Trang Tử là người đời Tống, học hành có tiếng, vợ chết, bà con đi lễ điếu, thầy ấy ngồi giãi chơn, vỗ trống mà ca, chẳng có dấu chi là thương tiếc.

Thầy ấy ca rằng: “Kham ta phù thế sạ, hữu như hoa khai tạ! Thê tử ngả tất mai; ngả tử, thê tất giá. Ngả nhược tiên tử thì, nhứt trường đại tiếu hoạ: điền vị tha nhơn canh; mà vị tha nhơn khoá; thê vị tha nhơn luyến; tử vị tha nhơn mạ. Suy thử đồng thương tình, tương khan luỵ bất hạ.

Thế nhơn tiếu bất ngã bất bi thương, ngã tiếu thế nhơn khống đoạn trường. Thế sự nhược hườn khốc đắc chuyển, ngã diệc thiên thu luỵ vạn hàng.”

Thích nôm:

Nên than ôi thế sạ,
Dương hoa đơm lại rã.
Vợ chết, ắt ta chôn;
Ta chết vợ cải giá.
Ví bằng ta chết trước;
Một cuộc cười hả hả;
Ruộng phải người khác cày;
Ngựa mắc tay cỡi lạ.
Vợ để lại người xài;
Con bị người rủa thoả.
Nghĩ lại chạnh tấm lòng;
Nhìn nhau không lả chả.
Đời cười ta chẳng có bi thương;
Ta cũng cười đời luống đoạn trường.
Cuộc đời khóc mà vãn hồi được;
Ta cũng ngàn thu khóc muôn hàng.
Các người đi điếu nói: “Vợ chồng già, chẳng khóc nhau thì chớ, nỡ nào lại vỗ bồn mà ca.”

Thầy Trang tử bèn đi ngay vào chỗ vợ nằm, chỉ mà nói rằng: “Kìa người ta nằm trơ, mình đã hiểu biết, gượng gạo mà khóc thì e thiên hạ cười mình không biết điều, chẳng thông nơi số mạng.”


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]