Nghìn năm văn vật đất Thăng Long,
Văn vật ngày nay mới lạ lùng.
Tham biện, tham buôn, tham cán sự,
Đốc người, đốc chó, đốc canh nông.
Du côn, mật thám đầy sông Nhị,
Giăng há, ma cô chật núi Nùng,
Còn nữa xin ngừng, khôn xiết kể!
Nghìn năm văn vật đất Thăng Long.


Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp ra sức củng cố thế lực ở Việt Nam trong đó có việc đàn áp tư tưởng cách mạng và tăng cường truyền bá văn hoá nô dịch. Năm 1921, chúng giao cho báo Trung Bắc tân văn ở Hà Nội tổ chức một cuộc thi ca tụng Văn Miếu. Nhà báo khôn khéo không ra mặt mở cuộc thi, chỉ viết lên báo mấy lời đại ý nói mới đi chiêm ngưỡng Văn Miếu về, cảm động quá, muốn làm một bài thơ mà chỉ mới nghĩ được một câu phá “Nghìn năm văn vật đất Thăng Long”, xin nhờ quân tử nối tiếp hộ cho. Có người vì không thể chịu được cái trò thi cử lố bịch ngu muội ở trước cảnh nước mất nhà tan ấy, nên đã gửi lại cho ban chấm thi bài này, tuy cũng đề là để góp phần dự thi, nhưng thực là một cảnh cáo gián tiếp.

Bản ở trên theo Thi văn quốc cấm thời thuộc Pháp.

Bản theo Giai thoại làng nho:
Ngàn năm văn vật đất Thăng Long,
Văn vật ngày nay mới lạ lùng:
Tham biện, tham tằm, tham cán sự,
Đốc , đốc chó, đốc canh nông.
Du côn, mật thám đầy sông Nhị,
Giang há, ma cô chật núi Nùng.
Trừ miếu Khổng kia chưa tiện nói
,
Còn thì văn vật đất Thăng Long.
[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]