Chú bé bắt được con công,
Đem về biếu ông,
Ông cho con gà,
Đem về biếu bà,
Bà cho quả thị.
Đem về biếu chị,
Chị cho quả chanh.
Đem về biếu anh,
Anh cho tu hú.
Đem về biếu chú,
Chú cho buồng cau,
Chú thím đánh nhau,
Buồng cau trả chú,
Tu hú trả anh,
Quả chanh trả chị,
Quả thị trả bà,
Con gà trả ông,
Con công phần tôi.


Khảo dị:
Buổi sáng ngủ dậy
Ăn bụng cơm no
Chạy ra ngoài gò
Bắt một
con công
Đem về biếu ông
Ông cho trái thị
Đem về biếu chị
Chị
cho bánh khô
Đem về biếu
cho bánh ú
Đem về biếu chú
Chú cho buồng cau
Nay chừ chú
thím giận nhau
Đem
trả buồng cau cho chú
Trả bánh ú cho cô
Trả bánh khô cho chị
Trả trái
thị cho ông
Bắt con công, đem về nhà
Sớm mai tôi lên núi
Tôi xách cái rựa còng queo
Bắt
được con công
Đem về cho ông
Ông cho trái thị
Đem về cho chị
Chị cho cá rô

Đem về cho
Cô cho bánh ú

Đem về cho chú
Chú cho buồng cau
Chú thím rầy lộn nhau
Thôi, tôi
trả buồng cau cho chú
Trả bánh ú cho cô
Trả cá rô cho chị
Trả trái
thị cho ông
Tôi xách con
công về rừng
Sớm mai ních một bụng cơm no,
Chạy thẳng ra gò
Đào
được con kỳ nhông…
Đem về cho ông,
Ông cho quả thị.
Đem về cho chị,
Chị cho bánh khô.
Đêm về cho cô,
Cô cho bánh ú
.
Đem về cho chú,
Chú cho buồng cau.
Từ ngày gây lộn với
nhau,
Trả buồng cau cho chú,
Trả bánh ú cho cô,
Trả bánh khô cho
chị,
Trả quả thị cho ông…
Ông! Trả con kỳ nhông cho tôi
!
Bánh khô: Còn gọi là bánh khô mè, hoặc bánh khô khổ, là một loại bánh miền Trung, làm từ bột gạo nếp, đường và mè.

Bánh ú: Đây là bài đồng dao miền Trung, nên bánh ú ở đây có lẽ là bánh ú tro, thường gặp trong dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Vỏ bánh có màu vàng, không nhân hoặc nhân đường bên trong. Bánh được ngâm với tro nên vỏ bánh có cấu trúc giòn giòn rất đặc trưng.