少小離家老大迴,
鄉音無改鬢毛摧。
兒童相見不相識,
笑問客從何處來。
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
Tuổi trẻ ra đi, già mới về,
Giọng nhà quê vẫn không đổi, râu tóc đã rụng hết.
Trẻ con trong thấy, không nhận ra,
Cười hỏi, khách từ phương nào đến?
Trang trong tổng số 5 trang (45 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối
Trẻ đi, về lại đã già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà trắng phau.
Trẻ cười, nhìn lạ hỏi ngay:
"Ông từ đâu đến chốn này, vậy ông?"
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Diệp Y Như ngày 06/05/2009 03:23
Có 1 người thích
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ cin nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi dinh nguyen ngày 06/10/2009 05:00
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi dinh nguyen ngày 06/10/2009 05:06
Có 1 người thích
Xa nhà từ thuở còn thơ,
Đầu râu tóc bạc bây giờ về đây.
Giọng làng tiếng nói chẳng thay,
Có chăng chỉ tóc râu này bạc phơ.
Thấy già lũ trẻ ngẩn ngơ,
Ngó nhau cười hỏi, cụ mô về làng?
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi lisatnuyduyen ngày 05/11/2009 18:53
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ con cười hỏi khách ở chốn nào lại chơi
Gửi bởi cao nguyên minh ngày 07/01/2010 17:56
Có 1 người thích
Xa nhà thời trẻ, già quay về,
Mái tóc cằn khô, vẫn giọng quê.
Lũ nhỏ gặp chào không nhận biết,
Cười rằng: Khách đến tự đâu hè ?
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Việt Trung Nhân ngày 27/02/2010 20:09
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Việt Trung Nhân ngày 27/02/2010 20:22
Có 1 người thích
Ròng rã xa quê đã bấy chầy
Tiếng lòng không đổi tóc màu mây.
Trẻ thơ gặp mặt nhìn không biết
Cười hỏi: người đâu đến chốn này?
Gửi bởi hoanggiapton ngày 14/04/2010 20:40
Có 1 người thích
Thôi – tồi
Chữ 衰nếu đọc là “thôi” thì có nghĩa là “áo tang” (may bằng gai sống mà không có gấu gọi là “trảm thôi”, may bằng gai nhỏ có gấu gọi là “tư thôi” TĐ Thiều Chửu). Đọc là “suy” thì mới có nghĩa suy kém.
Ở chỗ khác, bài này được chép là chữ “tồi” 摧 có nghĩa tàn phá như trong 摧 殘: tồi tàn. Tôi nghĩ chữ “tồi” đúng hơn chữ “thôi”.
Chữ 鬢: tấn hoặc mấn: nghĩa là tóc mai. Chữ 毛: mao: lông, (hoặc tóc râu, như 二毛: (tuổi tác) đã 2 thứ tóc - TĐ Thiều Chửu). Như vậy theo ngu ý của tại hạ hai chữ 鬢毛: mấn mao, dịch là tóc râu, hoặc tóc tai đúng nghĩa hơn cả. Nếu có sai xin các thi hữu đừng cười mà xin bổ khuyết cho. Kính.
Gửi bởi Vanachi ngày 16/04/2010 01:48
Tại hạ google thử thấy vấn đề chữ tồi hay suy các bản chép cũng rất lung tung nên vẫn đang tranh cãi. Xin cảm ơn bác.
Gửi bởi nam tuoc ao den ngày 28/05/2010 09:46
Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
Trẻ đi xa già mới về,
Giọng quê chẳng mất, mất quê thật rồi.
Giữa quê mà như xứ người,
Tóc hoa râm đổi một thời thanh xuân.
Trẻ quê lạ lẫm chẳng quen,
Cười đùa lại hỏi khách nhân nơi nào?
Trang trong tổng số 5 trang (45 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối