15.00
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Kinh thi
Thời kỳ: Chu
3 bài trả lời: 3 bản dịch

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Vanachi vào 06/10/2005 12:38, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 06/10/2005 12:41

無衣 1

豈曰無衣?
與子同袍。
王于興師,
修我戈矛,
與子同仇。

 

Vô y 1

Khỉ viết vô y?
Dữ tử đồng bừu (bào)!
Vương vu hưng sư,
Tu ngã qua mâu.
Dữ tử đồng cừu.

 

Dịch nghĩa

Há rằng anh không có áo quần?
Thì cùng anh mặc chung áo bông gòn vậy!
Vua sắp lấy mạng lịnh của thiên tử mà dấy binh.
Chúng ta cùng sửa soạn cây giáo và cây mâu,
Để tôi cùng anh đi đánh kẻ thù chung.


Chú giải của Chu Hy:

Chương này thuộc phú.

bào (đọc bừu cho hợp vận): áo gòn, áo bông.
qua: cây giáo dài 6 thước, 6 tấc.
mâu: cây mâu dài hai trượng.
vương vu hưng sư: lấy mạnh lịnh của thiên tử mà dấy binh.

Phong tục nước Tần mạnh tợn hung hăng, ưa việc chiến đấu. Cho nên người nước Tần lúc bình thường nói với nhau rằng: há anh không có quần áo? Thì cùng anh chung áo vậy. Vì rằng sắp dấy binh theo lịnh thiên tử, nên phải sửa soạn cây giáo, cây mâu của chúng ta để cùng anh đi đánh kẻ thù chung. Đó lòng yêu thương lẫn nhau đã đủ khiến cho người ta cùng chết với nhau như thế.

Tô thị nói rằng: nước Tần vốn là đất của nhà Chu, cho nên dân chúng ở đấy còn nhớ đến thời thịnh vượng của nhà Chu mà khen những vua thời trước.

Hoặc nói chương này thuộc hứng.

Lấy ba chữ dữ tử đồng làm nghĩa. Chương sau cùng phỏng theo đấy.

Phong tục của người nước Tần đại để là chuộng khí khái ngang tàng, lấy sức mạnh làm đầu, quên cái sống, nhẹ cái chết, cho nên đã hiện lộ ra ở lời thơ như thế. Nhưng căn bản vào lúc mới đầu mà bàn, đất Kỳ, đất Phong được Văn Vương dùng để hưng thịnh phong hoá của nước Chu Nam và nước Thiệu Nam, đã trung hậu như thế kia.

Còn người nước Tần dùng hai đất ấy chưa được bao lâu mà đã biến đổi phong tục đến như thế đó, thì đã ngang nhiên có cái khí tượng muốn gọi cả tám châu, và bắt chư hầu đồng hạng phải triều cống mình vậy.

Vì sao thế?

Bởi vì Ung Châu đất dầy, sông sâu, dân chúng trọng hậu, chất phác, ngay thẳng, không có thói kiêu căng, biếng lười, phù hoa xa xỉ của nước Trịnh, nước Vệ. Lấy điều thiện để dẫn dắt thì dân chúng dễ hưng khởi lên mà dốc vào điều nhân nghĩa. Còn lấy việc mạnh bạo mà khu xử dân chúng, thì cái tính chất cương nghị và quả cảm ấy cũng đủ để cho binh sĩ hùng dũng, cho nông dân mạnh mẽ mà thành cơ nghiệp phú cường, thì cái nước vùng Sơn Đông không thể nào theo kịp được.

Than ôi, đời sau nếu không muốn lo toan cái kế sách dựng nước thì thật không thể nào không lấy đó làm gương. Và phàm những ai cầm quyền trị nước, đối với việc lãnh đạo dân chúng càng không thể nào không xét kỹ đến bước đường sẽ đưa dân chúng đến sau này vậy.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Tạ Quang Phát

Anh không quần áo hay sao?
Thì đây chiếc áo chia nhau bận mà!
Dấy binh thiên tử truyền ra,
Cây mâu, cây giáo chúng ta lo cùng.
Với anh đánh dẹp thù chung.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
12.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Văn Thọ (I)

Phải chăng bạn thiếu áo dùng,
Áo tôi xin sẻ san cùng với anh.
Nay vua tuyển tướng hưng binh,
Qua mâu tôi đã sắm sanh sẵn rồi.
Cùng nhau ta sẽ sánh đôi,
Cùng nhau ta sẽ ra nơi sa trường.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
23.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Áo quần anh thiếu để dùng?
Thì cùng anh mặc cùng chung áo gòn!
Dấy binh thiên tử lịnh còn,
Giáo mâu sửa soạn đồng lòng xông pha.
Tôi cùng anh đánh thù nhà.
Chúng ta cùng tiến nhanh ra sa trường.

15.00
Trả lời