Đăng bởi tôn tiền tử vào 11/08/2019 07:06
Bắt đầu từ thơ, con người không thống nhất nữa mà bị chia ra bởi hành trình của những dịch chuyển vô tận. Con người trở thành một loạt “phiên bản sống” mà những phiên bản ấy có khi chân thực hơn sự sống thực tại.
Vì thế, trong chừng mực nào đó, thơ là gương chiếu yêu, nó soi những chỗ khuất lấp, bí ẩn, soi cả chỗ quái đản nhất. Thơ có thể cho ta thấy rõ “cái mờ ảo người” mà triết gia Trần Đức Thảo đã từng có lần đề cập tới.
Băn khoăn về chính mình là sự băn khoăn lớn của hết thảy mọi người. Nhưng với nhà thơ thì nỗi băn khoăn đó rất đáng gườm vì nguy cơ lạc xa khỏi chính mình là có thực.
Khi cất tiếng hoài nghi về cái thực tại của mình: “-Này, phiền muộn người bạn trung thành của ta ơi/Con người kia có là ta không?/ Con người kia so với ta có gì hơn không?”.
Nhà thơ cũng có thể rơi ra khỏi chính mình để trở thành một “phiên bản sống” khác: “-Các chiều của thời gian// Đi ngược nhau/ Quá khứ tôi là tương lai kẻ khác”.
Trớ trêu ở chỗ nếu ta băn khoăn về mình ở chừng mực vừa phải, thì ta chạm tới vóc dáng lớn lao, nhưng nếu ta băn khoăn về mình quá lớn thì diện mạo ta lại nhỏ đi.
Giáng Vân đang chạm tới mức cần phải dừng và câu thơ của chị đứng ở thế chênh vênh mạo hiểm, chỉ cần quá thêm chút nữa nó sẽ trở thành vị kỷ. Cái thế đứng chênh vênh này tạo cho thơ của chị một vẻ đẹp cá tính.
Khi trực giác lên tiếng, dung mạo gần với bản lai diện mục của con người hiển lộ và chúng ta sẽ thấy mình khác xa những gì lâu nay tưởng như đó là đích thị là chúng ta. Chúng ta quyền lực hơn rất nhiều:
Tôi vẫn trôiTrớ trêu ở chỗ kèm theo đó, ta còn có cả sự bất lực:
không còn thân xác cản ngăn
Thời gian,
Mi phỏng còn có ích?
Này thôi,
Cát nhỏ, cơn mơ, hương hoa, khoảnh khắc...
Trong cơ thể ấm nóng của ngươi
Làm sao ngươi biết
Quyền lực vô hạn của ta
Một con mắt của tôi im lìm bất độngMột góc của sự phân rã mà thần kinh của con người không phải lúc nào cũng đủ sức chịu đựng được. Giáng Vân suy tư nhiều, nhưng không theo xu hướng đào bới, khám phá những điều mới mẻ của cuộc đời mà lại ngả theo hướng hoà giải trên tinh thần bao dung. Tôi nghĩ lòng bao dung là thứ rêu phong nhất của con người và đôi khi nó mang dấu hiệu của sự mệt mỏi, buông xuôi. Nhưng hãy nhớ, với nhà thơ, buông xuôi không phải là nhược điểm mà là một công cụ đặc biệt để khám phá sâu hơn.
Con mắt kia rất buồn nhưng không thể nhỏ ra được một giọt nước mắt.
Em ngồi khócLòng bao dung cho ta những khoảnh khắc xúc động, cho ta thứ tình cảm trong suốt, dù chưa hẳn nó đã gieo cho ta nghị lực. Tôi thấy từng câu từng chữ trong thơ của Giáng Vân luôn lấp lánh sự lo lắng, luôn mờ mịt trong hoài nghi:
thấy cây từ bi
nở hoa.
Cánh chim xa bay vút cuối trờiỞ những tâm trạng như “thế này đây”, thơ phát huy tối đa vẻ quyến rũ, ma mị của nó. Con người băn khoăn tìm kiếm mình và trong chặng đường lênh đênh ấy nó phát hiện ra nó là kẻ luôn bất ngờ về sự đa dạng của chính mình:
Một chấm nhỏ rồi thôi không còn nữa
Mà linh hồn còn nặng thế này đây…
Một ngàyKhi ấy, ta không chỉ là một ta mà gồm rất nhiều ta chồng lấn lên nhau để tiến tới chân dung rộng lớn vô biên với tên gọi chính xác: “cái mờ ảo người”.
Tôi thấy mình sáng dịu
Như những tơ trời lắc thắc giăng giăng
Tôi thấy tôi không quá độ buồn.
Ngươi chỉ là cát nhỏNhỏ bé thế nhưng lại rất lớn vì sự nhỏ bé ấy là một lợi thế để hoà nhập và thâu tóm vạn vật vào trong mình thành một tổng thể “cái mờ ảo người”. Tất nhiên nếu phải băn khoăn về mình dưới dạng khái quát to tát, lớn lao như những câu trên thì dễ làm cho thơ trượt ra khỏi vẻ đẹp của chính bản thân nó. Thường thì thơ nên dừng ở kích cỡ của chính nó thì sẽ huyền ảo hơn, sang trọng hơn. Câu thơ sau hình như dừng lại ở chính nó:
Một giấc mơ thoảng qua
Một chút hương rồi hết
Một ngày trong vạn năm.
Tôi có một chút mặn mòiTại những khoảnh khắc tuyệt vời khi con người hoà quyện với thế giới xung quanh, niềm kiêu hãnh kín đáo vẫn còn giữ được, chỉ có điều nó ẩn sâu hơn dưới cái vẻ khiêm nhường:
Để có khát vọng, để không nhạt nhẽo
Tôi thả tôi vào nước hy vọng sẻ chia
Tụ vào tôi
Giọt nước ngày một lớn
Hãy thử soi vào tôi đi
Dù tôi chỉ là một giọt nước mắt.
Những bước chân của mùa vang độngCon người đột nhiên ngập vào “cái mờ ảo người” khi nó thấy mình không còn là mình nữa mà còn là gì khác, có thể lớn lao hơn, cũng có thể bé nhỏ hơn. Dù thế nào, khi nhận thấy mình không còn là mình nữa thì đấy đã là một chiến thắng lớn.
Ta lắng nghe trong khẽ khàng hơi thu
Một sợi dây rất mảnh
Nối từ ta đến người
Làm sao để không thất lạc.
Tôi đã bước ra khỏi tôiKhi con người còn dịch chuyển giữa hai bờ oái oăm, tôi cho rằng sống và chết cũng oái oăm cả, như kiểu: “-Tôi nhìn thấy tôi chết/ Và từng sống lại”, hiển nhiên là không có lời giải đáp chính xác cho câu hỏi:
Là không trở lại
Một ngày tôi trò chuyện với tôi như với một người khách quen
Mà tôi thuộc như thuộc từng ngõ ngách của ngôi nhà mình
Từng cách buồn vui, âm thầm hay cao giọng.
Bao giờ thì hết mơThơ vừa tìm kiếm vừa soi sáng những cái tôi vô tận, hay nói theo cách của Giáng Vân, là tìm kiếm và soi sáng những “phiên bản sống”. Vì thế mà thơ và con người gắn chặt với nhau như một định mệnh không thể tách rời. Cả hai cùng hoà quyện đến mức nào đó thì tạo thành “Đường gió”.
Bao giờ hết tôi?