Tối ba mươi, khép cánh kiền khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới; Sáng mồng một, lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho Thiếu nữ rước xuân vào.
Vế trên ra ý kín đáo, khép nép, giữ gìn, sợ hãi bao nhiêu thì vế dưới lại ra ý lỏng lẻo, phóng túng bấy nhiêu. Từ câu chữ tới ý tứ đều cân xứng, già giặn.
Nguồn: Nguyễn Văn Ngọc, Câu đối, Vĩnh Hưng Long thư quán, 1931
Cánh cửa là cánh kiền khôn vì Tết đến, người ta hay viết chữ “kiền khai” (trời mở) và “khôn hạp” (đất đóng) vào hai cánh cửa.
Theo sách Phật, là loài quỷ giữ cho người ta không làm được điều lành, là kẻ cừu của đức Thích Ca. Người xưa cho cứ ngày Tết thì ma quỷ đem nhau đến thế gian đễ nhũng nhiễu loài người, từ tối 30 đến ngày mồng bảy tức ngày lễ khai hạ hay nhân nhật là ngày thuộc về loài người thì mới thôi.