15.00
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Thất ngôn bát cú
Thời kỳ: Thịnh Đường
4 bài trả lời: 2 bản dịch, 2 thảo luận
1 người thích

Đăng bởi Vanachi vào 02/12/2007 08:44

送童子下山

空門寂寞汝思家,
禮別雲房下九華。
愛向竹欄騎竹馬,
懶于金地聚金沙。
添瓶澗底休招月,
烹茗甌中罷弄花。
好去不須頻下淚,
老僧相伴有煙霞。

 

Tống đồng tử hạ sơn

Không môn tịch mịch nhữ tư gia,
Lễ biệt vân phòng hạ Cửu Hoa.
Ái hướng trúc lan kỵ trúc mã,
Lãn ư kim địa tụ kim sa.
Thiêm bình giản để hưu chiêu nguyệt,
Phanh mính âu trung bãi lộng hoa.
Hảo khứ bất tu tần hạ lệ,
Lão tăng tương bạn hữu yên hà.


Đầu niên hiệu Chí Đức (756-758) vương tử nước Tân La là Kim Địa Tạng vượt bể tới Trung Hoa, vào ẩn cư tu hành trong núi Cửu Hoa, có một tiểu đồng người Trung Quốc theo hầu hạ. Sau người tiểu đồng xin về, sư làm bài thơ này.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Cao Tự Thanh

Vắng vẻ Thiền môn chú nhớ nhà,
Lạy chào sư phụ xuống non Hoa.
Ngựa tre tơ tưởng niềm nhân thế,
Cửa Phật lơ là chuyện xuất gia.
Băng cạn đáy khe thôi múc gánh,
Hoa sôi trong ấm hết pha trà.
Lên đường khoẻ mạnh, đừng rơi lệ,
Mây khói cùng sư vẫn bạn mà.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

金地藏

卷808_49 《送童子下山》金地藏

空門寂寞汝思家,
禮別雲房下九華。
愛向竹欄騎竹馬,
懶于金地聚金沙。
添瓶澗底休招月,
烹茗甌中罷弄花。
好去不須頻下淚,
老僧相伴有煙霞。

http://www.xysa.com/quantangshi/t-808.htm

Câu thứ 3 :
ÁI hướng trúc lan ky trúc mã

.............................

金地藏(696-794)。即金喬覺,唐代僧人。原籍新羅國雞林州(今韓國慶州市)。為新羅國王室金氏近屬(或曰新羅國王之支屬)子弟。心慈而貌惡 .....

http://www.jiuhuashan.net...howfj.asp?id=67&lei=4

Kim Địa Tạng ( 696-794 ) , tức Kim Kiều Giác ,
Đường đại tăng nhân . Nguyên tịch Tân La quốc , Kê Lâm châu
( kim Hàn quốc , Khánh Châu thị ) . Vi Tân La quốc vương
thất Kim thị cận thuộc ( hoặc viết Tân La quốc vương chi chi
thuộc ) tử đệ . Tâm từ nhi mạo ác....

Kim Địa Tạng ( 696-794 ) , tức Kim Kiều Giác , tăng nhân đời Đường .
Nguyên quán nước Tân La , châu Kê Lâm ( nay là Hàn quốc , tỉnh Khánh Châu ) , cận thuộc dòng họ Kim của nhà vua Tân La ( hoặc là tử đệ của vua Tân La ) . Tâm từ nhưng mặt xấu .....
sống được khoảng 99 tuổi , ông đi khắp nước Tàu , cuối cùng cư ngụ tại núi Cửu Hoa và mất tại đây ....

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

về văn bản - tham khảo thêm

"....quyển Giai thoại thơ Đường này chủ yếu dựa vào tư liệu trong Đường thi kỷ sự.

“Đường thi kỷ sự: Thư danh, phàm bát thập nhất quyển, Tống Kê Hữu Công soạn, lục Đường nhất đại thi nhất thiên nhất bách ngũ thập gia, hoặc lục danh thiên, hoặc trứ bản sự, hoặc ký phẩm bình chi ngữ, kiêm tải kỳ thế hệ tước lý. Đường nhân thi tập bất truyền ư thế giả đa lại thử thư dĩ tồn” (Đường thi kỷ sự: Tên sách, gồm 81 quyển, Kê Hữu Công thời Tống soạn, chép thơ của 1.150 nhà thơ thời Đường, có khi chép các bài thơ hay, có khi ghi về sự tích tác giả, có khi ghi lại các lời phẩm bình, kèm thêm cả thế thứ, quan tước, quê quán. Thi tập của các tác giả thời Đường không được lưu truyền ở đời phần lớn đều nhờ vào sách này mà còn lại đến nay)."

"Về công tác văn bản. Với yếu tố “độc bản” của nó như định nghĩa của Từ hải cho thấy, Đường thi kỷ sự có những bài thơ không thể kiểm chứng về mặt văn bản, nhưng ngoài các sai lầm hoàn toàn có thể xảy ra ở khâu biên soạn - của tác phẩm, ở đây còn có những sai sót nảy sinh trong quá trình in ấn – của ấn bản. Nhìn chung chỉ trong những trường hợp có thể khẳng định là sai chúng tôi mới đính chính, ví dụ bài thơ của Chu Nguyên trong truyện “Thảy cháu năm xưa ngựa trúc đây”, bản in Đài Bắc năm 1971 in hai câu cuối là “Kim triêu hành mã chư đồng tử, Tận thị đương thời trúc mã tôn”, chữ hành (đi) nói trên rõ ràng là chữ trúc (tre) bị in lầm vì sự gần gũi về tự dạng giữa hai chữ. Nhưng những chỗ bắt buộc phải và hoàn toàn có thể đính chính như vậy không nhiều, nên chúng tôi thấy không thực sự cần thiết chú thích theo cách làm thông thường để khỏi làm phiền người đọc.

Ở những bài thơ có thể đối chiếu về văn bản cũng có các trường hợp Đường thi kỷ sự chép khác với các tư liệu khác nhưng chưa có cơ sở để khẳng định là sai thì chúng tôi coi là dị bản, và nói chung phần lớn trường hợp chúng tôi vẫn dùng văn bản trong Đường thi kỷ sự, dù rằng có khi sự khác biệt về văn bản làm thay đổi hẳn ý nghĩa câu thơ. Chẳng hạn bài Kim Lăng hoài cổ của Lưu Vũ Tích trong truyện “Còn vảy móng thừa dùng để làm gì?”, nhiều tài liệu vẫn chép câu đầu là “Vương Tuấn lâu thuyền hạ Ích Châu”, song Đường thi kỷ sự chép là “Vương Tuấn lâu hang...” với chữ hang là chu + công, cũng có nghĩa là “thuyền” thì ý nghĩa câu thơ không có gì thay đổi, nhưng bài Xuất tái (Lương Châu từ) của Vương Chi Hoán thì Đường thi kỷ sự chép câu đầu là “Hoàng sa trực thượng bạch vân gian” trong khi rất nhiều tài liệu chép là “Hoàng Hà...” - giữa “Sông Hoàng Hà” và “Cát vàng” là một khoảng cách quá lớn bắt buộc người ta phải chọn lựa. Nhưng nếu đọc lại câu cuối thì mấy chữ “Ngọc Môn quan” cho thấy không gian được miêu tả trong bài thơ là vùng biên giới phía Bắc Trung Quốc - phía trên Cam Túc, cạnh sa mạc Tân Cương, và tình cảm của người lính thú ở đây là buồn bã trước cảnh Cát vàng kéo dài tới tận chân trời chứ không phải là hoài vọng về sông Hoàng Hà ở phía nam. Chúng tôi chọn chữ “sa” là theo cách hiểu như vậy và trên cơ sở văn bản trong tay, còn việc biện luận văn bản, hiệu chỉnh đúng sai ở đây thì không phải chỗ. Cho nên chúng tôi không chú thích về các dị bản vì lý do như đối với các lỗi in ấn đã nêu trên kia mặc dù cũng có ý thức về công tác văn bản."

(Theo Giai thoại thơ Đường)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Cửa không tịch mịch nhớ nhà,
Lạy chào sư phụ Cửu Hoa xuống về.
Hướng niềm nhân thế, ngựa tre,
Lơ là kinh Phật chuyện về xuất gia.
Băng cạn múc đáy lồi ra,
Hoa sôi trong ấm pha trà hết thôi.
Lên đường khoẻ, đừng lệ rơi,
Cùng sư mây khói muôn đời bạn thân.

33.67
Trả lời