạc nhật chi nhật bất khả lưu.
Loạn ngã tâm giả,
Kim nhật chi nhật đa phiền ưu.
Trường phong vạn lý tống thu nhạn,
Đối thử khả dĩ hàm cao lâu.
Bồng Lai văn chương Kiến An cốt,
Trung gian Tiểu Tạ hựu thanh phát.
Câu hoài dật hứng tráng tứ phi,
Dục thướng thanh thiên lãm minh nguyệt.
Trừu đao đoạn thuỷ thuỷ cánh lưu,
Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu.
Nhân sinh tại thế bất xứng ý,
Minh triêu tán phát lộng biên chu.

 

Dịch nghĩa

Người bỏ ta đi mất,
Ngày hôm qua không thể giữ lại.
Người làm loạn tâm ta,
Ngày hôm nay thật lắm ưu phiền.
Gió thổi dài muôn dặm tiễn nhạn thu,
Trước cảnh có thể chuốc rượu say trên lầu cao.
Văn chương Bồng Lai, cốt cách Kiến An,
Trong đó có Tiểu Tạ là người cao nhã.
Lòng đầy dật hứng, tứ thơ hùng tráng bay lên,
Muốn lên đến trời xanh để hái trăng sáng.
Rút dao chém nước, nước càng chảy,
Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu.
Người sống ở đời không được như ý,
Sớm mai rũ tóc xuôi thuyền bên sông.


(Năm 753)

Tuyên Châu nay là huyện Tuyên Thành, tỉnh An Huy. Tạ Diễu người Dương Hạ thuộc Nam Tề thời Nam Bắc triều, tự Pháp Huy, văn chương thanh tú, hoa lệ, giỏi làm thơ ngũ ngôn, từng làm thái thú Tuyên Thành. Lầu Tạ Diễu mang tên ông. Hiệu thư thúc Vân tức quan hiệu thư lang là chú của tác giả, tên Lý Vân 李雲.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 3 trang (29 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của (Không rõ)

Bỏ ta đi mất
Ai mà giữ được ngày qua ngày
Làm lòng ta rối
Bao nhiêu phiền muộn chất hôm nay
Gió đưa cánh nhạn thu muôn dặm
Đối cảnh, lầu cao dốc chén say
Văn vẻ Kiến An phong cách nhã
Thanh cao nổi bật thơ ông Tạ
Lòng tràn hứng dật, tứ hùng bay
Trời xanh lên bắt vầng trăng lạ
Rút đao chém nước, nước càng trôi
Nâng chén tiêu sầu, sầu khó nguôi
Cuộc sống đời này không thoả ý
Sớm mai xoã tóc dạo thuyền thôi

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
83.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hải Đà

Sao người đã bỏ ta đi
Ngày qua tháng lại còn gì níu đâu
Lòng đau dạ rối tơ nhàu
Ngày thêm chất chứa mối sầu nặng mang
Én thu bay với gió ngàn
Lầu cao say khướt cảnh buồn mênh mang
Thơ Bồng cốt cách Kiến An
Thế gian Ông Tạ phong văn tuyệt vời
Ý hùng hứng khởi chơi vơi
Muốn bay bổng mãi lên trời bắt trăng
Rút đao chém nước chảy cuồng
Tiêu sầu cạn chén lại buồn thêm thôi
Trần gian chưa thỏa ý người
Sớm mai rũ tóc rong chơi với thuyền.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
32.67
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Người ơi sao bỏ ta đi
Ngày qua đã mất còn chi hỡi người?
Làm lòng ta rối bời bời
Ngày nay thêm nặng, khôn vơi nỗi buồn.
Gió dài, cánh nhạn bay luôn
Lầu cao nhìn cảnh ta tuôn rượu sầu.
Văn chương Bồng, Kiến An cốt cách
Thơ Ông Tạ, trong vắt thanh cao
Nhàn rỗi, nổi hứng làm sao
Bay thẳng trời cao bắt vầng trăng lạ
Rút đao chém nước, nước càng mạnh
Nâng chén tiêu sầu, sầu lại thêm.
Đời không thoả ý nhiều phen
Sớm mai xoã tóc theo thuyền lênh đênh.

Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
23.50
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thiềng Đức

Thúc Vân sao nở bỏ ta
Làm sao giữ được ngày qua ngày chờ
Lòng ta thêm rối tơ vò
Bao nhiêu phiền muộn vẩn vơ chất đầy
Gió thu vạn dặm nhạn bay
Lầu cao đối cảnh chén say tâm tình
Kiến An văn học lưu danh
Thơ người Tiểu Tạ dệt thành Bồng Lai
Lòng tràn hứng cảm ngút trời
Bay lên nắm lấy trăng soi ngậm ngùi
Rút dao chém nước nước xuôi
Chén sầu nâng tiễn khôn nguôi càng sầu
Đời người toại ý khó cầu
Dong thuyền rũ bỏ niềm đau sáng này.


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
23.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hoàng Tâm

Hôm qua người nỡ bỏ ta
Mặc tình ta giữ, người xa mất rồi
Người làm ta rối bời bời
Để hôm nay nữa ngất lời ưu tư
Gió muôn dặm, tiễn nhạn thu
Cảnh như chuốc rượu lầu từ tiễn ai
Văn chương ở chốn bồng lai
Kiến An cốt cách, thơ ai hào hùng
Tứ thơ Tiểu Tạ vang lừng
Ngắm trăng lên tận trời xanh cho tường
Dao chém nước, nước không dừng
Tiêu sầu chén rượu càng nâng càng sầu
Ở đời khó thuận lòng nhau
Sớm mai rũ tóc buông câu xuôi thuyền.


(Dự án dịch thơ của Thi Viện)
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của hieusol

Bỏ ta đi xa
Hôm qua chẳng giữ chẳng thể lưu
Làm rối lòng ta
Hôm nay sao lắm nỗi phiền ưu
Gió tiễn nhạn thu bay muôn dặm
Biệt ly say ngất chốn cao lâu
Kiến An cốt khí Bồng Lai ý
Tài thơ Tiểu Tạ dễ tìm đâu
Thi hứng dâng cao khoe tráng chí
Hái trăng kia vào tay ta mau
Rút đao chém nước, nước trôi mãi
Nâng chén tiêu sầu, sầu dâng sầu
Kiếp sống buồn tênh lòng phai nhạt
Xõa tóc rong thuyền ta phiêu du.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn phước Hậu

Bỏ ta mà đi
Ngày của ngày qua giữ lại gì ?
-Chỉ lòng ta rối
Ngày nay ngày của bao phiền toái.
Vạn dặm gió thu cánh nhạn khơi
Lầu cao trước cảnh gợi say thôi
Kiến An thi tứ Bồng lai vận
Tiểu Tạ phong lưu nét tuyệt vời.
Hùng tráng ý văn đầy hứng khởi
Muốn lên trời thẳm nắm trăng soi
Rút đao chém nước trôi càng mạnh
Nâng chén tiêu sầu chẳng được vơi.
Trần thế con người chưa thỏa ý
Sớm mai tóc xõa lướt thuyền chơi.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Dị bản

Câu 長風萬裏送秋雁,có bản chép chữ 裏 thành chữ 里

Câu 明朝散發弄扁舟 có bản chép chữ 發 thành chữ 髮

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

sai sót

Không phải có bản chép là như vậy, mà là phải như vậy mới đúng, cảm ơn bác :)

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Ngắm trăng hay bắt trăng?

Tôi còn một chỗ không đươc rõ, lần trước hỏi còn sót. Đó là ở câu thứ 10, bải dịch nghĩa có ghi "Muốn lên đến trời xanh để ngắm trăng sáng", nhưng ở phần dịch thơ lại nghiêng về ý "bắt vầng trăng". Tôi không biết ý nào đúng hơn. Xin vui lòng chỉ giúp.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
23.00
Trả lời

Trang trong tổng số 3 trang (29 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối